Tình hình giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Cao đẳng Tài chính

Một phần của tài liệu giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng tài chính – kế toán quảng ngãi (Trang 65 - 75)

chính - Kế toán

2.2.2.1. Nội dung giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán

Thứ nhất, giáo dục đạo đức nghề nghiệp.

Đạo đức nghề nghiệp là việc áp dụng các nguyên tắc về hành vi ứng xử trong khi hành nghề. Giống như tư cách đạo đức của một công ty, hành động đạo đức của một nghề nghiệp là tập hợp tất cả các hành động của các cá nhân trong nghề đó. Là thành viên của nghề kế toán, các kế toán viên có trách nhiệm không chỉ đối với chủ và khách hàng mà còn đối với xã hội là phải duy trì các tiêu chuẩn đạo đức cao quý nhất.

Đạo đức nghề nghiệp kế toán “Viện kế toán viên công chứng Hoa Kỳ và các tiểu bang đã chấp thuận dùng các bộ điều lệ về quy tắc ứng sử chuyên môn là kim chỉ nam để hành động. Căn bản của các bộ điều lệ này là trách nhiệm đối với công chúng gồm cả khách hàng, chủ nợ, các nhà đầu tư và bất cứ ai phụ thuộc vào công việc của kế toán. Để giải quyết xung đột giữa các nhóm khác nhau này, người kế toán phải hành động ngay thẳng ngay cả phải hy sinh quyền lợi cá nhân. Ngay thẳng nghĩa là kế toán viên phải lương thiện và thành thật, và đặt tinh thần phục vụ cùng với sự tín nhiệm của quần chúng lên trên quyền lợi cá nhân. Kế toán viên cũng phải khách quan. Khách quan có nghĩa là không thiên vị và có tinh thần lương thiện. Hơn nữa kế toán viên phải độc lập. Độc lập đây có nghĩa là tránh mọi sự quan hệ có ảnh hưởng hoặc có thể làm ảnh hưởng đến tinh thần khách quan của kế toán viên. Một cách giúp kiểm toán viên của một công ty giữ được tinh thần độc lập là kiểm toán viên đó không được có quyền lợi tài chính trực tiếp trong công ty và không phải là nhân viên của công ty đó. Người kế toán phải hành xử thận trọng trong moi sinh hoạt, hoàn thành trách nhiệm chuyên môn một cách đầy đủ, năng lực và mẫn cán” [47, tr.36-37].

Sự tiến bộ của xã hội đòi hỏi người hành nghề trong bất cứ lĩnh vực nào cũng phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp cơ bản. Những người hành nghề đều dựa vào đặc thù và những nguyên tắc chuẩn mực cơ bản có ảnh hưởng quan trọng đến nghề

nghiệp để làm nền tảng xây dựng đạo đức nhằm đảm bảo cho nghề nghiệp và sản phẩm của ngành nghề được xã hội trọng dụng, tôn vinh.

Đối với những người hoạt động trong lĩnh vực Tài chính - Kế toán, năm 2005 Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng đã ban hành Quyết định số 87/2005/QĐ-BTC về việc ban hành và công bố chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Kế toán - Kiểm toán Việt Nam. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển công bằng, bình đẳng, cạnh tranh hợp pháp đối với các thành phần kinh tế trong nước. Vậy nên, nội dung của quyết định này cần được chuyển tải và lưu hành một cách rộng rãi nhất đối với những người hoạt động trong lĩnh vực Tài chính - Kế toán, Kiểm toán thông qua nhiều kênh thông tin mà trong đó chủ yếu và hiệu quả nhất vẫn là trong giáo dục và đào tạo.

Lịch sử phát triển hàng trăm năm về đạo đức nghề nghiệp trên thế giới cho thấy giáo dục tư cách đạo đức nghề nghiệp là việc làm phức tạp, cần có sự kết hợp hài hoà giữa kỳ vọng của xã hội, vai trò của nhà nước, nỗ lực của tổ chức nghề nghiệp và đặc biệt là ý chí của những người hành nghề. Vậy, vấn đề đặt ra là cá nhân hoặc tổ chức phải chọn trong số những hành động được đánh giá là đúng hay sai, có đạo đức hay vô đạo đức để từ đó có phương hướng, mục tiêu trong hành vi thực hiện đạo đức nghề nghiệp của mình.

Sau đây là một số vấn đề mà sinh viên Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán cần phải được tìm hiểu, nhận thức, đánh giá và hoàn thiện hành trang vào đời của mình cả về trình độ chuyên môn và năng lực tiếp nhận, xử lý tình huống tư cách đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động chuyên môn và hoạt động thực tiễn: Khi đối mặt với các vấn đề về lợi ích, lợi ích xuất hiện khi một cá nhân phải lựa chọn giữa lợi ích của mình hay của tổ chức hoặc của các nhóm khác; sự công bằng và tính trung thực đối diện với cái tôi bản ngã ích kỷ bị cho phối bởi quan hệ tình cảm nảy sinh trong quá trình giao tiếp, quan hệ xã hội, ngoại giao, làm ăn... vì sự công bằng là phẩm chất bao gồm công bình, vô tư, và không thiên vị; tính trung thực chỉ sự thật thà, liêm chính, và đáng tin. Trong khi đó con người với các quan hệ tình cảm của mình ràng buộc lên các quan hệ xã hội khác nên khi xử lý công việc luôn bì chi phối bởi “tình cảm”. Do vậy, sự công bằng và tính trung thực yêu cầu người hoạt động

trong nghề cần phải có cái tâm, cái đức với nghề mới mong đạt được những thành quả, trái ngọt từ nghề; các vấn đề về giao tiếp. Giao tiếp chỉ sự trao đổi thông tin và chia sẻ ý nghĩa. Giao tiếp sai và không trung thực sẽ có thể phá hoại lòng tin của khách hàng vào tổ chức, doanh nghiệp; các nhân viên Kế toán - Tài chính phải đối mặt với những áp lực như sự cạnh tranh, quảng cáo, chất lượng hàng hoá, sản phẩm; các vấn đề như số liệu vượt trội, các khoản tiền bất ngờ và tiền hoa hồng đều đặt các nhân viên kế toán vào nguy cơ của những vấn đề về đạo đức.

Theo đó, nhân viên Kế toán - Tài chính và người làm kiểm toán không nên nhận quà hoặc tặng quà, dự chiêu đãi hoặc mời chiêu đãi đến mức có thể làm ảnh hưởng đáng kể tới các đánh giá nghề nghiệp hoặc tới những người họ cùng làm việc. Quà tặng hoặc chiêu đãi là quan hệ tình cảm cần thiết nhưng người làm công tác Kế toán - Tài chính và người làm Kiểm toán nên tránh các trường hợp có thể ảnh hưởng đến tính chính trực, khách quan hoặc dẫn đến tai tiếng nghề nghiệp...

Nhân viên Kế toán - Tài chính và người làm Kiểm toán có nghĩa vụ tôn trọng nguyên tắc bảo mật các thông tin về khách hàng hoặc của chủ doanh nghiệp thu được trong quá trình tiến hành các hoạt động chuyên nghiệp và phải tôn trọng nguyên tắc bảo mật ngay cả trong các mối quan hệ gia đình và xã hội. Trách nhiệm bảo mật phải được thực hiện kể cả sau khi chấm dứt mối quan hệ giữa người làm kế toán và người làm kiểm toán với khách hàng hoặc chủ doanh nghiệp, tổ chức...

Nhân viên Kế toán - Tài chính và người làm kiểm toán không được công bố thông tin bảo mật về khách hàng, doanh nghiệp, tổ chức hiện tại và khách hàng, doanh nghiệp hoặc tổ chức tiềm năng, kể cả các thông tin khác, nếu không được sự đồng ý của khách hàng, chủ doanh nghiệp hoặc tổ chức.

Tóm lại, kế toán là tác nghiệp không thể thiếu của doanh nghiệp, nếu vi phạm các thao tác chuyên môn, chuẩn mực đạo đức chuyên môn, do bất cứ sự sai lệch nào về các số liệu và hoạt động kế toán gây ra cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình hoạt động kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức nên cần phải đẩy mạnh công tác giáo dục cả về chuyên môn lẫn tư cách đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên nhằm tạo ra những con người vừa hồng vừa chuyên cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Thứ hai, giáo dục lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng do Đảng cộng sản lãnh đạo.

Yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc trong bối cảnh đổi mới của đất nước. Chúng ta có thể tự hào nói lên rằng, yêu nước là truyền thống có từ ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam, mỗi khi đất nước bị kẻ thù xâm lược thì tinh thần ấy lại trỗi dậy trong mỗi con người: Giặc đến nhà, dàn bà cũng đánh; với lời đanh thép của Trần Bình Trọng: Thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làm Vương đất Bắc.

Đó là những gì nói lên sự trung thành của dân tộc Việt Nam từ truyền thống và kể từ khi bọn “mắt xanh, mũi lõ” đặt chân lên bán đảo Sơn Trà “lửa của truyền thống” - đã cháy một cách mãnh liệt hơn với các tấm gương như: Hoàng Diệu, Nguyễn Trung Trực - khẳng định khi nào người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Trần Phú, Hà Huy Tập, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai, Lý tự Trọng, chị Út Tịch nói: "đánh đến cái lai quần cũng đánh", Võ Thị Sáu… những chiến sĩ yêu nước, chiến sĩ cộng sản - những người con ưu tú nhất của dân tộc đã nêu gương chói lọi về truyền thống anh hùng và sự trung thành đến tuyệt đỉnh - vượt lên trên sự sống của cái tôi nhỏ bé cho dân tộc và cho tổ quốc, và còn nữa, hàng ngàn những chiến sĩ cách mạng đã từng trải qua “địa ngục trần gian” của “những kẻ đi khai hóa văn minh” với những đòn tra tấn vô cùng dã man: “Lấy đinh ghim đóng vào kẽ móng tay, dùng roi cặc bò đánh vào lòng bàn chân, còng tréo tay treo ngược lên xà nhà, lấy kìm nhổ răng” [46, tr.303] … nhưng cuối cùng “những cái tay” đi khai hóa văn minh đó đã bị dân tộc mình đi khai hóa, khai hóa lại cho các giá trị của con người và của cuộc sống.

Chính vì thế, giáo dục giá trị lòng yêu nước, sự trung thành là nhân tố đánh giá thang giá trị đạo đức của con người Việt Nam. Do vậy không thể không giáo dục đạo đức cho sinh viên trong thời kỳ của hội nhập và phát triển để phát huy hơn nữa cái tốt, cái đẹp, cái linh hồn bất khuất kiên trung của truyền thống, ngăn ngừa cái bệnh hoạn, cái xấu xa, cái ích kỷ, vị lợi, hám của… đánh mất mình và dân tộc trong dòng chảy của danh vọng, địa vị, quyền lực và đặc biệt là “Tiền”. Giáo dục lòng yêu nước và sự trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng giúp sinh viên

có nhận thức đúng và từ đó có những hành động thiết thực trong lao động, trong học tập và trong cống hiến.

Ngày nay, trong bối cảnh đổi thay của dân tộc và thế giới thì vấn đề này lại càng phải được quan tâm hơn. Giáo dục lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc để làm cho sinh viên có thêm niềm tin ở sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trong công cuộc đổi mới. Để sinh viên ra sức phấn đấu học tập, rèn luyện bản thân phục vụ quê hương đất nước, phục vụ nhân dân được tốt hơn. Bởi “Ta vì yêu nước mà thiết tha muốn cho đất nước mình tiến kịp nước người, muốn cho dân mình được cơm ngon, áo đẹp, văn hóa cao, muốn cho lý tưởng xã hội chủ nghĩa được thực hiện, thì sản xuất tất nhiên sẽ tốt hơn, sáng kiến tất nhiên sẽ nhiều hơn, anh em, chị em thi đua nhau xây dựng Tổ quốc, cho dù rằng phải trải qua những lúc khó khăn, thiếu thốn đi nữa. Dân tộc ta đã sản sinh đông đảo anh hùng cứu nước, thì chắc chắn sẽ sản sinh nhiều thập bội những anh hùng xây dựng. Bằng chủ nghĩa yêu nước được phát huy tác dụng trong thời bình, nước Việt Nam chắc chắn sẽ bắt kịp trình độ phát triển của các nước xã hội chủ nghĩa tiên tiến” [22, tr.145]. Để hiện thực hóa được mơ ước này thì rõ ràng rằng sinh viên là lực lượng gánh vác trên vai mình sứ mệnh làm cho đất nước mình ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn bằng kiến thức, kỹ năng, trình độ, nhân cách, đạo đức, lối sống mà họ được kế thừa cả từ trong quá khứ lẫn trong thành tựu của văn minh hiện đại. Chỉ thị của Ban bí thư Số 49-CT/TW, ngày 17 tháng 9 năm 1957, Về việc tăng cường lãnh đạo công tác thanh vận đã nêu rõ. Chỉ thị của Ban bí thư Số 49-CT/TW, ngày 17 tháng 9 năm 1957, Về việc tăng cường lãnh đạo công tác thanh vận đã nêu rõ. “thanh niên có những đặc điểm của tuổi trẻ mà các lứa tuổi khác không có. Đó là lớp người đang lớn lên về thể chất, đang phát triển về trí tuệ, rất giàu tinh thần xung phong, hăng hái, ham tiến bộ, thiết tha với lý tưởng tốt đẹp của Đảng và không sợ khó khăn, nguy hiểm, sẵn sàng hi sinh phấn đấu vì lý tưởng đó. Với những đức tính ấy, Đảng tin tưởng rằng thanh niên sẽ kiên quyết phấn đấu đến cùng dưới lá cờ của Đảng” [14, tr.608].

2.2.2.2. Hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán

Thứ nhất, giáo dục đạo đức qua các môn học. Thực trạng giáo dục đạo đức cho sinh viên của Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán hiện nay theo kết quả khảo sát của tác giả có thể nêu ra được một số vấn đề có tính chất nổi cộm như sau thông qua “giáo dục đạo đức qua các môn học”: Giáo dục đạo đức thông qua giảng

dạy học tập các môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam…

Thực tế cho thấy sinh viên không mấy mặn mà nếu không muốn nói theo khuynh hướng tiêu cực đó là các em “ghét” học những môn này đó là: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam; các môn học về Luật vì một số lý do sau: “Không ăn nhập gì với chuyên ngành mà sinh viên học; không

phục vụ được gì cho sinh viên sau khi ra trường; kiến thức và ngôn ngữ hàn lâm rất khó hiểu; thầy cô giảng bài rất chán, thiếu sinh động và xa rời thực tiễn”. Trong sinh viên xuất hiện, tồn tại tư tưởng coi thường một số môn học chủ yếu là các môn học cơ sở và cơ sở ngành, họ cho rằng: “Đó là môn học không quan trọng; để dành sự quan tâm, ưu tiên cho các môn học ứng dụng; nên bỏ bớt một số môn”.

Với tất cả các lý do vừa nêu, kể cả các yếu tố khách quan thì yếu tố chủ quan cũng là một trong những hạn chế đáng kể xét về mặt đạo đức của sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học. Rõ ràng là sinh viên vẫn chưa thực sự nhìn nhận được tầm quan trọng của sự tự ý thức, của vấn đề tự học, của nhu cầu cần tri thức trong xã hội hiện đại vì ngày mai lập nghiệp và xây dựng tổ quốc. Điều này cũng là

một trong những nguyên nhân dẫn đến với kết quả học tập của sinh viên mà tác giả khảo sát được là 67% sinh viên đạt kết quả học tập trung bình và yếu.

Phương pháp giáo dục đạo đức qua các môn học nêu trên vẫn chưa thoát ra khỏi phương pháp truyền thống mặc dù đã có áp dụng một số phương tiện kỹ thuật hiện đại vào việc truyền tải nội dung chương trình môn học đến với sinh viên ví dụ như ngày xưa áp dụng phương pháp “thầy giảng trò ghi” là phương pháp chủ đạo thì ngày nay, với kỹ thuật hiện đại xuất hiện phổ biến hình thức “thầy chiếu, trò chép”.

Thứ hai, giáo dục đạo đức qua các môn cơ sở ngành và chuyên ngành.

Với các môn học cơ sở ngành và chuyên ngành, sinh viên Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán cũng đã sớm xác định và nhận thức được rằng đó là những môn học quan trọng, cung cấp lượng tri thức nguồn cho sự ổn định và phát triển bền vững của tri thức khoa học chuyên nghiệp chiếm 75,68%. Bởi đây thường là những môn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng tài chính – kế toán quảng ngãi (Trang 65 - 75)