Tiểu luận triết học Tư tưởng triết học pháp gia và những giá trị hạn chế
Trang 1TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Tên đề tài:
GVHD: TS Bùi Văn Mưa
HVTH: Võ Ngọc Hoàng Giang (nhóm trưởng)
Lớp: CHKT K21 – Đêm 5
TP Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2012
Trang 2MỤC LỤC
Phần mở đầu 1
I Những tư tưởng cơ bản của triết học Pháp gia 2
1 Khái quát sự hình thành của phái Pháp gia 2
2 Những tư tưởng cơ bản triết học Pháp gia 3
2.1 Những tư tưởng trước Hàn Phi 3
2.1.1 Phái trọng pháp
3 2.1.2 Phái trọng thế
4 2.1.3 Phái trọng thuật
5 2.2 Tư tưởng của Hàn Phi 5
2.2.1 Sự trọng yếu và tính chất của pháp luật
5 2.2.2 Chính danh và thực
6 2.2.3 Thưởng phạt nghiêm minh
6 2.2.4 Triết lý vô vi của Pháp gia
6 2.2.5 Tính ác
7 II Những giá trị và hạn chế của tư tưởng triết học Pháp gia 7
1 Những giá trị của tư tưởng triết học Pháp gia 7
2 Những hạn chế của tư tưởng triết học Pháp gia 8
Kết luận 10
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
Trung Quốc cổ đại có một hệ thống triết học đồ sộ với hàng trăm học phái, nổi bật là sáu học phái lớn : Âm dương gia, Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia, Danh gia Trong các học phái này, có thể nói Pháp gia nổi lên như là một học phái mang tư tưởng khác biệt về phép trị nước so với các học phái khác, đó là chủ trương dùng pháp luật hà khắc để trị nước Chủ trương này đã phát huy tác dụng như là một “liều thuốc đắng” cho “căn bệnh loạn lạc” thời bấy giờ Chính sự khác biệt trong tư tưởng và thành tựu mà Pháp gia đạt được là thống nhất được Trung Quốc cổ đại đã tạo cảm hứng mạnh mẽ cho tôi khi tìm hiểu và viết về Pháp gia
Để hiểu một cách sâu sắc và có hệ thống về trường phái Pháp gia, những tài liệu mà tôi tham khảo là những tài liệu chính thống, bao gồm: Từ điển Triết học Trung Quốc (tác giả PGS.TS Doãn Chính), Lịch sử Triết học Phương Đông ( tác giả GS Nguyễn Đăng Thục), Lịch sử Triết học Trung Quốc (Phùng Hữu Lan), – (Chủ biên), Đại cương về lịch sử Triết học (tác giả TS Bùi Văn Mưa, Tài liệu dùng cho Học viên cao học và nghiên cứu sinh); Hàn Phi Tử (tác giả Nguyễn Hiến Lê & Giản Chi) và một số tài liệu khác
Mục đích chính của tiểu luận này là tìm hiểu những tư tưởng nổi bật của trường phái Pháp gia qua các đại diện tiêu biểu của trường phái này, trong đó Hàn Phi được tách riêng để phân tích như là một đại diện xuất sắc, từ đó phân tích được những giá trị và hạn chế của tư tưởng này
I NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC PHÁP GIA
1 Khái quát sự hình thành của phái Pháp gia
Những nhà tư tưởng nổi bật theo trường phái này có thể kể đến là Quản Trọng, Thận Đáo, Thân Bất Hại, Thương Ưởng và cuối cùng là Hàn Phi – người
Trang 5có vai trò xuất sắc trong việc tổng hợp, kế thừa các quan điểm trước đó để tạo thành hệ tư tưởng hoàn chỉnh có tên gọi là Pháp gia
Quản Trọng ( ?- TCN) được coi là người đầu tiên bàn về vai trò của pháp luật như một cách trị nước, và chủ trương công bố pháp luật rộng rãi trong công chúng Đối với ông, người trị nước phải coi trọng luật, lệ, hình, chính Phải cho dân biết rõ pháp rồi mới thi hành, và khi hành pháp phải giữ được lòng tin với dân [1,72]
Sau Quản Trọng phải kể đến Thân Bất Hại (401-337 TCN), ông đưa ra chủ trương ly khai "đạo đức" chống "lễ" và đề cao "thuật" trong phép trị nước Thân
Bất Hại cho rằng thuật là cái bí hiểm của vua, theo đó nhà vua không được lộ ra
cho kẻ bề tôi biết là vua sáng suốt hay không, biết nhiều hay biết ít, yêu hay ghét mình bởi điều đó sẽ khiến bề tôi không thể đề phòng, nói dối và lừa gạt nhà vua [8,135]
Một đại biểu nữa của phái Pháp gia thời kỳ này là Thận Đáo (370-290 TCN) Trong phép trị nước, Thận Đáo đặc biệt đề cao vai trò của "thế" Ông cho rằng:
"Người hiền mà chịu khuất kẻ bất tiếu là vì quyền thế nhẹ, địa vị thấp: kẻ bất tiếu
mà phục được người hiền vì quyền trọng vị cao Cây ná yếu mà bắn được mũi tên lên cao là nhờ sức gió đưa đi, kẻ bất tiếu mà lệnh ban ra được thi hành là nhờ sức giúp đỡ của quần chúng, do đó mà xét thì hiền và trí không đủ cho đám đông phục tùng, mà quyền thế và địa vị đủ khuất phục được người hiền" [3,337]
Cùng thời với Thận Đáo, có một người cũng nêu cao tư tưởng pháp trị, đó là
Thương Ưởng (390-338 TCN Trong phép trị nước Thương Ưởng đề cao pháp
theo nguyên tắc "Dĩ hình khử hình" (dùng hình phạt để trừ bỏ hình phạm) Theo ông pháp luật phải nghiêm và ban bố cho dân ai cũng biết, kẻ trên người dưới đều phải thi hành, ai có tội thì phạt và phạt cho thật nặng
Cuối cùng phải kể đến Hàn Phi, người có công tổng kết và hoàn thiện tư
tưởng trị nước của Pháp gia Trước hết Hàn Phi đề cao vai trò của pháp trị Theo
ông, thời thế hoàn cảnh đã thay đổi thì phép trị nước không thể viện dẫn theo
"đạo đức" của Nho gia, "kiêm ái" của Mặc gia, "vô vi nhi trị" của Đạo gia như trước nữa mà cần phải dùng "pháp trị" Hàn Phi đưa ra quan điểm tiến hóa về lịch
sử, ông cho rằng lịch sử xã hội luôn trong quá trình tiến hoá và trong mỗi thời kỳ
Trang 2
Trang 6lịch sử thì mỗi xã hội có những đặc điểm dấu ấn riêng Do vậy, không có một phương pháp cai trị vĩnh viễn, cũng như không có một thứ pháp luật luôn luôn đúng trong hệ thống chính trị tồn tại hàng ngàn năm Từ đó, ông đã phát triển và hoàn thiện tư tưởng pháp gia thành một đường lối trị nước khá hoàn chỉnh và thích ứng với thời đại lúc bấy giờ [8, 136]
2 Những tư tưởng cơ bản triết học Pháp gia
2.1 Những tư tưởng trước Hàn Phi
2.1.1 Phái trọng pháp
Pháp được hiểu là quy định, luật lệ có tính khuôn mẫu mà mọi người trong xã
hội phải tuân theo; là tiêu chuẩn khách quan để định rõ danh phận, trách nhiệm của con người trong xã hội [1,73]
Thời đó, tầng lớp vua chúa và quan lại cho rằng hình luật càng được bảo vệ bí mật càng co giá trị Hình pháp chỉ để riêng cho quan lại biết mà thi hành và coi
đó là “nghề” của họ Quản Trọng là người đầu tiên bàn về pháp như một cách cai trị và cần phải công bố pháp luật rộng rãi Tử Sản là người đầu tiên cho đúc hình
thư, nghĩa là cho đúc những cái đỉnh để ghi lại hình pháp Dù Tử Sản chưa phải
chủ trương pháp trị, nhưng cũng đã làm cho pháp luật có tính cách khách quan hơn trước, nhà cầm quyền không thể tự ý giải thích theo quyền lợi của mình nữa,
do đó ông cũng được đặt vào phái Pháp gia [7,145]
Đại diện tiêu biểu nhất của phái trọng pháp là Thương Ưởng, chủ trương của ông
là:
- Pháp luật phải rất nghiêm, ban bố khắp trong nước, và từ trên xuống dưới ai
cũng phải thi hành, không phân biệt giai cấp; pháp đã định rồi thì không ai được bàn ra bàn vào nữa, không được "dùng lời khéo mà làm hại pháp", nghĩa là làm sai ý nghĩa của pháp để tìm lợi cho mình.
- Tội dù nhẹ cũng phạt rất nặng, để cho dân sợ, mà sau khỏi phải dùng hình phạt
Đó là cách "dùng hình phạt để trừ bỏ hình phạt" (Dĩ hình khử hình) Về việc thưởng, ông cho rằng làm điều thiện là bổn phận của dân, không đáng thưởng; nhưng ông lại trọng thưởng bọn cáo gian [7, 230]
2.1.2 Phái trọng thế
Trang 7Người đầu tiên bàn đến thế là Thận Đáo Đại ý ông ví vua với con rồng
nhờ có mây mới bay lên cao được, nếu mây tan rồi thì rồng cũng chỉ như con giun, con kiến vì mất chỗ dựa Hiền và trí không đủ cho đám đông phục tòng mà quyền thế và địa vị đủ khuất phục được người hiền
Thế tức là quyền thế, địa vị, thế lực, quyền uy của người đứng đầu Địa vị
của kẻ trị vì là độc tôn, mọi người khác buộc phải tuân theo, tức là người đứng
đầu phải nắm được quyền giết hại và khen thưởng Nhờ có thế, vua có thể bắt
người ta chết hoặc cho người ta sống, cho người ta giàu hoặc bắt người ta nghèo, cho người ta sang hoặc bắt người ta hèn Vua dùng những thứ đó để khống chế
bề tôi, bề tôi cũng vì những thứ đó mà phải thờ vua Còn tài năng và đức hạnh của vua không nhất định là phải hơn người Tuy vậy, mọi người phải tôn trọng vua, không được bàn luận đức hạnh của vua cao hay thấp Trong việc trị dân, địa
vị quyền thế của vua mới là trọng yếu, còn đức không quan trọng Chủ trương đó ngược với chủ trương của Nho gia Nho gia trọng hiền trí hơn địa vị, và cái uy thế của vua do tài đức của vua hơn là do địa vị
Thận Đáo đề cao sức mạnh và tác dụng của quyền thế, địa vị, điều đó đúng nhưng không đủ Không thấy ông xét quyền thế, địa vị do đâu mà có, khi nào thì chính đáng, khi nào không, và một khi đã có được rồi thì làm sao giữ được Vì
trọng thế nên Thận Đáo chủ trương tập quyền, cấm không được lập bè đảng; địa
vị và quyền lợi của vợ lớn bé, con cả, con thứ phải rõ ràng; đại thần không được lấn vua, phải bỏ ý riêng mà chỉ theo luật [7, 224]
2.1.3.Phái trọng thuật
Chủ xướng về thuật trong pháp trị là Thân Bất Hại Thuật là phương pháp, thủ
thuật, cách thức, mưu lược điều khiển công việc và dùng người, khiến người triệt
để, tận tâm thực hiện pháp lệnh của vua mà không hiểu vua dùng họ như thế nào [3,342]
Ngoài thuật dùng người, giám sát kiểm tra và thưởng phạt nghiêm minh, vua còn phải sử dụng thuật ở trong lòng mình, gọi là tâm thuật Vua luôn phải giấu kín
Trang 4
Trang 8mọi sở thích, tâm ý của mình, không được tin ai, không cho mọi người biết mình nghĩ gì, muốn gì, thì bề tôi sẽ không thể lợi dụng để dèm pha, tô vẽ, xu nịnh, chiếm đoạt ngôi vua [2,704]
Như vậy thuật khác với pháp ở ba điểm: một là, pháp là điều được công bố rộng rãi cho dân chúng còn thuật là điều vua giấu kín trong lòng; hai là, pháp là cái minh bạch rõ ràng còn thuật là cái mưu cơ, quyền biến; ba là, pháp là để trị dân (bao gồm cả quan lại) còn thuật là cái vua dùng để trị quan lại, thông qua trị quan
lại mà trị dân [2,702]
2.2 Tư tưởng của Hàn Phi
Hàn Phi (khoảng 280 – 233 TCN) là người tập đại thành tư tưởng Pháp gia Ông
đã tiếp thu điểm ưu trội của ba trường pháp pháp, thuật, thế để xây dựng và phát
triển một hệ thống lý luận pháp trị tương đối hoàn chỉnh và tiến bộ so với đương thời
2.2.1 Sự trọng yếu và tính chất của pháp luật
Hàn Phi đã đề xuất tư tưởng trị nước bằng luật pháp Ông hết sức coi trọng tác dụng của pháp luật và chủ trương xây dựng một lý luận pháp trị hoàn chỉnh,
trong đó lấy pháp làm hạt nhân, kết hợp chặt chẽ pháp, thuật với thế.
Hàn Phi phê phán mạnh mẽ lý thuyết chính trị của Nho gia Dưới con mắt của ông, cách cai trị dựa trên nhân đức của nhà cầm quyền (dưới các tên gọi như
“nhân trị”, đức trị” hay “lễ trị) là trái với thực tế và nếu áp dụng quan niệm đó sẽ làm loạn đất nước Hàn Phi cho rằng pháp luật chính là quy củ, mực thước của việc trị quốc Có quy củ, mực thước rồi thì về sau một ông vua kế vị dù tầm thường nhưng cứ noi theo quy, mực thước ấy thì cũng đủ làm cho nước thịnh trị Luật pháp đã ban ra thì phải thống nhất, dễ hiểu và ban bố rộng rãi, minh bạch cho dân biết mà làm theo Vua và quan lại trên dưới đều phải tuân thủ pháp luật, không thể lấy ý riêng mà sửa đổi hoặc không làm theo
2.2.2 Chính danh và thực
Để vua có thể điều khiển được một nước thực hiện nghiêm minh pháp luật đã ban
bởi quyền thế và địa vị của mình thì vua cần sử dụng thuật Trong đó, có thuật
“lấy danh trách thực”
Trang 9Thực theo pháp gia là nhiệm vụ của người giữ những chức vụ trong chính quyền
hay bổn phận của mọi người công dân trong xã hội Còn danh là những chức
chức vị về những nhiệm vụ ấy Vua cứ theo danh mà trách thực, tức vua chỉ cần
xem danh và thực có hợp nhau hay không là có thể phân biệt được phải trái, tốt xấu, công, tội Danh và thực hợp nhau là phải, là chính danh Danh và thực không hợp nhau là trái, là không chính danh.
Như vậy, theo thuật lấy danh trách thực từ dân đến quan, trong xã hội mọi người
đều tự động nhận rõ bổn phận, nhiệm vụ của mình mà thi hành, không ai dám làm sai, làm vượt quá hay không tròn danh phận [3, 344]
2.2.3 Thưởng phạt nghiêm minh
Đi đôi với thuật lấy danh trách thực, việc thưởng phạt nghiêm minh cũng là công
cụ quan trọng của nhà vua trong thuật trị nước Trọng thường, nghiêm phạt được Hàn Phi coi như là hai tay của nhà vua, hay hai cái cán của thuật cầm quyền Bậc minh chủ sở dĩ chế ngự được bề tôi là chỉ nhờ có hai cái quyền mà thôi Hai cái
quyền đó là hình và đức Giết phạt gọi là hình, khen thưởng gọi là đức Bề tôi
nào cũng sợ bị giết phạt và ham được khen thưởng, cho nên vua chúa biết tự sử dụng hai cái quyền hình và đức thì quần thần đều sợ uy của vua mà mong được vua khen thưởng [7, 1465]
2.2.4 Triết lý vô vi của Pháp gia
Phái Pháp gia bị ảnh hưởng thuyết vô vi của Lão tử Tuy nhiên Pháp gia chủ trương trước hết phải có luật pháp rồi sau mới có thể vô vi được.
Thuật chính danh đã nói ở trên chính là con đường dẫn đến vô vi Khi đã có luật
pháp, dùng danh để xét thực,mọi người trong xã hội đều biết rõ và làm tròn danh
phận của mình thì vua không cần phải làm gì cả mà không việc gì không được
làm Khi “Pháp đã lập mà không dùng, hình đã thiết mà không hành” [5,537],
pháp gia cho đó là giai đoạn vô vi nhi trị.
2.2.5 Tính ác
Pháp gia xem bản tính con người là ác Hàn Phi cho rằng người trong thiên
hạ đều tự tư tự lợi, đều tính toán trục lợi để đối đãi nhau bởi bản tính con người chỉ biết chạy theo điều lợi, tránh điều hại, cho nên chỉ có lợi và hại là có thể sai khiến được họ
Trang 6
Trang 10Bởi con người có tính ác, cho nên phải lấy pháp luật để dẫn dắt họ và lấy hình phạt để sữa chữa họ, có thế thì thiên hạ mới yên ổn Nếu theo Khổng Tử và Mạnh Tử, tức là lấy đạo đức để dẫn dắt họ và lấy lễ để uốn nắn họ thì không có hiệu quả
II NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHÁP GIA
1.1.Những giá trị của tư tưởng triết học Pháp gia
Không thể phủ nhận giá trị to lớn mà chủ trương dùng pháp luật để cai trị đất nước, ổn định xã hội của Pháp gia đã đóng góp cho lịch sử phát triển nhân loại Ngày nay, chế độ quản lý đất nước dựa trên pháp luật được thiết lập trên toàn thế giới và ở đâu cũng vậy, pháp luật được bảo vệ chủ yếu bằng hình pháp Pháp luật được đề xướng từ hơn 2000 năm trước bởi Pháp gia, nhưng có thể nói tính chất của pháp luật thời bấy giờ đã bao gồm hầu như toàn bộ những đặc điểm cần phải có của một hệ thống pháp luật được áp dụng ngày nay, như: được chép thành văn; được công bố rộng rãi trong dân; được áp dụng thống nhất, công bằng, không phân biệt vua tôi, sang hèn; có chế độ thưởng phạt để đảm bảo thi hành luật pháp được công hiệu Nếu kẻ phạm tội mà trốn được thì phải truy nã cho tới cùng, quyết không để cho một tội nào đã phát giác mà thoát khỏi lưới pháp luật
Hàn Phi nói riêng và pháp gia nói chung có một quan niệm hết sức sâu sắc
về thực tiễn Khác với Khổng, Mạnh mượn đời xưa để phê phán đời nay hay lấy cái quá khứ được tuyệt đối hóa để đo hiện tại, Hàn Phi cho rằng xã hội loài người luôn biến đổi và xã hội sau luôn tiến bộ hơn xã hội trước, vì vậy mọi lý luận, suy nghĩ, hành động đều phải được bắt nguồn từ chính thực tiễn Chính quan điểm mang sắc thái biện chứng này, pháp gia cho rằng luật pháp phải thay đổi cho phù hợp với sự thay đổi của xã hội chứ không có một pháp luật nào là bất biến Ngày nay chúng ta thấy rõ giá trị của quan điểm này qua công tác sửa đổi và hoàn thiện
hệ thống pháp luật
1.2.Những hạn chế của tư tưởng triết học Pháp gia
Bên cạnh những giá trị to lớn đã đóng góp trong quá trình phát triển của xã hội ngày nay Tư tưởng triết học Pháp gia vẫn có những hạn chế nhất định, có thể