Tiểu luận triết học : Tư Tưởng triết học Đạo gia và những giá trị , hạn chế của nó.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Tiểu luận triết học : Tư Tưởng triết học Đạo gia và những giá trị , hạn chế của nó. Người hướng dẫn: TS Bùi Văn Mưa Người thực hiện : Đỗ Hữu Quốc Thắng Học viên cao học K6/2011 Mã số : CH1101042 STT: 42 – Nhóm 3 Tp. Hồ Chí Minh-2012 2 Mục lục Lời mở đầu A. Nội dung Chương I : Tư tưởng triết học Đạo gia 1. Nguồn gốc và sự ra đời 2. Người sáng lập và các đại diện tiêu biểu 3. Những quan điểm triết học cơ bản của Đạo gia Quan điểm về “Đạo” và “Đức” Quan điểm về thế giới – nhân sinh Quan điểm “Vô vi” về chính trị - xã hội Một số tư tưởng biện chứng Quan điểm trong phương châm xử thế Chương II : Những giá trị và hạn chế của tư tưởng triết học Đạo gia 1. Giá trị tư tưởng Trong hoạt động nhận thức Trong hoạt động thực tiễn 2. Hạn chế B. Kết luận *Tài liệu tham khảo 1 Lời mở đầu Nếu phương Đông là chiếc nôi lớn của nền văn minh nhân loại thì Ấn Độ và Trung Quốc là những trung tâm văn hóa Triết học cổ xưa rực rỡ, phong phú nhất của nền văn minh ấy. Một trong những tư tưởng triết học phương Đông thời đó mà ý nghĩa của nó vẫn còn giá trị cho đến ngày nay là tư tưởng triết học Đạo gia . Việc nghiên cứu nội dung tư tưởng và những giá trị, hạn chế của triết học Đạo gia giúp ta có thể : hiểu sâu thêm về nội dung của các tư tưởng trong triết học, tiếp thu những tư tưởng tiến bộ và vận dụng chúng vào thực tế . Do kiến thức còn hạn hẹp, chắc chắn trong bài viết còn nhiều thiếu sót. Mong nhận được sự góp ý của thầy. Em xin cám ơn ! 2 A. Nội dung Chương I : Tư tưởng triết học Đạo gia 1.Nguồn gốc tư tưởng và sự ra đời: Đạo gia là tên gọi với tư cách một trường phái triết học lớn, lấy tên của phạm trù “Đạo”, một phạm trù trung tâm và nền tảng của nó. Nguồn gốc tư tưởng của Đạo gia xuất phát từ những quan điểm về vũ trụ luận, thiên địa, ngũ hành, âm dương, Kinh Dịch… Đạo gia ra đời và phát triển rực rỡ từ cuối thời Xuân Thu đến cuối thời Chiến Quốc và sau đó có tác động ảnh hưởng to lớn đến nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, triết học, văn chương, nghệ thuật, âm nhạc, y thuật, sinh học, hoá học, vũ thuật, địa lí… ở Trung Quốc và một số nước châu Á khác. 2.Người sáng lập và các đại diện tiêu biểu: Ngoài Lão Tử là người sáng lập, thì Đạo gia còn có hai người khác được thừa nhận và tôn vinh muôn đời, đó là Dương Chu và Trang Tử. Trong đó vị trí của Trang Tử được sánh ngang với Lão Tử, nên còn gọi là Đạo Lão – Trang. Lão Tử (khoảng 580 – 500 TCN), sinh ra ở huyện Khổ, nước Sở, nay là Lộc Ấp, tỉnh Hà Nam. Tiểu sử của ông còn gây nhiều tranh luận trong giới học thuật. Tương truyền, trước khi Lão Tử cưỡi trâu qua nước Tần và biến mất, ông đã nghe lời Doãn Hy (người gác cửa ải phía tây Hàm Cốc) viết lại "Đạo Đức Kinh", gồm 81 chương. Phần thứ nhất nói về Đạo, phần hai nói về Đức. Các học giả hiện đại đánh giá, đó là một tập hợp những ngạn ngữ huyền bí, tối nghĩa, dường như muốn người đọc phải tự lí giải. Chính vì vậy, về sau có hàng trăm bản dịch nghĩa cho bộ sách này. Dương Chu (khoảng 440 – 360 TCN) là một đạo sĩ ẩn danh và bí hiểm. Theo luận giải, ông phải sinh trước Mạnh Tử (372 - 289 TCN) và sau Mặc Tử (478 - 392 TCN). Tư tưởng của ông được diễn đạt lại thông qua các tác phẩm của cả những người ủng hộ lẫn những người chống 3 đối ông. Chủ thuyết của ông là quý sự sống, trọng bản thân. Ông thường mượn chuyện Bá Thành Tử Cao không chịu mất một sợi lông để làm lợi cho thiên hạ, nhằm trình bày tư tưởng của mình. Trang Tử (365 – 290 TCN), tên thật là Trang Chu, tác giả bộ Nam Hoa kinh, là một trong hai bộ kinh điển của Đạo gia. Bộ sách gồm ba phần, chứa 33 thiên. Trong đó, có nhiều điểm lấy từ Đạo Đức kinh làm chủ đề, nhưng không phải bao giờ cũng đồng thuận. Một số nhà nghiên cứu sau này cho rằng phần lớn nội dung tác phẩm Nam Hoa kinh là do các đệ tử của ông biên tập. 3.Những quan điểm triết học cơ bản của Đạo gia : Từ thực tế cuộc sống, người Trung Quốc cổ đại cho rằng, bản thân vũ trụ, cũng như vạn vật trong nó, được tạo thành nhờ vào sự tác động lẫn nhau của hai cái lực lượng đối lập nhau là âm và dương. Và mọi tai họa trong vũ trụ sở dĩ xảy ra cũng là do sự không điều hòa được hai lực lượng ấy. Mặt khác, tư tưởng triết học Trung Quốc thời kỳ này đều có mầm mống từ thần thoại thời Tam Đại với các biểu tượng như đế, thượng đế, quỷ thần,…và các tư tưởng này đã hòa quyện và chi phối mạnh đời sống tinh thần của người Trung Quốc, chúng không chỉ dùng để bói toán mà còn để lý giải vũ trụ, xã hội và con người. Quan điểm triết học của Đạo gia tuy hết sức phong phú, đa dạng, song tựu trung lại không đi sâu vào giải quyết vấn đề cơ bản của triết học theo cách lý giải của truyền thống triết học phương Tây, mà tập trung vào vấn đề con người trong mối tương quan và thống nhất với tự nhiên, trực giác tâm linh và phi lý tính. Nó được thể hiện qua các tác phẩm “Đạo Đức kinh” của Lão Tử, “Nam Hoa kinh” của Trang Tử và một số tư tưởng của Dương Du được ghi chép tản mạn trong các sách “Mạnh Tử”, “Nam Hoa kinh”, “Hàn Phi Tử”, “Lã Thị Xuân Thu”, “Liệt tử”… Mặc dù cả Lão Tử, Dương Chu và Trang Tử đều có những luận điểm khác nhau, đặc biệt là giữa Dương Chu và Trang Tử, song về cơ bản, những tư tưởng triết học chính yếu của phái Đạo gia đều thống nhất trên nền tảng các quan điểm lý luận về Đạo và Đức. 4 Quan điểm về “ĐẠO” và “ĐỨC” “Đạo” là một danh từ triết học đã được người Trung Hoa dùng từ thời thượng cổ, nhưng chỉ đạt được tầm quan trọng đặc biệt và trở nên phổ biến nhờ bộ Đạo Đức kinh của Lão Tử. Theo tiếng Hán cổ, Đạo có nghĩa là "con đường", "phương tiện", "nguyên lý"… Lão Tử cho rằng Đạo vừa dùng để chỉ bản nguyên vô hình, phi cảm tính, phi ngôn từ, sâu kín và huyền diệu của vạn vật, vừa để chỉ con đường, quy luật chung của mọi sự sinh thành, biến hóa xảy ra trong thế giới. Đạo sinh ra vạn vật, vạn vật nhờ Đạo mà được sinh ra và khi mất đi là lúc vạn vật quay trở về với Đạo. Còn “Đạo mà ta có thể nói đến được, không phải là Đạo thường còn. Danh mà ta có thể gọi được, không phải là Danh thật sự. Vô danh là gốc của thiên địa, hữu danh là mẹ của vạn vật” (Đạo khả đạo, phi thường Đạo. Danh khả danh, phi thường Danh. Vô danh thiên địa chi thuỷ, hữu danh vạn vật chi mẫu – Đạo Đức kinh)”. Bởi vì: “Đạo chẳng có thể nghe được, nghe được không còn phải là nó. Đạo cũng chẳng có thể thấy được, thấy được không còn phải là nó nữa.Có thể nào lấy trí mà hiểu được cái hình dung của cái không hình dung được chăng? Vậy thì không nên đặt tên cho đạo” (Nam Hoa kinh). Khái niệm Đạo được xem là siêu việt, vượt lên trên mọi khái niệm, vì nó là cơ sở của tồn tại và phi tồn tại, ta không thể luận đàm, định nghĩa được. Đạo sinh ra âm dương và nhờ sự chuyển động của âm dương mà phát sinh thế giới thiên hình vạn trạng. “Vạn vật trong trời đất sanh từ hữu, hữu sanh từ vô. Hữu vô đều từ thiên đạo” (Đạo Đức kinh). Xét về mặt bản thể luận, “đạo” được trình bày dưới ba dạng thức: Thể, Tướng, Dụng. Nhưng nó không đồng nhất với phạm trù “bản thể” của triết học phương Tây. Thể của Đạo: Chỉ nguồn gốc, nguyên lý tối sơ, tối hậu, cái tuyệt đối của vũ trụ vạn vật, cả tồn tại lẫn không tồn tại, cả hữu hình lẫn vô hình, cả cái tĩnh lặng và cái biến đổi, cả cái đậm đặc và cái trống rỗng. Nó là “đạo huyền”, “đại đạo”, “đạo thường”, “một”, “cốc thần”, “thái cực” và đồng nhất 5 với “đạo” nói chung, có sức sáng tạo vô lượng vô biên: “Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật”… Thể của Đạo là vô thủy vô chung: “Ta không biết Đạo con ai mà hình hiện ra ngoài trước cả tiên đế” (Lão Tử, Đạo Đức kinh). “Đạo tự bản tự căn, vốn tồn tại như xưa, khi chưa có trời đất, làm thiêng liêng quỷ thần, Thượng đế, sinh ra trời đất, ở trước thái cực mà chẳng là cao, ở dưới lục cực mà chẳng là sâu. Sinh trước trời đất mà chẳng là lâu, dài hơn thượng cổ mà chẳng là già” (Nam Hoa kinh, Đại tông sư). Đạo sinh ra vạn vật, là “mẹ” của muôn loài, làm chủ trời đất một cách tự nhiên, không ý chí, không mục đích, nên cũng không tự cho vạn vật là của mình. Nhờ đó mà trời đất vạn vật phó mặc tự nhiên, cứ sinh sinh hóa hóa không ngừng… Tướng của Đạo: Nhằm ngụ ý đến hình dáng, trạng thái của Đạo. Nó không có một thuộc tính quy định nào ngoài vẻ tự nhiên chất phác, sâu thẳm, mập mờ, thấp thoáng, trống rỗng, huyền diệu, nhìn không thấy, nghe không được, không nắm được, không nếm được, không ngửi được, không sáng, không tối… “Thoắt lặng không hình, biến hóa không thường ” (Trang Tử, Nam Hoa kinh, Thiên hạ). Nói chung, Đạo không thể cảm giác, không thể diễn tả dưới bất cứ hình thức nào. Dụng của Đạo: Nhằm nói đến công dụng và năng lực của Đạo. Đó là trạng thái vận động, biến đổi, sản sinh, nuôi dưỡng và “huyền đồng”, làm cho vạn vật hiện ra muôn hình vạn trạn, vô cùng, vô tận… theo trật tự của Đạo. Đạo làm cái không làm, không làm mà như đã làm, đã làm mà như không làm… “Đức” là phạm trù triết học dùng để thể hiện sức mạnh tiềm ẩn của Đạo, là cái hình thức mà nhờ đó vạn vật được định hình và phân biệt với nhau, là cái lý sâu sắc để nhận biết vạn vật. Theo Lão Tử, đạo sinh ra vạn vật, đức nuôi nấng, bảo tồn vạn vật. Vạn vật nhờ Đạo được sinh ra, nhờ Đức để thể hiện và khi mất đi là lúc vạn vật quay trở về với đạo. Đạo sinh ra Một (khí 6 thống nhất), Một sinh ra Hai (âm, dương đối lập), Hai sinh ra Ba ( trời, đất, người ), Ba sinh ra vạn vật. Nói tóm lại, Đạo không chỉ là nguốn gốc, bản chất mà còn là quy luật của mọi cái đã, đang và sẽ tồn tại trong thế giới. Điều này cho phép hiểu Đạo như nguyên lý thống nhất - vận hành của vạn vật – nguyên lý Đạo pháp tự nhiên (Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên). Đạo vừa mang tính khách quan (vô vi) vừa mang tính phổ biến. Vì vậy trong thế giới, không đâu không có đạo, không ai không có đạo. Đạo gia đã đề cập đến Đạo một cách phi thường, siêu việt, không đứng trên lập trường duy vật hay duy tâm thuần túy, mà ta chỉ nhận biết được điều đó khi xem xét trong quá trình đề cập đến sự vận hành, tác động của nó. Quan điểm về thế giới và nhân sinh: Đạo gia coi bản tính nhân loại đều có một tính gốc, tính gốc là khuynh hướng “vô vi”. “Vô vi” là sống và hành động theo lẽ tự nhiên, thuần phác, không giả tạo, không gò ép trái với bản tính của mình và ngược với bản tính của tự thiên. Do đó, “vô vi” là khuynh hướng trở về nguồn gốc để sống với tự nhiên, tức hợp thể với Đạo. Đạo là bản nguyên của vũ trụ, sáng tạo ra vạn vật, là phép tắc và quy luật biến hóa tự thân của vạn vật. Đức được dùng để thể hiện sức mạnh tiềm ẩn của Đạo, là cái hình thức nhờ đó vạn vật được định hình và phân biệt với nhau, là cái lý sâu sắc để nhận biết vạn vật. Đạo gia coi con người là chủ thể của đối tượng nghiên cứu. Nội dung là tập trung chủ yếu vào nghiên cứu xã hội và con người, coi trọng hành vi cá nhân, hướng tới sự thống nhất, hài hòa giữa con người và xã hội. Đây không chỉ là đặc điểm riêng của Đạo giáo mà còn là đặc điểm chung của tất cả các trường phái triết học, đặc biệt là triết học phương Đông. Triết học của Đạo giáo là triết học “hướng nội”- hướng vào nội tâm - luôn cố gắng tìm tòi về bản thân con người và mối quan hệ giữa con người và xã hội xung quanh, ít quan tâm đến khoa học tự nhiên. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự kém phát triển về nhận thức luận, là nguyên nhân sâu xa của sự kém phát triển về kinh tế, khoa học của phương Đông so với văn minh Phương Tây- nơi có nền triết học “hướng ngoại”. 7 Một đặc điểm nữa của Đạo gia là hòa hợp và trọng truyền thống. Ý tưởng về sự hòa hợp tự nhiên cùng tính tương liên của mọi sự vật và sự minh triết của con người đến từ sự thừa nhận trạng thái đó, đồng thời sống hòa hợp dưới ánh sáng khôn ngoan của nó. Nhìn từ viễn cảnh hiện đại, ta thấy Đạo gia đều có vẻ là tôn giáo, tuy nhiên chỉ được đề cập tới một cách đơn giản là “giáo” với ý nghĩa giáo hóa, dạy bảo cách sống sao phải đạo làm người, phù hợp với truyền thống đạo đức làm người. Tuy có triển khai các thành tố tôn giáo và siêu hình nhưng rõ ràng chúng bắt nguồn và hấp thu từ các hệ thống triết học trước, được các tôn sư và các cá nhân đi theo làm thành các học phái. Về tư tưởng thực chứng luận, ít quan tâm đến vấn đề lý giải thế giới, nguồn gốc của vũ trụ. Tuy nhiên để tìm chỗ dựa vững chắc cho lý luận đạo đức của mình, trong Đạo gia với quan niệm của Lão Tử về Đạo: Đạo vừa mang tính khách quan (vô vi), vừa mang tính phổ biến. Một đặc điểm nữa là đều theo chủ nghĩa duy tâm đề cao tư duy trừu tượng, coi khinh nghiên cứu sự vật cụ thể. Lão tử cho rằng “Không cần ra cửa mà biết thiên hạ, không cần nhòm qua khe cửa mà biết đạo trời”. Quan điểm “Vô vi” về chính trị - xã hội: “Vô vi”, theo Đạo gia, không có nghĩa là không làm gì, không có hoạt động gì, mà là phải tiến hành các hoạt động một cách tự nhiên, thuần phác; không làm trái với Đạo, không cố gắng hoạt động mang tính giả tạo, gượng ép, thái quá, bất cập… Bởi vì “Đạo đức là cái luật tự nhiên, không cần tranh mà thắng, không cần nói mà ứng nghiệm, không cần mời mà các vật vẫn theo về, lờ mờ mà hay mưu tính”. Dương Chu giải thích thêm: “Các sinh vật khác không phải là của ta, nhưng đã có chúng rồi thì không được diệt trừ chúng đi”. Như vậy, “vô vi” nghĩa là không làm mất cái đức tự nhiên, thuần phác vốn có của sự vật. Nếu để mất nó, tức là ham muốn, dục vọng… thì sẽ chuốc lấy tai họa. Cũng như: “Ngũ sắc làm cho mắt mờ, ngũ âm làm cho tai điếc, ngũ vị làm cho miệng chán, cưỡi ngựa săn bắn làm cho lòng phát cuồng, vật khó khiến cho lòng tà vậy” (Đạo đức kinh, chương 12). Những ai không biết thuận theo bản tính tự nhiên thuần phác, theo Dương Chu, đó là những kẻ “ham sống lâu, ham 8 [...]... tính của tự nhiên, là từ bỏ tính tham lam, vị kỷ để không làm mất đức Từ thuyết vô vi, Lão Tử đã rút ra nghệ thuật sống dành cho con người là từ ái, cần kiệm, khiêm nhường, khoan dung Mặt khác, đề cao và coi trọng người quân tử Người quân tử là những người có phẩm chất tốt đẹp, cao quý và đáng được tôn trọng và noi theo Chương II: Những giá trị và hạn chế của tư tưởng triết học Đạo gia 1 Giá trị tư tưởng. .. mạng , bởi v , một người quân tử chết vì nghĩa và một kẻ tiểu nhân chết vì của cải, thì hai cái chết đó như nhau Những tư tưởng này khiến con người không có động lực phấn đấu, dửng dưng trước thời thế B Kết luận 16 So với các trường phái triết học đương thời th , về mặt triết học tự nhiên , Đạo gia đã đạt được nhiều thành tựu lớn, vượt lên hàng đầu ; ngược lại, về mặt triết học xã hội , Đạo gia không... xã hội và ý thức xã hội đã thay đổi vượt bậc, song những tư tưởng triết học của Đạo gia vẫn có sức sống và tác động đáng kể đối với đời sống con người, đặc biệt ở những nước vốn chịu sự ảnh hưởng truyền thống của nó *Tài liệu tham khảo 17 Sách, Tài liệu in, ấn phẩm: • Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học (dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học) , Nhà... không thuộc chuyên ngành triết học) , Nhà xuất bản Lý luận chính tr , Hà Nội, 2006 • Tiểu ban Triết học, Triết học (Phần I & II, dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học) , LHNB Trường ĐH Kinh tế TPHCM, 2011 • Khoa Triết học trường ĐH Kinh tế TPHCM, Giáo trình Đại cương lịch sử Triết học, Nhà xuất bản Tổng hợp TPHCM, 2003 Các trang web : • http://triethoc.edu.vn... vọng, ham địa v , tiền tài Vì ham bốn cái đó nên sợ qu , sợ người, sợ kẻ có quyền uy, họ sống hay chết thì số mệnh của họ cũng tùy thuộc vào ngoại vật” (Liệt T , chương VII) Về mặt chính trị - xã hội, Đạo gia chủ trương đường lối trị quốc theo đạo “vô vi , chống lại chủ trương “hữu vi” cùng mọi chuẩn mực đạo đức và thể chế pháp luật, vì coi đó là sự áp đặt, cưỡng ch , can thiệp vào bản tính tự nhiên của. .. sống khiêm tốn, giản d , mà vẫn ung dung, tự tại, không lo s , không đau buồn… trước mọi biến động xảy ra trong đời; không tham lam, vụ lợi, giả dối; không đấu tranh, giành giật; không đua đòi, bon chen, đố kỵ… Mà cần phải sống hòa nh , trung dung, ngay thẳng, tự nhiên thuần phác, “thản nhiên mà đến, thản nhiên mà đi”… Tuy nhiên, nếu xét ngược lại, với những mặt tiêu cực và hạn ch , thì Đạo gia chủ trương... gọt, trống không dường hang núi, phan lẫn dường như nước đục” (sđd, chương 15) Trang Tử bảo họ “không ham sống, không gét chết, ra không vui, vào không s , thản nhiên mà đến, thản nhiên mà đi” (Nam hoa kinh, Đại tông sư) Ấy là bậc “thánh nhân , “chân nhân” Một số tư tưởng biện chứng: Quan điểm biện chứng của Đạo gia được thể hiện ngay trong tư tưởng về Đạo, nơi cội nguồn của mối liên hệ phổ biến và. .. thành và chi phối mọi hoạt động của vũ trụ vạn vật, đó là đạo , tồn tại độc lập với ý thức con người, vừa là thực thể vật chất vừa là thực thể tinh thần Nhìn chung, Đạo gia đi từ quan điểm duy vật đến quan điểm nhị nguyên và cuối cùng là duy tâm khách quan về thế giới, với sự siêu nhiên hóa và thần bí hóa về “thể , “tướng” và “dụng” của Đạo Về tư tưởng biện chứng: Đạo gia đã đề cập đến nguồn gốc, cách... Đạo gia 1 Giá trị tư tưởng Những tư tưởng triết học cơ bản của Đạo gia tuy đã được xây dựng cách đây hơn hai ngàn năm, và tất nhiên có không ít hạn ch , nhưng đến nay vẫn còn ý nghĩa thiết thực về mặt phương pháp luận, gợi mở cho chúng ta nhiều điều cả trong hoạt động nhận thức lẫn trong hoạt động thực tiễn Trong hoạt động nhận thức: Những quan điểm triết học cơ bản của Đạo gia nêu trên đã cung cấp... muốn, mơ tưởng hão huyền Mặc dù quan điểm “vô vi” về chính trị - xã hội của Đạo gia mong muốn quay ngược bánh xe lịch sử trở về chế độ công xã nguyên thủy ở giai đoạn cuối, nhưng đã hé lộ cho chúng ta những khát vọng chân chính về một xã hội công bằng, bình đẳng, xóa bỏ mọi bất công, áp bức, bóc lột, không còn chế độ tư hữu và nhà nước, con người được sống tự do… Nó khiến chúng ta liên tưởng tới và