TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC NHO GIA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ HẠN CHẾ CỦA NÓ
Trang 1Tiểu luận Triết học :
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC NHO GIA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ HẠN
CHẾ CỦA NÓ
GVHD: TS BÙI VĂN MƯA
Sinh viên thực hiện: Liên Khánh Châu
STT:15
Lớp: Đêm 5
Khóa: 21
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Tiến sĩ Bùi Văn Mưa, Thầy
đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt khóa học cũng như để hoàn thành bài tiểu luận này Bản thân tôi cũng rất yêu thích môn học này, và đã cố gắng để hoàn thành tốt nhất, song chắc chắn cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Vì vậy tôi rất mong thầy sẽ có những góp ý và bổ sung để tôi có thể sữa chữa bài tiểu luận được tốt hơn
Xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Thầy
Tác giả
Trang 3Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Lời mở đầu 1
Chương 1: Khái quát về triết học Nho Gia……… 2
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Triết học Nho gia……… 2
1.2 Các trường phái của tư tưởng Triết học Nho Gia và những tư tưởng của các trường phái này……… 3
Chương 2: Giá trị và những hạn chế của Triết học Nho Gia……… 9
2.1 Những giá trị của triết học Nho Gia……… 9
2.1.1 Quan điểm về giáo dục……… 9
2.1.2 Quan điểm về chính trị……… 9
2.1.3 Quan điểm về quản lý xã hội……… 9
2.1.4 Nho Giáo có ảnh hưởng tích cực đến văn hóa……… 10
Trang 42.2.1 Nho giáo dựa trên mối quan hệ tam cương ngũ thường
hà khắc để cai trị xã hội……… 10
2.2.2 Nho Giáo có tư tưởng mang đậm tính nguyên tắc……….11
2.2.3 Nho Giáo quá xem trọng tư tưởng thiên mệnh……… 11
2.2.4 Nho Giáo mang đậm tính duy tâm tôn giáo……… 11
2.2.5 Nho Giáo với quan điểm hạn chế là phân biệt nam nữ……… 12
Chương 3: Kết luận……… 13
Danh mục tài liệu tham khảo
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Văn minh Trung Hoa là một trong những nền văn minh xuất hiện sớm nhất trên thế giới, với nhiều phát minh vĩ đại trong lịch sử trên nhiều lĩnh vực khoa học Bên cạnh những phát minh, phát kiến về khoa học, văn minh Trung Hoa còn là nơi sản sinh ra nhiều học thuyết triết học lớn có ảnh hưởng đến nền văn minh Châu Á cũng như toàn thế giới
Trong số các học thuyết triết học lớn đó phải kể đến trường phái triết học Nho gia Nho gia là một truyền thống có tính cách triết lý và đạo đức nhằm giáo hóa con người vì lợi ích của bản thân và xã hội, đặc biệt lấy mẫu người quân tử làm lý tưởng
- quân tử chi đạo - chu toàn từ nghĩa vụ làm con trong gia đình tới chức năng quản
lý ngoài xã hội Vì vậy khi nhận được đề tài “ Tư tưởng Triết học Nho Gia và những giá trị hạn chế của nó”, thì tác giả cảm thấy rất may mắn khi có cơ hội được tìm hiểu
về một trong những tư tưởng ra đời sớm và có ảnh hưởng sâu sắc nhất thời bấy giờ Đồng thời bản thân tác giả cũng rất ngưỡng mộ Nhà triết gia Khổng Tử, bởi ông là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong lịch sử Triết học
Nghiên cứu về tư tưởng triết học Nho Gia, tác giả cần làm rõ những tư tưởng
về viêc tu thân để trở thành người quân tử là việc đạt đạo và đạt đức Bên cạnh đó là đường lối nhân trị và chính danh, thuyết thiên mệnh Đồng thời tác giả nêu ra những
giá trị và hạn chế tư tưởng triết học Nho Gia, tư tưởng đó có giá trị như thế nào đối với ai ? Đối với các tầng lớp nào trong xã hội và những mặt hạn chế của nó
Tác giả đã dùng những tài liệu sau để làm tài liệu tham khảo như: Triết học- Phần I.Đại cương về lịch sử triết học của TS Bùi Văn Mưa (chủ biên); Khổng Tử thầy muôn thuở Phương Đông của Võ Thiện Điển, nhà xuất bản văn hóa- thông tin; Đại Cương Triết học Đông Phương của Nguyễn Ước, nhà xuất bản tri thức
Trang 6Tư tưởng Triết học Nho Gia và những giá trị hạn chế của nó GVHD: TS Bùi Văn Mưa
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC NHO GIA VÀ NHỮNG GIÁ
TRỊ HẠN CHẾ CỦA NÓ.
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC NHO GIA
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Triết học Nho Gia
Nho gia là một trường phái triết học lớn được hoàn thiện liên tục và có ảnh hưởng sâu rộng, lâu dài đến nền văn hóa tinh thần của Trung Quốc nói riêng, của nhiều quốc gia phương Đông nói chung [2,52]
Khổng Tử ( 551 – 479 TCN) tên Khâu, hiệu Trọng Ni, ngưới nước Lỗ (Sơn Đông), là triết gia đầu tiên của Trung Hoa, có ảnh hưởng lâu dài và sâu rộng nhất, và được rất nhiều người kính ngưỡng [4,286]
Khổng Tử sáng lập ra Nho gia vào cuối thời Xuân Thu rất quan tâm đến các vấn đề đạo đức – chính trị - xã hội Ông coi hoạt động đạo đức là nền tảng của xã hội, là công cụ để gìn giữ trật tự xã hội và hoàn thiện nhân cách cho con người Đến thời kì Chiến Quốc, do bất đồng về bản tính con người mà Nho gia bị chia thành 8 phái, trong đó có phái của Tuân Tử và phái của Mạnh Tử là mạnh nhất Mạnh Tử đã
có nhiều đóng góp đáng kể cho sự phát triển của Nho gia nguyên thủy,ông đã khép lại giai đoạn hình thành Nho gia [2, 53]
Sang thời Tây Hán, Đổng Trọng Thư ( 179 – 104 TCN) đã dựa trên lợi ích của giai cấp phong kiến thống trị,khai thác lý luận Âm Dương – Ngũ hành,đưa ra thuyết
trời sinh vạn vật và thiên nhân cảm ứng để hòan chỉnh thêm cho Nho Gia trong việc
giải thích vạn vật, con người và xã hội [2, 54]
Trang 7Khi Phật giáo trền vào Trung Quốc và Đạo giáo ra đời, Nho giáo hấp thụ một
số tư tưởng của hai học thuyết này để phát triển tiếp tục [2, 54]
Nho giáo tiếp tục phát triển qua các triều đại tiếp theo nhưng đến thời Minh – Thanh thì Nho giáo không có phát triển mới nổi bật mà ngày càng khắc khe bảo thủ Sang đến thế kỉ XIX, Nho giáo đã trở nên già cỗi và không còn sức sống nữa [2, 55]
Kinh điển của Nho gia gồm hai bộ là Bộ Ngũ Kinh ( Thi, Thư, Lễ, Dịch, Xuân, Thu) và Bộ Tứ Thư ( Luận ngữ, Đại học, Trung dung, Mạnh tử) Hệ thống kinh điển
đó hầu hết viết về xã hội, về những kinh nghiệm lịch sử Trung Hoa, ít viết về tự nhiên Điều này cho thấy rõ xu hướng biện luận về xã hội, về chính trị, về đạo đức là những tư tưởng cốt lõi của Nho gia
1.2 Các trường phái của triết học Nho gia và những tư tưởng của những trường phái này.
Nho gia là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội Để tổ chức xã hội có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đào tạo cho được người cai trị kiểu mẫu, người lý tưởng này được gọi là quân tử, và muốn trở thành người quân tử cần phải
tu thân Để tu thân cần phải đạt đạo ( quan hệ mà con người phải biết ứng xử trong cuộc sống ) mà trước hết là đạo quân – thần, phụ - tử, phu – phụ và cần phải đạt đức
( phẩm chất tốt đẹp của con người cần phải thể hiện trong cuộc sống ), đồng thời
phải biết thi, thư, lễ, nhạc Lấy tu thân làm gốc nhưng người quân tử phải biết hành động tề gia, trị quốc, bình thiên hạ Để hành động hiệu quả người quân tử phải thực hành đường lối nhân trị ( cai trị bằng tình người, bằng sự yêu người, coi người như bản thân mình….) và chính danh ( cai trị sao cho vua ra vua, tôi ra tôi; cha ra cha,
con ra con; chồng ra chồng, vợ ra vợ…) Chỉ có như vậy người quân tử mới xây
dựng được một xã hội đại đồng nơi có trật tự kỉ cương, mọi người được chăm sóc
Trang 8Tư tưởng Triết học Nho Gia và những giá trị hạn chế của nó GVHD: TS Bùi Văn Mưa
bình đẳng và mọi cái đều là của chung; là xã hội có đời sống vật chất đầy đủ, có quan hệ người với người tốt đẹp; là xã hội có giáo dục, mọi người trong xã hội được giáo hóa [2, 61]
- Thứ nhất nói về việc tu thân của quân tử thì cần phải đạt đạo, đạo là chỉ về ba mối quan hệ hệ vua – tôi, cha – con, chồng – vợ ( tam cương ) đây là ba mối quan hệ
trong gia đình - xã hội, và sẽ là nền tảng cho những quan hệ đạo đức – chính trị Khi các quan hệ này chính danh nghĩa là:
+ Quân thần: Trong quan hệ vua tôi, vua thưởng phạt công minh, tôi trung
thành một dạ Biểu hiện bằng đức trung.
+ Phụ tử: Trong quan hệ cha con, cha nuôi dạy con cái, con cái hiếu kính vâng phục cha và khi cha già thì phải làm tròn chữ hiếu phụng dưỡng cha Biểu hiện bằng
đức hiếu.
+ Phu thê: Trong quan hệ chồng vợ, chồng yêu thương và công bình với vợ, vợ vâng phục và chung thủy giữ tiết với chồng
Giữa trung và hiếu thì trung đứng đầu.
Sau này Đổng Trọng Thư đã thêm vào hai mối quan hệ nữa là huynh – đệ,
bằng – hữu và mở rộng thành ngũ luân- năm mối quan hệ mà con người phải xác
định và làm tròn trách nhiệm của mình trong các quan hệ ấy
Do xã hội thời Xuân Thu – Chiến quốc loạn lạc, đạo đế vương đời trước mờ tối, luân thường đạo đức suy đồi, kỷ cương phép nước lỏng lẻo, người đời say đắm
về đường công lợi là do ba mối quan hệ này rối loạn Vì vậy muốn cải loạn thành trị,
muốn thực hiện xã hội đại đồng thì phải chấn chỉnh lại ba quan hệ đó.
Trang 9- Thứ hai của việc tu thân là cần phải đạt đức, Khổng Tử cho rằng người quân
tử phải có đủ tam đức ( trí, nhân, dũng ); do có trí nên người quân tử không nhầm
lẫn, do có nhân nên người quân tử không buồn phiền, do có dũng nên người quân tử không có gì phải kinh sợ Sang thời Chiến Quốc, Mạnh Tử bỏ dũng thay vào đó lễ
và nghĩa thành tứ đức ( nhân, nghĩa, lễ, trí ); đến thời nhà Hán, Đổng Trọng Thư thêm tín thành ngũ thường ( nhân, lễ, nghĩa, trí, tín) [ 2, 61] Đứng đầu ngũ thường
là nhân, nghĩa trong đó nhân là chủ Vì vậy gọi đạo của Khổng Tử là đạo nhân.
+ Quan điểm về nhân: Nhân được coi là nguyên lý đạo đức cơ bản quy định
bản tính con người, chi phối mọi quan hệ giữa người với người trong xã hội và đươc
hiểu theo nghĩa rất rộng Khổng Tử cho rằng nhân là lòng thương người; còn Mạnh
Tử thì cho rằng nhân là lòng trắc ẩn [2, 57] Tóm lại nhân là lấy cách đối đãi với
mình mà đối đãi với người:” Nậng cận thủ thí” ( Suy từ bụng ta ra bụng người),” Kỷ
sở bất dục vật thi ư nhân” ( Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người), “
Kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân” ( Mình muốn tự lập thì cũng thành lập cho người, mình muốn thành công thì cũng giúp người thành công) [1, 251] Như vậy nhân có hai phần: thứ nhất là đức đối với người và thứ hai là đức đối với mình Và Khổng Tử cho rằng nhân chính là đức quan trọng nhất bao gồm cả: trí, dũng, trung, thứ, lễ, nghĩa, trực, cung, khoan, tín, mẫn, huệ… [1, 252]
+ Quan điểm về nghĩa: Theo Nho gia nghĩa chính là dạ thủy chung , đức nghĩa
dùng để đối xử với chính mình và tạo ra ta, khi tự vấn lương tâm mình về điều mình nên nói, về việc mình nên làm Khi nói một điều gì đó hay khi làm một việc gì đó
mà ta cảm thấy thoải mái, thảnh thơi, hứng thú trong lương tâm thì đó là ta nói điều
nghĩa, ta làm việc nghĩa Vậy nghĩa được hiểu là những gì hợp đạo lý mà con người
phải làm Khổng Tử cho rằng con người muốn sống tốt thì phải lấy nghĩa đáp lại lợi,
chứ không nên lấy lợi đáp lại lợi vì như vậy sẽ sinh ra oán trách Ông còn cho rằng
Trang 10Tư tưởng Triết học Nho Gia và những giá trị hạn chế của nó GVHD: TS Bùi Văn Mưa
bậc quân tử tinh tường về nghĩa, kẻ tiểu nhân rành rẽ về lợi Tiểu nhân và quân tử chủ yếu khác nhau về mặt phẩm chất đạo đức [ 2, 58]
+ Quan điểm về lễ: Để đạt được nhân, để lập lại trật tự, khôi phục lại kỷ cương
cho xã hội Khổng Tử chủ trương dùng lễ, đặc biệt là lễ nhà Chu Đối với Khổng Tử tác dụng của lễ nhằm tới bốn chủ đích:
Hàm dưỡng tính tình để tình cảm được trọng hậu, làm gốc cho đạo nhân
Giữ tình cảm sao cho trung dung
Xác định phân minh lẽ phải trái, tính thân sơ, trật tự trên dưới
Tiết chế những thường tình dung tục của con người.[ 8]
Khổng Tử nói: “ Cung kính mà thiếu lễ thì làm thân mình lao nhọc Cẩn thận
mà thiếu lễ thì trở thành nhút nhát Dũng cảm mà thiếu lễ sẽ trở thành rối loạn Ngay thẳng mà thiếu lễ sẽ trở nên thô lỗ ” [4, 295 ]
Trước hết lễ được hiểu là lễ giáo phong kiến như những phong tục tập quán;
những quy tắc, quy định về trật tự xã hội; thể chế, pháp luật nhà nước như: sinh, tử,
tang, hôn, tế lễ, luật lệ, hình pháp…; sau đó lễ được hiểu là luân lý đạo đức như ý
thức thái độ, hành vi ứng xử, nếp sống của mỗi con người trong cộng đồng xã hội
trước lễ nghi, trật tự, kỷ cương phong kiến Nhân và lễ có quan hệ rất mật thiết
Nhân là nội dung bên trong của lễ, còn lễ là hình thức biểu hiện nhân ra bên ngoài
Khổng Tử cho rằng trên đời không hề tồn tại người có nhân mà vô lễ Vì vậy ông khuyên chớ xem điều trái lễ, chớ nghe điều trái lễ, chớ nói điều trái lễ và chớ làm điều trái lễ [ 2, 59].
+ Quan niệm về trí: sự sáng suốt nhận thức thấu đáo mọi vấn đề, hiểu thấu đạo trời, đạo người, hiểu cả thiên hạ, biết sống hợp với nhân Khổng Tử coi trí là điều
Trang 11kiện để có nhân Và muốn có trí thì phải học “học không biết chán, dạy không biết
mỏi” Khi học cần coi trọng mối liên hệ mật thiết giữa các khâu: tư – tập, hành [ 2, 59]
+ Quan niệm về tín: lòng dạ ngay thẳng, lời nói và việc làm nhất trí với nhau
Tín là đức trong mối quan hệ bạn bè và rất quan trọng với tất cả mọi người Tín củng cố sự tin cậy giữa người với người, củng cố lòng tin với đạo lý thánh hiền, tin vào sự tốt đẹp và vững bền của các mối quan hệ trong xã hội phong kiến.[ 2, 59]
+ Quan niệm về dũng: sức mạnh tinh thần, lòng can đảm, biết xấu hổ vì cái sai
cái xấu để vứt bỏ chúng mà làm theo nhân nghĩa…Là đức nói lên tinh thần hăng hái,
gan dạ dám hy sinh, quyết tâm khắc phục khó khăn, dũng biểu hiện sức mạnh và ý
chí thực hiện mục đích của mình Khổng Tử rất quan tâm tới chữ dũng nhưng ông
vừa cổ vũ vừa dè dặt Ông thường gắn dũng với nghĩa để kết luận người quân tử coi trọng điều nghĩa; gắn dũng với trí để chỉ dũng không thể không có trí soi sáng Gắn
dũng với lễ cho thấy quân tử ghét những kẻ có dũng mà không có lễ, không có trí…[
2, 59]
Nhìn chung, Nho Gia đặt con người trong năm mối quan hệ (ngũ luân) với
những lập luận khác chặt chẽ, làm cơ sở cho mục tiêu phấn đấu và nội dung tu dưỡng của con người có tính hợp lý hơn Bên cạnh đó con người còn phải trau dồi
những đức là ngũ thường ( nhân, lễ, nghĩa, trí, tín) để trở thành quân tử Nó thể hiện
tính nhân bản và toát lên tinh thần biện chứng sâu sắc
- Sau khi đã tu thân thành một người quân tử, thì bước tiếp theo là phải hành
động theo đường lối nhân trị nghĩa là người cầm quyền phải lấy đạo đức mà giáo
hóa, dẫn dắt dân chúng chứ không phải dùng đến cưỡng chế, trừng phạt Vai trò của đạo đức theo Nho giáo là phương tiện chủ yếu để cai trị đất nước; là điều kiện quan trọng để hình thành và hoàn thiện con người góp phần củng cố và duy trì trật tự xã
Trang 12Tư tưởng Triết học Nho Gia và những giá trị hạn chế của nó GVHD: TS Bùi Văn Mưa
hội Biện pháp cơ bản để thực hiện nhân trị là chính danh, lễ, vai trò tài đức của
người cầm quyền và vai trò của dân với ý nghĩa là gốc là nền tảng của chính trị [ 2, 62]
- Khổng Tử ít quan tâm đến các vấn đề nguồn gốc của vũ trụ nên quan điểm của ông về trời – đất, quỷ - thần không rõ ràng Tuy nhiên để tìm chỗ dựa vững chắc
cho lý luận đạo đức của mình, Khổng Tử và cả Mạnh Tử đã xây dựng thuyết thiên
mệnh Dựa trên thuyết thiên mệnh, ông cho rằng :” Thiên mệnh chi vị tính, xuất tính chi vị đạo, tu đạo chi vị giáo, và Tính tương cận, tập tương viễn ” Điều này có
nghĩa là : Con người có tính người, tính người do trời phú, sự phú cái tính ấy về cơ bản là đồng đều ở mỗi người Nhưng trong cuộc sống, do điều kiện, hoàn cảnh, môi trường khác nhau, do những tập quán, tập tục không giống nhau mà người này khác
xa người kia Vì vậy muốn giữ được tính cho con người phải lập đạo; nghĩa là phải làm giáo dục cho cả nước, cả thiên hạ hữu đạo Khổng Tử còn cho rằng nếu lập đạo của trời nói về âm và dương; lập đạo của đất nói về cương và nhu; thì lập đạo của
người phải nói về nhân và nghĩa [ 2, 56].