Ý nghĩa vật lý và ý nghĩa triết họctrong tư tưởng của ông có sự hòa quyện đặc biệt, đồng thời có tác động đếnnhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống và khoa học.Nếu như thuyết tương đối
Trang 2TRẦN LĂNG
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA ALBERT EINSTEIN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
CÁN BỘ PHẢN BIỆN HỘI ĐỒNG CẤP TRƯỜNG:
1 PGS.TS TRƯƠNG VĂN CHUNG
2 PGS.TS TRẦN NGUYÊN VIỆT
3 PGS.TS LƯƠNG MINH CỪ
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập do chính tác giả thực hiện Các cứ liệu sử dụng trong luận án là trung thực
và chính xác Các chú thích đều có nguồn trích dẫn tài liệu tham khảo rõ ràng Các phân tích, nhận định, đánh giá và kết luận được đưa ra dựa trên nghiên cứu của tác giả luận án, không có sự sao chép từ bất kỳ công trình khoa học nào khác đã công bố.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Trần Lăng
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.……… ………
Trang 3 Tính cấp thiết của đề tài……… 3
Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài…….……… 5
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài…… ……… ……… 20
Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án……… 20
Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận án……… ……….……… 20
Kết cấu của luận án…….………. 21
Chương 1 NHỮNG ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA ALBERT EINSTEIN……… 22
1.1 Điều kiện lịch sử hình thành tư tưởng triết học của Albert Einstein……… 23
1.1.1 Hoàn cảnh kinh tế nước Đức cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX……… 23
1.1.2 Chính trị - xã hội nước Đức cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX……… 27
1.2 Những tiền đề hình thành tư tưởng triết học của Albert Einstein…… 33
1.2.1 Tiền đề khoa học tự nhiên……… 33
1.2.2 Tiền đề tư tưởng và lý luận……… ……… 38
1.3 Tư duy độc lập của Albert Einstein……… ……….…… 46
Chương 2 NỘI DUNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA ALBERT EINSTEIN 52 2.1 Tư tưởng của Albert Einstein về bản thể luận……… ……… 53
2.1.1 Quan điểm của Albert Einstein về cấu trúc của vật chất……… 54
2.1.2 Quan điểm của Albert Einstein về không - thời gian……… 67
2.1.3 Quan điểm của Albert Einstein về sự thống nhất của thế giới……… 78
2.2 Tư tưởng của Albert Einstein về nhận thức luận.………. 84
2.2.1 Thuyết thực tại của Albert Einstein……… 86
2.2.2 Con đường nhận thức của Albert Einstein……… 95
2.3 Vấn đề nhân sinh quan trong triết học của Albert Einstein………
2.3.1 Quan điểm của Albert Einstein về tôn giáo và mối quan hệ giữa 103 khoa học và tôn giáo……… 104
Trang 52.3.2 Quan điểm của Albert Einstein về con người và ý nghĩa cuộc sống……… 121
2.3.3 Chủ nghĩa hòa bình của Albert Einstein……… 130
2.3.4 Tư tưởng giáo dục của Albert Einstein……… 145
Chương 3 Ý NGHĨA LỊCH SỬ TRONG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA Einstein…
ALBERT EINSTEIN……… 161
3.1 Tư tưởng triết học của Albert Einstein là nhận thức sâu sắc của con người về thế giới, góp phần hoàn thiện thế giới quan triết học duy vật
khoa học……… 162
3.1.1 Thuyết tương đối - sự phủ nhận vai trò của Thượng đế và minh chứng về một vũ trụ hài hòa……….……….………… 164
3.1.2 Tư tưởng bản thể luận của Albert Einstein - sự hoàn thiện thế giới quan triết học……… ……….……… 168
3.2 Ý nghĩa cách mạng trong nhận thức luận của Albert Einstein……… … 171
3.2.1 Thuyết tương đối – tư duy mới về những vấn đề cũ……… 171
3.2.2 Nhận thức luận của Albert Einstein và yêu cầu đổi mới tư duy……… 174
3.3 Giá trị nhân văn trong tư tưởng triết học của Albert Einstein…………
3.3.1 Nhân sinh quan của Albert Einstein thể hiện quan điểm duy vật vô 179 thần, có tác dụng chống lại chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo……… ……… 180
3.3.2 Tư tưởng triết học của Albert Einstein mang tính nhân văn sâu sắc, vì một nền hòa bình của nhân loại……….……… 184
KẾT LUẬN……….……….……… 190
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… ………. 196
PHỤ LỤC……….…………. 204
Phụ lục 1: Niên biểu Albert Einstein……….………… 205
Phụ lục 2: Thuật ngữ Việt –Anh đối chiếu và chú giải……… 225
Phụ lục 3: Một số nhân vật trong luận án……… 234
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Albert Einstein (A Einstein), nhà vật lý học vĩ đại nhất của nhân loại,người phát minh ra thuyết tương đối và hình thành vũ trụ học hiện đại, đồngthời góp phần khai sinh thuyết lượng tử Thuyết tương đối và thuyết lượng tử
là hai trụ cột làm nên cuộc cách mạng trong vật lý học thế kỷ XX A Einsteinkhông chỉ là nhà vật lý học kiệt xuất, mà còn là nhà triết học nổi tiếng bởinhững đóng góp quan trọng của ông trong việc tạo dựng cơ sở khoa học tựnhiên cho các tư tưởng triết học đúng đắn về thế giới vật chất, về vận động,tính tương đối và thống nhất của không - thời gian, tính thống nhất vật chấtcủa thế giới Những phát minh vĩ đại của ông còn khẳng định khả năng to lớncủa trí tuệ con người có thể đi sâu phản ánh bản chất và những quy luật vận
động phức tạp của thực tại khách quan
Thuyết tương đối của A Einstein đánh dấu một bước ngoặt vĩ đạikhông chỉ trong lĩnh vực vật lý học, mà cả trong thế giới quan triết học.Những khám phá có tính chất quan trọng trong vật lý học của A Einstein và
tư tưởng của ông về những quy luật phổ quát được đánh giá có tính cách
mạng đối với khoa học Trong tiểu luận Ý nghĩa triết học của lý thuyết tương đối, H Reichenbach - nhà triết học Đức nhận xét, những khám phá vật lý
của A Einstein đã có những hệ quả rất sâu sắc đối với lý thuyết nhận thức
Trong bài báo A Einstein - nhà triết học khoa học, D Howard đã đánh giá
cao ý nghĩa triết học trong những công trình vật lý của A Einstein
Tư tưởng triết học của A Einstein thể hiện trên nhiều phương diện: bảnthể luận, nhận thức luận, nhân sinh quan… Trong đó, tư tưởng bản thể luận có
ý nghĩa quan trọng, phản ánh thế giới quan của ông Vật lý học của A
Trang 7Einstein là những phát hiện có tính đột phá về bản chất của ánh sáng, vềkhông - thời gian, về mối quan hệ giữa khối lượng và năng lượng và sự thốngnhất vật chất của thế giới; đã góp phần giải quyết những vấn đề bản thể luậntriết học Tư tưởng bản thể luận của A Einstein thể hiện quan điểm duy vậttrong việc nhận thức và giải thích thế giới Ý nghĩa vật lý và ý nghĩa triết họctrong tư tưởng của ông có sự hòa quyện đặc biệt, đồng thời có tác động đếnnhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống và khoa học.
Nếu như thuyết tương đối giá trị to lớn trong tiến trình phát triển củavật lý học, bản thể luận, nhận thức luận triết học thì cuộc đời và hoạt động xãhội của ông là những chuẩn mực đẹp đẽ có ý nghĩa và ảnh hưởng lớn, thể hiệngiá trị nhân văn sâu sắc Dưới ánh sáng phương Đông, ông là một minh triết
Có nhà nghiên cứu đã xem tư tưởng nhân văn của ông với tư tưởng của ĐứcPhật và M Gandhi có những nét tương đồng Tư tưởng về đạo đức, lẽ sống
được biểu hiện trong lao động cần mẫn và đời sống giản dị của A Einstein là
hình mẫu có giá trị và ý nghĩa đối với mỗi người và cuộc sống Tính độc lập
và sáng tạo trong tư duy của A Einstein là vấn đề cần được nghiên cứu và ápdụng trong học tập và nghiên cứu khoa học nhằm phát huy trí tuệ và sự sángtạo của con người Nhân sinh quan của A Einstein rất phù hợp với nhữngquan điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử, do đó việc nghiên cứu để kế thừa và vận dụng tư tưởng của ông là việclàm phù hợp trong giai đoạn hiện nay
Mặt khác, thông qua quan điểm về tôn giáo và mối quan hệ giữa khoahọc và tôn giáo, A Einstein đã thể hiện tư tưởng của ông về Thượng đế và
bộc lộ quan niệm tôn giáo vũ trụ - một khái niệm mới do ông khởi xướng Khác với quan niệm tôn giáo thông thường, tôn giáo vũ trụ chính là cảm
Trang 8thức và sự ngưỡng mộ vô biên của con người trước vẻ đẹp kỳ bí của tự nhiên
và sự say mê nghiên cứu để thấu hiểu bản chất của nó
Với những tài liệu đã được công bố do chính ông viết hoặc những tácgiả khác viết về ông, thông qua những thư từ trao đổi giữa ông và nhiều ngườikhác chúng ta thấy rằng, ngoài một nhà khoa học vĩ đại, A Einstein còn làmột nhà triết học với những tư tưởng có tính chất đặc biệt Tư tưởng triết họccủa A Einstein bao quát nhiều lĩnh vực quan trọng; tư duy và hành động củaông đã kiến giải nhiều vấn đề mang tính thời đại Chính điều đó làm cho tưtưởng triết học của A Einstein có sức cuốn hút đối với nhiều người Do vậy,việc nghiên cứu tư tưởng triết học của một nhà khoa học thiên tài mà ở nước
ta từ trước đến nay mới chỉ được biết về mặt khoa học, chưa được biết nhiều
và có hệ thống về mặt triết học, là vấn đề vô cùng cần thiết Chính lẽ đó, tôi
quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Tư tưởng triết học của Albert Einstein” Thông qua nghiên cứu, luận án này nhằm khái quát, hệ thống tư
tưởng triết học đồng thời đánh giá ý nghĩa lịch sử trong tư tưởng triết học của
A Einstein theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Từ Năm kỳ diệu (Annus Mirabilis) đến khi A Einstein qua đời 1955), là tròn 50 năm thuyết tương đối đã cùng ông đạt đến đỉnh cao trong
(1905-khoa học Với bốn bài báo được công bố trên Niên giám vật lý (Annalen
Physik) năm 1905, A Einstein đã đặt cột mốc có ý nghĩa cho kỷ nguyên vật
lý học hiện đại Trong thời gian ông còn sống cũng như sau khi ông qua đời, ở
phương Tây nhất là ở Mỹ, nhiều công trình của A Einstein về vật lý học đãđược công bố và in thành sách Bên cạnh đó, người ta còn sưu tập tư tưởng
triết học, chính trị, xã hội, nhân văn của ông để xuất bản thành sách như: Thế
giới như tôi thấy (The World as I See It, Philosophical Library, New York,
Trang 91949), Những năm cuối của đời tôi (Out of My Later Years, New York, Philosophical Library, 1950), Tư tưởng và quan điểm (Ideas and Opinions,
Crown Publishers, Inc, New York, 1954) Các tác phẩm này, theo thời gian
đã được tái bản nhiều lần và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới Những
tác phẩm đó đã thể hiện cơ bản tư tưởng và quan điểm của A Einstein về triếthọc, tôn giáo và giá trị nhân văn Sau này, những nhà sử học, nhà nghiên cứu
đã căn cứ những phát biểu của A Einstein để trích dẫn hoặc đánh giá về tư
tưởng của ông Ngoài ra, những bài viết, bài nói của ông ở các diễn đàn, cáctrường đại học cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đượcphổ biến bằng nhiều hình thức, là dữ liệu quan trọng giúp cho việc nghiên cứu
về cuộc đời và tư tưởng của A Einstein
Trên thế giới, đã có những công trình nghiên cứu về A Einstein vớinhiều góc độ khác nhau Tổng quan lịch sử nghiên cứu đề tài, trong phạm viluận án này, chúng tôi tạm chia thành 3 mảng chính như sau:
2.1 Những công trình, tư liệu nghiên cứu tiểu sử Albert Einstein
Là thiên tài khoa học, nhân vật của thế kỷ XX, A Einstein được đánhgiá là vĩ nhân thứ 8 trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại Do vậytiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp của ông là mối quan tâm lớn của nhiều nhà sửhọc, nhà nghiên cứu Đã có nhiều công trình và tư liệu về A Einstein dướidạng tiểu sử danh nhân được xuất bản thành sách hoặc phổ biến thông qua cáctrang mạng toàn cầu Một trong những trang mạng tương đối đầy đủ dữ liệu
về A Einstein có địa chỉ tại www.alberteinstein.info của The Hebrew
University of Jerusalem bằng tiếng Anh và tiếng Do Thái đã sưu tập tất cả
những tư liệu liên quan đến A Einstein bao gồm tiểu sử, hoạt động, côngtrình khoa học, tư tưởng, hình ảnh và thư tín… Đây là nguồn tham khảo quantrọng cho những ai quan tâm đến cuộc đời và sự nghiệp của A Einstein Ở
Trang 10mảng này, trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã tiếp cận một sốcông trình, tư liệu chủ yếu sau đây:
A Foelsing đã có tác phẩm Albert Einstein - Nhà bác học vĩ đại của
nhân loại, xuất bản năm 1993 và được Nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành
năm 2005, nhân năm Vật lý thế giới Là tác phẩm đồ sộ với gần 1000 trang in,
A Foelsing đã tổng hợp, chọn lọc và giới thiệu tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệpcủa A Einstein một cách chi tiết và đầy đủ Tác phẩm giúp cho người đọc cócái nhìn tổng quan về A Einstein từ những năm tháng trẻ tuổi đến sự thành
đạt trong khoa học và ảnh hưởng lớn lao của nhà bác học vĩ đại của nhân loại
Tác phẩm đã thể hiện sự nghiên cứu công phu và đánh giá xác đáng nhữngcống hiến khoa học và sự lan tỏa của những thành tựu đó đối với sự phát triểncủa lịch sử nhân loại
F MacDonald với tác phẩm Albert Einstein (Nxb Văn hoá - Thông tin, 2002); Mã Quan Phục với tác phẩm Albert Einstein - con người vĩ đại (Nxb
Văn hoá - Thông tin, 2003) Đây là những ấn phẩm danh nhân, đề cập đến A.Einstein từ cuộc đời, sự nghiệp, thuyết tương đối và những ảnh hưởng củaông đối với thời đại Cũng dưới hình thức phổ biến kiến thức trong loạt sách
danh nhân, R Downs đã xuất bản Những tác phẩm biến đổi thế giới (Books That Changed The World, Nxb Lao Động, Hà Nội, 2003) Được xem là công
trình có sức mạnh biến đổi thế giới, R Downs đã dành 1 chương để viết vềthuyết tương đối của A Einstein đồng thời đánh giá ảnh hưởng và vai trò của
nó đối với vật lý học nói riêng và khoa học, đời sống nói chung
Nguyễn Thế Tài, một kỹ sư, nhà nghiên cứu khoa học người Việt tại
Bỉ Sau khi xem triển lãm về A Einstein với chủ đề A Einstein, một cái nhìn
khác vào đầu tháng 02 năm 2006 tại Bruxelles đánh dấu năm 2005 nhân kỷ
niệm 100 năm ra đời của thuyết tương đối, Nguyễn Thế Tài đã xuất bản khảo
Trang 11cứu Albert Einstein, nhà bác học đam mê và chân thật (Bruxelles, tháng
01-2007) Tác phẩm đã đề cập đến cuộc đời, sự nghiệp khoa học, tư tưởng triếthọc và giá trị của A Einstein đối với hôm nay Với 230 trang sách, NguyễnThế Tài đã dành 3 chương quan trọng: tư tưởng chính trị, quan niệm vũ trụ,triết học - tôn giáo để khắc họa đầy đủ và sâu sắc những đóng góp khoa học
và tư tưởng của A Einstein Với sự khâm phục dành cho nhà bác học vĩ đại,Nguyễn Thế Tài cũng đã viết một số bài báo đăng trên các trang mạng vàkhẳng định rằng, A Einstein là nhà bác học vĩ đại với những tư tưởng có ýnghĩa quan trọng đối với cuộc sống hôm nay Từ những nghiên cứu về A.Einstein, Nguyễn Thế Tài đã đi đến kết luận: “Tính đến nay, đã hơn 100 nămthuyết tương đối ra đời và đã bao lần được nghiệm chứng Những tư tưởng
đột phá, mới lạ của thuyết này đã tạo ra một cuộc cách mạng vĩ đại trong lối
suy nghĩ của con người về vũ trụ và thời gian Trong một giai đoạn nghiêmtrọng của lịch sử khoa học, A Einstein đã chứng minh cho ta thấy những gì
cổ xưa được gọi là bất di bất dịch không hẳn là vĩnh cửu, và đó, chính là sựthăng hoa tư tưởng con người Nó đã mở đường cho bao nhiêu trí tuệ của thế
kỷ XX trong cuộc hành trình sáng tạo và khám phá Nền vật lý và khoa họchiện đại đã ghi đậm ảnh hưởng và công ơn của thiên tài A Einstein.” [53, tr.199]
Hưởng ứng Năm Vật lý thế giới (2005) do Liên Hợp quốc phát động,
nhân 100 năm A Einstein công bố thuyết tương đối, Hội thảo Vật lý học,
văn hoá và phát triển đã được tổ chức tại Thành phố Hội An (tỉnh Quảng
Nam) từ 31/7/2005 đến 01/8/2005 Gần 100 đại biểu là các nhà khoa học vànhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ đã tham dự Hội thảo với những tham luận khoahọc về vật lý học, về tư tưởng của A Einstein Những tham luận tại Hội thảo
đã được Nhà xuất bản Trẻ Tp Hồ Chí Minh và Tạp chí Tia Sáng tuyển chọn,
Trang 12xuất bản thành sách Einstein - dấu ấn trăm năm (2006) Sách đã có nhiều
bài viết phong phú về cuộc đời, thuyết tương đối và tư tưởng triết học của A
Einstein: Gã cứng đầu - Einstein (Lê Đăng Doanh), Trước đây 100 năm A.
Einstein đã nói gì? (Phạm Duy Hiển), Vũ trụ, phòng thí nghiệm thiên nhiên thử nghiệm lý thuyết tương đối (Nguyễn Quang Riệu), Ở đâu cũng gặp A Einstein (Nguyễn Xuân Chánh), Bohr và Einstein đã để lại dấu ấn gì trong hai quả bom nguyên tử rơi xuống nước Nhật (Phạm Duy Hiển), A Einstein và các cuộc cách mạng tư duy khoa học trong thế kỷ XX (Phan Đình Diệu), Tư duy phương Đông nhìn dưới ánh sáng học thuyết Einstein (Nguyễn Huệ
Chi)… Thông qua những bài viết được trình bày tại Hội thảo và sau đó đượcxuất bản thành sách, những nhà nghiên cứu, nhà văn hóa Việt Nam đã đánhgiá cao những thành tựu về khoa học và tư tưởng của A Einstein Nhữngthành tựu đó có tính chất bước ngoặt, thể hiện tính cách mạng và là những
đóng góp quan trọng của A Einstein đối với lịch sử khoa học và tư tưởng của
nhân loại Giá trị về nhân cách, đạo đức và nhân văn từ tư tưởng của A.Einstein được các nhà nghiên cứu đánh giá là mẫu mực đối với cuộc sống và
sự sáng tạo trong khoa học
Chung quy, đối với những công trình, tư liệu dưới dạng tiểu sử đã giúpcho người nghiên cứu đề tài có nhiều thông tin và cứ liệu về cuộc đời và sựnghiệp của A Einstein để đối chiếu, so sánh, hệ thống, phân tích và đánh giálàm cơ sở cho việc nghiên cứu tư tưởng triết học của A Einstein một cáchtoàn diện, có hệ thống
2.2 Những công trình nghiên cứu về vật lý học của A Einstein
Thuyết tương đối là thành tựu vật lý học của A Einstein có ý nghĩa vôcùng quan trọng đối với sự tiến triển của vật lý học đầu thế kỷ XX Do vậy,những tư liệu và công trình được xuất bản về A Einstein có liên quan đến
Trang 13thuyết tương đối nói riêng và vật lý học nói chung vô cùng phong phú, đadạng Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi đã tiếp cận và khảo cứunhiều tư liệu thuộc mảng này Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận án và giớihạn của đề tài, chúng tôi đã chọn lọc và nghiên cứu kỹ một số tư liệu và côngtrình sau đây:
Nhà vật lý vĩ đại người Đức, người góp phần khai sinh ra cơ học lượng
tử, tác giả của nguyên lý bất định nổi tiếng, đã được nhận giải thưởng Nobel
năm 1932 - W Heisenberg, đã có loạt bài giảng về Vật lý và triết học được
đọc tại Đại học St Andrews (Scotland) và xuất bản thành sách năm 1958 với
nhan đề Vật lý và triết học (Physics and Philosophy) Năm 2009, sách của W.
Heisenberg đã được dịch sang tiếng Việt và Nhà xuất bản Tri thức phát hành
tại Việt Nam với tên gọi: Vật lý và triết học - Cuộc cách mạng trong khoa học
hiện đại Được viết bởi nhà vật lý nổi tiếng, người đã nhiều lần gặp gỡ và trao
đổi học thuật cùng A Einstein, đây là tác phẩm có ý nghĩa thật sự trong việc
nghiên cứu về A Einstein W Heisenberg đã dành một chương để trình bày
về thuyết tương đối của A Einstein và đã có nhận xét: “Trong lĩnh vực vật lýhiện đại, thuyết tương đối luôn luôn đóng một vai trò rất quan trọng.Chính là ở lý thuyết này lần đầu tiên người ta thừa nhận sự cần thiết phảithay đổi những nguyên lý cơ bản của vật lý học” [21, tr 155]
Nhà vật lý lý thuyết có ảnh hưởng lớn hiện nay, S Hawking, đã có haicuốn sách bán chạy nhất trên toàn thế giới Trong mỗi cuốn ông đã dành chothuyết tương đối cũng như bản thân A Einstein vị trí trang trọng về mặt phổbiến kiến thức và nhận định, đánh giá ý nghĩa tư tưởng triết học Hai cuốn
sách đó là: Lược sử thời gian (A Brief History of Time, Nxb Trẻ, 2006) và Vũ
trụ trong vỏ hạt dẻ (The Universe in a Nutshell, Nxb Trẻ, 2008).
Trang 14Trong Lược sử thời gian, S Hawking đã trình bày những vấn đề căn
bản của vật lý học như: bức tranh vũ trụ, không gian và thời gian, vũ trụ giãn
nở, nguyên lý bất định, các hạt cơ bản và các lực trong tự nhiên, lỗ đen, lỗ sâu
đục và lý thuyết thống nhất của vật lý học… Trong phần kết luận, S
Hawking đã đề cập đến A Einstein với tất cả sự kính trọng dưới góc độ khoa
học và chính trị - xã hội Trong tác phẩm Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ, S Hawking lấy tên chương 1 là Lược sử thuyết tương đối với khoảng 30 trang viết về A.
Einstein và những công trình có tính chất đặc biệt của ông và đi đến kết luận:
là biểu tượng cho những tiến bộ vượt bậc của thế kỷ XX, những đóng góptrong vật lý học và tư tưởng của A Einstein có giá trị dài lâu, có tác độngmạnh mẽ, làm thay đổi nhận thức của con người về thế giới
B Greene, giáo sư vật lý của Đại học Colombia, Mỹ đã viết và xuất
bản (1999) cuốn Giai điệu dây và bản giao hưởng vũ trụ (The Fabric of The
Cosmos, Tạp chí Tia sáng và Nxb Trẻ, Tp HCM, 2006) Cuốn sách được pháthành với hy vọng độc giả không được đào tạo chuyên sâu về vật lý và toánhọc có thể tiếp cận được Người đọc tìm thấy trong cuốn sách này sự cô đọngcủa những kiến thức vật lý hiện đại như thuyết tương đối hẹp, thuyết tương
đối mở rộng và cơ học lượng tử
A Aczel đã ví công thức E = mc2 của A Einstein là Phương trình của
Chúa trong tác phẩm Câu chuyện về Phương trình thâu tóm cả vũ trụ (God’s
Equation, Nxb Trẻ, 2007) Qua tác phẩm này, A Aczel đã đánh giá ý nghĩa
lịch sử và ảnh hưởng cũng như nền tảng của phương trình kỳ dị đối với khoa học hiện tại và tương lai Câu chuyện về phương trình thâu tóm cả vũ
trụ đã làm sống lại lịch sử, đặc biệt những sự kiện sôi động đầu thế kỷ XX.
Qua đó người đọc không chỉ hiểu rõ hơn về nguồn gốc của thuyết tương đối
mở rộng - một sản phẩm nhận thức đến nay được coi là cổ điển nhưng vẫn là
Trang 15học hiện đại.
F Capra, giáo sư vật lý tại các đại học và viện nghiên cứu danh tiếng
của Mỹ và Anh đã xuất bản cuốn Đạo của vật lý (The Tao of Physics, Nxb
Trẻ, 2007) Với tác phẩm này, F Capra đã trình bày một cách khúc chiết cácvấn đề vật lý và các nền đạo học phương Đông như Ấn giáo, Phật giáo, Lão
giáo Đặc biệt, trong chương 4 của tác phẩm có tên gọi Nền vật lý mới, F.
Capra đã trình bày và đánh giá những thành tựu vật lý hiện đại và xem sựsáng tạo của A Einstein là thành tựu tư duy to lớn của con người
Hướng đến kỷ niệm 100 năm ngày ra đời của thuyết tương đối và 55
năm ngày mất của A Einstein (2005), năm 2001 Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội đã cho xuất bản quyển sách Thuyết tương đối dành cho mọi người
(Relativity For The Million) của nhà vật lý người Mỹ M Gardner Chính M.Gardner từng nói rằng trên thế giới chỉ có chừng mươi mười hai người hiểu
được A Einstein, kể cả những nhà vật lý tầm cỡ Do vậy, cuốn sách của
M Gardner ra đời với mục đích phổ cập thuyết tương đối hẹp và thuyết tương
đối mở rộng cho mọi người; nó được minh họa rất đẹp giống như một cuốn
album thuyết tương đối bằng tranh hấp dẫn Tiến sĩ Toán-Lý A Bazi đã nhậnxét, sách của M Gardner là một cuốn sách nổi trội trong số những quyển sáchphổ thông viết về thuyết tương đối đã từng được xuất bản trên thế giới
Vật lý học và tư tưởng của A Einstein còn hấp dẫn với cô gái sinh năm
1986 ở Berlin Năm 17 tuổi, S Camejo đã viết cuốn sách Thế giới lượng tử kỳ
bí (Skurrile Quantenwelt, Nxb Trẻ, 2008) Sách đã đề cập những vấn đề liên
quan đến A Einstein và các công trình khoa học của ông một cách sáng sủa.Ánh sáng và vật chất, nguồn gốc của lượng tử, hiệu ứng quang điện, nguyên
Trang 16lý bất định của W Heisenberg, cuộc tranh luận N Bohr - A Einstein, phươngtrình E Schrödinger, nghịch lý EPR… đã được S Camejo trình bày và luậngiải một cách ngắn gọn, dễ hiểu, giúp người đọc có những hiểu biết nhất định
về thuyết tương đối và vật lý học của A Einstein
Đối thoại giữa M Ricard và Trịnh Xuân Thuận về những vấn đề liên
quan đến tâm linh, Phật giáo, triết học và vật lý là nội dung căn bản của tác
phẩm Cái vô hạn trong lòng bàn tay- Từ Big bang đến Giác ngộ (L’infini
dans la paume de la main- Du Big Bang à l’Éveil, Nxb Trẻ và Tạp chí Tiasáng, 2009) Với những nội dung được trình bày: Tồn tại và không tồn tại,những vấn đề về thời gian, ngữ pháp của vũ trụ… thông qua hình thức đốithoại, Trịnh Xuân Thuận và M Ricard đã đề cập đến A Einstein và thuyếttương đối cả ở phương diện vật lý cũng như triết học Trong quá trình nghiêncứu khoa học, Trịnh Xuân Thuận ngưỡng mộ và đánh giá cao những cốnghiến vật lý học và tư tưởng triết học của A Einstein Với những tác phẩm
như: Những con đường của ánh sáng (Les voies de la lumière, Nxb Trẻ,
2008) và Trò chuyện với nhà vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận (Un
Astrophysicien, Nxb Trẻ và Tạp chí Tia sáng, 2008), cùng một số tác phẩmkhác đã xuất bản ở ngoài nước… Trịnh Xuân Thuận đã nhận định và đánh giá
ý nghĩa to lớn của học thuyết, tư tưởng của A Einstein và ảnh hưởng của A.Einstein đối với khoa học và cuộc sống hiện đại Về A Einstein, Trịnh XuânThuận đã viết: “A Einstein với thuyết tương đối của mình đã làm nổ tung cáckhái niệm quá khứ, hiện tại và tương lai” [63, tr 226]
Ở Việt Nam, từ những năm 30 của thế kỷ XX, thuyết tương đối của A
Einstein đã được phổ biến Trong những năm gần đây, có nhiều tác phẩm giớithiệu về cuộc đời và công trình khoa học của A Einstein trong lĩnh vực vật lý;một số tác giả đã có những bài báo, cuốn sách phân tích tư tưởng triết học của
Trang 17quốc gia Tp HCM, 2001), đã dành một chương (chương 3), trình bày quanniệm về không gian, vật chất và vận động theo quan điểm của A Einstein.
Nguyễn Xuân Chánh với tác phẩm A Einstein và khoa học công nghệ hiện đại xung quanh ta (Nxb Giáo dục, 2005), sách đã đề cấp đến giá trị của
thuyết tương đối, hiệu ứng quang điện, công thức E = mc2… của A Einstein
và giá trị thực tế của nó đối với khoa học và đời sống Hai tác giả Nguyễn
Cảnh Lâm và Minh Đức đã xuất bản tác phẩm Những người khám phá thế
giới bí ẩn A Einstein và S Freud (Nxb Trẻ, 2006); sách đề cập đến hai nhà
khoa học và tư tưởng đã sáng tạo ra hai ngành khoa học mới: vũ trụ học vàphân tâm học
Nhóm các tác giả Đặng Mộng Lân, Đoàn Nhượng và Phạm Văn Thiều
có tác phẩm Albert Einstein và sự tiến triển của vật lý học hiện đại (Nxb Khoa
học và Kỹ thuật, 2006); sách đã được biên soạn và dịch thuật giới thiệu nhữngvấn đề chính liên quan đến thuyết tương đối và tư tưởng của A.Einstein Với 406 trang, sách đã trình bày những nội dung vật lý và triết họcgắn liền với A Einstein như: A Einstein từ năm kỳ diệu (1905) cho đến lýthuyết trường thống nhất, ý nghĩa triết học của lý thuyết tương đối, kiểm trathực nghiệm lý thuyết tương đối, vũ trụ học hiện đại từ A Einstein cho đếnngày nay, vật lý học trong kỷ nguyên mới Là một tác phẩm dịch thuật và
tổng hợp, Albert Einstein và sự tiến triển của vật lý học hiện đại đã giúp
cho người đọc có tầm nhìn đầy đủ về thuyết tương đối cũng như ý nghĩa triếthọc có được từ thuyết tương đối của A Einstein
Năm 2008, nhân sinh nhật lần thứ 150 (18582008) của M Planck
-người đã khai sinh ra thuyết lượng tử, một kỷ yếu về ông: Max Planck -người
khai sáng thuyết lượng tử (Nxb Tri thức, 2009) đã được xuất bản tại Việt
Trang 18Nam, trong đó có một số bài viết về A Einstein và thuyết tương đối Thôngqua quyển sách này, người đọc được cung cấp những thông tin, tư liệu liênquan đến hai trụ cột của nền vật lý hiện đại đầu thế kỷ XX: thuyết tương đối
và thuyết lượng tử Đánh giá về ảnh hưởng của M Planck và A Einstein, cáctác giả đã đề cập đến bước ngoặt phát triển của vật lý học hiện đại sau nhữngphát minh làm đảo lộn vật lý học và hệ quả của nó có tính chất mở đường cho
sự phát triển của những ngành (lĩnh vực) khoa học mới
Đánh giá về cuộc đời và hoạt động của A Einstein; nhân kỷ niệm sinh
nhật lần thứ 100 của ông, Tạp chí TIME số ngày 19/02/1979 đã viết: “Cơn sốt
lễ kỷ niệm một trăm năm dâng lên về một con người mà những ý tưởng củaông đã định dạng lại vũ trụ Ông là một Merlin thời hiện đại, làm hiện ranhững khái niệm mới đáng ngạc nhiên về không gian và thời gian, thay đổivĩnh viễn sự nhận thức của con người về vũ trụ của ông - và về chính ông.Ông là cha đẻ của thuyết tương đối và báo hiệu thời đại nguyên tử với côngthức nổi tiếng của ông: E = mc2 Tiếng tăm lừng lẫy của ông không làm xóimòn nhân tính đơn giản của ông Ông lên tiếng một cách can đảm chống lạibất công xã hội…” [93]
Nhìn chung, những tư liệu và công trình về vật lý học và thuyết tương
đối có ý nghĩa quan trọng đối với đề tài luận án Thông qua việc khảo cứu,
giúp cho người thực hiện đề tài nắm bắt được những nội dung quan trọng vềvai trò, vị trí của thuyết tương đối trong sự phát triển của vật lý học cũng nhưgiá trị của nó trong việc định hình tư tưởng triết học của A Einstein dưới góc
độ bản thể luận và nhận thức luận
2.3 Những công trình, tư liệu về tư tưởng triết học của A Einstein
Bên cạnh những tư liệu, công trình nghiên cứu về tiểu sử A Einsteinnhằm giới thiệu và tôn vinh danh nhân khoa học vĩ đại, nhà vật lý học xuất
Trang 19chúng Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi đã tiếp cận một số tưliệu, công trình nghiên cứu về A Einstein với tư cách là nhà triết học Các tácgiả và tác phẩm đã góp phần tìm hiểu và đánh giá tư tưởng triết học của A.Einstein dưới góc độ bản thể luận, nhận thức luận, tư tưởng tôn giáo và giá trịnhân văn.
Một trong những công trình nghiên cứu tương đối sớm về A Einstein
đó là Einstein: cuộc sống và thời đại (Einstein: His Life and Times) của F.
Frank xuất bản năm 1947 Với tác phẩm này, F Frank đã nghiên cứu rất côngphu về cuộc đời và sự nghiệp và tác động của những công trình vật lý của A.Einstein cùng với sự tiến triển của vật lý học hiện đại Đặc biệt, F Frank đãsớm đề cập đến ý nghĩa triết học của thuyết tương đối của A Einstein Thôngqua công trình này, F Frank đã gợi mở hướng nghiên cứu về A Einstein với
tư cách là nhà triết học khoa học có tư tưởng nhân văn sâu sắc
Năm 1949, P Schilpp xuất bản tác phẩm Albert Einstein - Nhà triết
học khoa học (Albert Einstein: Philosopher-Scientist) Đây là một trong
những quyển sách đầu tiên nghiên cứu về A Einstein với tư cách là nhà triếthọc Thông qua tác phẩm, P Schilpp đã giới thiệu, nhận định và đánh giá tưtưởng triết học của A Einstein Nhà triết học D Howard đã gọi A Einstein lànhà triết học khoa học và có nhiều công trình nghiên cứu về A Einstein Tiêu
biểu như Albert Einstein nhà triết học khoa học (Albert Einstein as a Philosopher of Science, Physics Today, 2005) và Albert Einstein và sự phát
triển của triết học khoa học thế kỷ XX (Albert Einstein and the
D evelopment of Tw entieth-Century Philosophy of Science, CambridgeCompanion to A Einstein) D Howard đã đánh giá những thành tựu vật
lý có ý nghĩa triết học của A Einstein cũng như sự ảnh hưởng của các nhàtriết học trước đó là E Mach, J Poincaré, S Mill, R Avenarius, K Pearson,
Trang 20R Dedekind, D Hume đối với việc hình thành tư tưởng triết học của A.Einstein.
S Thorpe đã đánh giá cao phương pháp tư duy của A Einstein qua tác
phẩm Tư duy như Einstein (How to Think Like Einstein, Nxb Lao
động-Xã hội, 2008) Cuốn sách gồm 11 chương và 2 phụ lục, hai chương đầu giớithiệu khái quát về A Einstein và nguyên tắc tư duy của ông S Thorpe chorằng, nếu có phương pháp, ai cũng có thể tận dụng tối đa sự kỳ diệu của bộ óc
như cách A Einstein đã làm để thay đổi thế giới Tư duy như Einstein
không nói về tài năng của A Einstein, mà tìm cách vận dụng tư duy của ông
để rút ra các phương pháp tư duy đúng đắn và hiệu quả cho tất cả mọi người
Đánh giá những ảnh hưởng của A Einstein đối với thế kỷ XXI, nhóm
các tác giả P Galison, G Holton và S Schweber đã biên tập và xuất bản cuốn
sách A Einstein for the 21 st Century: His Legacy in Science, Aart, and Modern Culture, do Nhà xuất bản Đại học Princeton ấn hành năm 2008.
Cuốn sách tổng hợp những bài viết về khoa học, nghệ thuật và văn hóa hiện
đại dưới tác động của học thuyết và tư tưởng của A Einstein cũng như sức
lan tỏa của học thuyết A Einstein đối với thế kỷ XXI
Gần đây, W Isaacson nhà báo Mỹ, Tổng giám đốc điều hành của CNN
và Tổng biên tập Tạp chí TIME, chuyên viết về tiểu sử các nhân vật nổi tiếng
đã công bố tác phẩm Einstein cuộc đời và vũ trụ (Einstein - His Life and
Universe, Nxb Tổng hợp Tp.HCM, 2011) Trong cuốn sách này, W Isaacson
đã lược sử, đánh giá những đóng góp quan trọng của A Einstein đối với vũ
trụ học Theo W Isaacson, lý thuyết của A Einstein đã có những tác động đốivới thế giới quan và nhận thức luận của con người về vũ trụ Cuốn sách được
giáo sư vật lý B Greene của Đại học Colombia, Mỹ (tác giả của sách Giai điệu dây và bản giao hưởng vũ trụ) nhận xét: Isaacson đã mô tả bức tranh
Trang 21trọn vẹn về A Einstein một cách chính xác và khoa học Isaacson giúp chúng
ta cảm nhận sâu sắc về cuộc sống, tâm hồn, và sự nghiệp khoa học của mộtnhân vật đã thay đổi toàn bộ quan điểm của chúng ta về vũ trụ Thật vậy, với
Einstein cuộc đời và vũ trụ, W Isaacson đã trình bày và đánh giá toàn bộ cuộc
đời của A Einstein gắn với những sự kiện và thành tựu; đây là nguồn tư liệu
có ý nghĩa, góp phần quan trọng để chúng tôi hoàn thành đề tài này
Tác giả có đóng góp lớn trong việc nghiên cứu cuộc đời và sự sáng tạocủa A Einstein với tư cách là nhà vật lý, nhà tư tưởng là Nguyễn Xuân Xanh
với tác phẩm Einstein (Nxb Tổng hợp TP HCM, 2007) Sau khi xuất bản,
sách đã được các học giả khen ngợi là tác phẩm nghiên cứu công phu nhất vềcuộc đời và sự nghiệp của A Einstein được xuất bản ở Việt Nam Thông quatác phẩm này, Nguyễn Xuân Xanh đã tổng hợp những tư liệu phong phú vềcuộc đời và sự nghiệp của A Einstein, trong đó đề cập khá sâu sắc đến tưtưởng triết học và giá trị nhân văn của A Einstein Đặc biệt, Nguyễn XuânXanh đã dành hai chương cuối cùng của quyển sách (chương 9 và 10) có tên
gọi Einstein – Con người giải phóng, nhận định và đánh giá tư tưởng triết học
dưới góc độ bản thể luận, nhận thức luận cũng như tư duy độc lập và sáng tạo
của A Einstein
PGS.TS Nguyễn Tấn Hùng có loạt bài nghiên cứu về A Einstein đăng
trên các tạp chí trong nước như: Quan niệm về sự bất tử của con người (Tạp chí Tâm lý học, số 10, 2002), Quan điểm của A Anhxtanh về quan hệ giữa
tôn giáo và khoa học (Tạp chí Lý luận chính trị, số 3, 2003), A Anhxtanh Nhà khoa học, nhà triết học (Tạp chí Triết học, số 4, 2003), Quan niệm của
-A Einstein về con người, động cơ, mục đích và ý nghĩa của cuộc sống (Tạp
chí Nghiên cứu con người, số 3, 2003) Thông qua các bài báo, Nguyễn TấnHùng đã trình bày và bước đầu đánh giá A Einstein trên nhiều phương diện:
Trang 22con người, khoa học và tôn giáo, giá trị nhân văn và tư tưởng triết học; gợi
mở hướng nghiên cứu về A Einstein với tư cách là một nhà triết học - mộtvấn đề còn khá mới mẻ ở Việt Nam
Bùi Văn Mưa với luận án tiến sĩ Triết học và Bức tranh vật lý học về
thế giới, được in thành sách (Nxb Đại học Quốc gia Tp HCM, 2007), đi sâu
phân tích bức tranh vật lý học về thế giới trong lịch sử phát triển của nó; trong
đó đã đề cập đến bức tranh vật lý học về thế giới và ý nghĩa triết học của học
thuyết A Einstein
Tổng quan lịch sử nghiên cứu đề tài, chúng tôi nhận thấy rằng, đã cónhiều công trình về A Einstein ở trong và ngoài nước là sách, tiểu luận khoahọc, bài báo khoa học… tập trung nghiên cứu, đánh giá về A Einstein dướinhiều góc độ: cuộc đời và sự nghiệp của một nhà khoa học vĩ đại; nhà vật lýhọc với những phát minh làm biến đổi thế giới; nhà triết học, với những tưtưởng, quan điểm có ý nghĩa đối với lịch sử triết học Tư tưởng triết học của
A Einstein đã được các tác giả phân tích và đánh giá trên các mặt sau:
- Ý nghĩa triết học của thuyết tương đối
- Tư tưởng bản thể luận và nhận thức luận
- Tư tưởng tôn giáo và mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo
- Giá trị nhân văn trong tư tưởng của A Einstein
Từ những công trình đã xuất bản về A Einstein, chúng tôi nhận thấyrằng các tác giả đã nghiên cứu và có đánh giá hầu hết tư tưởng triết học tronghọc thuyết và tư tưởng của nhà khoa học, nhà triết học A Einstein Tuy nhiên,
chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu, phân tích một cách đầy đủ và
có tính hệ thống về tư tưởng triết học của A Einstein
Trang 233 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1 Mục đích nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu tư tưởng triết học của A Einstein một cách khái quát và có
hệ thống trên các phương diện: tư tưởng bản thể luận, tư tưởng nhận thứcluận, vấn đề nhân sinh quan; từ đó, rút ra những giá trị và đóng góp của A.Einstein đối với sự phát triển tư tưởng triết học của nhân loại
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Để đạt được mục đích trên, luận án có nhiệm vụ:
- Trình bày những điều kiện, tiền đề hình thành tư tưởng triết học A.Einstein
- Khái quát và hệ thống tư tưởng triết học của A Einstein trên các
phương diện: bản thể luận, nhận thức luận, nhân sinh quan
- Đánh giá ý nghĩa lịch sử trong tư tưởng triết học của A Einstein
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duyvật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, cách tiếp cận hệ thống - cấu trúctrong nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở lý luận chung, nghiên cứu đề tài này chúng tôi còn sử dụngtổng hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích - tổng hợp, logic
- lịch sử, phương pháp hệ thống - cấu trúc, khái quát hóa - hệ thống hóa vàcác phương pháp khác
5 Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận án
5.1 Những đóng góp mới của luận án
- Luận án đã trình bày có hệ thống và tương đối đầy đủ về tư tưởng triếthọc của A Einstein trên các mặt: bản thể luận, nhận thức luận, nhân sinhquan, mà từ trước đến nay ở nước ta chưa có một công trình nào thực hiện
Trang 24- Luận án đã phân tích và rút ra ý nghĩa triết học của những phát minhtrong lĩnh vực vật lý học của A Einstein, như thuyết tương đối nói chung,không - thời gian, vận động, công thức E = mc2, tính thống nhất vật chất trongthế giới vi mô… mở ra khả năng vận dụng những thành tựu trong lĩnh vựckhoa học này vào nghiên cứu và phát triển triết học.
- Luận án đã chứng minh nhân sinh quan của A Einstein với nhữngquan điểm về tôn giáo, ý nghĩa cuộc sống, chủ nghĩa hòa bình, giáo dục tưduy độc lập; tinh thần quả cảm trong khoa học và lối sống giản dị của nhàkhoa học vĩ đại, là mẫu mực về quan niệm sống, là tấm gương sáng để mọingười noi theo
5.2 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về lý luận: Luận án góp phần làm sáng tỏ những quan điểm về bản thểluận, nhận thức luận, nhân sinh quan của A Einstein theo quan điểm của chủnghĩa duy vật biện chứng
Về thực tiễn: Luận án là cơ sở để thúc đẩy việc nghiên cứu tư tưởngtriết học của A Einstein ở Việt Nam trong thời gian đến Tư tưởng nhân văncủa A Einstein góp phần giáo dục lòng yêu chuộng hòa bình, lòng tự trọng vàsáng tạo trong nghiên cứu và học tập, rèn luyện kỹ năng sống cho mọi ngườinói chung và thế hệ trẻ nói riêng Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làmtài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy triết học trong các trường
đại học và cao đẳng Luận án sau khi hoàn thành và bảo vệ cấp cơ sở đào tạo
có thể được xuất bản thành sách phục vụ cho việc tham khảo trong giảng dạy
và học tập
6 Kết cấu của luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài
liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương, 9 tiết
Trang 25NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA ALBERT EINSTEIN
A Einstein là nhà vật lý, nhà triết học khoa học người Đức gốc DoThái Năm 1905 khi ông cho đăng bốn bài báo khoa học gắn liền với thuyết
tương đối và hiệu ứng quang điện - được gọi là Năm kỳ diệu vì những công
trình ấy đã làm thay đổi số phận của chính ông và tạo ra bước ngoặt trong sựphát triển của khoa học Năm 1921, ông được tặng giải thưởng Nobel về vật
lý học Năm 1933, khi A Hitler lên cầm quyền ở Đức, ông đã di cư sang Mỹ;
từ đó, ông giảng dạy và nghiên cứu tại Đại học Princeton cho đến cuối đời
Cuộc đời của A Einstein vô cùng sinh động và phong phú Chính điều
đó làm cho ông có sự hấp dẫn lớn đối với mọi người Khi nghiên cứu về cuộcđời của A Einstein, nhiều học giả ngạc nhiên về một hình mẫu đầy cá tính:
ông vừa là nhà khoa học, nhà triết học, nhà hoạt động chính trị - xã hộidũng cảm; nhà giáo dục nhân bản; chiến sĩ vì hòa bình… Dưới góc độ khoahọc, thuyết tương đối của ông đã mang lại cho vật lý học những vấn đề mới
mẻ, tạo ra sự biến chuyển từ nhận thức đến hành động vào đầu thế kỷ XX.Những khám phá khoa học đó không những có giá trị hiện thời mà còn có ýnghĩa đối với tương lai khoa học Phạm Duy Hiển nhận xét trong tác phẩm
Bằng chứng và lý giải: “Qua bí ẩn quanh chuyển động của hạt phấn hoa trong
nước, A Einstein lần đầu tiên chứng minh sự tồn tại của phân tử như những
thực thể chứ không còn là những sản phẩm tư duy trong đầu con người Cùngvới việc đặt nền móng cho thuyết lượng tử qua lượng tử ánh sáng và việc bác
bỏ thuyết ê te làm giá đỡ cho sóng ánh sáng, A Einstein đã khai thông một bếtắc lớn thời bấy giờ để khoa học thẳng tiến vào
Trang 26thế giới vi mô, hướng khoa học chủ đạo xuyên suốt thế kỷ XX với thuyếtlượng tử và thuyết tương đối là nền tảng Vật lý vi mô đã để lại dấu ấn trongmọi mặt phát triển của thế giới, từ nhận thức luận đến các khoa học, côngnghệ, từ tiện nghi sinh hoạt hàng ngày đến công cuộc chinh phục khoảngkhông vũ trụ” [23, tr 17].
Nếu sự nghiệp khoa học của A Einstein gắn với thời kỳ nở rộ củanhiều phát minh mới trong lĩnh vực vật lý và hóa học, thì cuộc đời ông lại gắnliền với thời kỳ phát triển mạnh mẽ về kinh tế, chính trị và giáo dục của nước
Đức Trên cơ sở phát triển kinh tế, những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ
XX, nước Đức đã tích cực phát triển quân sự và quân đội; đó chính là mầmmống của hai cuộc chiến tranh thế giới Bối cảnh lịch sử đó là những điềukiện, tiền đề có tác động mạnh mẽ đối sự sáng tạo và tư tưởng của ông.Nghiên cứu về A Einstein cùng những biến cố lịch sử và tư duy đặc biệt củaông, chúng ta thấy rằng tư tưởng triết học của A Einstein được hình thành từ
ba điều kiện, tiền đề cơ bản và quan trọng: điều kiện lịch sử; tiền đề khoa học
tự nhiên, tư tưởng - lý luận và tư duy độc lập của A Einstein Mỗi một điềukiện, tiền đề có vị trí riêng tạo nên chỉnh thể vừa thống nhất, vừa mâu thuẫntrong quá trình hình thành và phát triển tư tưởng triết học của A Einstein
1.1 Điều kiện lịch sử hình thành tư tưởng triết học của A Einstein 1.1.1 Hoàn cảnh kinh tế nước Đức cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Nước Đức vào những năm cuối thế kỷ XIX có một nền kinh tế pháttriển vô cùng thuận lợi Cuộc đấu tranh thống nhất Đức hoàn thành năm 1871,giai cấp tư sản Đức cấu kết chặt chẽ với quý tộc tạo thành một lực lượngchính trị hùng hậu Sau cuộc chiến tranh hoàn toàn chiến thắng với Pháp(Chiến tranh Pháp – Phổ, 1870 -1871), nước Đức được bồi thường 5 tỷ fran
và làm chủ Alsace và Lorraine, hai vùng đất giàu có về tài nguyên, khoáng
Trang 27sản Nguồn tài chính và tài nguyên có được nhờ chiến tranh là điều kiện quantrọng để Đức xây dựng và phát triển một nền kinh tế hiện đại.
Sau chiến tranh, công nghiệp Đức phát triển mạnh mẽ, đuổi kịp và vượtAnh, Pháp trở thành nước đứng đầu châu Âu Công nghiệp nặng chiếm ưu thếvượt trội so với các ngành kinh tế khác Sự phát triển mạnh mẽ của đường sắt(tăng 2,3 lần, từ 17.160 km lên 49,878 km), than đá (tăng 3,5 lần, từ 37,9 triệutấn lên 149 triệu tấn), gang (tăng 5,5 lần, từ 1,56 triệu tấn lên 8,5 triệu tấn),thép (tăng 26 lần, từ 0,25 triệu tấn lên 6,6 triệu tấn); tạo điều kiện cho sự giaolưu và phát triển kinh tế Các ngành kinh tế khác đều chiếm vị trí hàng đầuchâu Âu
Cùng với công nghiệp, nông nghiệp nước Đức đã có những đổi thay vàtiến bộ; tuy nhiên, phần lớn ruộng đất (khoảng 40%) lại tập trung trong tay
địa chủ, quý tộc Bên cạnh việc vẫn duy trì những tàn dư của chế độ phong
kiến để khai thác, bóc lột sức lao động của nông dân thì những biện pháp canhtác mới đã được áp dụng như: cơ giới hoá, phân bón, thuốc trừ sâu, thị trườnghoá sản phẩm Vùng đông bắc Đức là chế độ đại sở hữu, còn ở tây nam Đứcvẫn phổ biến là nền kinh tế tiểu nông Sự phân hóa diễn ra sâu sắc trong nôngthôn Đức, phần lớn nông dân đi làm thuê cho địa chủ hoặc thành công nhâncông nghiệp
Thương nghiệp Đức phát triển mạnh mẽ trên cơ sở thị trường nội địathống nhất được xây dựng trên nền kinh tế công - nông nghiệp phát triển.Ngành ngoại thương Đức vào cuối thế kỷ XIX có bước phát triển đặc biệt doxuất khẩu các sản phẩm công nghiệp Sự tập trung sản xuất và tư bản diễn ramạnh mẽ đã dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền Sự xuất hiện vàkhông ngừng lớn mạnh của các công ty khổng lồ về than, công nghiệp quân
sự đã làm cho bộ mặt nước Đức hoàn toàn thay đổi
Trang 28Sang đầu thế kỷ XX, nền công nghiệp Đức tiếp tục khẳng định vị tríhàng đầu châu Âu và thứ hai thế giới về cả tổng sản lượng cũng như thu nhập
từ những ngành kinh tế cơ bản Nền nông nghiệp Đức đạt tới mức độ cơ giớihoá cao, phân công lao động theo chuyên môn hoá và kinh doanh theo hướng
tư bản chủ nghĩa Thương nghiệp Đức vẫn tiếp tục phát triển trong cả hai lĩnhvực nội thương và ngoại thương Sự tập trung sản xuất và tư bản tăng lênnhanh chóng, trên quy mô lớn hơn Ngành ngân hàng phát triển vô cùng mạnh
mẽ Cùng với xuất khẩu hàng hóa, phần lớn số tư bản được xuất khẩu ra nướcngoài, mở rộng thị trường sản xuất và kinh doanh Với sự phát triển lớn mạnh
về kinh tế, nhất là kinh tế công nghiệp đã làm cho nước Đức trở thành một
nước tư bản trẻ trung, đầy tham vọng Sự phát triển nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa với tính chất tập trung và chuyên môn hóa cao đã thúc đẩy nước Đứcnhanh chóng thể hiện sự hiếu chiến về chính trị và quân sự; đồng thời cũnglàm cho xã hội Đức bộc lộ sự phân cực sâu sắc
Mặc dù bước đầu phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và thu đượcnhững thành quả, song nền kinh tế Đức đã sớm bộc lộ những giới hạn Bằng
tư duy vượt trội, A Einstein đã sớm thấy khuyết tật của chủ nghĩa tư bản vềkinh tế và giáo dục Điều đó đã thôi thúc ông hướng đến mô hình xã hội mới
một cách tự nhiên Trong bài viết Tại sao chủ nghĩa xã hội, được đăng trên
Nguyệt san, một tạp chí xã hội chủ nghĩa ở New York vào tháng 5 năm
1949 đã cho thấy thiện cảm của A Einstein đối với xã hội xã hội chủ nghĩa,
mà ông hướng đến với tất cả hy vọng
Thấy rõ nguyên nhân gây nên sự bất công trong xã hội, A Einstein đãchỉ ra rằng nguồn gốc những xấu xa của xã hội tư bản là do tình trạng vôchính phủ của nền sản xuất Trong nền sản xuất với sản lượng tăng lên khôngngừng; sự tước đoạt sức lao động không phải bằng bạo lực mà bằng phương
Trang 29pháp hoàn toàn phù hợp với luật lệ đã được thiết lập; tư liệu sản xuất chủ yếuthuộc về sở hữu cá nhân; cạnh tranh, sự phát triển công nghệ và sự phân chialao động, tư bản tư nhân có khuynh hướng tập trung trong tay một số ít người;
từ hiện trạng đó, A Einstein cho rằng: “Kết quả là sự hình thành tầng lớp tưbản đầu sỏ mà quyền lực của nó không thể kiểm soát được ngay cả trong một
xã hội về chính trị được tổ chức một cách dân chủ Sự thật là đại biểu các cơquan lập pháp được các chính đảng bầu ra, được cung cấp tài chính hoặc bịchịu ảnh hưởng của các nhà tư bản, còn đại biểu của nhân dân không thể bảo
vệ một cách có hiệu quả quyền lợi của họ Tư bản tư nhân tất nhiên trực tiếphoặc gián tiếp nắm quyền kiểm soát những nguồn thông tin Do vậy, cá nhâncông dân cực kỳ khó khăn và thật ra trong nhiều trường hợp hoàn toàn khôngthể có sự hiểu biết khách quan và sử dụng một cách thông minh những quyềnchính trị của mình” [80]
Từ góc nhìn khách quan, A Einstein cũng cho rằng chủ nghĩa xã hộicũng có những khuyết tật cần phải điều chỉnh Ông phê phán lối suy nghĩ đơngiản về chủ nghĩa xã hội với một nền kinh tế kế hoạch hóa Theo ông, nềnkinh tế kế hoạch hóa được thực hiện một cách thiếu khoa học thì hậu quả của
nó sẽ nghiêm trọng và phát sinh tình trạng quan liêu Ông giải thích: “Cầnphải nhớ rằng một nền kinh tế có kế hoạch chưa phải là chủ nghĩa xã hội Mộtnền kinh tế có kế hoạch như vậy có thể đi kèm với sự nô dịch hoàn toàn đốivới cá nhân Để đạt được chủ nghĩa xã hội cần phải giải quyết được nhữngvấn đề chính trị - xã hội cực kỳ khó khăn: làm thế nào để có thể thực hiện sựtập trung chính trị và kinh tế mà lại ngăn ngừa được tình trạng quan liêukhông để nó trở thành lớn mạnh Làm thế nào để quyền của cá nhân được bảo
vệ và thêm vào đó một đối trọng với nạn quan liêu được đảm bảo” [80]
Trang 30Sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nước Đức với xu hướngchuyển dần từ tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa đế quốc với tính chất điểnhình; những hạn chế, khuyết tật của mô hình kinh tế cũng dần dần xuất hiện.
Đó chính là điều kiện quan trọng, các tác động mạnh mẽ đối với A Einsteindưới góc độ tư tưởng về việc cần thiết phải hướng tới và xây dựng một xã hội
tốt đẹp, mang tính nhân văn
1.1.2 Chính trị - xã hội nước Đức cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Nước Đức sau chiến tranh Pháp – Phổ đã có nhiều thay đổi về chính trị
và xã hội Hiến pháp năm 1871 quy định nước Đức là một liên bang gồm 22vương quốc và 3 thành phố tự do là Hamburg, Breme, Lubeck Đứng đầu nhà
nước liên bang là nhà vua, có toàn quyền về quân đội, cảnh sát, bổ nhiệm và
cách chức thủ tướng, ký kết hiệp ước ngoại giao, tuyên chiến thậm chí còn
có quyền triệu tập, giải tán và hoãn các phiên họp của Hội đồng liên bang vàQuốc hội mà không phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội Ở giai đoạn này,
sự cấu kết giữa giới quý tộc và tư sản Đức là rất mật thiết Cả hai đều ủng hộchính sách thuế quan bảo hộ mậu dịch, tăng cường bộ máy quân đội và cảnhsát để đàn áp quần chúng và gây chiến tranh xâm lược Bộ máy quan liêunặng nề và chủ nghĩa quân phiệt Đức làm cho nhà nước Đức mang tính chất
đế quốc tư sản
Cuối thế kỷ XIX về mặt chính trị, nước Đức có nhiều đảng phái đạidiện cho các quyền lợi khác nhau, điều đó càng làm cho xã hội Đức có tínhchất đặc biệt Sự khác biệt giữa các giai tầng xã hội ở một đất nước có tínhchất quân phiệt như Đức, là nguồn gốc phát sinh những mâu thuẫn sâu sắc vềmặt xã hội Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp Đức là điềukiện cho phong trào công nhân phát triển với những cuộc đấu tranh mạnh mẽ
Trang 31Về mặt đối ngoại, là một đế quốc trẻ, có tiềm lực về kinh tế và quân sự
hùng hậu, được trang bị tư tưởng thượng đẳng, nước Đức tăng cường phát
động chiến tranh xâm lược thuộc địa Giới cầm quyền Đức đã ráo riết xây
dựng quân đội nhất là hải quân để thực hiện mưu đồ phân chia lại bản đồ thếgiới, kiểm soát thị trường và tranh chấp khu vực ảnh hưởng với các nước “tưbản già” như Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha Thông qua chính sáchngoại giao bành trướng, mục đích lớn nhất của Đức là xác lập địa vị bá chủ ởchâu Âu Nước Đức đã thực hiện ý đồ đó bằng việc ký kết hàng loạt hiệp
ước liên minh song song với chạy đua vũ trang Từ năm 1909 đến 1914, chi
phí quân sự của nước Đức đạt hơn 2 tỷ mác, tăng lên gần 33% chiếm gần50% ngân sách quốc gia Năm 1912, số quân chính quy của Đức có 136.000người, với 232 tàu chiến các loại Lò lửa chiến tranh đang được nhen nhúm ở
Đức, chuẩn bị đẩy nhân loại vào cuộc chiến tranh tàn khốc
Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế cùng với những biến động về chínhtrị - xã hội ở nước Đức vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là nguyên nhântrực tiếp của đường lối chính trị, quân sự, ngoại giao mang bản chất hiếuchiến và xâm lược Có thể thấy rằng, nước Đức cùng với sự phát triển mạnh
mẽ trên nhiều lĩnh vực là thành quả tất yếu trong tiến trình phát triển có tínhquy luật của chủ nghĩa tư bản Tuy nhiên, đó cũng là hệ quả thảm khốc mà thếgiới phải gánh chịu từ hai cuộc đại chiến thế giới do nước Đức quân phiệt vàphát xít phát động
Một công dân được sinh ra tại Đức trong bối cảnh ấy; cuộc đời của A.Einstein gắn liền với những thăng trầm và biến động của thời đại Ông làngười chứng kiến và đã có những hành động tích cực nhằm ngăn chặn và làmgiảm đi tính khốc liệt của chiến tranh Đối diện với những vấn đề nhạy cảmcủa thời đại, bằng tư duy và sự mẫn tiệp A Einstein biết rằng nhà khoa học có
Trang 32một vũ khí gần như duy nhất và lợi hại đó là chân lý Nói lên sự thật đó làmệnh lệnh của trái tim ông Chính điều này đã giúp ông có những nhận địnhhết sức đúng đắn về thời cuộc, về chiến tranh và hậu quả của nó Đối với ông,khoa học và tư tưởng phải phục vụ cho nhân loại và chính trong hoàn cảnh
đặc biệt, A Einstein đã biểu hiện những suy nghĩ bằng hành động can đảm
Một số công trình nghiên cứu về A Einstein đã so sánh tư tưởng nhânvăn của ông với các nhà hiền triết phương Đông Minh triết ở ông là khoandung nhân hậu, yêu chuộng hòa bình, căm ghét chiến tranh Tình cảm của ôngkhông xuất phát bởi tính dân tộc hẹp hòi, khối óc và tư tưởng của ông trướcsau như một vì hạnh phúc của nhân loại, nhất là trước những vấn đề liên quan
đến chiến tranh Những hoạt động vì hòa bình, chống chiến tranh của ông trở
nên sôi nổi và có ý nghĩa như chính cuộc sống của ông Tư tưởng yêu chuộnghòa bình và nhân văn cao cả của A Einstein thể hiện trong ba bức tuyên ngônnổi tiếng có tác động nhất định trong một giai đoạn lịch sử
Năm 1914, trước nguy cơ xảy ra Chiến tranh thế giới lần thứ nhất vớicác âm mưu xâm lược và bành trướng nảy sinh tại chính đất nước ông A
Einstein là một trong bốn người dũng cảm ký tên vào Thư cảnh báo gửi công
dân châu Âu, với thông điệp kêu gọi: Thế giới cần hòa bình, chiến tranh
không người thắng, châu Âu sẽ phải trả giá bằng xương máu và huỷ diệt nếulao vào cuộc chiến Năm 1930 với sự thành hình của chủ nghĩa phát xít Đức,
ông đã thấy trước bản chất hiếu chiến của một thế lực đang lên và nguy cơ về
một cuộc chiến tranh thế giới mới Chính ông là người đầu tiên cùng B
Russell, I Pavlov ký vào lời kêu gọi phản chiến, bản Tuyên ngôn tài giảm
quân bị toàn thế giới Năm 1955, A Einstein đã khởi xướng Bản tuyên ngôn Russell - Einstein, nhằm cảnh báo về một cuộc chiến tranh lạnh, ngăn
chặn các cường quốc thi đua sản xuất những phương tiện giết người hàng loạt
Trang 33- bom nguyên tử và bom khinh khí Hơn hai mươi nhà khoa học nổi tiếngtrong đó có mười người được giải Nobel cùng ký tên và chính B Russell đãgửi bản tuyên ngôn cho nguyên thủ của sáu nước lớn là Mỹ, Liên xô, TrungQuốc, Anh, Pháp và Canada.
Bằng những hoạt động như vậy, A Einstein chứng tỏ ông không chỉ lànhà khoa học khác biệt mà còn là nhà tư tưởng dấn thân, suốt đời đấu tranhcho hòa bình Giống như G Bruno hay G Galile, ông đã dám bày tỏ quan
điểm và chính kiến của mình trong những thời điểm đặc biệt mà không phải ai
cũng có đủ dũng khí để nói và làm được như ông Thông qua hai cuộc đạichiến thế giới và chính hai cuộc chiến tranh này đã thúc giục A Einstein -một nhà khoa học phải dành trọn con tim và khối óc cho xã hội, cho nhânloại Ông có mục đích rất rõ là ngăn chặn tham vọng chiến tranh, vì một nềnhòa bình giữa các dân tộc
Được sinh ra và lớn lên trong lòng xã hội tư bản nên A Einstein đã
nhận thấy rõ những khiếm khuyết về giáo dục Theo ông nền giáo dục tư bản
đã làm què quặt cá nhân, ông viết: Tôi cho rằng sự làm què quặt cá nhân làđiều xấu xa tồi tệ nhất của chủ nghĩa tư bản Cả hệ thống giáo dục của chúng
ta chịu đau khổ vì khuyết tật này Một thái độ cạnh tranh quá đáng được khắcsâu vào sinh viên, anh ta được huấn luyện để tôn thờ sự thành công hám lợi
như một sự chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai Thông qua những phân tích về
chủ nghĩa tư bản, A Einstein chú ý vai trò của nền kinh tế và giáo dục được
tổ chức có kế hoạch như ở một số nước xã hội chủ nghĩa A Einstein chorằng, chỉ có một cách duy nhất có thể loại bỏ được những giới hạn nghiêmtrọng của xã hội hiện tại là thông qua việc thiết lập nền kinh tế mới, cùng vớimột hệ thống giáo dục hướng tới những mục đích xã hội Bởi vì, việc giáodục con người ngoài việc phát triển những khả năng vốn có của cá nhân, sẽ
Trang 34phát triển trong họ ý thức trách nhiệm đối với đồng bào của mình thay chotình trạng tán dương quyền lực và sự thành đạt trong xã hội hiện tại.
Từ sự phê phán đó, A Einstein đã có tầm nhìn vượt trội và trình bàynhững quan điểm của ông dưới góc độ khác trong khi nhiều người vẫn chưathấu hiểu những tồn tại và hậu quả Tư tưởng của ông về xã hội, giáo dục,nhân văn xuất phát từ sự phân tích và đánh giá xã hội hiện thời một cách tinh
tế và sắc bén Trong những phát biểu và các bài viết của ông, sự phê phán xãhội đương thời và chỉ ra những giới hạn cần phải vượt qua của xã hội tư bảnchủ nghĩa đã góp phần nâng cao giá trị tư tưởng của ông về mặt thực tiễn Sựbất công xã hội, sự chú trọng địa vị và thành đạt cá nhân, mối thù hằn giữacác dân tộc… là trọng tâm mà A Einstein chỉ trích và kêu gọi mọi người xóa
bỏ Đối với lĩnh vực giáo dục, A Einstein luôn đề cao một nền giáo dục tự do,
đánh thức tiềm năng và sự tự giác ở mỗi con người Với A Einstein, trong
khoa học và giáo dục, tự do nội tâm là đỉnh cao cần phải hướng tới trongchinh phục trí tuệ, tìm kiếm chân lý nhằm giải phóng con người Sự phê phán
mô hình xã hội và nền giáo dục đương thời của A Einstein nhằm hướng đếnmục đích đó
A Einstein là nhà khoa học, nhà tư tưởng gắn bó chặt chẽ với chính trị.Chính trị theo A Einstein không xuất phát từ động cơ ham muốn quyền lực,
mà là tiếng nói về quyền sống, quyền tự do và giá trị nhân phẩm của conngười suốt đời gắn bó với số phận của dân tộc, đất nước và nhân loại mộtcách đúng nghĩa Đối với A Einstein việc tham gia chủ nghĩa phục quốc DoThái là vấn đề quan trọng Cuộc sống chiêm nghiệm và tư tưởng của ông đãgắn bó như máu thịt đối với dân tộc Do Thái Khi phong trào bài Do Tháiphát triển, ông dần dần gắn bó với cộng đồng Do Thái, cuối cùng trở thànhngười phát ngôn đầy tâm huyết Hệ quả, ở Đức, ông bị công kích và bôi nhọ,
Trang 35có cả một tổ chức bài xích A Einstein được thành lập và thậm chí nhiều kẻ đã
hô hào giết ông Vì vậy, năm 1933 khi nghe tin A Hitler lên cầm quyền ở
Đức, đang giảng bài ở Mỹ ông đã tuyên bố không về nước Thông qua các
hoạt động cho phong trào phục quốc Do Thái ông đã bộc lộ những tư tưởngnhân văn và khát khao hòa bình cho mỗi một dân tộc và toàn nhân loại
Vấn đề thành lập một nhà nước cho những người Do Thái luôn thôithúc A Einstein Vào ngày 14/5/1948, nhà nước Do Thái đầu tiên đã ra đời tạiTrung Đông trên một phần lãnh thổ Palestine và lấy tên là Israel Thế nhưng,
điều khiến A Einstein thất vọng không ít là các cuộc xung đột và hận thù
luôn tăng cao giữa những người Israel và người Arập Điều này đã đi ngượclại nguyện vọng ban đầu của ông là mong muốn dân tộc Do Thái và các dântộc Arập chung sống trong hòa bình Cũng chính điều này đã mang lại cho A.Einstein sự đền đáp xứng đáng về mặt tinh thần, khi ông được đề cử chức vụTổng thống Israel vào năm 1952 Theo S Hawking, A Einstein đã từ chối với
lý do còn "ngây thơ chính trị" Nhưng lý do thực chất và sâu xa chính như lờiông nói: Phương trình quan trọng hơn, chính trị là giành cho hiện tại, còn
phương trình là giành cho vĩnh cửu
Tóm lại, chiến tranh với những hậu quả khốc liệt đã làm cho A.Einstein nhận diện đúng bản chất của nó và có thái độ hết sức rõ ràng, dũngcảm trong việc chống chiến tranh, vì một nền hòa bình của nhân loại Sốngtrong lòng chủ nghĩa tư bản nên ông đã hiểu rõ những khiếm khuyết về kinh
tế và giáo dục của xã hội tư bản để từ đó ông hướng đến một nền giáo dụcnhân bản, vì sự phát triển của con người Nhận thức đúng đắn về nhà nướccũng như bản chất của các quan hệ xã hội, A Einstein là người tỉnh táo vềchính trị và mọi biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi Từ điều
Trang 36kiện chính trị - xã hội với những nét đặc trưng như vậy, là cơ sở quan trọnghình thành tư tưởng nhân văn trong tư tưởng triết học của A Einstein.
1.2 Những tiền đề hình thành tư tưởng triết học của A Einstein
Bên cạnh điều kiện lịch sử với những thay đổi về kinh tế và những biến
động về chính trị - xã hội; những tiền đề về khoa học tự nhiên và tư tưởng, lý
luận có ý nghĩa quyết định đối với sự hình thành tư tưởng triết học của A.Einstein Chính những phát hiện mới trong khoa học tự nhiên, nhất là tronglĩnh vực vật lý học cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX cùng những giá trị về tưtưởng và lý luận trước đó đã tạo ra bước đổi thay có tính chất đột biến, ảnh
hưởng mạnh mẽ đến A Einstein về mặt nhận thức luận và phương pháp luận
1.2.1 Tiền đề khoa học tự nhiên
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, lĩnh vực vật lý học đã xuất hiện nhữngthành tựu mới như: W Röntgen phát hiện ra tia X năm 1895, A Becquerelphát hiện ra hiện tượng phóng xạ năm 1896, J Thomson phát hiện ra điện tử
và chứng minh điện tử là một trong những thành phần cấu tạo nên nguyên tử
năm 1897, A Einstein với thuyết tương đối hẹp năm 1905
Tia X được nhà vật lý người Đức, W Röntgen (1845–1923) phát hiệnngày 8 tháng 11 năm 1895 Khi đang nghiên cứu tia ca-tôt thì ông phát hiện ramột hiện tượng lạ Sau một số thí nghiệm, W Röntgen phát hiện thấy tia ca-tôt tạo ra một dạng bức xạ chưa biết, được ông gọi là tia X Tia X có khả năngxuyên qua những loại vật chất nhất định Phát minh ra tia X đã mang lại cho
W Röntgen giải Nobel về vật lý đầu tiên trong lịch sử vào năm 1901 Việcphát hiện ra tia X chứng minh rằng vật chất không có khối lượng nhưng vẫntồn tại
Năm 1896 nhà vật lý người Pháp H Becquerel (1852-1908) đã pháthiện ra hiện tượng phóng xạ Cùng với H Becquerel, sau đó ông bà Pierre
Trang 37Curie vă Marie Curie, phât hiện ra rằng câc hợp chất của uranium có khả năng
tự phât ra những tia không không nhìn thấy được, có thể xuyín qua những vật
mă tia sâng thường không đi qua được gọi lă câc tia phóng xạ Dưới tâc dụngcủa điện trường, tia phóng xạ bị tâch lăm 3 tia: Tia anpha lệch về phía cực đmcủa điện trường, gồm câc hạt anpha mang điện tích dương (gấp 2 lần điện tíchcủa proton), có khối lượng bằng khối lượng của nguyín tử heli Tia beta lệch
về phía cực dương của điện trường gồm câc hạt electron Tia gamma khônglệch về cực năo của điện trường, có bản chất như tia sâng Những nghiín cứu
về bản chất của hiện tượng phóng xạ chứng tỏ rằng hạt nhđn của câc nguyín
tử phóng xạ không bền, tự phđn hủy vă phóng ra câc hạt vật chất khâc nhau
như hạt anpha, beta kỉm theo bức xạ điện từ như tia gamma Đồng thời với
hiện tượng phóng xạ tự nhiín, người ta cũng phât hiện một số loại nguyín tửcủa một số nguyín tố nhđn tạo cũng có khả năng phóng xạ Việc phât hiện rahiện tượng phóng xạ lăm sụp đổ quan niệm về sự bất biến của nguyín tử đêtồn tại từ thời cổ đại
Năm 1897, nhă vật lý người Anh, J Thompson (1856-1940) đê phâthiện ra điện tử J Thompson đê chứng minh sự tồn tại của electron mặc dù lẵng chưa thể nhìn thấy hay tâch được chúng ra Electron được xâc nhận lăloại hạt đầu tiín cấu tạo nín vật chất nhỏ hơn cả nguyín tử Khâm phâ năy đêcung cấp cho chúng ta bằng chứng về một đơn vị mang điện cơ bản vă miíu
tả về nó Những thí nghiệm vă phât hiện của J Thompson đê mở ra một lĩnhvực khoa học mới – vật lý hạt Ông đê được trao trao giải Nobel vật lý năm
1906 cho công trình khâm phâ ra điện tử Phât hiện lịch sử của J Thompson
đê đưa nhđn loại tiến thím một bước mới trong việc hiểu bản chất của vật
chất Với việc phât hiện điện tử lă thănh phần cấu tạo của nguyín tử, đê bâc
bỏ lập luận rằng nguyín tử lă đơn vị vật chất nhỏ nhất
Trang 38Bằng những phát minh đó, vật lý học rơi vào khủng hoảng sâu sắc vềmặt lý luận Lĩnh vực khoa học này phát triển rất nhanh, bước từ thế giới vĩ
mô với các vật thể hữu hình, đến thế giới vi mô cực nhỏ mắt thường khôngnhìn thấy với các hiện tượng xảy ra mới mẻ có tính đột phá, thách thức khả
năng nhận thức của con người Thế giới vật chất có một cấu trúc phức tạp hơn
nhiều so với những quan niệm trước đây Nguyên tử không phải là viên gạchcuối cùng của lâu đài vật chất mà còn có những hạt bé hơn Khối lượng củamột vật thể không phải là bất biến mà nó có thể thay đổi theo vận tốc chuyển
động Khối lượng và năng lượng không phải là hai thực thể tách biệt hoàn
toàn, mà khối lượng là năng lượng và năng lượng có khối lượng Những hiểubiết mới đã gây ra một cuộc khủng hoảng trong vật lý học và gây hoang mangcho những nhà triết học Trong bối cảnh đó, J Poincaré, nhà toán học - triết
học Pháp đã viết tác phẩm Giá trị của khoa học, cho rằng vật lý học có những
triệu chứng của một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng và đã dành một chương
để viết về cuộc khủng hoảng ấy Ông đã nêu ra nhiều dẫn chứng như: hiện
tượng phân rã hạt nhân nguyên tử sinh ra năng lượng thì nguyên lý bảo toàn
năng lượng có còn đúng không, nguyên lý bảo toàn khối lượng cũng bị đánh
đổ Khối lượng tiêu tan thì nền tảng cơ học của I Newton bị sụp đổ J
Poincaré viết, chúng ta đứng trước sự sụp đổ của những nguyên lý vật lý cũ…thời kỳ hoài nghi đã đến, không thể chối cãi được Cuối cùng J Poincaré đãrút ra kết luận về nhận thức luận: “Phàm cái gì không phải là tư tưởng đều hư
vô thuần túy” V.I Lenin cho kết luận như vậy là duy tâm và đã vạch rõ:
“Thực chất của cuộc khủng hoảng vật lý học hiện đại là ở sự đảo lộn của
những quy luật cũ và những nguyên lý cơ bản, ở sự gạt bỏ thực tại kháchquan ở bên ngoài ý thức, tức là ở sự thay thế chủ nghĩa duy vật bằng chủnghĩa duy tâm và chủ nghĩa bất khả tri” [37, tr 318]
Trang 39Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm khác nhau ở chỗ giải quyếtvấn đề nguồn gốc nhận thức Xuất phát từ quan niệm vào thời cổ đại, vật chất
được cấu tạo từ nguyên tử, khi phát hiện ra điện tử nhỏ hơn nguyên tử rất
nhiều thì các nhà triết học duy tâm cho rằng: vật chất tiêu tan mất Với lậptrường duy vật biện chứng, bằng sự tổng kết và đánh giá các thành tựu củakhoa học tự nhiên, nhất là vật lý học, cho đến lúc đó; V.I Lenin luận chứngrằng: Vật chất tiêu tan mất, điều đó có nghĩa là giới hạn hiểu biết về vật chấttrước đây của chúng ta đang tiêu tan mất và nhận thức của chúng ta bây giờsâu hơn; những đặc tính của vật chất, trước đây chúng ta cho rằng là tuyệt đối,bất biến, có từ đầu tiên (tính không thể xâm nhập được, quán tính, khốilượng…) đang tiêu tan mất và bây giờ đây được coi là tương đối và chỉ một
số trạng thái nào đó của vật chất thì chính là ở chỗ: vật chất là thực tại kháchquan, nó tồn tại ở ngoài ý thức của chúng ta Chủ nghĩa duy vật chính là ở chỗthừa nhận đặc tính đó
Những thành tựu vĩ đại của vật lý học cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
đã có ý nghĩa rất quan trọng đối với triết học trong việc tìm kiếm những luận
cứ khoa học để bảo vệ và phát triển chủ nghĩa duy vật, như V.I Lenin nhậnxét: “Vật lý học hiện đại đang nằm trên giường đẻ Nó đang đẻ ra triết họcduy vật biện chứng Một cuộc sinh đẻ đau đớn” [37, tr 387] V.I Lenin cònnhấn mạnh, chủ nghĩa duy vật biện chứng kiên quyết cho rằng, bất cứ nguyên
lý khoa học nào về cấu tạo và đặc tính của vật chất cũng đều có tính gần đúng
và tương đối cả Trong tự nhiên không hề có ranh giới nào tuyệt đối, vật chất
đang vận động sẽ chuyển hóa từ trạng thái này sang trạng thái khác; mà chúng
ta không thể xác định được các trạng thái của chúng trong cùng một thời điểm(nguyên lý bất định của W Heisenberg xác nhận điều này) Nhận thức khoahọc của con người trong sự phát triển đều có tính tạm thời, tương đối và gần
Trang 40đúng Điện tử cũng vô cùng như nguyên tử, tự nhiên là vô tận; chỉ có sự thừa
nhận một cách tuyệt đối và vô điều kiện đối với sự tồn tại của tự nhiên ởngoài ý thức và cảm giác của con người thì mới phân biệt được chủ nghĩa duyvật biện chứng với thuyết bất khả tri và chủ nghĩa duy tâm Chính sự vận
động của khoa học đã đặt ra câu hỏi cần có lời giải đáp đối với bản thể luận,
nhận thức luận triết học Tư tưởng khoa học của A Einstein mới mẻ, kỳ lạ vàkhó hiểu nhưng đã góp phần giải thích câu hỏi được đặt ra là thế giới bắt đầu
từ đâu? Sự thống nhất của thế giới được thiết lập như thế nào? Lý thuyếttrường thống nhất mà suốt đời A Einstein chiêm nghiệm và theo đuổi cũngnằm trong mạch tư duy như thế Đặc biệt, với sự xuất hiện của “thuyết tương
đối và thuyết lượng tử đã mang lại những quan niệm khoa học hoàn toàn mới
mẻ về thế giới vật chất… đã trở thành những nền móng không thể thiếu của
sự phát triển khoa học và kỹ thuật” [48, tr 275] Trên cơ sở của hai lý thuyết
đó, khoa học thế kỷ XX đã tiến những bước chưa từng thấy và chỉ trong vòng
nửa thế kỷ nó đã đạt được những thành tựu hơn hẳn những gì nó đã tích lũy
được từ hơn hai chục thế kỷ trước đó
Tóm lại, những phát minh vật lý học nói riêng và những thành tựukhoa học tự nhiên nói chung vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã có tác
động mạnh mẽ đến bản thể luận và nhận thức luận triết học Sự thay đổi đóđòi hỏi trong nhận thức luận phải có tư duy khác, cách giải thích khác trên cơ
sở những khám phá của vật lý học hiện đại Giới hạn của nhận thức được thay
đổi cũng chính là đường nét và toàn cảnh của bức tranh vật lý học về thế giớiđược vẽ lại với bố cục và gam màu của một trường phái mới