1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng triết học pháp gia và những giá trị hạn chế

18 688 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 160 KB

Nội dung

Tư tưởng triết học pháp gia và những giá trị hạn chế

Trang 1

Tên đề tài:

GVHD: TS Bùi Văn Mưa

Lớp: CHKT K21 – Đêm 5 Nhóm: 04

HVTH: Nguyễn Thị Phương Dung

TP Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2012

Trang 2

MỤC LỤC

Mục lục

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG

GIA

1.1 Khái quát sự hình thành của phái Pháp gia………2-3

1.2 Những tư tưởng cơ bản triết học Pháp gia……… 3-11

1.2.1 Những tư tưởng trước Hàn Phi……… 3-6 1.2.2 Tư tưởng của Hàn Phi………7-11

Chương 2: NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHÁP GIA

2.1 Những giá trị của tư tưởng triết học Pháp gia………12

2.2 Những hạn chế của tư tưởng triết học Pháp gia………13-14 PHẦN KẾT LUẬN 15

Tài liệu tham khảo

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong sự phát triển phong phú và sôi động của trào lưu tư tưởng “Bách gia

chư tử” ở Trung Hoa thời kỳ cổ đại, học thuyết Pháp trị xuất hiện trên vũ đài

chính trị như là đại biểu đến sau cùng nhưng đã nhanh chóng được đón nhận, trở thành vũ khí lý luận sắc bén của nhà Tần trong việc quyết định cục diện hỗn loạn

và thống nhất Trung quốc Muộn màng nhưng bắt kịp yêu cầu lịch sử, nhanh chóng chiếm lĩnh vũ đài chính trị và cũng sớm ra đi cùng với sụp đổ của nhà Tần; như tia chớp loé sáng trong cơn giông, tuy ngắn ngủi nhưng tư tưởng Pháp trị đã khắc đậm dấu ấn vào lịch sử

Ra đời cách đây trên hai nghìn năm, mặc dù còn có nhiều hạn chế do lịch sử,

do bản chất giai cấp nhưng học thuyết Pháp trị của Trung Quốc cổ đại vẫn toát lên nhiều giá trị tư tưởng quý báu mà học thuyết Nhà nước pháp quyền sau này

đã tiếp thụ được, những giá trị tư tưởng này đã đóng một vai trò tích cực trong lịch sử Trung Quốc Trong tiểu luận này, thông qua việc tìm hiểu những nội dung

cơ bản của trường phái triết học Pháp gia, tác giả muốn nêu ra những giá trị cũng như các mặt hạn chế của nó

Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa lý luận chính trị, tiểu ban triết học, trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt là Thầy TS Bùi Văn Mưa (chủ biên), TS Trần Nguyên Ký, PGS TS Lê Thanh Sinh, TS Nguyễn Ngọc Thu, TS Bùi Bá Linh, TS Bùi Xuân Thanh đã biên soạn bộ tài liệu Triết học, phần I – Đại Cương về lịch sử triết học như nguồn tài liệu chính giúp hoàn thành bài tiểu luận này

Nhiệm vụ của đề tài nhằm làm rõ những giá trị và xem xét các mặt còn hạn chế của tư tưởng triết học Pháp gia Do đó, nội dung chính sẽ xoay quanh các vai trò, tầm ảnh hưởng của tư tưởng triết học Pháp gia, đồng thời tìm hiểu các khía cạnh hạn chế của tư tưởng triết học này

Chương 1: NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC PHÁP GIA

Trang 4

1.1 KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH CỦA PHÁI PHÁP GIA:

Thời Xuân Thu – Chiến Quốc là thời kỳ xã hội Trung Hoa trải qua những biến động lịch sử lớn lao Thực chất của biến động ấy là bước chuyển từ hình thái xã hội nô lệ đang suy tàn sang hình thái xã hội phong kiến tập quyền ở Trung Quốc, làm trật tự, cương thường xã hội đảo lộn, đạo đức luân lý suy đồi

Trong bối cảnh đó, nhiều hệ thống triết học đã ra đời và phát triển nhằm đưa

ra những phương cách giải quyết khác nhau cho những vấn đề thực tiễn chính trị – đạo đức – xã hội mà thời đại đặt ra Đây là thời đại tư tưởng được giải phóng, tri thức được phổ cập, nhiều học giả đưa ra học thuyết của mình nhằm góp phần biến đổi xã hội, khắc phục tình trạng loạn lạc bấy lâu nay Có hàng trăm học giả với hàng trăm tác phẩm ra đời, cho nên, thời này còn được gọi là thời Bách gia chư tử Trong hàng trăm học phái đó có sáu học phái lớn là Âm dương gia, Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia, Danh gia Trong đó, tư tưởng Pháp gia mà đại biểu xuất sắc là Hàn Phi Tử có một vai trò đặc biệt trong sự thống nhất đất nước

và phát triển xã hội cuối thời Xuân Thu - Chiến Quốc Mặc dù tư tưởng này chỉ nổi lên trong một thời gian ngắn nhưng vẫn có giá trị lịch sử lâu dài và có ý nghĩa đến tận ngày nay

Quản Trọng, thế kỷ VI trước Công Nguyên (TCN), được coi là người đầu tiên bàn về vai trò của pháp luật như là phương cách trị nước, là người nước Tề, vốn xuất thân từ giới bình dân nhưng rất có tài chính trị Ông chủ trương phép trị nước phải đề cao “Luật, hình, lệnh, chính” Tuy nhiên, trong khi đề cao luật pháp, cần chú trọng đến đạo đức, lễ, nghĩa, liêm….trong phép trị nước Như vậy

có thể thấy rằng Quản Trọng chính là thuỷ tổ của Pháp gia, đồng thời ông cũng là cầu nối Nho gia với Pháp gia

Sau Quản Trọng phải kể đến Thân Bất hại (401 – 337 TCN), ông đưa ra chủ trương ly khai “Đạo đức” chống “Lễ” và đề cao “Thuật” trong phép trị nước Một đại biểu nữa của phái Pháp gia trong thời kỳ này là Thận Đáo (370 – 290 TCN), ông cho rằng pháp luật phải khách quan như vật “vô vi” và điều đó loại trừ thiên kiến chủ quan, riêng tư của người cầm quyền Phải nói rằng đây là một

Trang 5

tư tưởng khá tiến bộ mà sau này Hàn Phi đã tiếp thu và hoàn thiện Trong phép trị nước, đặc biệt Thận Đáo đề cao vai trò của “Thế”

Cùng thời với Thận Đáo, có một người cũng nêu cao tư tưởng Pháp trị, đó là Thương Ưởng Trong phép trị nước Thương Ưởng đề cao “Pháp” theo nguyên tắc “Dĩ hình khử hình” (dùng hình phạt để trừ bỏ hình phạm) Theo ông, pháp luật phải nghiêm và ban bố cho dân ai cũng biết, kẻ trên người dưới đều phải thi hành, ai có tội thì phạt và phạt cho thật nặng

Cuối cùng phải kể đến Hàn Phi, người có công tổng kết và hoàn thiện tư tưởng trị nước của Pháp gia Hàn Phi đề cao vai trò của pháp trị, theo ông, thời thế hoàn cảnh đã thay đổi thì phép trị nước không thể viện dẫn theo “Đạo đức” của Nho gia, “Kiêm ái” của Mặc gia, “Vô vi nhi trị” của Đạo gia như trước nữa mà cần phải dùng Pháp trị Ông đưa ra quan điểm tiến hoá về lịch sử thì mỗi xã hội có những đặc điểm dấu ấn riêng Do vậy, không có một phương pháp cai trị vĩnh viễn, cũng như không có một thứ pháp luật luôn luôn đúng trong hệ thống chính trị tồn tại hàng ngàn năm Từ đó, ông đã phát triển và hoàn thiện tư tưởng Pháp gia thành một đường lối trị nước khá hoàn chỉnh và thích ứng với thời đại lúc bấy giờ

1.2 NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN TRIẾT HỌC PHÁP GIA:

1.2.1 Những tư tưởng trước Hàn Phi:

Nho, Mặc, Lão, Trang ắt có tư tưởng chính trị riêng và bất đồng, nhưng cùng

giống nhau ở quan điểm lấy dân chúng làm cơ sở để luận bàn chính trị Còn một nhóm nhà tư tưởng chuyên lấy vua hay quốc gia làm cơ sở mà luận bàn chính trị,

và được người đương thời gọi là pháp thuật chi sĩ (các nhà pháp, thuật) mà thiên

Cô Phẫn trong Hàn Phi Tử đã nhắc đến, còn người đời Hán gọi là Pháp gia Học thuyết Pháp gia thịnh hành ở nước Tề và Tấn Pháp gia có ba phái: trọng thế,

trọng thuật, trọng pháp.

Phái trọng thế là của Thận Đáo, người nước Triệu, sinh khoảng 370 TCN (Liệt

Vương), mất khoảng 290 TCN (Noãn Vương), học đạo Lão Tử, viết 42 thiên sách, bị thất truyền Hán Thư Nghệ Văn Chí xếp ông vào phái Pháp gia Ông

được Thân Bất Hại và Hàn Phi khen là giỏi Hàn Phi dẫn lời Thận Đáo: “Phi

Trang 6

long thừa vân, đằng xa du vụ Vân bãi vụ tễ, nhi long tà dữ dần nghĩ đồng hỹ, tắc thất kỳ sở thừa dã Hiền nhân nhi truất ư bất tiếu giả, tắc quyền khinh dị ty dã Bất tiếu nhi năng phục ư hiền giả, tắc quyền trọng vị tôn giã Nghiêu vi thất phu, bất năng trị tam nhân Nhi Kiệt vi thiên tử, năng loạn thiên hạ Ngô dĩ thử tri thế

vị chi túc thị, nhi hiền trí chi bất túc mộ dã Phù nỗ nhược nhi thỉ cao dã, kích ư phong dã Thân bất tiếu nhi lệnh hành giả, đắc trở ư chúng dã Nghiêu giáo ư lệ thuộc nhi dân bất thính; chí ư nam diện nhi vương thiên hạ, lệnh tắc hành, cấm tắc chỉ Do thử quan chi, hiền trí vị túc dĩ phục chúng, nhi thế vị túc dĩ truất hiền giả dã (1) , (Hàn Phi Tử, Nan Thế).

Và: “Nếu có vua thông minh ở ngôi cao là bậc có quyền thế cai trị, ắt quần chúng không dám làm quấy, cho nên quần thần không dám lừa vua Chẳng phải

là yêu vua, mà là sợ uy thế của vua, trăm họ tranh nhau phục vụ vua Chẳng phải

là yêu vua, mà là sợ pháp lệnh của vua Cho nên, vua thông minh nắm được sự tất thắng, đem ra cai trị thì dân phục vụ, đem ra cư xử thì uy thế được tôn trọng, đem ra ấn định chính sách thì quần thần tuân phục Vì thế khi ra lệnh thì thần dân thi hành, hễ cấm thì thần dân ngưng, tức vua tôn quý và thần dân hèn mọn

Do đó, thiên Minh Pháp nói: “Minh chủ tại thượng vị, hữu thất trị chi thế, tắc

quần thần bất càm vi phi Thị cố quần thần chi bất cảm khi chủ giả, phi dĩ ái chủ

dã, dĩ uý chủ chi uy thế dã

(1): “Rồng bay cưỡi mây, rắn lượn trong sương mù Mây tan, mù tạnh thì rồng và rắn khác gì con sâu cái kiến vì mất thế dựa Người hiền bị kẻ hư hỏng khuất phục, là do quyền mình ít và địa vị mình thấp Kẻ hư hỏng mà khuất phục được người hiền, là do quyền nó nhiều và địa vị nó cao Nghiêu khi còn là kẻ thất phu thì không trị nổi ba người, mà Kiệt là thiên tử thì có thể làm loạn cả thiên hạ Tôi từ đó biết rằng quyền thế và địa vị đủ để trông cậy, còn hiền tài và mưu trí thì không đủ để ái mộ Cái cung nỏ yếu mà mũi tên bay cao là nhờ sức gió tác động vào Thân ta hư hỏng nhưng mệnh lệnh của ta được thi hành là nhờ đám đông giúp Khi Nghiêu còn

là thuộc hạ, ông dạy dân thì dân không nghe; đến khi ông ngoảnh mặt hướng nam làm vua thiên hạ, hễ ban lệnh thì dân thi hành, hễ cấm thì dân ngưng Do đó mà xét, hiền tài và mưu trí chưa đủ thuyết phục dân chúng, nhưng quyền thế và địa vị thì đủ để thuyết phục người hiền”.

Bách tính chi tranh dụng, phi dĩ ái chủ dã, dĩ uý chi pháp lệnh dã Cố minh chủ thao tất thắng chi số, dĩ trị tất dụng chi dân; xử tất tôn chi thế, dĩ chế tất phục chi thần Cố lệnh hành cấm chỉ, chủ tôn nhi thần ty Cố Minh Pháp viết:

Giải) Vậy, lời trên của Quản Tử (Quản Trọng tên Di Ngô, hiền tướng của Tề

Trang 7

Hoàn Công - một trong Ngũ Bá) cũng nói lên sự trọng thế, tức cũng cùng quan điểm với phái Thận Đáo, đã cho rằng vua một nước phải có uy thế thì mới có thể sai khiến được dân chúng

Thủ lãnh phái trọng thuật (xem trọng thuật cai trị) là Thân Bất Hại Sử ký

chép: “Thân Bất Hại là người đất Kinh, vốn là một viên quan nhỏ của nước Trịnh, nhờ có học thuật nên thành thân cận với Hàn Chiêu Hầu; Chiêu Hầu dùng Thân Bất Hại làm tướng quốc Thân Bất Hại bên trong lo sửa đổi chính sự, lễ giáo; bên ngoài lo đối phó với chư hầu Suốt trong mười lăm năm, cho đến khi Thân Tử mất, nước được bình yên, binh mạnh, không nước nào xâm lấn nước Hàn Học thuyết của Thân Tử gốc ở Hoàng Đế, Lão Tử, nhưng lấy hình, danh làm chủ

Thủ lãnh của phái trọng pháp (xem trọng pháp luật là Công Tôn Ưởng (Vệ

Ưởng), không rõ sinh năm nào, mất vào khoảng 338 TCN (Hiển Vương) Vệ Ưởng vốn thích cái học hình, danh, và làm trung thứ tử cho tể tướng Công Thúc Toa của nước Nguỵ Trước khi mất, Công Thúc Toa biết Ưởng là nhân tài, nên mới tiến cử ông cho Nguỵ Huệ Vương và dặn nếu không dùng thì phải giết đi; nhưng Huệ Vương xem thường Ưởng, nên không dùng và cũng không giết (về sau Huệ Vương hối tiếc về việc này)

Vệ Ưởng bèn sang Tần, và nhờ Cảnh Giám giới thiệu với Tần Hiếu Công Vệ

Ưởng thuyết về đế đạo và vương đạo thì Hiếu Công chán, đến khi ông thuyết về

bá đạo thì Hiếu Công thích chí và dùng Vệ Ưởng làm tướng

(2): “Vua tôn quý và thần dân hèn mọn; vua không mưu tính để thân với dân, mà dùng quyền thế để thắng họ”.

Mười năm làm tướng cho Tần, Vệ Ưởng ấn định chính sách làm Tần giàu mạnh lên, dựa trên cơ sở pháp lệnh nghiêm minh Pháp lệnh mà Thương Ưởng

đã ban hành quá nghiêm khắc, nhất là đối với giới quý tộc và đại thần, nên khiến

họ căm hận; vì vậy sau khi Tần Hiếu Công mất, Thương Quân bị Tần Huệ Vương truy đuổi và bắt giết bằng ngũ mã phân thây (Xa liệt) vào năm 338 TCN,

(Theo Sử Ký Tư Mã Thiên, Thương Quân Liệt Truyện), [3, 29].

Trang 8

Hàn Phi Tử nói: “Có người hỏi: “Giữa Thân Bất Hại và Công Tôn Ưởng, lời của ai cần gấp cho nước hơn? Đáp: “Không thể nói được Người không ăn mười ngày sẽ chết Trời rét lớn, không mặc áo thì cũng chết Hỏi ăn và mặc cái nào cần hơn, thì không thể thiếu một trong hai, vì chúng đều là thứ để nuôi sống Nay

Thân Bất Hại nói thuật cai trị (ổn định ở trên), còn Công Tôn Ưởng nói pháp luật

(ổn định ở dưới) Thuật cai trị là căn cứ trách nhiệm mà giao chức quan, tuỳ tên gọi mà yêu cầu sự thực, nắm quyền sinh sát, hiểu rõ năng lực của bầy tôi Đó là điều vua nắm lấy Pháp luật là mệnh lệnh ban bố nơi của quan, hình phạt tất ở lòng dân, thưởng kẻ cẩn thận giữ pháp luật, phạt kẻ trái lệnh Đó là điều bầy tôi

noi theo Vua không có thuật cai trị tức là hư nát ở trên; bầy tôi không có pháp

luật tức là loạn ở dưới Thuật và pháp không thể thiếu một; chúng là công cụ của

đế vương vậy” “Vấn giả viết: “Thân Bất Hại, Công Tôn Ưởng, thử nhị gia chi

ngôn thục cấp chi quốc?” Ứng chi viết: “Thị bất khả trình dã Nhân bất thực, thập nhật tắc tử Đại hàn chi long, bất y diệc tử Vị chi y thực thục cấp nhân, tắc thị bất khả nhất vô dã, giai dưỡng sinh chi cụ dã Kim Thân Bất Hại ngôn thuật, nhi Công Tôn Ưởng vi pháp Thuật giả, nhân nhiệm nhi thụ quan, tuần danh nhi trách thực, thao sát sinh chi bính, khoá quần thần chi năng giả dã Thử nhân chủ chi sở chấp dã Pháp giả, hiến lệnh trứ ư quan phủ, hình phạt tất ư dân tâm, thưởng tồn hồ thận pháp, nhi phạt gia hồ gian lệnh giả dã Thử thần chi sở sư

dã Quân vô thuật tắc tệ ư thượng, thần vô pháp tắc loạn ư hạ Thử bất khả nhất

vô, giai đế vương chi cụ dã” (Hàn Phi Tử, Định Pháp) Vậy, thuật là cách vua

dùng để chế ngự bầy tôi; pháp là lệnh mà bầy tôi phải tuân theo để quản lý thứ dân, [3, 31]

1.2.2 Tư tưởng của Hàn Phi:

Hàn Phi Tử khoảng 280 – 233 TCN, là một vị công tử, vương thất nhà Hàn ở miền Tây tỉnh Hà Nam bây giờ “Hàn Phi cùng với Lý Tư học ở Tuân Khanh, Tư

tự coi không bằng Phi” (3) Cũng như Tuân Tử, ông cho rằng bản tính con người

ta là ác nhưng lại khác thầy, không chủ trương dùng lễ nghĩa, đạo đức để cải biến con người, mà dùng hình pháp để trị nước, yên dân Ông dâng thư bày tỏ cách trị nước cho vua Hàn, nhưng vua Hàn không nghe Vua Tần khi đọc sách của Hàn

Trang 9

Phi, tỏ ý rất ngưỡng mộ đã trọng dụng ông Lý Tư đang làm tể tướng nước Tần, biết Hàn Phi vốn tài hơn mình, đã dèm pha với vua Tần bắt Hàn Phi bỏ ngục và

ép uống thuốc độc chết trong ngục năm 233 TCN

Hàn Phi có tật nói lắp, nhưng là một nhà tư tưởng, nhà văn có tài Theo “Hán

thư, Nghệ văn chí” ông đã viết một cuốn sách gồm 35 thiên, khoảng hơn 10 vạn

từ, có tên là “Hàn Phi Tử”, trong đó biểu hiện cơ bản của ông về thời thế, lịch sử

xã hội, đạo đức và hình pháp – đỉnh cao của lý luận về luật pháp của Pháp gia Nếu như Thận Đáo đề cao “Thế”, Thân Bất Hại đề cao “Thuật”, Thương Ưởng đề cao “Pháp” trong phép trị nước thì Hàn Phi Tử là người đầu tiên coi trọng cả ba yếu tố đó Ông cho rằng “Pháp”, “Thế”, “Thuật” là ba yếu tố thống nhất không thể tách rời trong đường lối trị nước của pháp luật Trong sự thống nhất đó, “Pháp” là nội dung trong chính sách cai trị được thể hiện bằng luật lệ;

“Thế” là công cụ, phương tiện tạo nên sức mạnh, còn “Thuật” là phương pháp cách thức để thực hiện nội dung chính sách cai trị Tất cả đều là “công cụ của bậc

đế vương” (Hàn Phi Tử, Dương xác).

- Sự trọng yếu của Pháp luật:

“Pháp” làm một phạm trù của triết học Trung Quốc cổ đại, có thể hiện theo nghĩa hẹp, là luật lệ, quy định, là điều luật, hiến lệnh có tính chất khuôn mẫu mà mọi người không phân biệt vua tôi, trên dưới, sang hèn đều phải tuân thủ

(3): “Hàn Phi Tử”, bản dịch của Phan Ngọc, NXB Văn Học, Hà Nội 1990.

Theo nghĩa rộng, pháp có thể hiểu như là thể chế, chế độ xã hội Hàn Phi Tử trong thiên “Định pháp” đã viết về pháp như sau: “Luật pháp là những hiến lệnh soạn ra dành riêng ở quan phủ; hình phạt ắt phải tuỳ lòng người Thưởng thì dành riêng cho ai tôn trọng luật pháp và phạt thì áp dụng cho những kẻ trái lệnh vậy”

Ở thiên “Nạn tam” ông nói rõ hơn về pháp rằng: “Những công cụ quan trọng của vị nhân chủ, ngoài pháp với thuật ra không có gì khác Pháp là những điều luật biên chép rõ trong đồ thư, bày ra nơi quan phủ, ban bố trong nhân dân….Pháp không có gì bằng rõ ràng, minh bạch (mạc nhược pháp minh)

Trang 10

“Pháp” là tiêu chuẩn, căn cứ khách quan để định rõ danh phận, tỏ rõ thị phi, phân rõ tốt xấu để mọi người biết rõ bổn phận, trách nhiệm của mình, biết rõ điều gì phải làm và điều gì không được làm Pháp đã ban bố thì phải thi hành một cách nghiêm minh, chuyên nhất, thủ tín và trọng thưởng, nghiêm phạt

“Cho nên bậc minh chủ sai khiến bề tôi, không đặt ý ngoài pháp, không ban

ơn ở trong pháp, không có hành động nào trái pháp” (Hàn Phi Tử, Hữu độ), [4,

341]

Trong phương pháp trị nước, cùng với luật pháp minh bạch, chặt chẽ, khách quan, được ghi vào đồ thư, bày nơi quan phủ, ban bố rộng rãi trong dân…là

“thế” “Thế” là địa vị, thế lực, quyền uy của người cầm đầu chính thể Địa vị đó của kẻ trị vì là độc tôn, mọi người phải tuân theo, gọi là “tôn quân quyền”

Muốn thi hành pháp lệnh phải có “thế” “Thế” trong phép trị nước theo Hàn Phi quan trọng đến mức có thể thay thế cho vai trò của bậc hiền nhân “Chỉ có bậc hiền trí không đủ trị dân, mà địa vị quyền thế lại đủ đóng vai trò bậc hiền

vậy” (Hàn Phi Tử, Nạn thế) “Thế” được Hàn Phi ví như nỏ yếu nhờ gió kích mà

tên bay xa, như rồng bay được là nhờ mây….Do vậy thế và pháp trong pháp trị không tách rời nhau Trong việc trị dân, địa vị, quyền thế của vua mới là trọng yếu, còn đức không quan trọng

Nhưng làm thế nào vua có thể điều khiển được một nước thực hiện nghiêm minh pháp luật đã hạn, bởi quyền thế và địa vị của mình? Pháp gia cho rằng vua phải sử dụng “công cụ đế vương” là “thuật”

“Thuật” là phương pháp, thủ thuật, cách thức, mưu lược điều khiển công việc

và dùng người, khiến người triệt để, tận tâm thực hiện hiến lệnh của vua mà không hiểu vua dùng họ như thế nào Đó cũng là công cụ của thuật Nên Hàn Phi mới nói “vua dùng luật như trời, dùng thuật như quỷ”, là vậy

Nếu như “pháp” được công bố rộng rãi trong thần dân, thì “thuật” là cơ trí ngầm, là thủ đoạn mưu lược của vua “Vua mà không có thuật thì hư hỏng ở trên,

bề tôi không có pháp thì rối loạn ở bên dưới hai cái đó không thể thiếu một và

đều là công cụ của đế vương” (Hàn Phi Tử, Định pháp), [4, 343].

- Chính danh và thực:

Ngày đăng: 20/11/2014, 22:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Kim Bình (Đại học Đà Nẵng), Tư tưởng trị nước của Pháp gia và vai trò của nó trong lịch sử, Đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, Số 3 (26), Năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng trị nước của Pháp gia và vai trò của nó trong lịch sử
2. PGS.TS Doãn Chính, Từ điển triết học Trung Quốc, NXB Chính trị Quốc gia, Năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển triết học Trung Quốc
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
3. Võ Thiện Điển (Cử nhân triết Đông), Hàn Phi Tử và sự thống nhất Trung Quốc cổ đại, NXB Văn hoá – Thông tin, Năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hàn Phi Tử và sự thống nhất Trung Quốc cổ đại
Nhà XB: NXB Văn hoá – Thông tin
4. Phùng Hữu Lan, Lịch sử triết học Trung Quốc – Tập 1: Thời Đại Tử Học, NXB Khoa học – Xã hội, Năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử triết học Trung Quốc – Tập 1: Thời Đại Tử Học
Nhà XB: NXB Khoa học – Xã hội
5. TS Bùi Văn Mưa (Chủ biên), Triết học – Phần 1: Đại cương về lịch sử triết học, Tài liệu dùng cho Học viên cao học và nghiên cứu sinh, Lưu hành nội bộ, Năm 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học – Phần 1: Đại cương về lịch sử triết học
6. GS Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử triết học Phương Đông, NXB Từ điển Bách khoa, Năm 2006 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w