Đổi mới công tác quản lý giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng tài chính – kế toán quảng ngãi (Trang 97 - 122)

Quản lí là quá trình điều hành, phối hợp sắp xếp và bố trí nhân lực thực hiện các nhiệm vụ đã cho trước. Là hoạt động phối hợp và sử dụng tối ưu các nguồn lực (con người, tài chính).

Nhà quản lí phải là người năng động, có bản lĩnh, dám đương đầu với thách thức; tự tin, có phong cách chuyên nghiệp và quyết đoán; xây dựng mục tiêu, kế hoạch hành động và đưa ra các giải pháp xử lí tối ưu cho mọi tình huống.

Đối với công tác quản lý giáo dục cần phải có sự đổi mới để phù hợp với yêu cầu của thực tiễn khách quan đồng thời phù hợp với nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo của Nhà trường và xã hội. Do vậy, Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán trong công tác quản lý giáo dục đạo đức cần:

- Yêu cầu tuyển chuẩn và bồi dưỡng chuẩn chuyên nghiệp đối với người làm công tác quản lý bởi người làm công tác quản lý phải là người: Sáng suốt và bình tĩnh trong việc ra quyết định; linh hoạt, chủ động trong việc dàn xếp các vấn đề, các xung đột, mâu thuẫn nảy sinh trong sinh viên; có kiến thức rộng về chuyên môn nghiệp vụ và các lĩnh vực có liên quan đến công tác học sinh, sinh viên; có tầm nhìn chiến lược về định hướng phát triển các kế hoạch, mục tiêu, phong trào, nhạy bén trong việc phát hiện năng lực học tập, sinh hoạt của sinh viên; thưởng phạt đúng lúc với các chế độ, chính sách rõ ràng, minh bạch, công khai, xứng đáng với công và tội của sinh viên; có tư chất thu phục nhân tâm, lôi kéo được đông đảo sinh viên tích cực tham gia học tập, lao động và lập thành tích, cống hiến nhiều hơn cho chính thành công của bản thân mỗi sinh viên trong tương lai. Tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách, pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước cho cán bộ quản lý và các giảng viên trong trường nhằm bảo đảm tư cách đạo đức nghề nghiệp của người làm công tác giáo dục thì mới có thể giáo dục đạo đức cho sinh viên được. Công việc này phải làm thường xuyên, liên tục, đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ trẻ. Bởi chỉ có nhân cách mới

giáo dục được nhân cách. Vì đó là một môi trường không cần nhiều lời nói nhưng tác động mạnh mẽ đến cá nhân.

- Làm tốt công tác tổ chức ngay từ buổi đầu tiên sinh viên còn bỡ ngỡ bước vào trường ở tất cả các khâu: ăn, ở, đi lại, lớp học, phòng học, lịch học, lịch làm việc, thời gian lên lớp, giảng viên phụ trách lớp, Văn phòng đoàn, Hội sinh viên, phòng đào tạo, phòng công tác học sinh - sinh viên… đó là những thứ, những nơi mà sinh viên trong những buổi đầu cũng như là trong suốt quá trình học thường xuyên đến liên hệ, làm việc, giải quyết các vấn đề liên quan. Đối với sinh viên thì người làm công tác quản lý giáo dục và giáo dục đạo đức cần miêu tả rõ ràng công việc; giới hạn thời gian để thực hiện các nhiệm vụ và kế hoạch; phải chắc chắn những yêu cầu mà mình đặt ra là phù hợp với khả năng của sinh viên; đối với sinh viên thì tất cả các yêu cầu phải được cụ thể hóa bằng văn bản.

- Tổ chức và quản lý lớp học vừa theo lớp sinh hoạt vừa theo lớp học phần, trong đó việc tổ chức và quản lý theo các lớp học phần là khá phức tạp do số lượng các lớp học phần rất nhiều nhưng chỉ tồn tại trong một học kỳ. Do vậy cần phải bố trí các cán bộ quản lý lớp học phần có đầy đủ sự nhiệt tình, năng động, trẻ trung, tâm huyết vào vai trò vừa là giáo viên chủ nhiệm vừa là giáo viên cố vấn học tập, vừa là người giám sát chuyên môn để đánh giá nhiệm vụ học tập của sinh viên, đồng thời phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên cố vấn học tập của lớp sinh hoạt để có được sự đánh giá chuẩn xác nhất thái độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ của sinh viên. Tư vấn, hướng dẫn, trợ giúp sinh viên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình học tập tại trường cũng là một trong những vấn đề về đạo đức mà nhà quản lý giáo dục cần quan tâm nhằm hướng sinh viên vào những nếp nghĩ, nếp sinh hoạt cộng đồng nề nếp, có trách nhiệm, có đạo đức...

- Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên cần coi việc tổ chức và quản lý học tập của sinh viên làm nhiệm vụ chính cho các hoạt động của mình, chứ không chỉ là hoạt động vui chơi, giải trí. Ðoàn trường thành lập Chi đoàn cán bộ, giáo viên, gồm những người trong độ tuổi đoàn. Chi đoàn có nhiệm vụ cùng Ðoàn trường nắm bắt tình hình của sinh viên trong học tập, rèn luyện và hoạt động đoàn thể. Hầu hết các giảng viên trẻ phải được phân bổ, đảm nhận chức danh giáo viên chủ nhiệm để có

những đóng góp thiết thực cho công tác quản lý, nắm bắt kịp thời những nhu cầu, những tâm tư, nguyện vọng của sinh viên, theo đó Nhà trường và người là công tác quản lý có sự điều chỉnh phù hợp với thực tiễn.

Bên cạnh tất cả những vấn đề vừa bàn thì một vấn đề không thể thiếu trong công tác đổi mới quản lý giáo dục đạo đức đó là vấn đề tuyên truyền. Công tác tuyên truyền có sức mạnh cực kỳ to lớn, thông qua tuyên truyền nó tác động đến sự thay đổi của cái “khó dời - bản tính” của sinh viên bằng các hình thức như:

- Thông qua công tác giáo viên chủ nhiệm, giáo viên cố vấn học tập, lúc này trong sinh hoạt ngoài giờ với sinh viên thì thầy cô phải đóng vai trò là người anh, người chị, người bạn, là người biết lắng nghe, biết chia sẻ, biết tháo gỡ, biết khích lệ, biết động viên… để hướng sinh viên đến với những cái đích đã được định. Đối với công tác giáo viên chủ nhiệm và giáo viên cố vấn học tập yêu cầu phải có sự quan tâm đặc biệt đến công tác mình đang đảm nhận, bảo đảm được sợi dây liên hệ liên tục và thông suốt giữa giáo viên - sinh viên và gia đình của sinh viên để có sự can thiệp vừa phải, đúng lúc, kịp thời đối với một số sinh viên có biểu hiện lệch lạc mà nguyên nhân là từ phía gia đình…

- Thông qua các buổi phát thanh nội bộ. Đây là cổng thông tin mở có sự kiểm soát của nhà quản lý. Với cổng thông tin này thì cả Nhà trường và sinh viên đều có thể nêu lên tất thẩy những yêu cầu cũng như là mong muốn, nguyện vọng của mình với đối tượng cần yêu cầu.

- Thông qua các buổi học ngoại khóa, các buổi học chuyên đề để trang bị cho sinh viên những kiến thức xã hội phổ thông như là Sức khỏe sinh sản, Tìm hiểu giới tính, Bình đẳng giới, An toàn giao thông, Vì an ninh Tổ quốc, học tập và là theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh… qua đó nhà quản lý vừa nắm bắt được tư tưởng, sự hiểu biết của sinh viên đồng thời còn kịp thời chỉnh đốn, uốn nắn và định hướng cho sinh viên cả trong tư tưởng về các vấn đề trên.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Muốn nâng cao hiệu quả và chất lượng nguồn lực cho một nền kinh tế bền vững, cho một đất nước có tên tuổi trên trường quốc tế thì cần phải khẳng định không chỉ ở năng lực chuyên môn nghiệp vụ mà còn ở năng lực đạo đức, lối sống,

hành vi lương thiện, nhân hậu, tư cách đạo đức nghề nghiệp... thì chúng ta phải thay đổi tư duy, thay đổi cách quản lý, thay đổi một số mô phạm cũ kỹ trong giáo dục nhằm đạt được kết quả cao nhất trong đào tạo con người.

Một thực tế là cũng còn không ít những trường Đại học và Cao đẳng trong nội dung chương trình đào tạo của mình không có môn học hoặc chuyên đề về “đạo đức học”, “đạo đức nghề nghiệp”... và Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán là một trong số đó. Do vậy, theo tác giả trong chương trình giáo dục chuyên nghiệp cần phải có môn học hoặc ít nhất cũng phải có một số chuyên đề về “đạo đức” để giáo dục đạo đức cho sinh viên.

Do vậy, phải thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp như đã phân tích để có được những con người xã hội xã hội chủ nghĩa thực thụ, chân chính, hồng - chuyên.

KẾT LUẬN

Đạo đức và giáo dục đạo đức cho sinh viên trong xã hội hiện thực của thời đại ngày nay là một yêu cầu hết sức cấp bách đối với Việt Nam, tại sao vậy? Vì đất nước ta là một đất nước đã và đang được xây dựng, phát triển trên cơ sở của học thuyết Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh và cũng trên cơ sở ấy, Đảng Cộng sản cũng như nhân dân Việt Nam không có lý do gì để cho những thói hư, tật xấu chiễm lĩnh và ngự trị trên con đường mà lớp lớp cha ông của chúng ta đã xây nên bằng máu và nước mắt.

Thực tế cuộc sống đã cho ta chứng kiến không ít những sự kiện bi kịch bắt đầu từ thanh niên, sinh viên và đây cũng chính là cơ sở để Nghị quyết 25-NQ/TW, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) đánh giá: “một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hóa của dân tộc… tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh niên đang gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp” [17, tr.21]. Do vậy, “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, phải xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, con người cộng sản chủ nghĩa. Muốn có con người xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa thì phải xây dựng tư tưởng xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa” [41, tr.323]. Muốn có được tư tưởng xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa thì phải thông qua công tác giáo dục và đào tạo, trong đó giáo dục tư tưởng đạo đức phải được ưu tiên hàng đầu để tạo ra được một xã hội “có những người có đạo đức xã hội chủ nghĩa” [42, tr.679].

Trong công tác giáo dục và đào tạo con người thì Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán cũng đã thể hiện được mục tiêu hết sức rõ ràng bên cạnh năng lực về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của sinh viên nhằm cung cấp nguồn lực lao động chất lượng cao cho xã hội, Nhà trường cũng đã hết sức đề cao công tác giáo dục phẩm chất chính trị và tư cách đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên đáp ứng yêu cầu xây dựng con người vừa “hồng”, vừa “chuyên” của xã hội xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những điều tốt đẹp mà Nhà trường đã tạo dựng được hơn 30 năm qua thì Trường cũng không tránh khỏi những hạn chế, khó khăn, thử thách trước những cái

mới trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Và tác giả cũng đã phân tích vấn đề hết sức tỉ mỉ trong nội dung của Chương 2 và 3 thông qua 5 nhóm vấn đề mà tác giả đã đặt ra trong bảng hỏi.

Tóm lại, thời đại ngày nay, khi mà một bộ phận trong chúng ta sống bằng mánh khóe và thủ đoạn thì đó là lúc cán cân đạo lý phải được chìa ra để lặp lại cái trật tự vốn có của cuộc sống. Đối tượng được quan tâm hàng đầu là thanh niên và sinh viên bởi đây là lực lượng “kế thừa quá khứ, mở ra tương lai”, nhiệm vụ của chúng ta là phải giáo dục và đào tạo họ kế thừa những tinh hoa, cao quý, tốt đẹp nhất của quá khứ và theo đó, những điều tốt đẹp, nhân hậu, đạo đức, tinh túy và giá trị ấy (cả về giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần) là kết quả tốt đẹp của công tác giáo dục đạo đức ngày hôm nay cho ngày mai và cho tương lai.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Anh (2001), “Vấn đề xây dựng nhân cách đạo đức sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

2. Nguyễn Quốc Anh (1997), “Công tác giáo dục đạo đức chính trị cho sinh viên”,

Tạp chí Cộng sản, (2).

3. Hoàng Chí Bảo (1/2001), “Nhân cách và giáo dục văn hoá nhân cách”, Tạp chí

Triết học.

4. Ban Khoa giáo Trung ương (2002), “Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ đổi

mới (Chủ trương, thực hiện, đánh giá)”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Bộ Tài chính, Trường Cao đẳng Tài chính Kế toán (2007), Giáo trình nguyên

lý Kế toán, Nxb. Tài chính, Hà Nội.

6. Bộ Tài chính, Trường Cao đẳng Tài chính Kế toán (2008), Giáo trình Kiểm

toán, Nxb. Tài chính, Hà Nội.

7. Bộ Tài chính, Trường Cao đẳng Tài chính Kế toán (2010), Chương trình đào

tạo toàn khóa và đề cương chi tiết học phần, Phần 2, Quảng Ngãi.

8. Nguyễn Trọng Chuẩn (2001), “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay và những biến động trọng lĩnh vực đạo đức”, Tạp

chí Triết học, (9).

9. GS Hoàng Chương (chủ biên, 2006), Văn hiến Quảng Ngãi truyền thống và

hiện đại, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

10. TS. Phạm Khắc Chương - Thiếu Thị Hường (1997), “Thực trạng và một số giải pháp giáo dục đạo đức cho thanh niên - sinh viên hiện nay”, Tạp chí Đại học và

giáo dục chuyên nghiệp, (2)

11. Sean Covey (2009), Bảy thói quen của bạn trẻ thành đạt, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

12. Vũ Trọng Dung (2004), “Tác động của kinh tế thị trường đến đạo đức người cán bộ quản lý”, Tạp chí Triết học, (5).

13. Thành Duy (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1957), Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban

Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban

Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng cộng sản Việt Nam (2009), CD-ROM Văn kiện Đảng toàn tập, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Đảng cộng sản Việt Nam (2009), CD-ROM Văn kiện Đảng toàn tập, tập 1-25, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Đảng cộng sản Việt Nam (2009), CD-ROM Văn kiện Đảng toàn tập, tập 26- 54, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

XI”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam”, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

23. Võ Nguyên Giáp (1994), Những chặng đường lịch sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. TS Nguyễn Phú Giang (2009), Kế toán quốc tế, Nxb. Tài chính, Hà Nội.

25. Phạm Minh Hạc (2002), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26. Đỗ Lan Hiền (2002), “Vấn đề giáo dục đạo đức trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường”, Tạp chí Triết học, (4).

27. PGS.TS Nguyễn Thế Kiệt (2001), “Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay”, Tạp chí Triết học, (6).

28. GS.La Quốc Kiệt (2003), Tu dưỡng đạo đức tư tưởng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Trần Hậu Kiêm (1997), Đạo đức học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

30. PGS,TS Dương Thị Liễu (chủ biên, 2009), Văn hóa kinh doanh, Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

31. Phan Thanh Long (chủ biên, 2006), Lý luận giáo dục, Nxb. Đại học Sư phạm,

Một phần của tài liệu giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng tài chính – kế toán quảng ngãi (Trang 97 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w