Tiểu luận triết Tư tưởng triết học pháp gia và những giá trị hạn chế

17 472 1
Tiểu luận triết Tư tưởng triết học pháp gia và những giá trị hạn chế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận triết Tư tưởng triết học pháp gia và những giá trị hạn chế

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Tên đề tài: Tên đề tài: GVHD: GVHD: TS. Bùi Văn Mưa TS. Bùi Văn Mưa Lớp: Lớp: CHKT K21 – Đêm 5 CHKT K21 – Đêm 5 Nhóm: Nhóm: 04 04 HVTH: HVTH: Lê Hoàng Thu Dung Lê Hoàng Thu Dung TP. Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2012 TP. Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2012 Tiểu luận Triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa MỤC LỤC MỤC LỤC 2 1.2.1Những tư tưởng trước Hàn Phi 3 1.2.2Tư tưởng của Hàn Phi 5 Chương 2: NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ 12 2.1Những giá trị của tư tưởng triết học Pháp gia 12 2.2Những hạn chế của tư tưởng triết học Pháp gia 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………… 16 Tiểu luận Triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa MỞ ĐẦU Trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại, tư tưởng Pháp gia mà đại biểu xuất sắc là Hàn Phi Tử có một vai trò đặc biệt trong sự nghiệp thống nhất đất nước và phát triển xã hội cuối thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Hàn Phi (280 – 233 TCN) chính là người tập đại thành tư tưởng Pháp gia. Ông đã tiếp thu điểm ưu trội của ba trường pháp “pháp”, “thuật”, “thế” để xây dựng và phát triển một hệ thống lý luận pháp trị tương đối hoàn chỉnh và tiến bộ so với đương thời. Hàn Phi coi pháp luật là công cụ hữu hiệu để đem lại hòa bình, ổn định và công bằng, ông cũng chính là người đã đề xuất tư tưởng dùng luật pháp để trị nước. Có thể nói “Hàn Phi Tử” là một bộ sách chính trị học vĩ đại và học thuyết chính trị của ông được người xưa gọi là “học thuyết của đế vương”, chính những điều này đã tạo nên dòng cảm xúc và những ấn tượng sâu sắc cho tôi khi viết đề tài này. Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy cô khoa lý luận chính trị, tiểu ban triết học, trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt là Thầy TS. Bùi Văn Mưa (chủ biên bộ tài liệu Triết học, phần I – Đại Cương về lịch sử triết học, tài liệu do PGS.TS Doãn Chính chủ biên Từ điển Triết học Trung Quốc, GS Nguyễn Đăng Thục biên soạn Lịch sử Triết học Phương Đông, tác giả Phùng Hữu Lan với Lịch sử Triết học Trung Quốc – Tập 1: Thời Đại Tử Học, tác giả Nguyễn Thị Kim Bình (Đại học Đà Nẵng) tài liệu về Tư tưởng trị nước của Pháp gia và vai trò của nó trong lịch sử như là những nguồn tài liệu chính giúp tôi hoàn thành bài tiểu luận này. Nhiệm vụ của đề tài nhằm làm rõ những giá trị và xem xét các mặt còn hạn chế của tư tưởng Pháp gia. Do đó, nội dung chính của bài tiểu luận sẽ xoay quanh việc xác định nội dung chính của tư tưởng Pháp gia, vai trò, tầm quan trọng cũng như những ảnh hưởng của sự ra đời của tư tưởng triết học Pháp gia. HV: Lê Hoàng Thu Dung 1 Tiểu luận Triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa Chương 1 : NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC PHÁP GIA 1.1 Khái quát sự hình thành của phái pháp gia Vào thời Xuân Thu, Quản Trọng (? – 645 TCN) là người nước Tề, vốn xuất thân từ giới bình dân nhưng rất có tài chính trị, được coi là người đầu tiên bàn về vai trò của pháp luật như là phương cách trị nước. Tư tưởng về pháp trị của Quản Trọng được ghi trong bộ Quản Tử, bao gồm 4 điểm chủ yếu sau: luật, lệnh, hình, chính. Trong khi đề cao luật pháp, cần chú trọng đến đạo đức, lễ, nghĩa, liêm trong phép trị nước. Như vậy có thể thấy rằng Quản Trọng chính là thủy tổ của Pháp gia, đồng thời ông cũng là cầu nối Nho gia với Pháp gia. Sang nửa đầu thời Chiến quốc, tư tưởng pháp trị được phát triển bởi ba nhà Pháp gia: Thận Đáo (370 – 290 TCN) chủ trương dùng "Thế" làm yếu tố trọng yếu trong việc cai trị đất nước, Thân Bất Hại (401 – 337 TCN) chủ trương dùng "Thuật" là yếu tố trọng yếu nhất và Thương Ưởng (390 – 338 TCN) thì lại nhấn mạnh " Pháp ". Cuối thời chiến quốc, Hàn Phi (280 – 233 TCN) đã kết hợp các học thuyết Nho, Lão, Pháp lại với nhau, ngoài ra ông còn trình bày tư tưởng của Pháp gia trong tác phẩm "Hàn Phi Tử" khoảng 35 thiên. Trong tác phẩm này đã tổng hợp ba quan điểm về pháp, thế, thuật một cách hệ thống, Hàn Phi Tử đồng ý rằng cả ba yếu tố "Thế, Pháp, Thuật " đều cần thiết đối với chính trị và chính quyền và chúng có tác động mật thiết với nhau. Chính vì có tư tưởng này của Hàn Phi Tử mà Tần Thủy Hoàng đã thống nhất được thiên hạ, "Âm Pháp, dương Nho, lấy Đạo hỗ trợ" là chủ lưu văn hóa chính trị Trung Hoa. Có thể nói Pháp gia là một trong "Bách gia chư tử" của Trung Hoa cổ đại. Để hiểu một cách tương đối có hệ thống về đường lối trị nước của phái Pháp gia chúng ta cần tìm hiểu các tư tưởng cơ bản của các nhà pháp trị trong nửa đầu thời Chiến quốc về sự cần thiết của đường lối Pháp trị trong việc cai trị đất nước. HV: Lê Hoàng Thu Dung 2 Tiểu luận Triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa 1.2 Những tư tưởng cơ bản Triết học Pháp gia 1.2.1 Những tư tưởng trước Hàn Phi Nho, Mặc, Lão, Trang có tư tưởng chính trị riêng và bất đồng, nhưng cùng giống nhau ở quan điểm lấy dân chúng làm cơ sở để luận bàn chính trị. Còn một nhóm nhà tư tưởng chuyên lấy vua hay quốc gia làm cơ sở mà luận bàn chính trị, và được người đương thời gọi là pháp thuật chi sĩ (các nhà pháp, thuật) mà thiên Cô Phẫn trong Hàn Phi Tử đã nhắc đến, còn người đời Hán gọi là Pháp gia. Học thuyết Pháp gia thịnh hành ở nước Tề và Tấn; nguyên vì Tề Hoàn Công (685 - 643 TCN) và Tấn Văn Công (635 - 628 TCN) đều đã là bá chủ một thời, nhờ sự tiến bộ và cải cách chính trị hiệu quả, do nhạy bén và nắm bắt được xu thế hiện thực chính trị cùng lý luận hoá thời bấy giờ, mà hình thành nên một học phái mới vậy. Pháp gia có ba phái: trọng thế, trọng thuật, trọng pháp.  Phái trọng thế "Thế" trước hết là địa vị, thế lực, quyền uy của người cầm quyền mà trước hết là của nhà vua. "Thế" có vị trí quan trọng đến mức có thể thay thế được hiền nhân: "Chỉ có bậc hiền trí không đủ trị dân, mà địa vị quyền thế lại đủ đóng vai trò của bậc hiền vậy Kiệt làm thiên tử chế ngự được thiên hạ không phải vì hiền mà vì có quyền thế. Nghiêu thất phu không trị nổi ba nhà không phải vì hiền mà vì địa vị thấp" [2;348]. "Thế" không chỉ là địa vị, quyền hành của vua mà còn là sức mạnh của dân, của đất nước, của vận nước (xu thế lịch sử). "Thế" là yếu tố không thể thiếu được trong pháp trị. Pháp gia cho rằng muốn có luật pháp rõ ràng minh bạch và được dân tuyệt đối tôn trọng thi hành thì nhà vua phải có "Thế". Một đại biểu của phái Pháp gia là Thận Đáo (370-290 TCN), ông là người nước Triệu và chịu ảnh hưởng một số tư tưởng triết học về đạo của Lão Tử, nhưng về chính trị ông lại đề xướng đường lối trị nước bằng pháp luật. Thận Đáo cho rằng Pháp luật phải khách quan như vật "vô vi" và điều đó loại trừ thiên kiến chủ quan, riêng tư của người cầm quyền. Phải nói rằng đây là một tư tưởng khá tiến bộ mà sau này Hàn Phi đã tiếp thu và hoàn thiện. Trong phép trị nước, đặc biệt Thận Đáo đề cao vai trò của "Thế". Nghiêu hồi còn làm dân thường thì không trị được ba người mà Kiệt khi làm thiên tử có thể làm loạn cả thiên hạ, do đó biết rằng quyền thế và HV: Lê Hoàng Thu Dung 3 Tiểu luận Triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa địa vị đủ để nhờ cậy được mà bậc hiền, trí không đủ cho ta hâm mộ. Cây ná yếu mà bắn được mũi tên lên cao là nhờ sức gió đưa đi, kẻ bất tiếu mà lệnh ban ra được thi hành là nhờ sức giúp đỡ của quần chúng, do đó mà xét thì hiền và trí không đủ cho đám đông phục tùng, mà quyền thế và địa vị đủ khuất phục được người hiền" [2;337].  Phái trọng thuật "Thuật" là cách thức, phương thức, mưu lược, thủ đoạn trong việc tuyển người, dùng người, giao việc, xét đoán sự vật, sự việc, giúp pháp luật được thực hiện và nhà vua có thể "trị quốc bình thiên hạ". “Nhiệm vụ chủ yếu của "Thuật" cai trị là phân biệt rõ ràng những quan lại trung thành, tận tâm và những quan lại xu nịnh ma giáo, thử năng lực của họ, kiểm tra công trạng và những sai lầm của họ với mục đích tăng cường bộ máy cai trị trên cơ sở bộ máy luật pháp và chế độ chuyên chế" [2;349]. "Thuật" còn thể hiện trong "thuật dùng người". Pháp gia đưa ra nguyên tắc cơ bản của thuật dùng người là: "Chính danh", "Hình danh", "Thực danh". Chẳng hạn một người hứa đến thăm ta thì lời hứa đó là "Danh" còn hành động tới thăm là "Hình" hay "Thực" vậy. Nếu người đó đến thăm thực thì chứng tỏ "danh", "hình" (hay "danh" và "thực") hợp nhau, "danh" và "thực" hợp nhau là "chính danh", còn "danh" và "thực" không hợp nhau là trái, là không "chính danh" từ đó sẽ có căn cứ mà thưởng phạt một cách nghiêm minh. "Thuật" phải nắm được cái cốt yếu là lấy danh làm đầu, danh chính thì vật định, danh lệch thì vật đổi. Vua nắm lấy danh, còn bề tôi làm ra hình. Nếu hình và danh so sánh giống nhau thì trên dưới hòa điệu. Mọi người trong xã hội đều nhất nhất phải làm tròn bổn phận, chức vụ của mình, không có ai dám làm trái hay làm quá danh phận đã định. Để chọn đúng người trao đúng việc thì vua phải biết dùng "Thuật". "Bề tôi tỏ lời muốn làm việc gì thì vua theo lời mà trao việc, cứ theo việc mà trách công. Công xứng việc, việc xứng lời thì thưởng. Công không xứng việc thì phạt" [2;350]. Thân Bất Hại (401 - 337 TCN), là người nước Trịnh chuyên học về hình danh, làm quan đến bậc tướng quốc. “Thân Bất Hại vốn theo học đạo Lão tử, nhưng lại rất chú trọng đến hình danh, luật pháp, nhất là “thuật” trị nước” [2;330]. Ông HV: Lê Hoàng Thu Dung 4 Tiểu luận Triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa chính là người đưa ra chủ trương ly khai "Đạo đức" chống "Lễ" và đề cao "Thuật" trong phép trị nước. Thân Bất Hại cho rằng "Thuật" là cái “bí hiểm" của vua, theo đó nhà vua không được lộ ra cho kẻ bề tôi biết là vua sáng suốt hay không, biết nhiều hay biết ít, yêu hay ghét mình bởi điều đó sẽ khiến bề tôi không thể đề phòng, nói dối và lừa gạt nhà vua.  Phái trọng pháp Trong tư tưởng Trung Quốc cổ đại, "Pháp" là phạm trù triết học được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng "Pháp" là thể chế quốc gia là chế độ chính trị xã hội của đất nước; theo nghĩa hẹp "Pháp" là những điều luật, luật lệ, những luật lệ mang tính nguyên tắc và khuôn mẫu. Tất cả đều là công cụ của bậc đế vương. Cùng thời với Thận Đáo, có một người cũng nêu cao tư tưởng Pháp trị, đó là Thương Ưởng. Ông đã hai lần giúp vua Tần cải cách pháp luật hành chính và kinh tế làm cho nước Tần trở nên hùng mạnh. Trong phép trị nước Thương Ưởng đề cao "pháp" theo nguyên tắc "Dĩ hình khử hình" (dùng hình phạt để trừ bỏ hình phạm). Theo ông pháp luật phải nghiêm và ban bố cho dân ai cũng biết, kẻ trên người dưới đều phải thi hành, ai có tội thì phạt và phạt cho thật nặng. Trong chính sách thực tiễn, Thương Ưởng chủ trương: Tổ chức liên gia và cáo gian lẫn nhau, khuyến khích khai hoang, cày cấy, nuôi tằm, dệt lụa, thưởng người có công, phạt người phạm tội. Đối với quý tộc mà không có công thì sẽ hạ xuống làm người thường dân. Ông cũng là người đã thực hiện cải cách luật pháp, thi hành một thứ thuế thống nhất, dụng cụ đo lường thống nhất nhờ đó chỉ sau một thời gian ngắn, nước Tần đã mạnh hẳn lên và lần lượt thôn tính được nhiều nước khác. 1.2.2 Tư tưởng của Hàn Phi Cuối thời chiến quốc, Hàn Phi (280 – 233 TCN), là một vị công tử, vương thất nhà Hàn ở miền Tây tỉnh Hà Nam bây giờ. “Hàn Phi cùng với Lý Tư học ở Tuân Khanh, Tư tự coi không bằng Phi” [3;331]. Cũng như Tuân Tử, ông cho rằng bản tính con người ta là ác nhưng lại khác thầy, không chủ trương dùng lễ nghĩa, đạo đức để cải biến con người, mà dùng hình pháp để trị nước, yên dân. Ông dâng thư bày tỏ cách trị nước cho vua Hàn, nhưng vua Hàn không nghe. Vua Tần khi đọc sách của Hàn Phi, tỏ ý rất ngưỡng mộ đã trọng dụng ông. Lý Tư đang làm tể tướng HV: Lê Hoàng Thu Dung 5 Tiểu luận Triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa nước Tần, biết Hàn Phi vốn tài hơn mình, đã dèm pha với vua Tần bắt Hàn Phi bỏ ngục và ép uống thuốc độc chết trong ngục năm 233 TCN. Hàn Phi có tật nói lắp, nhưng là một nhà tư tưởng, nhà văn có tài. Theo “Hán thư, Nghệ văn chí” ông đã viết một cuốn sách gồm 35 thiên, khoảng hơn 10 vạn từ, có tên là “Hàn Phi Tử”, trong đó biểu hiện cơ bản của ông về thời thế, lịch sử xã hội, đạo đức và hình pháp – đỉnh cao của lý luận về luật pháp của Pháp gia. Hàn Phi là người có công tổng kết và hoàn thiện tư tưởng trị nước của pháp gia. Trước hết Hàn Phi đề cao vai trò của pháp trị. Theo ông, thời thế hoàn cảnh đã thay đổi thì phép trị nước không thể viện dẫn theo "đạo đức" của Nho gia, "Kiêm ái" của Mặc gia, "Vô vi nhi trị" của Đạo gia như trước nữa mà cần phải dùng Pháp trị. Hàn Phi đưa ra quan điểm tiến hóa về lịch sử, ông cho rằng lịch sử xã hội luôn trong quá trình tiến hoá và trong mỗi thời kỳ lịch sử thì mỗi xã hội có những đặc điểm dấu ấn riêng. Do vậy, không có một phương pháp cai trị vĩnh viễn, cũng như không có một thứ pháp luật luôn luôn đúng trong hệ thống chính trị tồn tại hàng ngàn năm. Từ đó, ông đã phát triển và hoàn thiện tư tưởng pháp gia thành một đường lối trị nước khá hoàn chỉnh và thích ứng với thời đại lúc bấy giờ.  Sự trọng yếu của Pháp luật Hàn Phi đã tiếp thu điểm ưu trội của ba trường pháp “pháp”, “thuật”, “thế” để xây dựng và phát triển một hệ thống lý luận pháp trị tương đối hoàn chỉnh và tiến bộ so với đương thời. Coi pháp luật là công cụ hữu hiệu để đem lại hòa bình, ổn định và công bằng, Hàn Phi đã đề xuất tư tưởng dùng luật pháp để trị nước. Ông đưa ra một số nguyên tắc cơ bản trong xây dựng và thực thi pháp luật, như pháp luật phải nghiêm minh, không phân biệt sang hèn, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật Với những tư tưởng đó, học thuyết của Hàn Phi được người xưa gọi là “học thuyết của đế vương”. “Pháp” là một phạm trù của triết học Trung Quốc cổ đại, có thể hiện theo nghĩa hẹp, là luật lệ, quy định, là điều luật, hiến lệnh có tính chất khuôn mẫu mà mọi người không phân biệt vua tôi, trên dưới, sang hèn đều phải tuân thủ; theo nghĩa rộng, pháp có thể hiểu như là thể chế, chế độ xã hội. HV: Lê Hoàng Thu Dung 6 Tiểu luận Triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa “Pháp” là tiêu chuẩn, căn cứ khách quan để định rõ danh phận, tỏ rõ thị phi, phân rõ tốt xấu. để mọi người biết rõ bổn phận, trách nhiệm của mình, biết rõ điều gì phải làm và điều gì không được làm. Pháp đã ban bố thì phải thi hành một cách nghiêm minh, chuyên nhất, thủ tín và trọng thưởng, nghiêm phạt. Đọc sách "Hàn Phi Tử", người ta thấy chữ "Pháp" hay gắn liền với chữ "Cấm". Vậy cái gọi là Pháp, tức là lệnh cấm, là những gì mà kẻ thống trị đòi hỏi một chiều ở người dân, ai làm đúng với lệnh đó thì được thưởng, trái với lệnh đó là phải thọ phạt. Thưởng và Phạt là hai cái cán, giúp cho kẻ thống trị kiểm soát, thậm chí nô dịch nhân dân. Để pháp lệnh được thi hành hữu hiệu, đòi hỏi kẻ hành pháp phải công bằng vô tư. Hàn Phi đã viết trong thiên "Ngũ xuẩn" rằng:"Phù thùy khấp bất dục hình giả, nhân giã; nhiên nhi bất khả bất hình giả, pháp giã. Tiên vương thắng kỳ pháp, bất thính kỳ khấp". (Phàm là người rơi lệ, không đành lòng gia hình cho kẻ khác, là Nhân; nhưng buộc không thể không gia hình cho kẻ khác là Pháp. Tiên vương sở dĩ đã thắng lợi thành công, là nhờ vào Pháp, chẳng màng đến tiếng khóc than). Theo quan niệm của Hàn Phi như vậy, thì Pháp chẳng những có ý nghĩa pháp lệnh quốc gia về mặt chính trị, đồng thời còn là tiêu chuẩn tối cao về giá trị xã hội nữa. Do đó, Hàn Phi đã đả kích hầu hết các học thuyết khác, kể cả Khổng - Mạnh, Lão – Trang và Mặc Tử nữa. “Cho nên bậc minh chủ sai khiến bề tôi, không đặt ý ngoài pháp, không ban ơn ở trong pháp, không có hành động nào trái pháp” (Hàn Phi Tử, Hữu độ). Quan lại coi như những bậc thầy về pháp luật trong thiên hạ. Bất cứ ai muốn hỏi điều gì về luật pháp thì quan lại phải có bổn phận giảng dạy cho rõ (nhược dục hữu học pháp lệnh dĩ lại vi sư). Nếu hỏi mà quan không đáp, hoặc tự ý giảng sai sẽ bị trị tội. Khi giảng rồi phải chép rõ lời giảng, ngày, tháng, năm và tên người giảng lên một tờ khoán. Người giảng giữ nửa bên phài và người được giảng giữ nửa bên trái của tờ khoán, không ai có thể gian lận trước pháp lệnh được (Hàn Phi Tử, Định phận). Trong phương pháp trị nước, cùng với luật pháp minh bạch, chặt chẽ, khách quan, được ghi vào đồ thư, bày nơi quan phủ, ban bố rộng rãi trong dân…là “thế”. HV: Lê Hoàng Thu Dung 7 Tiểu luận Triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa “Thế” là địa vị, thế lực, quyền uy của người cầm đầu chính thể. Địa vị đó của kẻ trị vì là độc tôn, mọi người phải tuân theo, gọi là “tôn quân quyền”. Muốn thi hành pháp lệnh phải có “Thế”. “Thế” trong phép trị nước theo Hàn Phi quan trọng đến mức có thể thay thế cho vai trò của bậc hiền nhân. “Chỉ có bậc hiền trí không đủ trị dân, mà địa vị quyền thế lại đủ đóng vai trò bậc hiền vậy” (Hàn Phi Tử, Nạn thế). “Thế” được Hàn Phi ví như nỏ yếu nhờ gió kích mà tên bay xa, như rồng bay được là nhờ mây….Do vậy thế và pháp trong pháp trị không tách rời nhau. Trong việc trị dân, địa vị, quyền thế của vua mới là trọng yếu, còn đức không quan trọng. Nhưng làm thế nào vua có thể điều khiển được một nước thực hiện nghiêm minh pháp luật đã hạn, bởi quyền thế và địa vị của mình? Pháp gia cho rằng vua phải sử dụng “công cụ đế vương” là “thuật”. “Thuật” là phương pháp, thủ thuật, cách thức, mưu lược điều khiển công việc và dùng người, khiến người triệt để, tận tâm thực hiện hiến lệnh của vua mà không hiểu vua dùng họ như thế nào. Đó cũng là công cụ của thuật. Nên Hàn Phi mới nói “vua dùng luật như trời, dùng thuật như quỷ”, là vậy. Theo thuật để trị dân, vua phải có một bộ máy quan lại trong từng lĩnh vực, từng địa phương và vua phải có cách thức thủ thuật sử dụng, điều khiển bộ máy đó, trực tiếp làm nhiệm vụ trị dân theo pháp lệnh và ý muốn của vua. Vì vậy, vua trị dân thông qua trị quan lại. “Minh chủ trị lại, bất trị dân”. Nếu như “pháp” được công bố rộng rãi trong thần dân, thì “thuật” là cơ trí ngầm, là thủ đoạn mưu lược của vua. “Vua mà không có thuật thì hư hỏng ở trên, bề tôi không có pháp thì rối loạn ở bên dưới. hai cái đó không thể thiếu một và đều là công cụ của đế vương” (Hàn Phi Tử, Định pháp). HV: Lê Hoàng Thu Dung 8 [...]... 11 Tiểu luận Triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa Chương 2: NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ 2.1 Những giá trị của tư tưởng triết học Pháp gia Trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại, tư tưởng Pháp gia mà đại biểu xuất sắc là Hàn Phi, ông có một vai trò đặc biệt trong sự nghiệp thống nhất đất nước và phát triển xã hội cuối thời Xuân Thu - Chiến Quốc Pháp gia đã đề cao vai trò của Pháp luật và chủ trương dùng pháp. .. sau những năm dài chiến tranh khốc liệt 2.2 Những hạn chế của tư tưởng triết học Pháp gia Hàn Phi có nhiều yếu tố tích cực đáp ứng được yêu cầu phát triển của lịch sử, song tư tưởng triết học Pháp gia cũng có những mặt hạn chế của nó: Sự khiếm khuyết chính của học phái Pháp gia là về quyền Lập pháp; Pháp gia không tìm thấy một khởi điểm chính xác, đúng đắn Pháp gia cũng công nhận rằng nhà vua lập ra pháp. .. [4;74] HV: Lê Hoàng Thu Dung 13 Tiểu luận Triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa KẾT LUẬN Những tư tưởng về pháp trị của Pháp gia đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của tư tưởng Trung Quốc cổ đại và nhất là cho sự nghiệp thống nhất đất nước Trung Hoa lúc bấy giờ Cần phải khẳng định rằng trong bối cảnh xã hội Trung Hoa cuối thời Chiến quốc, tư tưởng chính trị của pháp gia mà tiêu biểu nhất là Hàn Phi... dụng pháp luật, bỏ qua các nhân tố tập quản, giải thích mục tiêu pháp luật quá chú trọng đến phương diện vật chất… Tư tưởng Pháp gia mặc dù chỉ nổi lên trong một thời gian ngắn nhưng vẫn có giá trị lịch sử lâu dài và có ý nghĩa đến tận ngày nay HV: Lê Hoàng Thu Dung 14 Tiểu luận Triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa TÀI LIỆU THAM KHẢO0 1 Nguyễn Thị Kim Bình (Đại học Đà Nẵng), Tư tưởng trị nước của Pháp gia và. .. Pháp luật và chủ trương dùng pháp luật hà khắc để trị nước Tư tưởng Pháp gia mặc dù chỉ nổi lên trong một thời gian ngắn nhưng vẫn có giá trị lịch sử lâu dài và có ý nghĩa đến tận ngày nay Tư tưởng của Hàn Phi hết sức sâu rộng, bao gồm chính trị, pháp luật, triết học, xã hội, kinh tế, quân sự, giáo dục, ; trong đó, then chốt chính là tư tưởng chính trị Ông để tâm suy nghĩ làm sao cho vị vua trong điều... trong xây dựng và thực thi pháp luật, như pháp luật phải nghiêm minh, không phân biệt sang hèn, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật Tư tưởng pháp gia vẫn còn nhiều yếu tố có giá trị có thể vận dụng trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa ở nuớc ta hiện nay Nội dung cơ bản của tư tưởng Pháp gia là đề cao vai trò của Pháp luật và chủ trương dùng pháp luật hà khắc để trị nước, từ đó... lúc bấy giờ đòi hỏi tư tưởng pháp trị phải phát triển lên một trình độ mới trong đó tư tưởng về "Thế", "Thuật", "Pháp" vừa đuợc phát triển hoàn thiện vừa thống nhất với nhau trong một học thuyết duy nhất Tư tưởng chủ đạo của pháp gia là muốn trị nuớc, yên dân phải lấy pháp luật làm trọng và nếu dùng pháp trị thì xã hội có phức tạp bao nhiêu, nuớc có đông dân bao nhiêu thì vẫn "trị quốc bình thiên hạ"... “thuật” trong phép trị nước Đây chính là tiếng HV: Lê Hoàng Thu Dung 12 Tiểu luận Triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa nói đại diện cho tầng lớp quý tộc mới, đã tiến hành đấu tranh quyết liệt chống lại tàn dư của chế độ truyền thống công xã gia trưởng, đặc biệt là chống lại tư tưởng bảo thủ và tư tưởng mê tín tôn giáo đương thời Học thuyết chính trị của Pháp gia đã được nhà Tần ra sức vận dụng và kết cục đã đưa... trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, Số 3 (26), Năm 2008; 2 PGS.TS Doãn Chính (chủ biên), Đại cương triết học Trung Quốc, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 1997 3 PGS.TS Doãn Chính, Từ điển Triết học Trung Quốc, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Năm 2009; 4 TS Bùi Văn Mưa (Chủ biên), Triết Học – Phần I: Đại cương về lịch sử Triết học, Tài liệu dùng cho Học viên cao học và nghiên cứu sinh,... vô số các phương pháp khác nhau để đạt được cục diện chính trị ổn định, để cho nước giàu quân mạnh Có thể nói “Hàn Phi Tử” là một bộ sách chính trị học vĩ đại và học thuyết chính trị của ông được người xưa gọi là học thuyết của đế vương) Như vậy, tư tưởng pháp trị đã hình thành khá sớm trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại với Quản Trọng là người khởi xướng Sự nghiệp thống nhất và phát triển đất . CHKT K21 – Đêm 5 CHKT K21 – Đêm 5 Nhóm: Nhóm: 04 04 HVTH: HVTH: Lê Hoàng Thu Dung Lê Hoàng Thu Dung TP. Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2012 TP. Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2012 Tiểu luận Triết. xã hội cuối thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Hàn Phi (280 – 233 TCN) chính là người tập đại thành tư tưởng Pháp gia. Ông đã tiếp thu điểm ưu trội của ba trường pháp “pháp”, thu t”, “thế” để xây. (401 – 337 TCN) chủ trương dùng " ;Thu t" là yếu tố trọng yếu nhất và Thương Ưởng (390 – 338 TCN) thì lại nhấn mạnh " Pháp ". Cuối thời chiến quốc, Hàn Phi (280 – 233 TCN)

Ngày đăng: 20/11/2014, 22:44

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

    • 1.2.1 Những tư tưởng trước Hàn Phi

    • 1.2.2 Tư tưởng của Hàn Phi

    • Chương 2: NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ

    • 2.1 Những giá trị của tư tưởng triết học Pháp gia

    • 2.2 Những hạn chế của tư tưởng triết học Pháp gia

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan