Quan niệm về hạnh phúc

Một phần của tài liệu Tư tưởng đạo đức của John Stuart Mill trong tác phẩm Thuyết công lợi (Trang 62)

B. NỘI DUNG

2.2.2.Quan niệm về hạnh phúc

Như vậy, mục ñích tối hậu của cuộc sống là tồn tại càng ít ñau khổ và càng nhiều khoái lạc càng tốt. Tất cả những gì liên quan ñến mục ñích tối hậu này ñều ñáng ñược khao khát. Việc kiểm chứng chất lượng và quy luật so sánh chất lượng với số lượng ñược thực hiện bởi những người có cơ hội, có khả năng kiểm nghiệm, có thói quen tự giác, tự quan sát và ñược

cung cấp phương tiện ñể so sánh. Theo quan ñiểm của John Stuart Mill, mục ñích tối hậu là mục ñích của hành ñộng, cũng là tiêu chuẩn của ñạo ñức, là mệnh lệnh ñối với hành ñộng. Tiêu chuẩn ñạo ñức ñược ñịnh nghĩa trên cơ sở ñó. John Stuart Mill phản ñối nguyên tắc công lợi của Bentham, khi Bentham cho rằng: mỗi người ñều có giá trị bằng một và không người nào có giá trị hơn một” và hạnh phúc cực ñại là tổng số lớn nhất giá trị một ñó gộp lại. Nói cách khác, Mill phản ñối cách Bentham tính hạnh phúc số ñông chỉ dựa trên số lượng. Trên thực tế, nếu các giá trị có lợi gộp lại thành tổng số hạnh phúc cực ñại là tương ñối dễ hiểu thì trong trường hợp khi cá nhân cần hy sinh hạnh phúc vì phẩm giá ñạo ñức vì hạnh phúc của số ñông, liệu họ có thể chấp nhận lấy ñi tính mạng của số ít ñể ñổi lại hạnh phúc của số ñông? Đó là một vấn ñề không ñơn giản.

Bên cạnh ñó, những người phản ñối thuyết công lợi cho rằng, hạnh phúc dù ở bất kì hình thức nào cũng không thể là mục tiêu mà con người hướng ñến trong ñời sống và hành ñộng của mình bởi những lý do sau: Thứ

nhất, họ cho rằng trên thực tế, hạnh phúc là thứ không thể ñạt ñược. Thứ

hai, họ nói rằng con người có thể làm mọi thứ mà không cần ñến hạnh phúc.

Ngay cả trong trường hợp con người không thể có hạnh phúc thì vẫn còn một vài ñiều mà thuyết công lợi vẫn phải nghiên cứu. Thuyết công lợi không chỉ gồm việc mưu cầu hạnh phúc mà còn cả sự ngăn ngừa, giảm thiểu những bất hạnh. Tuy nhiên, khi một người nào ñó quả quyết khẳng ñịnh rằng cuộc ñời con người không thể nào có hạnh phúc, tuyên bố này nếu không phải một lối chơi chữ, ngụy biện thì ít nhất cũng ñã cường ñiệu, thổi phồng vấn ñề. Nếu “hạnh phúc” ñược ñặt theo nghĩa “một trạng thái sự phấn khích vui vẻ cao ñộ liên tục” thì hiển nhiên hạnh phúc là không thể có ñược. Trạng thái khoái lạc cao quý chỉ kéo dài trong khoảnh khắc, hoặc trong một vài trường hợp gián ñoạn – có thể là một vài giờ hoặc nhiều

ngày, chỉ thỉnh thoảng mới có ñược chứ không phải là ngọn lửa ñều ñặn, vĩnh cửu.

“Hạnh phúc” mà John Stuart Mill hiểu không phải là trạng thái sung sướng vô tận. Một cuộc ñời bao gồm một vài khoảnh khắc vui sướng tột cùng, một vài những nỗi ñau ngắn ngủi, và rất nhiều niềm vui khác nhau. Cuộc sống linh hoạt nhiều hơn là thụ ñộng nên chúng ta không thể trông ñợi những ñiều vượt quá khả năng mà cuộc sống có thể mang lại.

Đối với quan ñiểm cho rằng con người có thể làm mọi thứ mà không cần quan tâm ñến hạnh phúc, John Stuart Mill cho rằng thực tế ñúng là như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể làm mọi thứ mà không cần có hạnh phúc. Trong thế kỷ XIX, nhân loại ñã bắt buộc phải làm những việc mà không nghĩ tới hạnh phúc như là mục ñích cuối cùng, kể cả khi ñiều ñó có thể làm cho một phần nhân loại hiện tại sẽ phải chìm ñắm trong tình trạng dã man. Điều này thường xảy ra khi một vị anh hùng hay kẻ tử vì ñạo nào ñó bỏ qua hạnh phúc vì một mục tiêu nào ñó mà người ñó cho là có giá trị hơn cả hạnh phúc cá nhân của mình. Tuy nhiên, “mục tiêu nào ñó” của vị anh hùng có thể là gì nếu không phải là vì hạnh phúc của những người khác? John Stuart Mill cho rằng thật ñáng khâm phục khi ai ñó dám nhường toàn bộ phần hạnh phúc hoặc là cơ hội ñể có ñược hạnh phúc của mình vì hạnh phúc của người khác. Không ai cam kết sẽ hi sinh bản thân mình chỉ ñơn giản vì ý thích cá nhân, người ñó sẽ phải có mục tiêu hay chủ tâm nào ñó. John Stuart Mill viết, một người nào ñó có thể nói rằng: “Mục ñích của một người khi quên mình, hi sinh một ñiều gì ñó của mình không phải vì hạnh phúc của nguời khác, mà ñó là ñức hạnh, ñiều này còn cao quý hơn cả hạnh phúc”17 [84, tr. 23].

Tóm lại, Theo John Stuart Mill, mục tiêu của thuyết công lợi không phải là hạnh phúc cực ñại cho bản thân chủ thể hành ñộng, mà là hạnh

phúc cực ñại của tất cả mọi người. Một tính cách cao cả chưa chắc ñã ñem lại hạnh phúc cho chủ thể nhiều bằng một tính cách không ñược cao cả cho lắm. Tuy nhiên, không ai có thể phủ nhận là một tính cách cao cả sẽ làm cho những người khác hạnh phúc hơn và thế giới nói chung là bên hưởng lợi. Do ñó, theo John Stuart Mill, thuyết công lợi chỉ có thể ñạt ñược mục ñích “bằng cách nuôi dưỡng sự cao cả của tính cách trong tất cả mọi người, thậm chí nếu mỗi cá nhân chỉ ñược hưởng lợi từ sự cao cả của những người khác còn bản thân chịu thiệt nhiều do chính sự cao cả của mình”18 [84, tr. 16]. Bởi vậy, trong chương 2 của Thuyết công lợi, John Stuart Mill ñưa ra hai yêu cầu cơ bản của hạnh phúc: thứ nhất là phải có sự tu dưỡng, rèn luyện về mặt tinh thần; thứ hai là không ñược ích kỷ.

Một phần của tài liệu Tư tưởng đạo đức của John Stuart Mill trong tác phẩm Thuyết công lợi (Trang 62)