Quan niệm về khoái lạc

Một phần của tài liệu Tư tưởng đạo đức của John Stuart Mill trong tác phẩm Thuyết công lợi (Trang 57)

B. NỘI DUNG

2.2.1.Quan niệm về khoái lạc

Trong tác phẩm Thuyết công lợi, John Stuart Mill dùng từ “pleasure” ñể chỉ niềm vui hay sự khoái lạc. Cho ñến tận ngày nay, khi nhắc ñến khoái lạc người ta thường nghĩ ñến sự vui sướng ñơn thuần về thể xác thậm chí nghĩ theo chiều hướng tiêu cực. Theo Mill, những người phản ñối thuyết công lợi cũng khác nhau: một số người cho rằng tính công lợi ñối chọi với khoái lạc, số khác lại quy mọi thứ liên quan ñến thuyết công lợi về khoái lạc. Tuy nhiên, những người hiểu biết về thuyết công lợi ñều thấy từ Epicurus ñến Bentham, những triết gia nổi tiếng của chủ nghĩa công lợi ñều hiểu tính công lợi không hề ñối chọi với khoái lạc. Các triết gia này tuyên bố rằng tính hữu dụng (usefulness) bao gồm cả sự vui sướng, hài lòng hay niềm hãnh diện chứ không hề ñối lập với những ñiều này. John Stuart Mill chỉ ra một thực trạng là có rất nhiều người ñã sai lầm khi cho rằng họ có thể nắm bắt ñược thuật ngữ “thuyết công lợi” mà không cần biết ñiều gì ngoại trừ tên gọi của nó. Sai lầm lớn nhất của họ là ñã ñồng nhất khoái lạc với một vài dạng cụ thể của nó như cái ñẹp, niềm vinh hạnh và cả sự tiêu khiển, giải trí.

Thuyết công lợi coi nguyên tắc công lợi, hay còn gọi là nguyên tắc hạnh phúc cực ñại là nền tảng của lý luận. Nguyên tắc ñó cho rằng: “Một hành ñộng là ñúng nếu thúc ñẩy hạnh phúc, là sai nếu có xu hướng tạo ra cái ñối lập với hạnh phúc”. Hạnh phúc ở ñây ñược hiểu là khoái lạc và không có khổñau, ngược lại, bất hạnh chính là khổñau và thiếu thốn khoái lạc. Theo thuyết công lợi, cuộc sống không có mục ñích nào cao hơn khoái lạc. Khoái lạc là khách thể tốt nhất và cao quý nhất ñể khát khao và theo ñuổi. Bentham thậm chí còn phủ nhận các niềm vui tâm linh, xem chúng là những khoái lạc giả tạo, khẳng ñịnh khoái lạc thể xác là ñiều tốt ñẹp nhất

có thể ñạt ñược trong cuộc sống và mục tiêu duy nhất con người hướng ñến là mưu cầu khoái lạc. Tuy nhiên, những người phản ñối cho rằng một học thuyết như vậy là hèn hạ, là học thuyết của loài heo. Các môn ñồ của Epicurus ñã bị so sánh một cách khinh bỉ như vậy và những người theo thuyết công lợi ở thời hiện tại thi thoảng vẫn trở thành chủ thể của kiểu “ví von trang nhã” này. John Stuart Mill cũng bắt ñầu có sự phê phán Bentham – khi Bentham cho rằng khoái lạc thể xác là lẽ Chân - Thiện - Mỹ ở ñời. Theo John Stuart Mill, nếu ý tưởng này của Bentham là ñúng, thì Mill thừa nhận người ta nên băn khoăn là “tạo vật” ñang chìm ñắm trong khoái lạc là một con người hay là một con heo. John Stuart Mill ñặt ra một vấn ñề quan trọng về sự lựa chọn hành vi ñạo ñức của con người: Nếu khoái lạc là cái chân, thiện, mỹ trong cuộc sống thì tại sao một con người ñang chịu ñau khổ và thất vọng lại có thể ñược xem là “thượng ñẳng” hơn một con heo

ñang thỏa mãn trong khoái lạc nhầy nhụa của bùn phân? Lập luận cho vấn ñề này là nội dung quan trọng trong sự phê phán của Mill dành cho thuyết công lợi của Jeremy Bentham. John Stuart Mill không chỉ bảo vệ và tiếp nối học thuyết này của Bentham, mà còn có những quan ñiểm riêng ñối lập với người thầy của mình. Điều này ñược thể hiện trước hết ở những tiêu chuẩn của John Stuart Mill trong việc lựa chọn khoái lạc của con người so với Bentham.

Trong tác phẩm Giới thiệu các nguyên tắc ñạo ñức và pháp luật, Bentham giải thích cho việc nguyên tắc công lợi hướng ñến mục ñích mang lại “những ñiều tốt ñẹp nhất cho số ñông lớn nhất”. Bentham xác ñịnh “lợi ích” là những gì mang lại khoái lạc, hạnh phúc, tiện nghi, tiến bộ hoặc là ngăn ngừa ñược ñau khổ, tội ác và bất hạnh. Vì thế, Bentham ủng hộ chủ nghĩa khoái lạc ñịnh lượng và tin rằng các khoái lạc chỉ khác nhau về số lượng, thời lượng, cường ñộ, v.v ngoài ra, không có sự khác nhau về chất nên giữa thú vui vật chất và tinh thần, Bentham không có sự phân biệt rõ

ràng. Bentham khẳng ñịnh thú vui thể xác là ñiều tốt ñẹp nhất có thể ñạt ñược trong cuộc sống và mọi khoái lạc ñều phục vụ cho thể xác và cảm giác. Phản ñối lại quan ñiểm này của Bentham, theo Mill, khoái lạc phân biệt nhau về chất. Vì vậy, một lượng nhỏ lạc thú của con người cũng có giá trị hơn một lượng lớn lạc thú của một con heo.

Để lựa chọn khoái lạc có giá trị nhất trong phạm vi có thể, Bentham thiết lập nên 7 tiêu chuẩn “phân lượng khoái lạc”. Tức là khi ñứng trước một tình huống phải chọn một trong hai thú vui nào ñó, một người sẽ dùng 7 tiêu chuẩn [Xem tài liệu 87] này làm nền tảng cơ sở ñể quyết ñịnh, gồm:

1) Cường ñộ khoái lạc;

2) Thời lượng diễn ra khoái lạc; 3) Xác ñịnh hay bất ñịnh;

4) Sự gần gũi hay xa cách (về mặt không gian và thời gian); 5) Sự phong phú: khả năng tiếp cận với các khoái lạc khác;

6) Độ thuần phục: mức ñộ loại trừ các yếu tố gây bất hạnh, ñau ñớn; 7) Phạm vi: khả năng chia sẻ khoái lạc với người khác.

John Stuart Mill thì lại chọn một chuẩn mực khác, gọi là “ý kiến của chuyên gia khoái lạc” - tức là, nếu cần chọn lựa một trong hai thú vui, khoái lạc nào ñó thì quyết ñịnh ñúng ñắn sẽ thuộc về người ñã từng có kinh nghiệm về cả hai thú vui ấy. Trong tình huống cả hai ñều có kinh nghiệm về hai thú vui ấy và bất ñồng với nhau trong quá trình lựa chọn thì phán xét cuối cùng phải thuộc về người khôn ngoan và từng trải hơn. Theo Mill, người này có thể ñưa ra quyết ñịnh chính xác và ñúng ñắn hơn. Ông viết: “Nếu hầu hết những ai từng hưởng thụ cả hai thú vui ấy quyết ñịnh chọn một không kể ñến mọi ñịnh kiến ñạo ñức, thú vui ấy phải là thú vui ñáng ñược chọn hơn. Nếu một trong hai thú vui ấy ñược họ ñánh giá cao hơn cái còn lại - mặc dù biết rằng nó bao hàm nhiều ñiều bất toại hơn, nhưng họ vẫn không sẵn sàng ñánh ñổi nó với bất kỳ một lượng nào của thú vui còn

lại – chúng ta có thể yên tâm kết luận rằng thú vui ñược chọn là “có giá trị vượt ra khỏi khuôn khổ phân lượng” và có “chất lượng ưu việt hơn” so với thú vui còn lại”13. [84, tr. 12]. John Stuart Mill tin tưởng rằng những người từng trải qua cả hai khoái lạc sẽ có khả năng ñánh giá chúng một cách công bằng và ñưa ra ñược quyết ñịnh lựa chọn liên quan ñến phần nhân tính - phẩm chất cao nhất bên trong tâm hồn mình. Ông cho rằng: “Rất ít người cam tâm hạ thấp phẩm giá của mình xuống hàng thú vật chỉ ñể thỏa mãn những khoái lạc hạ ñẳng. Không có người thông minh nào chịu cam tâm làm người ngu ngốc, chắc có kẻ học thức nào hài lòng với sự dốt nát, không một người có lương tri nào chấp nhận ñược sự ích kỷ và ñê tiện. Họ không bao giờ cam tâm hạ thấp phẩm giá của mình, cho dù ñược thuyết phục rằng những kẻ ngu ngốc, dốt nát hay ti tiện có cuộc sống ñầy ñủ và thỏa mãn hơn cuộc sống của họ.”14 [84, tr. 14-15].

Theo John Stuart Mill, việc ñánh giá và lựa chọn khoái lạc nào cao hơn, thú vui nào tốt hơn cần dựa vào cả lượng và chất. Ông nhấn mạnh rằng không thể coi nguồn gốc khoái lạc của loài người hay loài heo ñều như nhau. Khoái lạc của cầm thú không thể thỏa mãn khái niệm hạnh phúc của con người. Con người có những năng lực tiến hóa hơn ham muốn của loài vật. Họ sẵn sàng khước từ khoái lạc, hạnh phúc ñể trở nên cao quý hơn vì nhiều lí do như: con người có lòng tự trọng, họ không muốn biến thành con vật vì họ yêu tự do và ñộc lập cá nhân, yêu quyền lực, yêu sự sôi ñộng và quan trọng nhất là họ ý thức ñược phẩm giá của mình. Ý thức về phẩm giá tỷ lệ thuận với các năng lực cao cấp của con người. Quan ñiểm cho rằng nguyên nhân con người không muốn trở thành con vật vì họ phải hi

13 “a superiority in quality, so far outweighing quantity as to render it, in comparison, of small account”

(Utilitarianism, pg. 12)

14 “Few human creatures would consent to be changed into any of the lower animals, for a promise of the fullest allowance of a beast's pleasures; no intelligent human being would consent to be a fool, no instructed person would be an ignoramus, no person of feeling and conscience would be selfish and base, even though they should be persuaded that the fool, the dunce, or the rascal is better satisfied with his lot than they are with theirs. They would not resign what they possess more than he for the most complete

sinh một phần hạnh phúc, rằng con người không hạnh phúc hơn con vật khi ñược cùng ñặt trong một tình huống giống nhau, ñã lẫn lộn giữa hai khái niệm rất khác nhau là hạnh phúc và sự hài lòng. Những người có năng lực thưởng thức càng thấp thì càng dễ dàng thỏa mãn nhu cầu của mình, còn những người có năng lực thưởng thức cao sẽ luôn cảm thấy hạnh phúc họ kiếm tìm trong thế giới thực tế là rất khó ñạt ñược hoặc không hoàn hảo. Tuy nhiên, sự không hoàn hảo ñó không làm con người ghen tị với những loài vật không nhận thức ñược sự không hoàn hảo. John Stuart Mill viết: “Thà là một con người không thỏa nguyện còn hơn là một con heo khoái lạc; thà là một Socrates thất cơ lỡ vận còn hơn là làm một kẻ ngốc ñắc chí. Và nếu như kẻ dốt nát hay con heo bất ñồng với ý kiến nói trên cũng chỉ bởi vì họ chỉ biết ñến một mặt của vấn ñề khoái lạc. Những người biết cả hai mặt của vấn ñề ấy mới có ñược một cái nhìn so sánh chính xác...”15 [84, tr. 14]

Một số quan ñiểm phản ñối thuyết công lợi cho rằng những người có khả năng thưởng thức những khoái lạc cấp cao hơn vẫn có thể bị cám dỗ ñến với những khoái lạc thấp hơn. Tuy nhiên, John Stuart Mill cho rằng ñiều này hoàn toàn thích hợp với việc nhận thức ñầy ñủ sự ưu việt nội tại của các khoái lạc cấp cao hơn. Do sự yếu ñuối trong tính cách, con người ñã lựa chọn những khoái lạc gần gũi mình hơn ngay cả khi biết rõ nó ít giá trị hơn. Chẳng hạn như, một người theo ñuổi khoái lạc thể xác như rượu, thuốc lá, chất gây nghiện, v.v Những thứ này khiến cho họ cảm thấy phấn khích, khoái lạc và niềm vui thú trong khoảnh khắc ñến mức họ bỏ qua tác hại ñối với sức khỏe, dù biết rõ rằng sức khỏe là cái thiện cao hơn.

Với những người phản ñối quan niệm về khoái lạc của John Stuart Mill bằng cách ñưa ra dẫn chứng rằng, nhiều người khi còn trẻ ñầy hoài

15 “It is better to be a human being dissatisfied than a pig satisfied; better to be Socrates dissatisfied than a fool satisfied. And if the fool, or the pig, are a different opinion, it is because they only know their own

bão tốt ñẹp, nhưng khi trưởng thành lại trở nên lười biếng và ích kỷ, John Stuart Mill cho rằng ông không tin sự thay ñổi từ khoái lạc cao cấp xuống khoái lạc cấp thấp này là do những người ñó tự nguyện lựa chọn. Con người mất ñi những khát vọng cao quý khi họ mất ñi sự yêu thích dành cho khoái lạc trí tuệ, ñúng hơn là họ không còn khả năng thưởng thức những khoái lạc này. Vì thế, họ buông mình say mê những khoái lạc cấp thấp không phải vì họ chủ tâm thích chúng, mà bởi vì ñó là những khoái lạc duy nhất họ có thể tiếp cận hoặc cảm thụ. Một vấn ñề khác ñược ñặt ra là ñối với những người có khả năng cảm nhận hai ñẳng cấp khoái lạc như nhau, có xảy ra trường hợp một lúc nào ñó họ chủ ñộng yêu thích các khoái lạc cấp thấp hơn các khoái lạc cao cấp không? Giáo sư Micheal Sandel16 ñã làm một cuộc khảo sát nhỏ với các sinh viên của mình xem giữa hai loại hình nghệ thuật, giải trí là phim hoạt hình Gia ñình Simpsons và kịch Shakespeare, cái nào ñem lại nhiều niềm vui hơn và có giá trị hơn ñối với họ? Phần lớn sinh viên ñều thích xem phim Gia ñình Simpsons hơn, tuy nhiên, họ vẫn cho rằng kịch Shakespeare có giá trị cao hơn. John Stuart Mill vẫn chưa ñưa ra ñược một lập luận thỏa ñáng nào phản bác lại những ý kiến phản ñối trên, nhưng ông khẳng ñịnh mục ñích của việc lựa chọn khoái lạc không phải ñể thỏa mãn ham muốn của bản thân mà nó còn hướng tới mục tiêu tối cao của cuộc sống là hạnh phúc và hoàn thiện về phẩm giá.

Một phần của tài liệu Tư tưởng đạo đức của John Stuart Mill trong tác phẩm Thuyết công lợi (Trang 57)