triết học chính trị của john stuart mill - giá trị và bài học lịch sử

243 916 3
triết học chính trị của john stuart mill - giá trị và bài học lịch sử

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH    NGÔ THỊ NHƯ TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ CỦA JOHN STUART MILL - GIÁ TRỊ VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH    NGÔ THỊ NHƯ TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ CỦA JOHN STUART MILL - GIÁ TRỊ VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ Chun ngành: Lịch sử Triết học Mã số: 62.22.80.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. GS.TS. NGUYỄN TRỌNG CHUẨN 2. PGS.TS. NGUYỄN XN TẾ PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP 1. PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÀ 2. PGS. TS. LƯƠNG MINH CỪ PHẢN BIỆN 1. PGS. TS. ĐỖ MINH HỢP 2. PGS. TS. TRƯƠNG VĂN CHUNG 3. PGS. TS. ĐINH NGỌC THẠCH Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2013 JOHN STUART MILL (1806 - 1873) LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án này là kết quả của quá trình tự nghiên cứu của mình. Nếu có sự gian dối, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Người cam đoan Ngô Thị Như MỤC LỤC TRANG LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 3 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 11 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 12 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 12 6. Cái mới của luận án 12 7. Ý nghĩa khoa học của luận án 13 8. Kết cấu của luận án 13 PHẦN NỘI DUNG 15 CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ JOHN STUART MILL 15 1.1. Điều kiện lịch sử, tiền đề lý luận hình thành triết học chính trị John Stuart Mill 15 1.1.1. Điều kiện lịch sử hình thành triết học chính trị John Stuart Mill 15 1.1.2. Tiền đề lý luận hình thành triết học chính trị John Stuart Mill 21 1.2. Quá trình chuyển biến triết học chính trị John Stuart Mill 36 1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp của John Stuart Mill 36 1.2.2. Các giai đoạn trong triết học chính trị John Stuart Mill 43 Kết luận chương 1 53 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ JOHN STUART MILL 55 2.1. Vấn đề tự do trong triết học chính trị John Stuart Mill 55 2.1.1. Vấn đề tự do cá nhân 55 2.1.2. Tự do và vấn đề bình quyền phụ nữ 70 2.2. Chính thể và quyền lực hợp thành chính thể trong triết học chính trị John Stuart Mill 83 2.2.1. Tiêu chuẩn đánh giá hình thức chính thể 84 2.2.2. Chức năng của các cơ quan quyền lực hợp thành chính thể đại diện 98 2.2.3. Dân chủ với quyền bầu cử 112 Kết luận chương 2 123 CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ CỦA TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ JOHN STUART MILL 125 3.1. Giá trị và hạn chế của triết học chính trị John Stuart Mill 125 3.1.1. Giá trị của triết học chính trị John Stuart Mill 125 3.1.2. Hạn chế của triết học chính trị John Stuart Mill 144 3.2. Bài học lịch sử từ triết học chính trị John Stuart Mill 163 3.2.1. Bài học về phát huy vai trò của giáo dục 163 3.2.2. Bài học về đề cao bình đẳng cho nữ giới 169 3.2.3. Bài học về xây dựng hình thức chính thể dựa trên nền tảng là lợi ích của người dân 179 3.2.4. Bài học về xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp 188 Kết luận chương 3 193 PHẦN KẾT LUẬN 196 CHÚ THÍCH 200 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 219 TÀI LIỆU THAM KHẢO 220 PHỤ LỤC 233 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lĩnh vực chính trị là một trong những lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, chiếm vị trí quan trọng và có sự chi phối đến các lĩnh vực khác. Qua mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, lĩnh vực chính trị luôn vận động cùng với sự vận động của xã hội loài người, và được khái quát hóa thành tri thức lý luận tổng quát, thành các học thuyết, khuynh hướng, trào lưu triết học chính trị. Như thế, triết học chính trị vừa là sự phản ánh của thực tiễn chính trị sinh động, vừa bao hàm cả tính định hướng cho hoạt động thực tiễn. Vậy nên, nghiên cứu triết học chính trị là công việc cần thiết nhằm phát triển trình độ tư duy lý luận, nâng cao năng lực nhận thức của con người; thông qua đó tăng cường hiệu quả cho hoạt động thực tiễn, mà trước hết là thực tiễn chính trị. Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, triết học chính trị phương Tây nổi bật như một trong những mạch nguồn của phong cách tư duy duy lý. Trong những tên tuổi tiêu biểu của triết học Anh và triết học Pháp, thì John Stuart Mill (1806 - 1873) là một triết gia có ảnh hưởng lớn, vượt ra khỏi biên giới xứ sở sương mù thế kỷ XIX. Ông là triết gia đại diện cho chủ nghĩa kinh nghiệm Anh thời đại Victoria. Không chỉ là nhân vật kế tục truyền thống chủ nghĩa kinh nghiệm Anh, J.S.Mill còn được ghi nhận là đại diện tiêu biểu cho chủ nghĩa thực chứng, một phong trào triết học và chính trị phổ biến rộng rãi trong nửa cuối thế kỷ XIX. Điều đặc biệt ở chỗ, J.S.Mill đã triển khai chủ nghĩa thực chứng theo phương án thuyết đạo đức công lợi của Anh. Và do đó, ông đã thành công khi đưa triết học thực chứng vượt ra khỏi khía cạnh thực chứng xã hội học, để gắn với khuynh hướng thực chứng chính trị học. Vì thế, nghiên cứu triết học chính trị J.S.Mill nhằm mở ra một hướng tiếp cận đối với lịch sử triết học phương Tây cận đại, từ đó góp phần quan trọng làm sáng rõ thêm bức tranh lịch sử triết học phương Tây nói chung cũng như triết học chính trị pháp quyền tư sản nói riêng. 2 Là một nhà triết học, nhà logíc học, nhà đạo đức học, nhà kinh tế chính trị học, sự nghiệp và hoạt động của J.S.Mill để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử châu Âu; đặc biệt là triết học chính trị của ông được thể hiện qua hai tác phẩm tiêu biểu: Bàn về tự do 1 và Chính thể đại diện 2 . Trong các tác phẩm của mình, J.S.Mill đã khẳng khái thể hiện quan điểm về tự do, về dân chủ, về chính thể nhà nước. Bằng những trước tác đó, ông đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển lý thuyết tự do chủ nghĩa và chính trị pháp quyền. Là một học thuyết lý luận sắc sảo, triết học chính trị của J.S.Mill chứa đựng nhiều bài học giá trị không chỉ đối với thời đại của ông, mà còn đối với các quốc gia đang xây dựng và hoàn thiện thể chế chính trị pháp quyền giai đoạn hiện nay, trong đó có Việt Nam. Thực tế cho thấy rằng, chỉ có thể dựa trên sự kế thừa tinh hoa triết học chính trị thế giới thì việc xây dựng nhà nước pháp quyền hiện đại sẽ trở nên hiệu lực hơn và tránh được những hạn chế đang tồn đọng. Thêm nữa, bối cảnh thế giới hiện nay vẫn đang chứa đựng những vấn đề bất ổn như: xung đột lợi ích giữa các quốc gia không thể tránh khỏi, mối quan hệ cá nhân - xã hội nảy sinh những tình huống mới, tình trạng vi phạm quyền tự do cá nhân chưa chấm dứt, … Đặt triết học chính trị của J.S.Mill trong mối liên hệ với bối cảnh hiện thời mới thấy rằng triết học của ông vẫn mang tính thời sự rõ nét. Những vấn đề về mối quan hệ giữa các dân tộc, về tự do cá nhân và bình đẳng giới, về vai trò của giáo dục, … mà J.S.Mill đã từng bàn đến vẫn còn nhiều giá trị thực tiễn đối với không riêng Việt Nam mà còn với các quốc gia khác. Có lẽ, thời đại ngày nay vẫn có thể tìm thấy được trong triết học chính trị J.S.Mill những bài học lịch sử ý nghĩa. Xét mặt hạn chế, triết học chính trị của J.S.Mill vẫn thể hiện lập trường giai cấp tư sản, là học thuyết bảo vệ trật tự xã hội tư sản. Dẫu chưa thể đoạn tuyệt hẳn với một số hạn hẹp có tính lịch sử, nhưng điều đó hoàn toàn không ngăn J.S.Mill trở thành nhà tư tưởng dũng cảm, táo bạo, mới mẻ và tiến bộ trong lịch sử tư tưởng triết học. Do đó, nghiên cứu triết học chính trị J.S.Mill 3 là công việc nhằm chắt lọc những giá trị tinh hoa văn hóa nhân loại. Đổi mới và phát triển tư duy là một quá trình liên tục, phải luôn cần có yếu tố kế thừa. Như Ph.Ăngghen đã viết: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận … Nhưng tư duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của người ta mà có thôi. Năng lực ấy cần phải được phát triển hoàn thiện, và muốn hoàn thiện nó thì cho tới nay, không có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước” [28, tr.489, 487]. Xuất phát từ những ý nghĩa nêu trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Triết học chính trị của John Stuart Mill - giá trị và bài học lịch sử” làm Luận án Tiến sĩ của mình. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài J.S.Mill là một nhà tư tưởng bách khoa, có nhiều tác phẩm luận bàn đến nhiều lĩnh vực, như chính trị, đạo đức, kinh tế, logíc. Sự thật suốt một thời gian dài, công việc nghiên cứu về J.S.Mill chưa đánh giá hết tầm quan trọng của ông, nhất là đối với các tác phẩm chính trị và xã hội. Điều này được lý giải bởi nguyên do phần nhiều từ những biến cố chính trị của thế kỷ XX. Nhiều lá thư của J.S.Mill bị thất lạc trong chiến tranh thế giới thứ hai. Triết học J.S.Mill dường như bị quên lãng trong khói lửa hai cuộc đại chiến. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, cuộc đời và sự nghiệp của J.S.Mill được đặc biệt quan tâm. Các tác phẩm của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng, nhiều công trình nghiên cứu về ông được công bố dồn dập. Friedrich A.Hayek (1899 - 1992), một nhà kinh tế học, nhà khoa học chính trị người Anh, cho rằng không có một nhân vật lớn nào của thế kỷ XIX như J.S.Mill phải chờ đến một trăm năm cho lần xuất bản bộ sưu tập đầy đủ các tác phẩm [dẫn theo 118, tr.8]. Sự quan tâm và đánh giá của giới học thuật về J.S.Mill cũng như về các tác phẩm của ông minh chứng cho sức sống một triết gia lớn và một học thuyết giá trị. 4 Nhà xuất bản Đại học Toronto - Canada (University of Toronto Press) đã xuất bản một số tác phẩm của J.S.Mill từ những năm 1950, ấn hành lần đầu tiên Toàn tập tác phẩm (gồm 33 tập) của ông từ năm 1963. Toàn tập John Stuart Mill (The Collected Works of J.S.Mill) 3 được biên tập bởi Hội đồng biên tập từ Khoa Nghệ thuật và Khoa học của trường Đại học Toronto (the Faculty of Arts and Science of the University of Toronto). Tổng biên tập của Hội đồng là ông John M.Robson, giáo sư Anh ngữ của trường Đại học Toronto. Mục đích chính của ấn bản Toàn tập là trình bày một cách đầy đủ toàn bộ tác phẩm của J.S.Mill, mà trong đó một số tác phẩm đã từng được xuất bản riêng lẻ. Bên cạnh đó, Toàn tập John Stuart Mill cũng nhằm cung cấp các văn bản chính xác của một số tác phẩm trước đó chưa từng được công bố hoặc tương đối khó tiếp cận. Với 33 tập, Toàn tập tập hợp trọn vẹn các tác phẩm của J.S.Mill ở những lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, những lá thư trao đổi giữa J.S.Mill và nhiều nhân vật cùng thời. Quá trình xuất bản Toàn tập John Stuart Mill nhận được sự hỗ trợ rất lớn của Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn Canada (Social Sciences and Humanities Research Council of Canada), nhận được sự hợp tác của nhiều nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực triết học, chính trị, kinh tế chính trị, ngôn ngữ, lịch sử. Với những thuận lợi đó, Toàn tập John Stuart Mill là một ấn bản công phu, kỹ lưỡng và có giá trị khoa học. Hầu như trong mỗi tập, trước phần văn bản tác phẩm thường có phần giới thiệu sơ lược về chính tác phẩm đó. Phần giới thiệu này tuy ngắn gọn nhưng cung cấp cho người đọc một cách nhìn tổng quan về từng tác phẩm của J.S.Mill. Vì thế, có thể nói, Toàn tập John Stuart Mill là một nguồn tham khảo vô cùng quý giá cho nghiên cứu sinh thực hiện đề tài Luận án Tiến sĩ. Tuy nhiên, trong những tác phẩm của J.S.Mill, hiện nay, chỉ có hai tác phẩm được dịch ra tiếng Việt. Đó là Bàn về tự do (bản dịch của Nguyễn Văn [...]... trị và hạn chế trong triết học chính trị John Stuart Mill Gồm hai tiết (chia thành sáu tiểu tiết): 3.1 Giá trị và hạn chế của triết học chính trị John Stuart Mill 3.2 Bài học lịch sử từ triết học chính trị John Stuart Mill 15 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ JOHN STUART MILL 1.1 ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ, TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TRIẾT HỌC CHÍNH... lịch sử, tiền đề lý luận hình thành triết học chính trị John Stuart Mill 1.2 Quá trình chuyển biến triết học chính trị của John Stuart Mill Chương 2: Nội dung triết học chính trị John Stuart Mill Gồm hai tiết (chia thành năm tiểu tiết): 2.1 Vấn đề tự do trong triết học chính trị John Stuart Mill 14 2.2 Chính thể và quyền lực hợp thành chính thể trong triết học chính trị John Stuart Mill Chương 3: Giá. .. chương Không viết về triết học như một dòng chảy lịch sử, quyển sách đã nghiên cứu triết học thông qua các luận đề (như triết học về tôn giáo, triết học về tri thức, đạo đức học, triết học chính trị và xã hội, siêu hình học, bản ngã cá nhân và sự bất tử) Ở cả hai luận đề về đạo đức học và triết học chính trị, J.S .Mill đều được bàn luận đến Trong quyển sách này, tiểu sử của J.S .Mill cũng được giới thiệu... hình thành triết học chính trị của ông 12 Thứ hai, trình bày và phân tích nội dung cơ bản trong triết học chính trị J.S .Mill, gồm năm vấn đề: tự do cá nhân, bình quyền phụ nữ, tiêu chuẩn đánh giá hình thức chính thể, chức năng của các cơ quan quyền lực hợp thành chính thể đại diện, dân chủ với quyền bầu cử Thứ ba, phân tích những giá trị, hạn chế và bài học lịch sử của triết học chính trị J.S .Mill 4 Đối... trị J.S .Mill và chỉ ra những nội dung cơ bản trong triết học chính trị của ông Thứ hai, luận án phân tích và rút ra những giá trị, bài học lịch sử của triết học chính trị J.S .Mill trong vấn đề tự do cá nhân, quyền lực nhà nước, dân chủ, bầu cử, giáo dục và giải phóng phụ nữ Thứ ba, luận án cũng chỉ rõ những hạn chế của triết học chính trị J.S .Mill thể hiện ở tính chủ quan, thiếu nhất quán và thiếu một... đầu khóa học về triết học và những học viên nghiên cứu triết học như là một học phần bổ trợ trong các khóa học như xã hội học, giáo dục học, ngôn ngữ học, thần học và tâm lý học Quyển sách đã dành hẳn chương 2 (chapter two) để bàn về triết học chính trị Bên cạnh những tên tuổi như Plato, Th.Hobbes, J.Locke, C.Mác thì J.S .Mill được nhắc đến như một nhà triết học chính trị tiêu biểu trong lịch sử tư tưởng... những bài học lịch sử của triết học chính trị J.S .Mill, gồm: bài học về phát huy vai trò của giáo dục, bài học về đề cao quyền bình đẳng giới, bài học về xây dựng hình thức chính thể dựa trên nền tảng là lợi ích của người dân và bài học về xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp Những bài học này, khi được vận dụng, sẽ phát huy hiệu quả cao trong cộng đồng và xã hội, trong quá trình xây dựng và hoàn... hiện ở quan điểm về vai trò của quần chúng nhân dân 13 7 Ý nghĩa khoa học của luận án Về ý nghĩa lý luận, luận án trình bày một cách hệ thống và cụ thể nội dung cơ bản của triết học chính trị J.S .Mill Trên cơ sở đó, luận án nêu bật và đánh giá vị trí triết học chính trị của ông trong triết học chính trị nhân loại Đồng thời, luận án góp thêm một cách tiếp cận về triết học chính trị phương Tây thời kỳ cận... đích và nhiệm vụ của luận án Mục đích của luận án Trình bày triết học chính trị J.S .Mill với tư cách một hệ thống, đánh giá những giá trị, hạn chế và bài học lịch sử của hệ thống triết học này; từ đó, gợi mở và liên hệ đến một số vấn đề thực tiễn của xã hội đương đại Nhiệm vụ của luận án Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện những nhiệm vụ sau: Thứ nhất, khái quát cuộc đời và sự nghiệp của J.S .Mill, ... LUẬN HÌNH THÀNH TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ JOHN STUART MILL 1.1.1 Điều kiện lịch sử hình thành triết học chính trị John Stuart Mill John Stuart Mill (1806 - 1873) là triết gia và nhà hoạt động chính trị nổi tiếng nước Anh thế kỷ XIX Tư tưởng của J.S .Mill mang đậm dấu ấn thế kỷ XIX Hay nói cách khác, xã hội nước Anh thời đó đã tác động sâu sắc đến sự hình thành tư tưởng J.S .Mill Đầu thế kỷ XIX, Anh đã trở . 3: GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ CỦA TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ JOHN STUART MILL 125 3.1. Giá trị và hạn chế của triết học chính trị John Stuart Mill 125 3.1.1. Giá trị của triết học chính trị. trị John Stuart Mill 125 3.1.2. Hạn chế của triết học chính trị John Stuart Mill 144 3.2. Bài học lịch sử từ triết học chính trị John Stuart Mill 163 3.2.1. Bài học về phát huy vai trò của giáo. TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ JOHN STUART MILL 15 1.1. Điều kiện lịch sử, tiền đề lý luận hình thành triết học chính trị John Stuart Mill 15 1.1.1. Điều kiện lịch sử hình thành triết học chính trị John

Ngày đăng: 13/11/2014, 05:56

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1. ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ JOHN STUART MILL

    • 1.1. Điều kiện lịch sử, tiền đề lý luận hành thành triết học chính trị John Stuart Mill

    • 1.2. Quá trình chuyển biến triết học chính trị John Stuart Mill

    • CHƯƠNG 2. NỘI DUNG TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ JOHN STUART MILL

      • 2.1. Vấn đề tự do trong triết học chính trị John Stuart Mill

      • 2.2. Chính thể và quyền lực hợp thành chính thể trong triết học chính trị John Stuart Mill

      • CHƯƠNG 3. GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ CỦA TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ JOHN STUART MILL

        • 3.1. Giá trị và hạn chế của triết học chính trị John Stuart Mill

        • 3.2. Bài học lịch sử từ triết học chính trị John Stuart Mill

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan