1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA ARIXTỐT GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ

18 790 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA ARIXTỐT GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ

Trang 1

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ.

GVHD : TS BÙI VĂN MƯA NGƯỜI THỰC HIỆN : TRẦN QUỐC HÙNG LỚP : CHKT K21- ĐÊM 5

SỐ THỨ TỰ: 65

TP.HCM 02/2012

Trang 2

Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy TS Bùi Văn Mưa,

người Thầy đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt khóa học, hướng dẫn, giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian thực hiện tiểu luận vừa qua Mặc dù đã rất cố gắng, song chắc chắn bài tiểu luận này sẽ không tránh thiếu sót và hạn chế, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy để sửa chữa bổ sung cho bài tiểu luận được tốt hơn

Tác giả

Trang 3

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Mục lục

1 1 Thuyết nguyên nhân- Cơ sở của siêu hình học 2

1.8 Thẫm mỹ học và những tư tưởng về kinh tế học 9 Chương 2 : NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TƯ TƯỞNG

TRIẾT HỌC CỦA ARIXTỐT

11

2.1 Những giá trị tư tưởng triết học Arixtốt 11

2.2 Những hạn chế của tư tưởng triết học Arixtốt: 13

Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

Triết học ra đời và phát triển cho đến nay đã có lịch sử gần 3000 năm Sự phát triển những tư tưởng triết học của nhân loại là một quá trình không đơn giản Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, và gắn với nó là cuộc đấu tranh giữa các phương pháp nhận thức hiện thực – phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình

Arixtốt (384 – 322 TCN) là một nhà tư tưởng vĩ đại nhất của triết học Hy Lạp cổ đại Ph.Ăngghen đã gọi Arixtốt là “ cái đầu hoàn chỉnh nhất” trong số các nhà triết học cổ đại Hy lạp, là nhà tư tưởng đã nghiên cứu “ những hình thức cơ bản nhất của tư duy biện chứng” Là một bộ óc bách khoa, Arixtốt để lại nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về triết học, sinh vật học, đạo đức học, tâm lý học, sinh vật học, chính trị, thi pháp… và đặc biệt nền văn hoá thuần lý, khoa học và công nghệ đang lan tràn khắp thế giới Tây phương phải chịu ơn ông nhiều hơn ai hết Vì vậy khi tác giả nhận được đề tài nghiên cứu: “Tư tưởng triết học của Arixtốt và những giá trị, hạn chế của nó” thì đó là một điều vinh hạnh và may mắn khi tìm hiểu một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong lịch sử của triết học

Nghiên cứu về tư tưởng triết học của Arixtốt, tác giả cần làm rõ những tư tưởng của Arixtốt các lĩnh vực như những vần đề cơ bản của Siêu hình học, logic học, vật lý học, đạo đức học, nhân bản học, chính trị học, mỹ học… Đồng thời tác giả nêu ra những giá trị và hạn chế tư tưởng triết học của Arixtốt, những tư tưởng

đó có giá trị như thế nào đối với ai? Đối với các tầng lớp nào trong xã hội và những mặt hạn chế của nó

Tác giả đã dùng những tài liệu sau để làm tài liệu tham khảo như: Đại cương

về lịch sử triết học của TS Bùi Văn Mưa (chủ biên); Triết học và bức tranh vật lý học về thế giới của TS Bùi Văn Mưa; Nhập môn Arixtốt của Rupert Woodfin và Judy Groves do Tinh Vệ biên dịch, nhà xuất bản trẻ; Những Câu Chuyện Triết Học của Will Durant do Trí Hải và Bửu Đích biên dịch; Quá trình chuyển biến tư tưởng Phương Tây của Richard Tarnas., Lịch sữ triết học cũa Nguyễn Hữu Vui

Trang 5

Chương 1 : TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA ARIXTỐT

Arixtốt đã để lại cho nhân loại một di sản triết học đồ sộ được viết bằng tiếng

Hy Lạp cổ, trong đó lớn nhất là tác phẩm “ siêu hình học” Những tác phẩm của Arixtốt còn lại cho đến ngày nay có thể chia làm tám nhóm: triết học chung, logic học, vật lý học, sinh vật học, tâm lý học, đạo đức học, kinh tế học, chính trị và nghệ thuật học Để hiểu rõ một cách toàn diện về tư tưởng triết học Arixtốt chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu từng vấn đề

1.1 Thuyết nguyên nhân – Cơ sở của siêu hình học:

Với phương châm “Platông là thầy nhưng chân lý còn quý hơn nhiều”, Arixtốt

đã đứng trên quan niệm duy vật tiến bộ phê phán thuyết ý niệm của Platông; nhưng ông cũng không ủng hộ quan điểm của các trường phái duy vật bàn về nguyên vật chất của vũ trụ [1, 110]

- Thứ nhất, ông phản đối quan niệm của Platông coi các ý niệm như một dạng tồn tại độc lập, tối cao, còn mọi sự vật cảm tình của thế giới chúng ta đều tồn tại ở cấp độ thấp hơn

- Thứ hai, Arixtốt phê phán việc Platông tách rời thế giới ý niệm với thế giới hiện thực, ông chỉ ra rằng, như vậy tức là biến các phạm trù, khái niệm thành những cái vô dụng đối với nhận thức các sự vật Vì thế, để có ý nghĩa, theo Arixtốt thì thế giới ý niệm phải thuộc về thế giới các sự vật

- Arixtốt nhận thấy học thuyết của Platon có nhiều mâu thuẫn về mặt logic Một mặt, Platông phân biệt giữa các ý niệm, cho rằng các ý niệm chung nhất là thực thể, bản chất của các ý niệm mang tính dặc thù hơn Như vậy, sẽ dẫn đến nghịch lí là: các ý niệm vừa là thực thể vừa không là thực thể Điều này, Arixtốt không thể chấp nhận Mặt khác, Platông vừa khẳng định các ý niệm hoàn toàn tách biệt với các sự vật cảm tính, đồng thời lại cho rằng các sự vật đó là cái bóng của ý niệm là bản sao của chúng Như vây là thừa nhận sự vật và khái niệm dù sao cũng có điểm tương đồng nhất định

Trang 6

- Từ việc phê phán học thuyết của Platông về các ý niệm, Arixtốt đi đến xây dựng hệ thống triết học của mình trên cơ sở tiếp thu những điểm hợp lý trong thế giới quan của Platông, đồng thời khắc phục những hạn chế của nó [6, 195]

Khi bàn về các vấn đề siêu hình, sự do sự giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm đã đưa Arixtốt đến với chủ nghĩa nhị nguyên; và từ chủ nghĩa nhị nguyên ông đã rơi vào chủ nghĩa duy tâm khi đưa ra thuyết nguyên nhân ( thay cho thuyết ý niệm của Platông) Tuy nhiên, khi bàn về vật lý học, ông lại bộc lộ rõ quan điểm duy vật của mình Thuyết nguyên nhân là nền tảng của Siêu hình học mang tình thần thánh của Arixtốt Siêu Hình học là cơ sở lý luận để Arixtốt xây dựng vật

lý học mang tính tự nhiên, bàn về vũ trụ, giới tự nhiên và quá trình vận động của chúng…

- Thuyết nguyên nhân- cơ sở của siêu hình học:

Theo Arixtốt tồn tại nói chung xuất phát từ 4 nguyên nhân cơ bản là: hình thức (hình dạng), vật chất (vật liệu), vận động (thao tác) và mục đích (cứu cánh); trong

đó, hình thức và vật chất giữ vai trò quan trọng nhất ( nhị nguyên luận) Tuy nhiên ông lại cho rằng hình thức có vai trò quyết định hơn so với vật chất ( nhất nguyên luận duy tâm), bởi vì nếu không có hình thức thì vật chất chỉ là khả năng thụ động chứ không phải hiện thực Hình thức là thực chất của tồn tại, là bản chất tích cực của sự vật; nó chứa trong mình vận động và mục đích Nhờ tính tích cực của hình thức mà mọi sự vật vận động được; còn vận động của sự vật là một quá trình khách quan diễn ra theo những trình tự xếp đặt trước, tức là có mục đích của Thượng Đế [1,111]

Như vậy, hai tiêu chuẩn trên mâu thuẫn với nhau Arixtốt đã ý thức được vấn

đề này và tìm cách khắc phục, xong ông đã không giải quyết được Điều này dẫn đến mâu thuẫn trong quan niệm về mối quan hệ giữa vật chất và hình dạng Một mặt, ông khẳng định mọi sự vật trong thế giới đều là sự thống nhất giữa vật chất và hình dạng Ví dụ: quả cầu đồng là sự thống nhất giữa vật chất – chất đồng và hình dạng – hình cầu, hai yếu tố cùng kết hợp và chuyển hóa tạo nên quả cầu đồng Mặt khác, ông thùa nhận tồn tại “ hình dạng thuần túy” phi vật chất hoàn toàn thuộc về

Trang 7

lĩnh vực tư tưởng, khẳng định có “ vật chất đầu tiên” – vật chất phi hình dạng từ việc tách rời vật chất và hình dạng, Arixtốt đã đi đến khẳng định “ hiện thực có trước mọi khởi nguyên cả về phạm trù, cả về bản chất, còn về thời gian thì theo một nghĩa nhất định, là tồn tại trước, theo một nghĩa khác thì không do vậy việc xác định và nhận thức (những cái trong hiện thức) cần phải có trước nhận thức (những cái trong khả năng) Hơn nữa ông còn coi “ hình dạng thuần túy” là động cơ đầu tiên của thế giới làm cho mọi vật đều có thể vận động được Đó chình là thượng đế, hay trí tuệ thuần túy Đây là điểm triết học của Arixtốt hòa nhập với thần học của ông

Như vật, Arixtốt đã có sự dao động giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong quan niệm về vật chất và hình dạng Điều này làm cho sự phê phán của ông đối với lập trường duy tâm trong học thuyết về ý niệm không triệt để

1.2 Vật lý học:

- Thuyết vận động- cơ sở của vật lý học: Arixtốt cho rằng, giới tự nhiên là toàn bộ các sự vật, quá trình vận động có liên hệ với nhau và được cấu thành từ một bản thể vật chất Mọi sự vật hiện tượng tự nhiên chỉ xuất hiện khi:

Một là, hội đủ bốn nguyên nhân là hình dạng, vật chất, mục đích và tác động,

mà khi khái quát lại, chúng đựơc gọi là hình dạng đầu tiên, vật chất ban đầu, tác động đầu tiên, mục đích cuối cùng

Hai là, được cấu thành từ bốn yếu tố đầu tiên là đất, nước, không khí, lửa mang bốn tính chất nguyên thuỷ là nóng, lạnh, khô, ẩm mà sự xung đột giữa chúng tạo ra sự chuyển hoá giữa các nguyên tố, đưa đến sự biến đổi trong tự nhiên

Ba là, có những nguyên lý cơ bản chi phối như: tự nhiên là hữu hạn và hữu tận, nhưng không có chân không; Vạn vật đều có vị trí nhất định trong trật tự của tự nhiên; vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ; Vận động của mọi vật thể tự nhiên đều là vận động cưỡng bức…

Trang 8

Mỗi nguyên tố có một vị trí tự nhiên trong trật tự thế giới: Vị trí tự nhiên của đất là Địa cầu- trung tâm bất động của thế giới, của nước là khối cầu bao bọc bên ngoài Địa cầu, của không khí là khối cầu bao bọc bên ngoài nước, và của lửa là khối cầu bao bọc bên ngoài không khí có gắn các vì sao bất động Bên ngoài khối cầu lửa

là động cơ thứ nhất, dù không phải là vật chất hay là chân không, nhưng nó lại điều khiển mọi sự vận động, thay đổi trong tự nhiên Nếu vật thể bị cưỡng bức ra khỏi vị trí tự nhiên của nó thì tự nó sẽ quay lại vị trí tự nhiên đó Từ Mặt Trăng trở xuống là Đất, thế giới trần trục, không hoàn thiện với đặc trưng cơ bản là chuyển động thẳng, được cấu thành từ các nguyên tố tự nhiên như đất, nước, không khí và lửa Từ Mặt Trăng trở lên là Trời; Thế giới thần thánh, hoàn thiện với đặc trưng cơ bản là chuyển dộng tròn cấu thành từ yếu tố siêu nhiên (ether) linh hoạt…[2,17-18]

1.3 Nhận thức luận:

Học thuyết của Arixtốt về tri thức được xây dựng trên nền tảng quan niệm về thế giới của ông Arixtốt cho rằng bản chất con người là khát vọng hướng đến tri thức, con người sinh ra để nhận thức, kẻ nào không nhận thức kẻ đó không là con người Tác phẩm “ siêu hình học” của ông được mở đầu bằng luận điểm “ tất cả mọi người, về bản tính đều khát vọng tới trí thức” Nhận thức là một quá trình xuất phát

từ thực tại khách quan trải qua giai đoạn cảm giác, biểu tượng để đến tư duy, lý luận không có sự tác động của đối tượng nhận thức (hiện thực khách quan) vào giác quan ( cơ sở của nhận thức) thì sẽ không có một tri thức nào; nhưng nhận thức cảm tính đó không có đi sâu vào bản chất của sự vật; mà có nhận thức lý tính (khái quát hoá, trừu tượng hoá…) mới khám phá được cái phổ biến, cái tất yếu, tức cái quy luật, bản chất của sự vật Dù nhận thức là hoạt động bản tính của linh hồn con người con người, nhưng linh hồn con người vừa mới sinh ra như một tấm bản trắng Nhận thức là một quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bên trong linh hồn,

là ghi chép lên linh hồn những dòng chữ tri thức Nhiệm vụ của khoa học là khám phá ra cái phổ biến-tất yếu ( cái bản chất, cái quy luật) trong các sự vật, hiện tượng riêng lẻ nhằm tích luỹ tri thức [1,113]

Trang 9

Lý luận nhận thức của Arixtốt là đỉnh cao của sự phát triển các tư tưởng nhận thức luận thời cổ đại Khẳng định khả năng nhận thức thế giới của con người, ông coi quá trình nhận thức là quá trình khám phá ra chân lí đích thực về bản chất

sự vật Ông phê phán mọi quan niệm hoài nghi luận trong nhận thức, ông coi “ ngụy biện chỉ là một sự thông thái giả hiệu”

Arixtốt đề cao vai trò của nhận thức cảm tính Nó đem lại cho ta những hiểu biết xác thực và sinh động về sự vật đơn nhất Ông là người khởi xướng nguyên lý tabula rasa (nguyên lý tấm bảng sạch) – coi linh hồn con người khi mới sinh ra hoàn toàn không có tri thức – đối lập với tư tưởng của Platon coi nhận thức là quá trình hồi tưởng lại Theo Arixtốt nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu tiên, là điểm xuất phát của mọi quá trình nhận thức

Tiếp sau là nhận thức kinh nghiệm, theo Arixtốt đó là hàng chuỗi những liên tưởng về cùng một sự vật hay nhóm các sự vật nhất định Và cao hơn kinh nghiệm

là nhận thức nghệ thuật mà nền tảng của nó là thực tiễn của con người Nó đem lại nhưng tri thức mang tính khái quát hơn so với các dạng nhận thức trên

Dạng nhận thức cao nhất đó là nhận thức khoa học, trong đó triết học là tối cao Nó là hoạt động trí tuệ đem lại cho chúng ta những tri thức lý luận có tính khái quát cao Dưới con mắt của Arixtốt, khoa học là một hệ thống tri thức phức tạp Ông là người đầu tiên tìm cách phân loại các khoa học Xuất phát từ luận điểm “ mọi sự duy diễn đều hướng tới hoặc là hoạt động, hoặc là sáng tạo, hoặc là tư biện” Đối với ông , khoa học là một hệ thống tri thức phức tạp nhằm hướng đến ba mục đích: hoạt động đời sống, sáng tạo và tư biện Vì vậy có ba nhóm khoa học: khoa học thực hành (đạo đức học, chính trị học…) và khoa học tư biện-lý thuyết (siêu hình học, vật lý học, toán học, logíc học…) càng ngày khoa học càng nhận thức đầy đủ thế giới và càng đạt được nhiều chân lý Muốn đạt được chân lý, tránh sai lầm trong quá trình tìm hiểu bản chất, khám phá quy luật của hiện thực khách quan thì linh hồn lý tính phải được trang bị các phương pháp suy nghĩ đúng đắn, luôn tuân thủ những yêu cầu của logíc học Đó là tuân theo quy luật đồng nhất, quy luật

Trang 10

phi mâu thuẫn, quy luật triệt tam; hướng tư duy theo các quy tắc tam đoạn luận… [5,198]

1.4 Logic học:

Arixtốt được xem là ông tổ của lôgic học – khoa học về tư duy và các quy luật của nó Ông là người đầu tiên đã trình bày hoàn chỉnh và có hệ thống những quy luật cơ bản của tuy duy đúng đắn

Những quy luật cơ bản của tuy duy lôgic bao gồm: quy luật đồng nhất ( A = A), quy luật cấm mâu thuẫn (A # > A) và quy luật loại trừ cái thứ ba ( hoặc A, hoặc

> A) Từ đây, Arixtốt đã xây dựng nên tam đoạn luận nổi tiếng của mình ( nếu A thuộc B, B thuộc C, thì A thuộc C)

Ngoài ra Arixtốt còn xây dựng lý thuyết chứng minh, đồng thời phân tích các lỗi lôgic mà mọi người hay mắc phải Và khẳng định rằng mọi lỗi lôgic là do mọi người vạn dụng sai tam đoạn luận và các quy luật lôgic

Lôgic học của Arixtốt không chỉ giới hạn trong phạm vi hẹp như vậy mà còn bao hàm cả học thuyết của ông về các phạm trù, thể hiện như là phương pháp luận xuyên suốt mọi lĩnh vực thế giới quan của ông Bản thân thượng đế, dưới con mắt của Arixtốt là một nhà lôgic lý tưởng Arixtốt đã xây dựng nên hệ thống các phạm trù như những hình thức của tư tưởng: 1) bản chất; 2) số lượng; 3) chất lượng; 4) quan hệ; 5) vị trí; 6) thời gian; 7) tình trạng; 8) chiếm hữu; 9) hành động; 10) chịu đựng [5, 200]

1.5 Nhân bản học

Nhân bản học là lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong thế giới quan của Arixtốt Ông thấy rằng: “nhận thức linh hồn con người thúc đẩy mạnh mẽ nhận thức mọi chân lý, nhất là nhận thức giới tự nhiên”

Arixtốt cho rằng con người được cấu thành từ hình dạng và vật chất Ông phê phán quan niệm của Platông coi thể xác chỉ là chỗ trú tạm thời của linh hồn bất

Ngày đăng: 21/11/2014, 06:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w