B. NỘI DUNG
2.1.1. Thuật ngữ “Thuyết công lợi” của John Stuart Mill
John Stuart Mill cho rằng mình là người ñầu tiên sử dụng thuật ngữ “thuyết công lợi” theo nghĩa chung nhất, tổng quát nhất. John Stuart Mill không phát minh ra nó mà ñọc ñược trong cuốn Biên niên sử giáo xứ của Galt. Sau khi sử dụng thuật ngữ “thuyết công lợi” trong một vài năm, Galt và một số người khác ñã từ bỏ nó bởi vì họ không muốn phát triển thuật ngữ này thành tên hay châm ngôn của một trường phái tư tưởng. Galt muốn thuật ngữ này ñược sử dụng với tư cách một chuẩn mực và chỉ tới John Stuart Mill, ñiều ñó mới thành hiện thực.
Trong tác phẩm Thuyết công lợi, John Stuart Mill trình bày học thuyết ñạo ñức của mình một cách cụ thể và gọi ñó là học thuyết về cuộc sống (theory of life). Mục ñích sống của con người là khát khao một cuộc ñời hạnh phúc và không có khổ ñau. Một học thuyết như vậy bình thường sẽ ñược gọi là “chủ nghĩa khoái lạc”. Tuy nhiên, John Stuart Mill ñịnh nghĩa người theo thuyết công lợi cũng là những người theo thuyết khoái lạc. Cách ñịnh nghĩa thuật ngữ “thuyết công lợi” của John Stuart Mill khiến cho nhiều ñộc giả hiện ñại bối rối. Ngày nay, chúng ta thường phân biệt rằng thuyết khoái lạc là học thuyết về ñiều thiện còn thuyết công lợi là học thuyết về kết quả lô-gích của lẽ phải. Với John Stuart Mill, hai học thuyết này gắn kết gần gũi với nhau. Vì vậy, ông dùng thuật ngữ “thuyết công lợi” ñể biểu thị cả hai học thuyết này. Một mặt, John Stuart Mill cho rằng học thuyết công lợi xem hạnh phúc là cái ñáng ñược khao khát, và là ñiều duy nhất ñáng ñược khao khát với tư cách là mục ñích tối hậu của cuộc sống. Mặt khác, ông coi thuyết công lợi là một học thuyết theo ñó hành ñộng là ñúng khi nó hướng tới thúc ñẩy hạnh phúc. Theo Mill, chúng ta không cần
phải phân biệt giữa người theo thuyết công lợi và người theo thuyết khoái lạc trong học thuyết ñạo ñức của ông.
Theo John Stuart Mill, nguyên tắc hạnh phúc cực ñại của Bentham ñã góp phần không nhỏ vào việc hình thành các học thuyết luân lý khác – kể cả những học thuyết phê phán gay gắt nguyên tắc này. Trong tác phẩm
Thuyết công lợi, John Stuart Mill ñã dành cả chương 2 với tiêu ñề “Thuyết công lợi là gì?” ñể lập luận, phản biện bảo vệ cho học thuyết công lợi của Bentham trước những luồng ý kiến phản ñối.
Theo ông, những quan ñiểm này ñã hiểu sai nội dung và bản chất của thuyết công lợi. John Stuart Mill ñưa ra một số quan ñiểm ñược coi là sai lầm như sau:
Một là, các quan ñiểm phản ñối và ủng hộ thuyết công lợi thường nhầm lẫn mối quan hệ giữa tính công lợi và khoái lạc. Những quan ñiểm này chia làm ba xu hướng sau:
Xu hướng thứ nhất là những người có quan ñiểm cho rằng thuyết công lợi chỉ là học thuyết kiểm tra tính ñúng, sai của hành vi. Những người này ñã vô tình thu hẹp ý nghĩa của thuật ngữ “thuyết công lợi” và coi khoái lạc là những gì xấu xa nhất. Đối với họ, tính công lợi là những gì mang lại hành vi ñúng trong khi ñó, theo Mill, thực ra thuyết công lợi coi một hành ñộng là có lợi khi nó mang lại khoái lạc và khoái lạc này hướng tới việc mang lại hạnh phúc chung cho nhiều người nhất.
Xu hướng thứ hai phản ñối thuyết công lợi cho rằng học thuyết này quy tất cả mọi thứ về khoái lạc. Theo Mill, quan ñiểm này chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn ngủi nhưng ñó là một sự nhầm lẫn và ñã gán cho thuyết công lợi “một gánh nặng quá lớn”9[84, tr. 8]
Xu hướng thứ ba ñến từ những người khen ngợi và ủng hộ thuyết công lợi một cách thiếu hiểu biết. Những người này coi tính công lợi chỉ
ñơn thuần là ñiều gì ñó tốt hơn mức bình thường hoặc chỉ là những khoái lạc trong khoảnh khắc. Theo Mill, tính công lợi chỉ bao gồm những ñiều ñó nhưng không phải toàn bộ tính công lợi chỉ có như thế.
Như ñã phân tích ở trên, John Stuart Mill khẳng ñịnh không cần phân biệt người theo thuyết công lợi và người theo thuyết khoái lạc trong học thuyết ñạo ñức của ông. Theo lập luận của ông, một khoái lạc ñem lại cho con người sự vui sướng, không khổ ñau tức là ñem lại hạnh phúc và bản thân nó là một lợi ích. Vì vậy, trong tác phẩm Thuyết công lợi, Mill không ñòi hỏi chúng ta phải phân biệt một cách rạch ròi sự khác nhau giữa hai khái niệm: lợi ích và hạnh phúc.
Hai là quan ñiểmcho rằng, hạnh phúc dù dưới bất kì hình thức nào cũng không thể là mục tiêu mà lý trí của con người hướng ñến trong ñời sống và hành ñộng của mình. Thứ nhất, những người ủng hộ quan ñiểm này cho rằng, trên thực tế, con người không thể ñạt tới ñược. Thứ hai, theo họ, con người có thể làm mọi thứ mà không cần ñến hạnh phúc.
Tuy nhiên, theo John Stuart Mill, thuyết công lợi không chỉ bao gồm mưu cầu hạnh phúc mà còn bao gồm cả việc ngăn ngừa, giảm bớt những bất hạnh. Ông khẳng ñịnh nếu mục tiêu tối ña hóa hạnh phúc là ảo tưởng, thì nhân loại vẫn còn có những mục tiêu cao quý hơn và cần thiết cấp bách hơn cho sau này, ñó là tối giảm hóa sự ñau khổ. Những người phản ñối có thể sẽ không tin rằng những người theo thuyết hạnh phúc sẽ thấy hài lòng với cách phân chia và ñón nhận hạnh phúc một cách ñiều ñộ. Trên thực tế, Mill cho rằng phần lớn nhân loại ñã và ñang hài lòng với một mức ñộ còn thấp hơn. Ông ñưa ra hai yếu tố tạo nên một cuộc sống viên mãn, ñó là: ñiềm tĩnh và hưng phấn. Khi con người càng ñiềm tĩnh thì họ càng dễ dàng bằng lòng với những khoái lạc, dù là rất nhỏ. Khi con người càng hưng phấn nhiều thì họ càng có khả năng kiên nhẫn chịu ñựng những nỗi ñau lớn.
Ba là, một số người khác cho rằng, khiếm khuyết của thuyết công lợi là ñặt ra tiêu chuẩn quá cao cho nhân loại. Theo họ, việc ñòi hỏi mọi người phải luôn hành ñộng vì mục ñích thúc ñẩy hoặc ñối ña hóa lợi ích chung của toàn xã hội là quá sức. Theo John Stuart Mill, trên thực tế, phần lớn các hành ñộng tốt ñẹp, ñúng ñắn ñều “không hướng tới lợi ích của nhân loại, mà trước hết là vì lợi ích của các cá nhân – những thành phần mà từ ñó tạo ra lợi ích toàn cầu”10 [84, tr. 26-27]. Theo ñạo ñức công lợi, mục tiêu của ñức hạnh là làm cho hạnh phúc ñược tăng lên gấp bội và chỉ khi ai ñó hoạt ñộng từ thiện hoặc làm việc thiện vì cộng ñồng thì lúc ñó ta mới có thể kêu gọi anh ta quan tâm tới cái lợi chung; còn trong tất cả các trường hợp khác, tất cả những gì người ñó cần chú trọng chăm lo chính là lợi ích của bản thân hoặc của những người mà anh ta quan tâm.
Bốn là, quan ñiểm cho rằng thuyết công lợi làm cho con người trở
nên lạnh lùng và vô cảm, làm nhụt ñi tình cảm luân lý của họ ñối với các cá nhân, khiến cho họ chỉ lưu tâm ñến việc cân nhắc một cách khô khan về kết quả của việc làm, mà bỏ quên sự ñánh luân lý của mình ñối với phẩm chất của ñộng cơ hành ñộng. Nếu những người có những nhận ñịnh như trên không có ý phán xét một hành ñộng là ñúng hay sai dựa trên quan ñiểm của họ về phẩm hạnh của người thực hiện hành vi, thì họ không chỉ phản ñối thuyết công lợi, mà còn chống lại hầu hết các chuẩn mực ñạo ñức, bởi vì chắc chắn không có một chuẩn mực ñạo ñức nào lại phân xử một hành ñộng là tốt hay xấu chỉ bởi vì nó ñược thực hiện bởi một người tử tế hay bất lương. Những nhận ñịnh như vậy chỉ thích hợp ñể ñánh giá về con người chứ không phải về hành ñộng. Hầu hết những người theo thuyết công lợi nhận thức rằng ngoài ñức hạnh còn có những sở hữu và phẩm chất khác ñáng khao khát, và họ hoàn toàn bằng lòng thừa nhận tất cả giá trị ñầy ñủ của chúng. Họ cũng nhận thức ñược rằng một hành ñộng ñúng mà
không nhất thiết phải bao hàm ñức hạnh và những hành ñộng ñáng khiển trách vẫn có thể xuất phát từ những phẩm chất cá nhân cao quý ñáng ñược ca ngợi. Khi ñiều này trở thành hiển nhiên trong các trường hợp cụ thể thì nó sẽ thay ñổi cách ñánh giá của người theo thuyết công lợi không phải về hành ñộng, mà là ñộng cơ. Những người theo thuyết công lợi cho rằng rốt cuộc một tính cách tốt sẽ ñược minh chứng tốt nhất bởi những hành ñộng tốt và họ sẽ kiên quyết khước từ việc xem xét những mục ñích, ý ñịnh ban ñầu là tốt, nhưng có xu hướng tạo ra những hành vi xấu là ñiều thiện. John Stuart Mill công nhận rằng ñiều này làm cho thuyết công lợi không nổi tiếng với nhiều người. Tuy nhiên, việc không ñược quần chúng ưa chuộng chính là ñiều mà những người theo thuyết công lợi muốn chia sẻ với tất cả những ai quan tâm tới sự khác biệt giữa ñúng và sai một cách nghiêm túc. Bởi vậy, theo Mill, một người theo thuyết công lợi tận tâm không lo sợ trước những lời phê phán mà luôn sẵn sàng ñón nhận chúng.
Năm là quan ñiểm phản ñối cho rằng những người theo thuyết công lợi khi nhìn nhận các hành ñộng ñạo ñức chỉ quan tâm tới những tiêu chuẩn của họ và không nhấn mạnh ñến các ñức tính tốt ñẹp khác – những
ñiều khiến cho một người trở nên dễ mến và ñáng ngưỡng mộ. John Stuart Mill không phủ nhận quan ñiểm này. Theo Mill, những người theo thuyết công lợi tu dưỡng tình cảm luân lý của họ chứ không phải là sự cảm thông hay nhận thức thẩm mỹ, vì vậy, họ phạm phải sai lầm này.
Sáu là quan ñiểm coi thuyết công lợi là một học thuyết vô thần. Những người theo quan ñiểm này cho rằng thuyết công lợi không công nhận ý ñịnh mặc khải của Chúa với tư cách là luật tối cao của ñạo ñức. John Stuart Mill khẳng ñịnh người theo thuyết công lợi tin vào tính thiện và sự thông thái hoàn hảo của Chúa thì sẽ tin rằng Thiên Chúa ñã có ý mặc khải các vấn ñề ñạo ñức một cách thích hợp. Tuy nhiên, ngoài thuyết công lợi, còn có những người thuộc học phái khác có quan ñiểm rằng: Sự mặc
khải của Kitô giáo là có mục ñích và phù hợp ñể truyền tới trái tim và tâm trí của nhân loại một tinh thần có thể giúp cho họ tìm thấy chân thiện nơi chính mình và khiến cho họ làm ñiều tốt khi có thể. [Xem 84, tr. 30-31]
Bảy là quan ñiểm gán cho Thuyết công lợi tên gọi “Cái lợi”
(expediency, khác với cái lợi của tính công lợi là utility) nhằm mục ñích quy kết thuyết công lợi như là một học thuyết trái ñạo ñức. Tuy nhiên, John Stuart Mill cho rằng, khi ñược xem xét trong sự ñối lập với với “Cái thiện”, thuật ngữ “Tính có lợi” (The expedient) ñã ñề cập ñến ñiều gì ñó liên quan ñến quyền lợi riêng của một người, chẳng hạn như khi một bộ trưởng cấp cao hy sinh lợi ích của ñất nước ñể giữ ñược cương vị của mình. Như vậy, những ñiều có lợi cho một số ñối tượng trực tiếp hoặc những mục ñích tạm thời, nhưng vi phạm một quy tắc phải tuân thủ thì thực chất là cái lợi có tính thủ ñoạn. Theo cách hiểu này của Mill, “Tính có lợi” (The expedient) thay vì tương ñồng với “Tính hữu dụng” thì lại là một nhánh của “Tính có hại”. John Stuart Mill ñã minh họa cụ thể hơn cho “tính có lợi” (expedient) bằng ví dụ về việc nói dối. Một lời nói dối ñể vượt qua những khó khăn tạm thời hay ñể ñạt tới ñiều gì ñó có lợi ngay tức khắc cho chúng ta hoặc cho người khác thì ñược xem là có lợi (expedient). Tuy nhiên, theo Mill, việc rèn luyện ñức tính trung thực là một trong những việc làm hữu ích nhất mà con người cần khuyến khích và sự giả dối là một trong những ñiều có hại nhất. Việc ủng hộ phúc lợi xã hội là do con người có lòng tin vào người khác và chỉ cần thiếu ñi niềm tin ñó là ñã có thể cản trở mọi thứ mà hạnh phúc nhân loại phụ thuộc vào trên phạm vi rộng lớn. Như vậy, bất kỳ sự sai lệch nào so với sự thật – dù là không cố ý – cũng sẽ khiến cho niềm tin vào những quyết ñịnh của con người bị suy giảm. Vì vậy, việc vi phạm một luật lệ dành cho một lợi ích lâu dài mà ñáng lẽ không ñược phép chống lại chỉ vì một cái lợi trước mắt là không thích hợp. Tuy nhiên, tất cả những người giảng dạy luân lý ñều thừa nhận mặc dù quy tắc về việc nói
thật là rất thiêng liêng nhưng cũng không tránh khỏi trường hợp ngoại lệ. Chẳng hạn, một người muốn che giấu sự thật như thông tin về một kẻ bất lương hay tin xấu dành cho một người bị bệnh hiểm nghèo vì việc làm này có thể sẽ cứu một người tránh khỏi tai họa lớn mà họ không ñáng phải gánh chịu và ñể giấu họ, thì không có cách nào khác ngoài nói dối. John Stuart Mill khẳng ñịnh phải vạch rõ giới hạn cho những trường hợp ngoại lệ này ñể nó không bị lạm dụng quá mức và tránh làm giảm niềm tin vào tính chân thực.
Tám là quan ñiểm cho rằng: trước khi hành ñộng, con người không có thời gian ñể tính toán và cân nhắc những ảnh hưởng của các quy tắc
ứng xử ñối với hạnh phúc chung. Theo John Stuart Mill, ñiều này chẳng khác nào nói rằng Kitô giáo sẽ không thể chỉ dẫn cho những hành vi của con người bởi nhân loại sẽ không có thời gian ñể ñọc hết Kinh Cực Ước và Tân Ước. Trên thực tế, con người ñã tích lũy ñược kinh nghiệm về các khuynh hướng hành ñộng trong một khoảng thời gian dài mà Mill gọi là “chặng ñường ñã qua” của lịch sử nhân loại.
Cuối cùng là quan ñiểm cho rằng: Kể cả khi nhân loại thống nhất xem thuyết công lợi là thước ño phẩm hạnh, họ sẽ vẫn không có bất kỳ sự
thỏa hiệp về việc cái gì là có lợi nên sẽ không có biện pháp nào ñể ñưa ra các khái niệm của mình về chủ ñề này ñể có thể dạy cho hậu bối, và họ
thực thi theo pháp luật và dư luận. Theo John Stuart Mill, nhân loại thời ñiểm này ñã có ñược niềm tin tích cực ñối với ảnh hưởng của những hành vi tới hạnh phúc của họ. Niềm tin ñó ñược truyền lại như là những quy tắc ñạo ñức cho dân chúng, trong ñó có các triết gia cho tới khi họ thành công trong việc tìm thấy một ñiều gì ñó tốt hơn. Trong tác phẩm Thuyết công lợi, John Stuart Mill viết như sau: “mặc dù ñã nói ở trên, nhưng những triết gia có thể dễ dàng tìm thấy ñiều gì ñó tốt hơn trong nhiều vấn ñề; rằng: việc chấp nhận những quy tắc ñạo ñức không phải là nhờ ơn Trời; và rằng nhân
loại vẫn còn rất nhiều thứ phải học về việc làm thế nào các dạng thức hành vi khác nhau lại có thể ảnh hưởng tới hạnh phúc chung. Hệ quả tất yếu từ thuyết công lợi, cũng giống như châm ngôn của tất cả các nghệ thuật thực tiễn có thể ñược mở mang vô tận và khi trí tuệ con người bước vào một trạng thái phát triển không ngừng, sự tiến bộ của chúng cũng tiến triển không ngừng.”11 [84, tr. 34]
Tóm lại, John Stuart Mill khẳng ñịnh không cần phân biệt người theo thuyết công lợi và người theo thuyết khoái lạc trong học thuyết ñạo ñức của ông. Điểm chung lớn nhất giữa hai học thuyết này là xem khoái lạc là thứ