triết học chính trị của john stuart mill giá trị và bài học lịch sử

27 1K 5
triết học chính trị của john stuart mill giá trị và bài học lịch sử

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN    NGÔ THỊ NHƯ TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ CỦA JOHN STUART MILL - GIÁ TRỊ VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ Chun ngành: Lịch sử Triết học Mã số: 62.22.80.01 TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2012 Công trình được hoàn thành tại: ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn – ĐHQG TP. HCM. Người hướng dẫn khoa học: 1. GS. TS. Nguyễn Trọng Chuẩn 2. PGS. TS. Nguyễn Xuân Tế Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước họp tại: …………………………………………………………………… vào hồi … giờ … ngày … tháng … năm ………. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 1. Luận văn Thạc sĩ Triết học “Triết học chính trị của John Stuart Mill”, bảo vệ năm 2009 tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 2. Bài viết “Tư tưởng John Stuart Mill về tự do cá nhân”, tạp chí Khoa học Xã hội (Viện Phát triển bền vững vùng Nam bộ - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam), số 8 (144) năm 2010. 3. Bài viết “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay”, Hội thảo Quán triệt, vận dụng nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI vào việc giảng dạy các môn lý luận chính trị trong các trường đại học và cao đẳng, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Quốc gia Hà Nội đồng tổ chức, Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10/6/2011. 4. Bài viết “John Stuart Mill với Bàn về tự do”, tạp chí Triết học (Viện Triết học - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam), số 11 (246) năm 2011. 5. Bài viết “Phát huy vai trò phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH”, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Phát triển nhanh nguồn nhân lực - Bước đột phá chiến lược ở nước ta hiện nay, Khoa Lý luận chính trị (Trường ĐH Ngoại thương) tổ chức, Hà Nội, ngày 8/6/2012. 6. Bài viết “John Stuart Mill với phong trào đòi bình quyền cho phụ nữ”, tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới (Viện Gia đình và Giới - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam), số 3 (22) năm 2012. 7. Bài viết “Đạo đức học công lợi của John Stuart Mill”, tạp chí Khoa học Xã hội (Viện Phát triển bền vững vùng Nam bộ - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam), số 5 (165) năm 2012. 8. Bài viết “Vai trò của tư duy phê phán trong việc nâng cao hiệu quả học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học sinh viên trường ĐH Ngoại thương năm 2012, Hà Nội, ngày 9/11/2012. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lĩnh vực chính trị là một trong những lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, chiếm vị trí quan trọng và có sự chi phối đến các lĩnh vực khác. Qua mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, lĩnh vực chính trị luôn vận động cùng với sự vận động của xã hội loài người, và được khái quát hóa thành tri thức lý luận tổng quát, thành các học thuyết, khuynh hướng, trào lưu triết học chính trị. Như thế, triết học chính trị vừa là sự phản ánh của thực tiễn chính trị sinh động, vừa bao hàm cả tính định hướng cho hoạt động thực tiễn. Vậy nên, nghiên cứu triết học chính trị là công việc cần thiết nhằm phát triển trình độ tư duy lý luận, nâng cao năng lực nhận thức của con người; thông qua đó tăng cường hiệu quả cho hoạt động thực tiễn, mà trước hết là thực tiễn chính trị. Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, triết học chính trị phương Tây nổi bật như một trong những mạch nguồn của phong cách tư duy duy lý. Trong những tên tuổi tiêu biểu của triết học Anh và triết học Pháp, thì John Stuart Mill (1806 - 1873) là một triết gia có ảnh hưởng lớn, vượt ra khỏi biên giới xứ sở sương mù thế kỷ XIX. Ông là triết gia đại diện cho chủ nghĩa kinh nghiệm Anh thời đại Victoria. Không chỉ là nhân vật kế tục truyền thống chủ nghĩa kinh nghiệm Anh, J.S.Mill còn được ghi nhận là đại diện tiêu biểu cho chủ nghĩa thực chứng, một phong trào triết học và chính trị phổ biến rộng rãi trong nửa cuối thế kỷ XIX. Điều đặc biệt ở chỗ, J.S.Mill đã triển khai chủ nghĩa thực chứng theo phương án thuyết đạo đức công lợi của Anh. Và do đó, ông đã thành công khi đưa triết học thực chứng vượt ra khỏi khía cạnh thực chứng xã hội học, để gắn với khuynh hướng thực chứng chính trị học. Vì thế, nghiên cứu triết học chính trị J.S.Mill nhằm mở ra một hướng tiếp cận đối với lịch sử triết học phương Tây cận đại, từ đó góp phần quan trọng làm sáng rõ thêm bức tranh lịch sử triết học phương Tây nói chung cũng như triết học chính trị pháp quyền tư sản nói riêng. Là một nhà triết học, nhà logíc học, nhà đạo đức học, nhà kinh tế chính trị học, sự nghiệp và hoạt động của J.S.Mill để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử 2 châu Âu; đặc biệt là triết học chính trị của ông được thể hiện qua hai tác phẩm tiêu biểu: Bàn về tự do và Chính thể đại diện. Trong các tác phẩm của mình, J.S.Mill đã khẳng khái thể hiện quan điểm về tự do, về dân chủ, về chính thể nhà nước. Bằng những trước tác đó, ông đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển lý thuyết tự do chủ nghĩa và chính trị pháp quyền. Là một học thuyết lý luận sắc sảo, triết học chính trị của J.S.Mill chứa đựng nhiều bài học giá trị không chỉ đối với thời đại của ông, mà còn đối với các quốc gia đang xây dựng và hoàn thiện thể chế chính trị pháp quyền giai đoạn hiện nay, trong đó có Việt Nam. Thực tế cho thấy rằng, chỉ có thể dựa trên sự kế thừa tinh hoa triết học chính trị thế giới thì việc xây dựng nhà nước pháp quyền hiện đại sẽ trở nên hiệu lực hơn và tránh được những hạn chế đang tồn đọng. Thêm nữa, bối cảnh thế giới hiện nay vẫn đang chứa đựng những vấn đề bất ổn như: xung đột lợi ích giữa các quốc gia không thể tránh khỏi, mối quan hệ cá nhân - xã hội nảy sinh những tình huống mới, tình trạng vi phạm quyền tự do cá nhân chưa chấm dứt, … Đặt triết học chính trị của J.S.Mill trong mối liên hệ với bối cảnh hiện thời mới thấy rằng triết học của ông vẫn mang tính thời sự rõ nét. Những vấn đề về mối quan hệ giữa các dân tộc, về tự do cá nhân và bình đẳng giới, về vai trò của giáo dục, … mà J.S.Mill đã từng bàn đến vẫn còn nhiều giá trị thực tiễn đối với không riêng Việt Nam mà còn với các quốc gia khác. Có lẽ, thời đại ngày nay vẫn có thể tìm thấy được trong triết học chính trị J.S.Mill những bài học lịch sử đắt giá và sâu sắc. Xét mặt hạn chế, triết học chính trị của J.S.Mill vẫn thể hiện lập trường giai cấp tư sản, là học thuyết bảo vệ trật tự xã hội tư sản. Dẫu chưa thể đoạn tuyệt hẳn với một số hạn hẹp có tính lịch sử, nhưng điều đó hoàn toàn không ngăn J.S.Mill trở thành nhà tư tưởng dũng cảm, táo bạo, mới mẻ và tiến bộ trong lịch sử tư tưởng triết học. Do đó, nghiên cứu triết học chính trị J.S.Mill là công việc nhằm chắt lọc những giá trị tinh hoa văn hóa nhân loại. Đổi mới và phát triển tư duy là một quá trình liên tục, phải luôn cần có yếu tố kế thừa. Như Ph.Ăngghen đã viết: “Một dân tộc muốn đứng vững trên 3 đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận … Nhưng tư duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của người ta mà có thôi. Năng lực ấy cần phải được phát triển hoàn thiện, và muốn hoàn thiện nó thì cho tới nay, không có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước” [28, tr.489, 487]. Xuất phát từ những ý nghĩa nêu trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Triết học chính trị của John Stuart Mill - giá trị và bài học lịch sử” làm Luận án Tiến sĩ của mình. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài J.S.Mill là một nhà tư tưởng bách khoa, có nhiều tác phẩm luận bàn đến nhiều lĩnh vực, như chính trị, đạo đức, kinh tế, logíc. Tuy nhiên, trong những tác phẩm của J.S.Mill, hiện nay, chỉ có hai tác phẩm được dịch ra tiếng Việt. Đó là Bàn về tự do (bản dịch của Nguyễn Văn Trọng, nhà xuất bản Tri thức ấn hành) và Chính thể đại diện (Nguyễn Văn Trọng, Bùi Văn Nam Sơn dịch, giới thiệu và chú thích). Bàn về tự do và Chính thể đại diện là hai tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác phong phú của J.S.Mill. Những bản chuyển ngữ của hai dịch giả Nguyễn Văn Trọng và Bùi Văn Nam Sơn, cũng có thể đánh giá, là những bản dịch công phu, kỹ lưỡng và tỉ mỉ. Hai tác phẩm dịch đó, trước hết, là tài liệu sách rất quan trọng hỗ trợ trực tiếp cho quá trình nghiên cứu của tác giả luận án. Sau nữa, hai tác phẩm được dịch phần nào chứng tỏ sức hấp dẫn từ tư tưởng của một triết gia thế kỷ XIX. Đối với số ít tài liệu tiếng Việt nghiên cứu về J.S.Mill, cần thiết nói đến quyển Tuyển tập danh tác triết học từ Plato đến Derrida của F.Baird, (Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2006, Đỗ Văn Thuấn và Lưu Văn Hy dịch). Đây là một công trình nghiên cứu khá công phu về triết học, với sự phân kỳ từng giai đoạn lịch sử, gắn liền với một số đại diện tiêu biểu cho từng giai đoạn đó. Trong phần V - Triết học thế kỷ XIX, tác giả quyển sách đã đề cập đến J.S.Mill. Nhưng, tác giả F.Baird mới chỉ tiếp cận J.S.Mill ở khía cạnh một nhà đạo đức học công lợi; chứ chưa đề cập đến triết học chính trị của J.S.Mill. 4 Nghiên cứu triết học thông qua các chủ đề riêng biệt, Lịch sử triết học và các luận đề của Samuel Enoch Stumf (Nxb. Lao động, Hà Nội, 2004, Đỗ Văn Thuấn và Lưu Văn Hy dịch) cũng dành hẳn một phần không nhỏ cho thuyết công lợi của J.S.Mill. Ngoài việc tóm lược tiểu sử J.S.Mill, quyển sách đã nêu lên được quan niệm của ông về tự do, dù hết sức ngắn gọn. Bên cạnh Lịch sử triết học và các luận đề, thì quyển Câu chuyện triết học của Bryan Magee (Nxb. Thống kê, Hà Nội, 2003, Huỳnh Phan Anh và Mai Sơn dịch) là một tác phẩm thành công khi thể hiện lịch sử triết học như một dòng chảy từ cổ đại đến hiện đại. Với cách trình bày đó, J.S.Mill xuất hiện trong phần viết về các triết gia thuyết công lợi. Vì trình bày lịch sử triết học một cách khái quát nên quyển sách khó có thể chuyên sâu nghiên cứu tư tưởng của J.S.Mill. Nhập môn triết học phương Tây (Samuel Enoch Stumf, Donal C.Abel, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 2004, Lưu Văn Hy biên dịch) cũng là một tài liệu chuyên sâu nghiên cứu triết học. Không viết về triết học như một dòng chảy lịch sử, quyển sách đã nghiên cứu triết học thông qua các luận đề (như triết học về tôn giáo, triết học về tri thức, đạo đức học, triết học chính trị và xã hội, siêu hình học, bản ngã cá nhân và sự bất tử). Ở cả hai luận đề về đạo đức học và triết học chính trị, J.S.Mill đều được bàn luận đến. Song, sự phân tích đối với các quan điểm của ông vẫn chưa thực sự sâu sắc. Về tài liệu tiếng nước ngoài, The liberal self: John Stuart Mill’s moral and political philosophy (Wendy Donner, Cornell University Press, London, 1991) là một trong những quyển sách bàn luận khá cụ thể về J.S.Mill cùng những quan điểm, tư tưởng của ông. Trong khi trình bày về tư tưởng của J.S.Mill, tác giả W.Donner luôn đặt J.S.Mill trong mối liên hệ đối chiếu với J.Bentham. Quyển sách đã chỉ ra một luận điểm quan trọng rằng: “Vấn đề tự do và phát triển cá nhân là một trong những chủ đề phổ biến nhất của triết học 5 chính trị và triết học đạo đức của J.S.Mill” 1 . Song, tác phẩm The liberal self vẫn nghiêng về trình bày quan điểm đạo đức công lợi của J.S.Mill còn tư tưởng chính trị của ông thì mờ nhạt hơn. Cũng chủ yếu bàn về tư tưởng đạo đức công lợi của J.S.Mill, nhưng Since Socrate của các tác giả R.Solomon và C.Martin, (Thomson Wadsworth press, New York, 2005) đã có cố gắng làm rõ nhiều vấn đề của thuyết công lợi. Qua đó, các tác giả cũng phần nào gợi mở về triết học chính trị của J.S.Mill. Là một tác phẩm nghiên cứu triết học, Philosophy made simple (A made simple book, 1993) dành hẳn chương 2 (chapter two) để bàn về triết học chính trị. Bên cạnh những tên tuổi như Plato, Hobbes, Locke, Marx thì J.S.Mill được nhắc đến như một nhà triết học chính trị tiêu biểu trong lịch sử tư tưởng thế giới. Quyển sách đã phân tích một cách ngắn gọn các quan điểm của J.S.Mill về triết học chính trị. Great political thinhkers (Oxford University Press, New York, 1992) là một tác phẩm nghiên cứu tập hợp bốn nhà triết học chính trị, gồm Machiavelli, Hobbes, J.S.Mill, Marx. Trong phần viết về J.S.Mill, tác giả W.Thomas lần lượt đi theo từng tiểu mục thời ấu thơ, sự giáo dục thủa nhỏ, kinh tế chính trị học. Đặc biệt, tác giả đã làm nổi bật J.S.Mill ở khía cạnh người “giáo chủ” (schoolmaster) của chủ nghĩa tự do. Thông qua cách trình bày của quyển Great political thinhkers, J.S.Mill hiện lên như một nhân vật quan trọng của lịch sử tư tưởng thế kỷ XIX, một nhà triết học chính trị tiêu biểu của thời đại. Như vậy, dễ nhận thấy triết học chính trị của J.S.Mill là một đề tài nghiên cứu chưa nhiều ở Việt Nam, do vậy có rất ít tài liệu bàn luận về nó. Số ít tài liệu bằng tiếng Việt thì chủ yếu là những công trình của các tác giả nước ngoài đã được chuyển ngữ. Còn một số tài liệu tiếng Anh kể trên có nghiên cứu về tư tưởng của ông, nhưng chỉ là sự tiếp cận một cách tổng thể, khái quát nhất; hoặc chỉ chú trọng về tư tưởng đạo đức học J.S.Mill nhiều hơn. 1 “Mill’s commitment to liberty and individual development is one of the most exoteric themes of his moral and political philosophy”. Wendy Donner (1991), The liberal self: John Stuart Mill’s moral and political philosophy, Cornell University Press, London, p. 142. 6 Do đó, có thể xem luận án này là sự nỗ lực đầu tiên trong việc trình bày và hệ thống hóa triết học chính trị của J.S.Mill. Và cũng vì thế, quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận án không thể tránh khỏi những khó khăn, những thiếu sót nhất định. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án Mục đích của luận án Trình bày triết học chính trị J.S.Mill với tư cách một hệ thống, đánh giá những giá trị, hạn chế và bài học lịch sử của hệ thống triết học này; từ đó, gợi mở và liên hệ đến một số vấn đề thực tiễn của xã hội đương đại. Nhiệm vụ của luận án Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện những nhiệm vụ sau: Thứ nhất, khái quát cuộc đời và sự nghiệp của J.S.Mill, trong đó nêu bật lên sự hình thành triết học chính trị của ông. Thứ hai, trình bày và phân tích nội dung cơ bản trong triết học chính trị J.S.Mill. Thứ ba, phân tích những giá trị, hạn chế và bài học lịch sử của triết học chính trị J.S.Mill 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Luận án tập trung nghiên cứu nội dung cơ bản trong triết học chính trị của J.S.Mill. Mặc dù sự nghiệp sáng tác của J.S.Mill rất phong phú với một khối lượng không nhỏ các tác phẩm, nhưng triết học chính trị của ông được thể hiện tập trung nhất trong Bàn về tự do và Chính thể đại diện. Do đó, khi trình bày về triết học chính trị của J.S.Mill, luận án chủ yếu khảo cứu những tác phẩm này. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Luận án được nghiên cứu trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra, luận án còn kết hợp phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp - diễn dịch, phương pháp so sánh, đối chiếu. 7 6. Cái mới của luận án Thứ nhất, luận án trình bày một cách hệ thống triết học chính trị J.S.Mill và chỉ ra những nội dung cơ bản trong triết học chính trị của ông. Thứ hai, luận án phân tích và rút ra những giá trị, bài học lịch sử của triết học chính trị J.S.Mill trong vấn đề tự do cá nhân, quyền lực nhà nước, dân chủ, bầu cử, giáo dục và giải phóng phụ nữ. Thứ ba, luận án cũng chỉ rõ những hạn chế của triết học chính trị J.S.Mill thể hiện ở tính chủ quan, thiếu nhất quán và thiếu một cơ sở thực tiễn thể hiện ở quan điểm về vai trò của quần chúng nhân dân. 7. Ý nghĩa khoa học của luận án Về ý nghĩa lý luận, luận án trình bày một cách hệ thống và cụ thể nội dung cơ bản của triết học chính trị J.S.Mill. Trên cơ sở đó, luận án nêu bật và đánh giá vị trí triết học chính trị của ông trong triết học chính trị nhân loại. Đồng thời, luận án góp thêm một cách tiếp cận về triết học chính trị phương Tây thời kỳ cận đại. Về ý nghĩa thực tiễn, luận án rút ra những bài học lịch sử của triết học chính trị J.S.Mill, gồm: bài học về phát huy vai trò của giáo dục, bài học về đề cao quyền bình đẳng giới, bài học về xây dựng hình thức chính thể dựa trên nền tảng là lợi ích của người dân và bài học về xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp. Những bài học này, khi được vận dụng, sẽ phát huy hiệu quả cao trong cộng đồng và xã hội, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời, luận án khi hoàn thành có thể được sử dụng như tài liệu tham khảo trong quá trình học tập, nghiên cứu triết học chính trị J.S.Mill nói riêng, cũng như triết học phương Tây nói chung. 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành ba chương, sáu tiết. [...]... Chương 3 GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ TRONG TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ JOHN STUART MILL 3.1 GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ JOHN STUART MILL 3.1.1 Giá trị của triết học chính trị John Stuart Mill Giá trị của tư tưởng tự do cá nhân Dễ nhận thấy, J.S .Mill là một trong số những triết gia ủng hộ vô cùng nhiệt thành cho tự do cá nhân Mọi nỗ lực của ông đều nhằm hướng đến sự phát triển cao nhất của. ..8 Chương 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ JOHN STUART MILL 1.1 ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ, TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ JOHN STUART MILL 1.1.1 Điều kiện lịch sử hình thành triết học chính trị John Stuart Mill John Stuart Mill (1806 - 1873) là triết gia và nhà hoạt động chính trị nổi tiếng nước Anh thế kỷ XIX Tư tưởng của J.S .Mill mang đậm dấu ấn thời đại mình Đầu... nữ giới và nêu cao vai trò của giáo dục trong triết học chính trị J.S .Mill Quan điểm về bình đẳng giới và triết lý giáo dục đã góp phần tạo nên giá trị đặc sắc cho triết học chính trị của ông Chúng là những điểm son còn sáng mãi, thu hút sự quan tâm của những ai nghiên cứu triết học chính trị J.S .Mill Giá trị của tư tưởng chính thể đại diện Triết học chính trị J.S .Mill, cụ thể là tư tưởng chính thể... tiến J.S .Mill sẽ còn là tấm gương cho lịch sử đấu tranh vì bình đẳng nữ quyền Khi nghiên cứu triết học chính trị J.S .Mill, những bài học lịch sử trong hệ thống triết học ấy vẫn còn sáng mãi: bài học về phát huy vai trò của giáo dục, bài học về đề cao quyền bình đẳng giới, bài học về xây dựng hình thức chính thể dựa trên nền tảng là lợi ích của người dân và bài học về xây dựng đội ngũ công chức chuyên... rất xa thời đại J.S .Mill sống nhưng triết 24 học chính trị của ông cùng những bài học lịch sử vẫn luôn còn thể hiện được những giá trị hiện tồn Với tính cách là học thuyết của một thời đại nhất định, triết học chính trị của J.S .Mill không thể tránh khỏi những hạn chế bị quy định bởi lịch sử Do xuất phát từ lập trường giai cấp tư sản và là sản phẩm của xã hội tư bản nên tư tưởng của ông vẫn không thể... diện Chương 2 NỘI DUNG TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ JOHN STUART MILL 2.1 VẤN ĐỀ TỰ DO TRONG TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ JOHN STUART MILL 2.1.1 Vấn đề tự do cá nhân Tự do cá nhân là một vấn đề rất quan trọng trong triết học chính trị của J.S .Mill Ông đã phân tích quyền tự do của con người qua ba vấn đề cơ bản: quyền tự do tư tưởng và thảo luận, quyền tự do sắp đặt cuộc sống, quyền tự do lập hội J.S .Mill đã khảng khái bảo... CHÍNH TRỊ JOHN STUART MILL 3.2.1 Bài học về phát huy vai trò của giáo dục Trong triết học chính trị của J.S .Mill, vấn đề tự do và vấn đề xây dựng nền giáo dục có mối quan hệ mật thiết với nhau Giải phóng con người ra khỏi những tập quán giáo điều, phát triển con người như một thực thể tự do là đích đến trong triết học chính trị của ông Ngay giữa thế kỷ XIX, J.S .Mill đã khẳng định: “phổ cập giáo dục... khắp Triết học chính trị J.S .Mill thể hiện tính chủ quan, tính biện hộ và bảo vệ cho trật tự xã hội tư sản ở các nước phương Tây Dẫu còn vướng phải một số hạn chế và thiếu sót, nhưng điều đó không đủ để phủ nhận hết thảy giá trị của triết học chính trị J.S .Mill Triết học chính trị của ông chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ, tích cực, ảnh hưởng đến nước Anh đương thời và ghi đậm dấu ấn trong lịch sử tư... HỢP THÀNH CHÍNH THỂ TRONG TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ JOHN STUART MILL 2.2.1 Tiêu chuẩn đánh giá hình thức chính thể J.S .Mill khẳng định: “ các thiết chế chính trị là sản phẩm của con người, có nguồn gốc và toàn thể sự tồn tại nhờ cậy vào ý chí của con người”4 Không có hình thức chính thể tách rời khỏi hoạt động của con người Một chính thể vận hành được hay không là phụ thuộc vào dân chúng J.S .Mill chỉ ra... J.S .Mill đã khéo léo tiếp thu các quan điểm và tư tưởng của những tiền bối như nhà triết học J.Locke, nhà đạo đức học J.Bentham, nhà kinh tế học D.Ricardo, nhà triết học thực chứng A.Comte, người bạn cùng thời A.Tocqueville Triết học chính trị của J.S .Mill xuất hiện trong bối cảnh lịch sử nhất định, nhưng đồng thời đã hòa chung vào dòng chảy lịch sử tư tưởng triết học phương Tây Qua các giai đoạn cơ bản . 3 GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ TRONG TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ JOHN STUART MILL 3.1. GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ JOHN STUART MILL 3.1.1. Giá trị của triết học chính trị John. thành triết học chính trị của ông. Thứ hai, trình bày và phân tích nội dung cơ bản trong triết học chính trị J.S .Mill. Thứ ba, phân tích những giá trị, hạn chế và bài học lịch sử của triết học. cách hệ thống và cụ thể nội dung cơ bản của triết học chính trị J.S .Mill. Trên cơ sở đó, luận án nêu bật và đánh giá vị trí triết học chính trị của ông trong triết học chính trị nhân loại.

Ngày đăng: 07/11/2014, 22:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan