Luận văn ThS . Tư tưởng chính trị của John Stuart Mill

112 758 1
Luận văn ThS . Tư tưởng chính trị của John Stuart Mill

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA JOHN STUART MILL LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA JOHN STUART MILL Chuyên ngành: Chính trị học Mã số: 60 31 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐOÀN TRƢỜNG THỤ Hà Nội - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Đoàn Trường Thụ. Các thông tin trong Luận văn là trung thực, bảo đảm tính khách quan. Các tài liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày… tháng …năm 2014 TÁC GIẢ Nguyễn Thị Tuyết Nhung Nguyễn LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy, cô giáo đã nhiệt tình cung cấp cho tôi những kiến thức khoa học, đặc biệt là TS. Đoàn Trường Thụ người hướng dẫn khoa học, trực tiếp giúp đỡ tôi rất nhiều để có kết quả nghiên cứu này. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của Đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến Đề tài 3 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn 7 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 8 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 8 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn 8 7. Kết cấu của luận văn 8 Chƣơng 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH 9 TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA J. S. MILL 9 1.1. Tiền đề lịch sử và lý luận 9 1.1.1. Tiền đề lịch sử 9 1.1.2. Tiền đề lý luận 14 1.2. Thân thế và sự nghiệp của J. S. Mill 21 1.2.1. Sơ lược tiểu sử của J. S. Mill 21 1.2.2. Quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị của J. S. Mill 28 Chƣơng 2: NỘI DUNG TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA J. S. MILL 35 2.1. Tƣ tƣởng về tự do 35 2.1.1. Tự do cá nhân 36 2.1.2. Tự do và quyền bình đẳng của phụ nữ 46 2.2. Tƣ tƣởng về thể chế chính trị 54 2.2.1 Tiêu chuẩn đánh giá chính thể đại diện 54 2.2.2. Các cơ quan quyền lực cấu thành chính thể đại diện 62 2.2.3. Dân chủ và quyền bầu cử 68 Chƣơng 3: NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA JOHN STUART MILL VÀ BÀI HỌC THAM KHẢO ĐỐI VỚI VIỆT NAM 75 3.1. Những giá trị, hạn chế của tƣ tƣởng chính trị của J. S. Mill 75 3.1.1. Giá trị của tư tưởng chính trị của J. S. Mill 75 3.1.2. Hạn chế của tư tưởng chính trị của J. S. Mill 86 3.2. Bài học tham khảo đối với Việt Nam 93 3.2.1. Bài học về đổi mới và hoàn thiện thể chế chính trị 93 3.2.2. Bài học về bảo đảm tự do cá nhân và quyền bình đẳng cho phụ nữ 96 KẾT LUẬN 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài Lịch sử tư tưởng chính trị Châu Âu thời kỳ cận - hiện đại là lịch sử của những dòng tư tưởng vì tự do của con người, vì một xã hội dân chủ với sự tham gia tối đa của công dân vào các quyết định chung. Những dòng tư tưởng này đã được áp dụng và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong quá trình hình thành hệ thống chính trị của nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, với sự phát triển của kinh tế thị trường, quan hệ đối ngoại thời mở cửa, các dòng tư tưởng này cũng đã có điều kiện thâm nhập và đóng góp những bài học kinh nghiệm lớn vào công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xã hội công bằng dân chủ văn minh. Ngày nay, sự nghiệp Đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã thu được nhiều thành tựu tốt đẹp, tạo đà cho giai đoạn tiếp theo của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đặt ra khi kết thúc thời kỳ quá độ là "xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của Chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc" [4, tr. 71] thì bên cạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế, chúng ta còn phải tiếp tục đổi mới toàn diện và triệt để các lĩnh vực đời sống xã hội, đặc biệt là đổi mới hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Nhận thức rõ yêu cầu đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: "Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quyền lực 2 Nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa…" [4, tr. 85]. Công cuộc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân của Việt Nam hiện nay cần tới việc tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu, kế thừa có chọn lọc những tư tưởng và học thuyết chính trị trong lịch sử. Bởi vì, những tư tưởng và học thuyết đó không chỉ là sản phẩm của một cá nhân hay một chế độ chính trị nào mà đã trở thành giá trị chung của nhân loại và đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn các cuộc đấu tranh vì dân chủ và tiến bộ xã hội. Chúng có tác dụng to lớn trong việc khai mở những giá trị học thuật, định hướng những giá trị thực tiễn nhằm tìm ra được con đường đúng đắn và những giải pháp hữu hiệu để xây dựng một thể chế chính trị thực sự vì dân. Trong dòng chảy không ngừng của lịch sử tư tưởng chính trị nhân loại, một trong những tác gia mà sự nghiệp chính trị và học thuật của ông có ảnh hưởng to lớn đến công cuộc xây dựng thể chế chính trị của nhiều quốc gia trên thế giới là John Stuart Mill (J. S. Mill). J. S. Mill (1806-1873) được coi là người đại diện chính cho trường phái chủ nghĩa Công lợi (Utilitarianism). Tư tưởng chính trị nổi bật của ông có thể coi là xuất phát từ lập luận rằng mọi hành động của con người đều phải hướng tới việc mang lại tối đa hạnh phúc (tức sự thỏa mãn các nhu cầu) cho tối đa số người. Học thuyết của ông đã có đóng góp rất lớn trong việc đem lại các quyền tự do, dân chủ cho phụ nữ và tầng lớp lao động ở nước Anh đầu thế kỷ XIX cũng như để lại nhiều bài học to lớn đối với các quá trình thực hiện quản lý xã hội của các nhà nước dân chủ. Đối với Việt Nam, do đặc trưng của xã hội phương Đông và sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo, việc tiếp cận tinh hoa tư tưởng chính trị 3 phương Tây gặp không ít khó khăn. Về tổng quan, có thể nói rằng, các học thuyết tư tưởng của phương Tây từ thời Cổ đại đến Khai sáng và Cận đại vẫn chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống. Khoảng trống học thuật này là một trong những bất lợi lớn với một đất nước đang trên đà xây dựng nền kinh tế tri thức và mở rộng quan hệ quốc tế với các nước phát triển. Do đó, việc nghiên cứu tưởng chính trị của J. S. Mill là điều cấp thiết, góp phần bù đắp khoảng trống tri thức về lịch sử tư tưởng chính trị và gợi mở những giá trị tham khảo cho việc xây dựng và củng cổ thể chế chính trị Việt Nam hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến Đề tài J. S. Mill là một nhà tư tưởng mà tác phẩm của ông trải rộng trên nhiều lĩnh vực như chính trị học, kinh tế học, logic học, đạo đức học,…Tuy nhiên, trước chiến tranh thế giới thứ II, công cuộc nghiên cứu về Mill chưa đánh giá hết tầm quan trọng của ông. Sau khi thế chiến II kết thúc, các vấn đề về tự do, dân chủ, xây dựng chính thể, phục hưng kinh tế,… của các quốc gia được đặt ra cấp thiết thì công cuộc nghiên cứu về ông mới được triển khai rộng rãi. Ở Việt Nam, trong số các tác phẩm của J. S. Mill, mới chỉ có hai tác phẩm được dịch ra tiếng Việt đó là Bàn về tự do (Nguyễn Văn Trọng dịch, Nhà xuất bản Tri thức ấn hành) và Chính thể đại diện (Nguyễn Văn Trọng và Bùi Văn Nam Sơn dịch, giới thiệu và chú thích, Nhà xuất bản Tri thức ấn hành). Đây là hai tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp nghiên cứu đồ sộ của J. S. Mill. Các bản dịch của hai dịch giả Nguyễn Văn Trọng và Bùi Văn Nam Sơn cũng là những bản dịch công phu, tỉ mỉ, có lời giới thiệu của người dịch phân tích đánh giá khái quát toàn bộ nội dung. Việc nghiên cứu về J. S. Mill ở Việt Nam do đó cũng chưa đầy đủ. Trong số các tài liệu tiếng Việt nghiên cứu về J. S. Mill, trước hết cần phải kể đến cuốn "101 triết gia" do Mai Sơn biên soạn (Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội, 2007). Cuốn sách là một công trình nghiên cứu về các tác gia triết học, 4 với sự xếp đặt theo trình tự thời gian xuất hiện của mỗi triết gia. Trong công trình này, J. S. Mill được đề cập một cách khái quát về chân dung, tiểu sử, tóm lược triết thuyết cũng như tầm ảnh hưởng và danh sách trước tác của ông. Đề tài "Tư tưởng chính trị phương Tây cận, hiện đại", thuộc đề tài nhánh KX 10-10, do TS Ngô Huy Đức, Viện Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ nhiệm là đề tài nghiên cứu chuyên sâu về tư tưởng chính trị. Đề tài dành chương II để nghiên cứ về các tư tưởng của Mandison và Mill, trong đó, tư tưởng chính trị của J. S. Mill được để cập thông qua các luận đề như quan niệm về con người chính trị, quan niệm về thể chế chính trị, mối quan hệ giữa con người chính trị và thể chế chính trị. Là cuốn kỷ yếu tập hợp các bài nghiên cứu trên các lĩnh vực khoa học và giáo dục, tri thức và phát triển của nhiền nhà nghiên cứu hàng đầu Việt Nam, cuốn sách "Trong ngần bóng gương - Kỷ yếu mừng GS.TS. Đặng Đình Áng Thượng thọ 80" (PGSTS Nguyễn Dũng TS Nguyễn Xuân Xanh chủ biên, Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội, 2006) có bài viết "Đọc lại Bàn về tự do của John Stuart Mill" của nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn. Bài viết phân tích cách đặt vấn đề, nội dung, những giá trị, hạn chế của lý thuyết về tự do trong tác phẩm Bàn về tự do của J. S. Mill. Các tài liệu nghiên cứu về J. S. Mill bằng tiếng nước ngoài được dịch thuật ở Việt Nam chủ yếu nghiên cứu tư tưởng của J. S. Mill trên các lĩnh vực triết học, đạo đức học, kinh tế học, một số công trình tiêu biểu trong số đó là: "Nhập môn triết học phương Tây" (Samuel Enoch Stumpf và Donal C.Abel, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2004, Lưu Văn Hy biên dịch). Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu về Triết học. Trong cuốn sách này, tác giả sắp xếp các vấn đề của Triết học theo các luận đề như Triết học về tôn giáo, Triết học về tri thức, đạo đức học, Triết học chính trị. Tư tưởng của J. S. Mill [...] .. . Đối tư ng nghiên cứu của Luận văn được xác định là nội dung tư tưởng chính trị của J S Mill - Phạm vi nghiên cứu của Luận văn là các tác phẩm của J S Mill, trong đó tập trung khảo cứu các tác phẩm Chính thể đại diện, Bàn về tự do, Sự nô dịch phụ nữ - là những tác phẩm thể hiện tập trung nhất tư tưởng chính trị của ông 5 Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Cơ sở lý luận của Luận văn. .. một tiền đề quan trọng góp phần hình thành tư tưởng chính trị J S Mill Bên cạnh đó, với tư cách là học thuyết lý luận, tư tưởng chính trị của ông còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều khuynh hướng tư tưởng của các thời đại trước Các tiền đề trực tiếp ảnh hưởng đến tư tưởng chính trị của ông được nghiên cứu trong luận văn bao gồm: Ảnh hưởng từ người cha - James Mill, ảnh hưởng từ Jeremy Bentham, ảnh hưởng .. . rút ra một số giá trị có thể tham khảo đối với công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam hiện nay - Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn: + Nghiên cứu quá trình hình thành tư tưởng chính trị của J S Mill + Trình bày, phân tích nội dung tư tưởng chính trị của J S Mill + Nhận xét, đánh giá những giá trị hạn chế trong tư tưởng chính trị của J S Mill và rút ra .. . age 16 Tư tưởng của Bentham là một trong những nhân tố quan trọng góp phần hình thành nên tư tưởng chính trị của J S Mill Ngay từ thời thơ ấu, Bentham đã là người thầy tận tụy của Mill Tư tưởng của Bentham được Mill và các môn đồ rất ngưỡng mộ Bên cạnh đó, tư tưởng của Bentham cũng tác động đến J S Mill từ rất sớm thông qua các hoạt động nhằm phổ biến các nguyên lý Công lợi về luật pháp, chính trị, giáo .. . S Mill và Karl Marx 6 Trong công trình này, tác giả nghiên cứu về J S Mill theo từng luận điểm: tuổi thơ, nền giáo dục sớm, kinh tế chính trị học J S Mill được đánh giá như một nhân vật quan trọng của lịch sử tư tưởng thế kỷ XIX, một nhà tư tưởng tiêu biểu của thời đại Như vậy, tư tưởng chính trị của J S Mill là một đề tài chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam Một số tài liệu có nghiên cứu về tư tưởng .. . thể nói rằng Luận văn là nỗ lực đầu tiên trong việc nghiên cứu tư tưởng chính trị của J S Mill một cách có hệ thống Do vậy, quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu, bổ sung 3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn - Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn: Làm rõ các vấn đề trong nội dung tư tưởng chính trị của J S Mill từ đó rút .. . các quyền tự nhiên của con người, thiết lập luật pháp để tạo lập và bảo vệ sở hữu cũng như sử dụng các lực lượng xã hội để thực hiện các đạo luật này và bảo vệ sự tấn công từ bên ngoài Các bài khảo luận của John Locke đã khơi nguồn cho Mill quan tâm đến các vấn đề chính trị Đặt trong dòng chảy của lịch sử tư tưởng chính trị, tư tưởng của J S Mill có sự kế thừa tư tưởng của các nhà lý luận trước đó m .. . cứu về triết học chính trị Trong công trình này, tên tuổi của J S Mill được nhắc đến cùng với những tác gia như Plato, Thomas Hobbes, John Locke, Karl Marx Tư tưởng của J S Mill được phân tích một cách khá toàn diện dưới góc độ triết học chính trị "Great political thinkers" (William Thomas, Oxford University Press, New York, 1992) là công trình nghiên cứu tư tưởng chính trị của 4 nhà tư tưởng gồm Niccolo .. . lý luận về tự do và chủ nghĩa Công lợi trong tư tưởng của J S Mill "The liberal self John Stuart Mill moral and political philosophy" (Wendy Donner, Comell University Press, London, 1991) là công trình nghiên cứu khá toàn diện về tư tưởng của J S Mill trong mối liên hệ đối chiếu với Jeremy Bentham Tuy nhiên, công trình này nghiêng về trình bày quan điểm đạo đức công lợi của J S Mill Tư tưởng chính tr .. . khiến tư tưởng chính trị của ông vừa có sự kế thừa, vừa mang tính sáng tạo, độc đáo, để lại dấu ấn đậm nét trong dòng chảy lịch sử tư tưởng chính trị của nhân loại 1.2 Thân thế và sự nghiệp của J S Mill 1.2 .1 Sơ lược tiểu sử của J S Mill J S Mill sinh ngày 20 tháng 5 năm 1806 tại Pentonville, London Ông là con trai cả của James Mill J S Mill được cha trực tiếp dạy học với sự giúp đỡ của Bentham và . chuyên sâu về tư tư ng chính trị. Đề tài dành chương II để nghiên cứ về các tư tưởng của Mandison và Mill, trong đó, tư tưởng chính trị của J. S. Mill được để cập thông qua các luận đề như quan. CỦA JOHN STUART MILL VÀ BÀI HỌC THAM KHẢO ĐỐI VỚI VIỆT NAM 75 3.1. Những giá trị, hạn chế của tƣ tƣởng chính trị của J. S. Mill 75 3.1.1. Giá trị của tư tưởng chính trị của J. S. Mill 75 . vi nghiên cứu - Đối tư ng nghiên cứu của Luận văn được xác định là nội dung tư tư ng chính trị của J. S. Mill. - Phạm vi nghiên cứu của Luận văn là các tác phẩm của J. S. Mill, trong đó tập

Ngày đăng: 06/07/2015, 20:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan