Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 31 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
31
Dung lượng
895,32 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ---------------- --------------- TIỀU LUẬN TRIẾTHỌC HVTH : Trần Nguyễn Băng Dương LỚP : CH19-D1 Thành phố Hồ Chí Minh – 02/2010 háp trị là học thuyết duy nhất có sự kế thừa, hàm chứa những những yếu tố của những học thuyết khác nhiều nhất, nhờ đó tạo ra một phương thức giải quyết vững chắc, toàn vẹn và thực tế nhất trong vấn đề trị quốc: Lễ nghĩa, danh phận của Nho gia được cụ thể hoá trong pháp luật; Vô vi của Lão gia được chuyển hoá thành quan hệ biện chứng vô vi- hữu vi; Kiêm ái của Mặc gia tuy là nội dung yếm thế nhất củahọc thuyết pháp trị, nhưng Hàn Phi Tử vẫn coi đây là mục đích cuối cùng củapháp luật. Nhờ học thuyết pháp trị, Tần Thuỷ Hoàng đã chấm dứt cục diện bách gia phân tranh thời tiên Tần, thống nhất Trung Quốc và xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền đầu tiên tại Trung Quốc. Trong khuôn khổ đề tài, người viết xin được đi sâu vào phân tích để làm rõ tưtưởng trị quốc của phái Pháp gia, cùng sự ảnh hưởng của nó đến đời sống chính trị của thời đại. P PP P MỤC LỤC ~ ~ ~ * ~ ~ ~ CHƯƠNG 1: TƯTƯỞNGTRIẾTHỌCCỦAPHÁPGIA 1.1. Bối cảnh lịch sử . 1 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển củaPhápgia . 1 1.2.1. Một số khái niệm . 1 1.2.2. Sự phát triển củaPhápgia qua các thời kỳ của các nhà tưtưởng 2 1.3. Phân tích tưtưởngpháp trị của Hàn Phi Tử 4 1.3.1. Tưtưởng trị nước bằng pháp luật . 5 1.3.2. Quan điểm coi trọng ba yếu tố “Pháp – Thế – Thuật” 6 1.3.3. So sánh với Nho gia . 14 CHƯƠNG 2: SỰ ẢNH HƯỞNG CỦATƯTƯỞNGPHÁPGIA ĐẾN ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ CỦA THỜI ĐẠI 2.1. Trung Quốc đương thời 17 2.2. Ý nghĩa ứng dụng thực tiễn tại Việt Nam . 19 2.2.1. Pháp quyền và nhà nước pháp quyền . 19 2.2.2. Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN hiện nay . 20 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Phápgia là trường phái triếthọc hàm chứa các học thuyết khác nhau nhiều nhất, gắn liền với dấu ấn lịch sử Trung Hoa cổ đại trong quá trình thống nhất đất nước. Điều đó đã tạo sự cuốn hút đặc biệt với người viết, cũng là lý do người viết chọn đề tài này. 2. Mục tiêu của đề tài: - Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển củaPháp gia. - Tìm hiểu học thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử. - Tìm hiểu sự ảnh hưởng củatưtưởngpháp trị đến cục diện chính trị Trung Quốc cổ đại. - Tìm hiểu ý nghĩa ứng dụng học thuyết này vào thực tiễn ở Việt Nam. 3. Phạm vi, đối tượng đề tài: Tìm hiểu và phân tích những tưtưởng chủ đạo củahọc thuyết phái Phápgia ở Trung Quốc thời cổ đại. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp lịch sử thống kê - Phương pháp nghiên cứu tại bàn - Phương pháp phân tích tổng hợp 5. Bố cục: Bài viết được trình bày trong 20 trang, được kết cấu thành 2 chương như sau: Chương 1: TưtưởngtriếthọccủaPháp gia. Chương 2: Sự ảnh hưởng củatưtưởngPhápgia đến đời sống chính trị của thời đại. Nội dung chi tiết của bài viết sẽ được trình bày ở phần nội dung sau đây. NỘI DUNG Chương 1 TƯTƯỞNGTRIẾTHỌCCỦAPHÁPGIA 1.1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ: Ở thời Đông Chu, chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất được hình thành thay thế cho chế độ ruộng đất tĩnh điền trước đó đã làm nảy sinh một loạt những thế lực chính trị mới, đó là tầng lớp địa chủ mới lấn át và xung đột gay gắt với tầng lớp quý tộc cũ. Sự tranh giành địa vị xã hội của các thế lực đã đẩy xã hội Trung Hoa cổ đại vào tình trạng chiến tranh khốc liệt. Thời kỳ này bao gồm hai thời kỳ nhỏ là Xuân Thu và Chiến Quốc. Thời Xuân Thu (770 - 403 TCN), đất nước loạn lạc với hơn 400 cuộc chiến lớn nhỏ. Giữa các nước lớn đã triển khai một cuộc giành giật quyết liệt quyền bá chủ. Thời Chiến Quốc (403 - 221 TCN), cục diện ở Trung Quốc có sự biến đổi lớn: rất nhiều nước chư hầu vừa và nhỏ đã bị thôn tính, chỉ còn lại 7 nước là Tề, Sở, Hàn, Yên, Ngụy, Triệu, Tần. Giai đoạn này chính trị bất ổn, xã hội rối ren, đạo đức suy đồi, quan lại tham nhũng, chiến tranh kéo dài khiến đời sống nhân dân càng thêm đói khổ cùng cực. Trong bối cảnh đó, các học thuyết như Lão gia, Nho gia… đã không giúp được xã hội thoát khỏi tình trạng rối loạn và suy sụp vì tính không tưởng và không có khả năng đáp ứng yêu cầu thời cuộc. Đạo đức và tình thương không đủ sức mạnh để lập lại trật tự xã hội. Học thuyết Phápgia thì khác vì giải quyết được vấn đề đương thời giúp nước Tần hùng mạnh, đi đến thống nhất được Trung Quốc. 1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦAPHÁP GIA: Trước tiên cần tìm hiểu thế nào là pháp trị và tưtưởng chủ đạo củaPháp gia. 1.2.1. Một số khái niệm: Nếu nói theo cách hiểu của người Trung Quốc cổ đại thì “Pháp trị là dùng pháp luật để cai trị, chứ không phải dùng đạo đức để cai trị” 1 , còn nói theo quan điểm trong xã hội hiện đại thì khái niệm pháp trị gắn liền với nhà 1 TS Nguyễn Sĩ Dũng, “Chế độ pháp trị”, www.tuoitre.com.vn nước pháp quyền, tức “Pháp trị là một trật tựpháp lý độc lập, nó bao gồm ba ý nghĩa cơ bản: pháp trị là công cụ để điều chỉnh nhà nước (điều chỉnh quyền lực); pháp trị có nghĩa là tất cả mọi chủ thể đều bình đẳng trước pháp luật; pháp trị có nghĩa là bảo đảm công lý về thủ tục và về hình thức” 2 . Phápgia là một trường phái tưtưởng có mục đích tiếp cận tới cách phân tích các vấn đề pháp luật đặc trưng ở lý lẽ logic lý thuyết nhắm vào việc đưa ra văn bản pháp luật ứng dụng, hơn là nhắm tới xã hội, kinh tế, hay tình huống chính trị. Học thuyết pháp trị của phái Phápgia hình thành và phát triển qua nhiều thời kỳ bởi các tác giả xuất sắc như: Quản Trọng, Thân Bất Hại, Thận Đáo, Thương Ưởng và được hoàn thiện bởi Hàn Phi Tử. Để hiểu một cách tương đối có hệ thống về đường lối trị nước của phái Pháp gia, ta cần tìm hiểu tưtưởng cơ bản của các nhà pháp trị đã nêu trên cũng như những luận chứng khá thuyết phục về sự cần thiết của đường lối pháp trị. 1.2.2. Sự phát triển củaPhápgia qua các thời kỳ của các nhà tư tưởng: Quản Trọng (725 - 645 TCN): Là người nước Tề, vốn xuất thân từ giới bình dân nhưng rất có tài chính trị, được coi là người đầu tiên bàn về vai trò củapháp luật như là phương cách trị nước. Tưtưởng về pháp trị của Quản Trọng được ghi trong bộ Quản Tử, bao gồm 4 điểm chủ yếu sau: (1) Mục đích trị quốc là làm cho phú quốc binh cường. “Kho lẫm đầy rồi mới biết lễ tiết, y thực đủ mới biết vinh nhục” 3 . (2) Muốn có phú quốc binh cường một mặt phải phát triển nông, công, thương nghiệp, mặt khác phải đặt ra và thực hiện lệ chuộc tội: “Tội nặng thì chuộc bằng một cái tê giáp (áo giáp bằng da con tê); tội nhẹ thì chuộc bằng một cái 2 TS Nguyễn Sĩ Dũng, “Chế độ Pháp trị”, www.tuoitre.com.vn 3 Doãn Chính (1997), Đại cương Triếthọc Trung Quốc, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, tr.334 qui thuẫn (cái thuẫn bằng mai rùa); tội nhỏ thì nộp kinh phí; tội còn nghi thì tha hẳn; còn hai bên thưa kiện nhau mà bên nào cũng có lỗi một phần thì bắt nộp mỗi bên một bó tên rồi xử hòa” 4 . (3) Chủ trương phép trị nước phải đề cao “Luật, hình, lệnh, chính". Luật là để định danh phận cho mỗi người, Lệnh là để cho dân biết việc mà làm, Hình là để trừng trị những kẻ làm trái luật và lệnh, Chính là để sửa cho dân theo đường ngay lẽ phải. (4) Trong khi đề cao luật pháp, cần chú trọng đến đạo đức, lễ, nghĩa, liêm . trong phép trị nước. Như vậy có thể thấy rằng Quản Trọng chính là thủy tổ củaPháp gia, đồng thời ông cũng là cầu nối Nho gia với Pháp gia. Thân Bất Hại (401-337 TCN): Là người nước Trịnh chuyên học về Hình Danh, làm quan đến bậc tướng quốc. Ông đưa ra chủ trương ly khai “Đạo đức” chống “Lễ” và đề cao “Thuật” trong phép trị nước. Thân Bất Hại cho rằng “Thuật” là cái “bí hiểm” của vua, theo đó nhà vua không được lộ ra cho kẻ bề tôi biết là vua sáng suốt hay không, biết nhiều hay biết ít, yêu hay ghét mình . bởi điều đó sẽ khiến bề tôi không thể đề phòng, nói dối và lừa gạt nhà vua. Thận Đáo (370-290 TCN): Là người nước Triệu và chịu ảnh hưởng một số tưtưởngtriếthọc về đạo của Lão Tử, nhưng về chính trị ông lại đề xướng đường lối trị nước bằng pháp luật. Thận Đáo cho rằng pháp luật phải khách quan như vật “vô vi” và điều đó loại trừ thiên kiến chủ quan, riêng tưcủa người cầm quyền. Đây là một tưtưởng khá tiến bộ mà sau này Hàn Phi Tử đã tiếp thu và hoàn thiện. Trong phép trị nước, Thận Đáo đặc biệt đề cao vai trò của “Thế”. Ông cho rằng: “Người hiền mà chịu khuất kẻ bất tiếu là vì quyền thế nhẹ, địa vị thấp; kẻ bất tiếu mà phục được người hiền vì quyền trọng vị cao. Cây ná yếu mà bắn 4 Nguyễn Hiến Lê (1995), Luận ngữ, NXB Văn học, tr.40