Xây dựng môi trường kinh tế xã hội lành mạnh

Một phần của tài liệu giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng tài chính – kế toán quảng ngãi (Trang 84 - 92)

Thực trạng các loại tệ nạn xã hội hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cũng như trong phạm vi cả nước cho chúng ta thấy nổi lên vấn đề đặc biệt nghiêm trọng trong đạo đức lối sống của một bộ phận thanh niên, sinh viên đó là các đối tượng phạm tội đang ngày một trẻ hóa, động cơ và tính chất vụ án mỗi ngày một nghiêm trọng hơn mà các lý do chủ yếu xoay quanh về “TIỀN” nhằm thỏa mãn các nhu cầu “bức bách” của hung thủ như: Cần tiền để chơi game, cần tiền để mua sắm, cần tiền để hút chích, cần tiền để đánh bạc, cần tiền để uống rượu…cũng có không ít các trường hợp sinh viên, thanh niên phạm tội là do sự lạm dụng quyền lực của một số cán bộ lãnh đạo, quản lý… Riêng đối với Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán mặc dù chưa có trường hợp phạm tội nghiêm trọng nào nhưng nhiều hình thức xử lý kỷ luật đã được ban hành với lý do sinh viên nghỉ học dài ngày không lý do, sinh viên uống rượu, đánh lộn…

Do vậy cách giải quyết vấn đề trên để đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất đó là tạo môi trường kinh tế - xã hội lành mạnh bằng cách:

Thứ nhất, Phát động các phong trào văn hoá xã hội do Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên tổ chức rộng rãi trong Nhà trường.

Hoạt động phong trào là một trong những hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống, lao động và học tập của sinh viên . Bởi bên cạnh việc học tập thông qua

hoạt động phong trào thì sinh viên ngày càng lớn lên, thay đổi căn bản về chất. Từ sự rụt rè, ngô nghê của một học sinh cấp ba, đến đây với sự rèn luyện, đòi hỏi khắt khe hơn của môi trường học tập chuyên nghiệp yêu cầu sinh viên phải không chỉ lĩnh hội, tiếp thu kiến thức mà còn rèn luyện, trao dồi kỹ năng, nghệ thuật sống của mình với “cộng đồng mới” biến sinh viên trở thành những con người mới, năng động hơn, nhạy cảm hơn, nhiệt tình hơn, xông pha hơn, quyết đoán hơn, xử lý tình huống thận trọng hơn, tế nhị hơn, bao dung hơn, kết giao nhiều hơn, kiến thức sâu rộng hơn cả về kiến thức chuyên ngành lẫn kiến thức thực tiễn cuộc sống do vậy Nhà trường, Đoàn trường, Hội sinh viên học sinh và các tổ chức đoàn thể khác cần quan tâm, phối kết hợp để phát động các hoạt động phong trào trong sinh viên diễn ra một cách an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và đảm bảo được các yêu cầu, mục đích của các phong trào:

- Phát động phong trào văn hoá văn nghệ: Ban chấp hành Đoàn, Hội sinh viên phối hợp với Công đoàn và Ban nữ công nhà trường cần thường xuyên tổ chức: Hội thi văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn trong năm như: ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam; ngày nhà giáo Việt Nam 20/11; tổ chức sinh hoạt, vui chơi cho con em cán bộ viên chức trong nhà trường nhân kỷ niệm ngày Quốc tế thiếu nhi 01/06 và Tết Trung Thu hàng năm… Tham gia Hội diễn nghệ thuật quần chúng cùng với sự phát động phong trào do huyện Tư Nghĩa - nơi Nhà trường tọa lạc - tổ chức và các hình thức liên hoan văn nghệ khác do Tỉnh Đoàn hoặc các cơ sở Đoàn khác mời Trường hoặc Trường mời để tham gia giao lưu nhằm tạo nên sự kết giao và hiểu biết lẫn nhau giữa sinh viên, cán bộ giảng viên của Trường và các cơ sở khác của bạn tạo nên sự đoàn kết, hiểu biết và giúp đỡ nhau trong tất cả các hoạt động của thanh niên, sinh viên .

- Phát động phong trào thể dục thể thao. Đáp ứng lời kêu gọi của Bác Hồ

“Khoẻ để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, phong trào thể dục thể thao trong Nhà

trường phải được diễn ra liên tục góp phần tích cực vào hoạt động dạy và học, đồng thời phát hiện, bồi dưỡng những tài năng thể thao để tham gia các hoạt động do Đoàn cấp trên và các ngành tổ chức; tham gia tích cực các giải bóng đá truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam nhân ngày 09/01 do Tỉnh Đoàn và Sở Giáo dục

- Đào tạo Quảng Ngãi tổ chức; giải bóng chuyền và ném bóng vào rổ do Liên đoàn Lao động huyện Tư Nghĩa tổ chức…

- Phát động phong trào thanh niên tình nguyện. Nhà trường nên thường xuyên tổ chức lễ ra quân dọn vệ sinh môi trường trong khuôn viên nhà trường và khu vực lân cận; hàng năm Nhà trường đều tuyển mới một khối lượng đông đảo học sinh, sinh viên có nhu cầu được học tập tại trường do vậy cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chặt chẽ cho chương trình “Tiếp sức mùa thi và tiếp sức đến trường” để có được những thành tựu nhất định cho công tác này nhằm giúp đỡ những em học sinh xa nhà, xa quê tập trung đến Trường để tiếp tục nhiệm vụ cao cả của mình; Quảng Ngãi là một trong những vùng đất “chưa mưa đã thấm” do vậy, khi mùa mưa bão đến đồng bào Quảng Ngãi phải luôn đối mặt với thảm cảnh “màn trời, chiếu đất” do bão, lũ, sạt lở gây ra. Do vậy, Nhà trường cần phối hợp và huy động cán bộ, đoàn viên, thanh niên tham gia giúp dân thu hoạch hoa màu bị ngập úng, dựng lại nhà cửa, quyên góp ủng hộ đồng bào tái định cư… do áp thấp nhiệt đới, thiên tai, bão lũ vào mùa mưa...

- Phát động phong trào xung kích phát triển kinh tế - xã hội: “Thanh niên tình

nguyện”, “đền ơn, đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Nghĩa tình miền núi-hải đảo”, “Vì đàn em thân yêu”, “Vì người nghèo”… Nhà trường cần truyên truyền cho

đông đảo cán bộ đoàn viên, thanh niên, sinh viên tham gia để biểu hiện tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách của cán bộ, sinh viên Nhà trường.

Hoạt động phong trào được coi là sân chơi đầy ý nghĩa và lành mạnh của sinh viên sau những giờ học vất vả, đồng thời làm phong phú thêm sinh hoạt thường ngày của sinh viên, tạo không khí vui vẻ, lành mạnh, góp phần rất lớn trong việc ngăn ngừa các tệ nạn và tiêu cực xâm nhập vào trong học đường.

Thứ hai, nêu gương người tốt, việc tốt.

Đọc kho tư liệu của Hồ Chí Minh, tác giả mới thấy thật thấm thía “thời đại của Bác”, “thời đại có Bác” con người với con người đối xử với nhau và với Nhà nước đẹp như một bức tranh, nhân ái, bao dung, cao thượng, hành động và việc làm là xuất phát từ bản tính lương thiện không vụ lợi, không vì cái tôi, cái bản ngã, cái cá nhân, cái vị kỷ… “… Bác chỉ muốn nhắc các chú một điều: chớ bỏ qua những

việc mà các chú tưởng là tầm thường. Hai cô con gái đi đường thấy cái hố nhỏ ở vỉa hè đã rủ nhau đi lấy đất lấp lại cho đồng bào khỏi vấp ngã. Một người nông dân đi giữa đường trời mưa thấy bao gạo của Nhà nước không có gì che phủ, đã cởi tấm ni lông của mình ra đậy gạo cho Nhà nước... Tất cả những việc làm như vậy đều nói lên tinh thần yêu nước, đạo đức trong sáng, thuần phong mỹ tục của nhân dân ta. Chúng ta đánh giặc và xây dựng xã hội mới bằng những việc làm muôn hình, muôn vẻ của hàng chục triệu con người như thế, chứ không phải chỉ bằng một vài việc làm nổi bật và vang dội của một số cá nhân anh hùng” [44, tr.550-551]. Soi những hành động trên vào xã hội hiện đại ngày nay có lẽ người ta bảo những hành động đó là “dở người”, nhưng đáng tiếc thay với sự xô bồ của cuộc sống hiện đại khi mà đồng tiền và lợi ích ngự trị trên hầu khắp các lĩnh vực của cuộc sống, thậm chí là nó thách thức cả với lương tâm, bản tính, nhân phẩm, danh dự của con người… thì xã hội lại bắt đầu thấy thiếu, thấy vắng, thấy cần, cần đến cháy bỏng những con người “dở người” của ngày xưa.

Mặt trái của cơ chế thị trường, với những cơm, áo, gạo, tiền, của cái cũ và cái mới, của sự đan xen và thay đổi đến chóng mặt các giá trị vật chất, vừa mới ra đời ngày hôm nay, vừa mới được con người tung hô vạn tuế nhưng “ngày mai” nó đã là cái cũ, đã là cái đi vào quên lãng, là cái quá khứ, cái của ngày hôm qua. Do vậy, chuẩn giá trị trong đời sống cũng theo đó mà thay đổi buộc con người ta nhớ sao những cái ngày tháng “nghèo nhưng vui, nghèo nhưng tình cảm”, mơ về quá khứ, một quá khứ oanh liệt vào hào hùng. Nhưng thực tại là thực tại, ta không thể lùi thời gian để quay về với quá khứ, cách làm duy nhất là phải cải tạo cuộc sống hiện tại, phải giáo hóa được con người trong xã hội hiện tại, phải làm đẹp lên và nhân rộng giá trị thừa nhận của “người tốt, việc tốt” và coi đó là một phần thưởng cao quý dành cho những nhân cách cao đẹp. Đây cũng là nguyện vọng của Bác từ năm 1959.

Với Trường và sinh viên của Trường thì mô hình thừa nhận và tôn vinh những “người tốt, việc tốt” còn nhiều hạn chế, chưa được quan tâm và chỉ đạo sâu, sát từ phía lãnh đạo đến cán bộ quản lý, giảng viên đối với sinh viên . Từ ngày xưa Bác Hồ đã nghĩ đến việc những con người bình thường đang ngày đêm góp sức mình cho tổ quốc, mặc dù họ không có chiến công lẫy lừng, vang dội, nhưng thiếu

họ sẽ không thể có “Đảng vĩ đại, Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, kháng chiến chống Pháp thành công, sự nghiệp chống Mỹ cứu nước được cả thế giới công nhận”. “Cho nên Bác nghĩ: cần có những phần thưởng để khuyến khích, động viên, cổ vũ mọi người hăng hái làm tròn nhiệm vụ” [44, tr.548]. Tư tưởng chỉ đạo của Bác thật đơn giản nhưng rất thiết thực, tạo được động lực xây dựng đất nước mạnh mẽ trong dân. Vì vậy để thực hiện một cách hiệu quả nhất cuộc vận động, học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thì Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán cần học ở Bác việc nêu gương và tôn vinh hình ảnh “người tốt, việc tốt” tạo cho sinh viên một động lực, một nhu cầu được thừa nhận bởi người khác và bởi tập thể do chính sự nổ lực, cố gắng của bản thân sinh viên :

- Trong học tập:

+ Đối với những sinh viên có thành tích học tập tốt thì được nhận học bổng khuyến khích học tập, nhưng bên cạnh đó thì cần phải có một cái giấy khen để ghi nhận thành tích học tập của sinh viên, cái giấy khen đó cũng đồng thời là một bằng chứng của sinh viên đối với gia đình, bạn bè, cộng đồng về khả năng và thành tích của mình trong học tập.

+ Đối với những sinh viên có thành tích học tập tuy không được học bổng khuyến khích học tập nhưng không bị nợ môn, không bị khống chế môn thì nhà trường cũng nên gởi giấy báo về cho gia đình để thông báo về việc học của con em họ với những lời động viên, khuyến khích các em cố gắng học tập để đạt được thành tích cao hơn trong học tập. Đồng thời đây cũng chính là liều thuốc an thần tốt nhất đối với gia đình của sinh viên, bởi thông qua những thông báo và lời lẽ động viên như thế họ sẽ cảm thấy được an tâm về việc học hành của con em họ và họ cũng đặt niềm tin của mình đối với cơ sở đào tạo, qua đó họ cùng phối hợp với Nhà trường tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con em họ đạt được những thành tích cao hơn trong học tập.

- Trong rèn luyện:

+ Đối với những sinh viên có năng khiếu, tham gia vào các hoạt động phong trào như: Văn nghệ, thể thao, phong trào đoàn, phong trào hội, các sinh viên làm công tác cán bộ, quản lý lớp… Nhà trường và cán bộ, giảng viên của trường phải

tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sinh viên tham gia vào các hoạt động do Nhà trường, Đoàn trường và các tổ chức kinh tế - xã hội khác phát động mà không ảnh hưởng đến việc học tập của sinh viên. Khi sinh viên tham gia phong trào phải bảo đảm cho sinh viên được tiếp cận lượng kiến thức chưa được học do tham gia phong trào bằng cách bố trí lại bài giảng hoặc sắp xếp lại lịch lên lớp, hoặc học bù, học thêm, học bổ sung… miễn là bảo đảm đúng và đủ khối lượng kiến thức được bố trí cho môn học đó. Bên cạnh đó, một việc làm không thể thiếu đó là những phần thưởng xứng đáng đối với các sinh viên tham gia phong trào.

+ Đối với những sinh viên không có năng khiếu nhưng có tinh thần cổ vũ, động viên, giúp đỡ bạn hoàn thành sứ mệnh thì cũng nên được ghi nhận và tuyên dương, tùy thuộc vào quá trình, tinh thần cũng như là công việc giúp đỡ cụ thể mà có thể tuyên dương hoặc cá nhân, hoặc tập thể đã cùng nhau lập nên thành tích.

- Trong sinh hoạt cộng đồng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội (đặc biệt là địa phương - nơi sinh viên đang sống).

+ Đối với gia đình: Gia đình có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho sinh viên được học tập, rèn luyện và tham gia các hoạt động của nhà trường. Mọi thành viên trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của sinh viên; người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục, làm gương, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục… Ngược lại, đối với gia đình thì sinh viên phải hiếu để, kính trên, nhường dưới, yêu thương, giúp đỡ ông bà, cha mẹ…

+ Đối với nhà trường: Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đối với xã hội: Giúp nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho giảng viên và sinh viên tham quan, thực tập, nghiên cứu khoa học, hỏi thăm về gia cảnh của sinh viên cũng như là xác minh hồ sơ, lý lịch của sinh viên. Góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến sinh viên. Tạo điều kiện để sinh viên được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành

mạnh đồng thời nhanh chóng báo cáo những thành tích, đóng góp của sinh viên đối với địa phương cho Nhà trường để Nhà trường có sự tuyên dương, khen thưởng kịp thời xứng đáng cho những sinh viên ưu tú đó.

Thứ ba, thực hiện các chế tài nếu sinh viên vi phạm quy chế.

sinh viên vi phạm quy chế là hiện tượng khá phổ biến trong tất cả các trường học. Do vậy, việc xây dựng được một hệ thống các chế tài xử lý vi phạm quy chế của sinh viên cũng đánh giá được sự nghiêm khắc, thẳng thắn, trung thực của trường học đối với sinh viên và với xã hội.

Trong thực hiện các chế tài xử lý sinh viên vi phạm quy chế của Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán cũng còn nhiều hạn chế ở một số các tình huống:

- Sinh viên nghỉ học dài ngày không có lý do mà không bị phát hiện, xử lý kịp thời dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

- Sinh viên học hộ, thi hộ không bị phát hiện.

- Sinh viên sử dụng tài liệu trong thi và kiểm tra còn nhiều.

- Sinh viên vi phạm các nội quy của KTX: Nấu ăn trong kí túc xá, đánh bạc, uống rượu trong kí túc xá, quậy phá và thậm chí là đánh nhau trong kí túc xá vẫn chưa được xử lý một cách nghiêm khắc.

- Sinh viên đến lớp đúng tác phong là một trong những yêu cầu bắt buộc

Một phần của tài liệu giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng tài chính – kế toán quảng ngãi (Trang 84 - 92)