TIỂU LUẬN: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC ĐẠO GIA VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ
Trang 1TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI NHÓM 3
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC ĐẠO GIA
VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: BÙI VĂN
MƯA HỌC VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN VĂN
KHOA LỚP: CAO HỌC CNTTQM KHÓA 6
MÃ SỐ HỌC VIÊN: CH1101016
Số thứ tự: 16
TPHCM ngày 08.01.2012
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời kì triết học cổ - trung đại Trung Quốc, đất nước này đã xuất hiện nhiều nhà tư tưởng lớn và hình thành các các trường phái triết học khá hoàn chỉnh Trong các trường phái triết học này, Đạo gia với người sáng lập là Lão tử
có một vị trí khá quan trọng Với quan điểm lấy đạo và đức làm nền tảng, hướng đến tự nhiên, đạo gia đã cung cấp nhân sinh quan và nghệ thuật sống mang tính nhân văn sâu sắc, có tác dụng an ủi con người hài lòng và hạnh phúc với những
gì mình có trong cuộc sống, đồng thời tránh những ích kỷ, tư lợi, mất đi bản tính
tự nhiên chất phát của con người
Để tìm hiểu thêm giá trị của tư tưởng Đạo gia, đồng thời làm rõ thêm các hạn
chế của tư tưởng này, em xin được thực hiện tiểu luận với đề tài: Tư tưởng triết học Đạo gia và những giá trị, hạn chế của nó
Trong tiểu luận này, chúng ta sẽ tìm hiểu cơ bản về xuất xứ, lịch sử phát triển cũng như các đại diện tiêu biểu của Đạo gia Sau đó, em sẽ đề cập đến tư tưởng
cơ bản Đạo gia, chủ yếu dựa vào cuốn Đạo Đức Kinh của Lão tử và một phần cuốn Nam Hoa kinh của Trang Tử Dựa vào tư tưởng cơ bản này, chúng ta sẽ xác nhận thêm các giá trị và ảnh hưởng của tư tưởng này đối với con người, xã hội, chính trị, trong hoạt động nhận thức cũng như hoạc động thực tiễn ở thời đại xưa
và cả cho đến ngày nay Đồng thời, chúng ta cũng tìm hiểu thêm một số điểm yếu và hạn chế của tư tưởng này, về nhận thức, về tư tưởng biện chứng và trong
cả chính trị và xã hội
Do kiến thức có hạn, tiểu luận này không tránh những sai sót, mong thầy và các bạn đóng góp thêm Em xin chân thành cảm ơn!
Học viên thực hiện đề tài Nguyễn Văn Khoa
Trang 3MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 2
MỤC LỤC 3
1 TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC ĐẠO GIA 4
1.1 Lịch sử ra đời và đại diện tiêu biểu của Đạo gia 4
1.2 Tư tưởng của đạo gia 5
2 NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ 10
2.1 Những giá trị của Đạo gia 10
2.2 Những hạn chế của Đạo gia 12
3 KẾT LUẬN 15
4 TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 41 TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC ĐẠO GIA
1.1 Lịch sử ra đời và đại diện tiêu biểu của Đạo gia
Lịch sử ra đời Đạo gia
Đạo gia là tên gọi của một trường phái triết học lớn xuất hiện từ thời cổ trung đại Trung Hoa, lấy tên của phạm trù “Đạo”, một phạm trù trung tâm và nền tảng của nó Nguồn gốc tư tưởng của Đạo gia xuất phát từ những quan điểm về vũ trụ luận, thiên địa, ngũ hành, âm dương và Kinh Dịch Sau khi Lão Tử ra đời vào thế
kỷ thứ 6 TCN, cùng với Đạo Đức Kinh, Đạo gia dần xâm nhập vào một số nhà tư tưởng thời bấy giờ Đến thời của Trang Tử (thế kỷ thứ 5 TCN), ông thừa hưởng
tư tưởng của Đạo Đức Kinh và tạo ra cuốn Nam Hoa kinh Lúc này, học thuyết của Lão tử mới đước người đời chú ý
Những tư tưởng của đạo gia là tiền đề cho sự hình thành Đạo giáo ở Trung Quốc, tư tưởng này phát triển rực rỡ từ cuối thời Xuân Thu đến cuối thời Chiến Quốc Sau đó, Đạo giáo đã tác động và ảnh hưởng to lớn đến tư tưởng con người cũng như trong nhiều lĩnh vực khác trong xã hội như chính trị, kinh tế, triết học, văn chương, nghệ thuật, âm nhạc, y thuật, sinh học, hoá học, vũ thuật, địa lí… ở Trung Quốc và một số nước trên thế giới
Các đại diện tiêu biểu
Lão Tử là nhân vật rất có ảnh hưởng về mặt tư tưởng trong thời cổ đại Trung Quốc Theo truyền thuyết Trung Quốc, ông sống ở thế kỉ 6 TCN, tức là những năm cuối thời Xuân Thu Ông là người ở Khúc Lý, huyện Sở Khố, tỉnh Hà Nam Ông họ Lý, tên Nhĩ, tự Đam, từng làm quan giữ thư viện đời nhà Chu Tiểu sử của ông còn gây nhiều tranh luận trong giới học thuật Tương truyền, trước khi Lão Tử cưỡi trâu qua nước Tần và biến mất, ông đã nghe lời Doãn Hy viết lại Đạo Đức Kinh Đây là cuốn sách của Đạo giáo có ảnh hưởng lớn, chính cuốn sách này mà ông được công nhận là Khai tổ của Đạo giáo (Đạo tổ) Tư tưởng triết học cơ bản của Lão Tử được thể hiện chủ yếu trong cuốn sách này của ông
Trang 5Nhân vật quan trọng thứ hai của Đạo gia là Trang Tử (365 – 290 TCN), tên thật là Trang Chu, sống vào thời Chiến Quốc Trang Tử là một trong những nhà
tư tưởng đặc biệt vào loại hạng nhất thời ấy, rất giỏi kể chuyện, có sức tưởng tượng vô cùng phong phú Tương truyền rằng, khi Trang Tử đến ở ẩn nơi chân núi Nam Hoa, ông đem hết tinh hoa của Đạo giáo của Lão Tử viết thành bộ sách, lấy tên núi Nam Hoa mà đặt, gọi là Nam Hoa kinh, là một trong hai bộ kinh điển của Đạo gia Sống trong thời kỳ lịch sử có nhiều biến động dữ dội, Trang Tử được coi là nhà tư tưởng lớn về đạo học trong triết học cổ Trung Quốc Tư tưởng của ông ảnh hưởng khá lớn đến các nhà tư tưởng sau này
1.2 Tư tưởng của đạo gia
Quan điểm triết học của Đạo gia hết sức phong phú và đa dạng, những tư tưởng triết học chính yếu của phái Đạo gia đều thống nhất trên nên tảng các quan điểm về Đạo, tư tưởng biện chứng và quan điểm “vô vi” Nó được thể hiện qua các tác phẩm “Đạo Đức kinh” của Lão Tử và “Nam Hoa kinh” của Trang Tử cùng với một số tư tưởng của các triết gia theo xu hướng Đạo gia sau này Dưới đây, tôi xin trình bày khái quát về những quan điểm triết học cơ bản của Đạo gia
Quan điểm về “Đạo” và “Đức” - khởi nguyên vũ trụ
Theo Lão tử, Đạo là bản nguyên vô hình, phi cảm tính, phi ngôn từ, sâu kín, huyền diệu của vạn vật Theo tiếng Hán cổ, Đạo còn có nghĩa là "con đường",
"phương tiện", "nguyên lý" Đạo là nguyên lý tối sơ, tối hậu, cái tuyệt đối của vũ trụ vạn vật, cả tồn tại lẫn không tồn tại, cả hữu hình lẫn vô hình, cả cái tĩnh lặng
và cái biến đổi, cả cái đậm đặc và cái trống rỗng Nó là quy luật chung của mọi
sự biến hóa xảy ra trong thế giới
Đạo là quy luật của mọi cái đã, đang và sẽ tồn tại trên thế giới Nó là nguyên
lý thống nhất vận hành của vạn vật Nó vừa mang tính khách quang vừa mang tính phổ biến Ở đâu cũng có đạo và ai cũng theo đạo Đạo làm cho vạn vật hiện
ra muôn hình vạn trạn, vô cùng, vô tận… theo trật tự của Đạo Đạo làm cái không làm, săn sóc cái không việc, không làm mà như đã làm, đã làm mà như không làm…
Trang 6Đạo là nguồn gốc sinh ra vạn vật: “Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật” Vạn vật xuất phát từ Đạo, nghĩa là cả vũ trụ và như vậy, trật tự vũ trụ cũng từ Đạo mà ra, tương tự như nguyên tắc tự nhiên, nhưng Đạo lại chẳng phải là một nhân vật toàn năng, mà là nguồn gốc và sự dung hoà tất cả những cặp đối đãi Đạo sinh ra vạn vật, là “mẹ” của muôn loài, làm chủ trời đất một cách tự nhiên, không ý chí, không mục đích, nên cũng không tự cho vạn vật là của mình Nhờ đó mà trời đất vạn vật phó mặc tự nhiên, sinh hóa không ngừng
Đạo không thể gọi tên được Lão Tử quan niệm rằng “Đạo khả Đạo phi thường Đạo, Danh khả danh phi thường danh”, tức là Đạo mà ta có thể nói đến được, không phải là Đạo thường còn Danh mà ta có thể gọi được, không phải là Danh thật sự Vô danh là gốc của thiên địa, hữu danh là mẹ của vạn vật Đạo vừa
là cái có trước vừa tồn tại trong bản thân vạn vật, khi con người can thiệp vào thì đạo không còn là đạo nữa Đạo có thể được xem là siêu việt mọi khái niệm, là tất
cả, bao gồm tồn tại và phi tồn tại Trên cơ sở này thì ta không thể luận đàm, định nghĩa được Đạo vì mỗi định nghĩa đều có bản chất hạn chế
Đạo không có một thuộc tính quy định nào ngoài vẻ tự nhiên chất phác, mộc mạc, yên lặng tĩnh mịch, sâu thẳm, mập mờ, thấp thoáng, trống rỗng, huyền diệu, nhìn không thấy, nghe không được, không nắm được, không nếm được, không ngửi được, không sáng, không tối… Nói chung, Đạo không thể cảm giác, không thể diễn tả dưới bất cứ hình thức nào Nó là cái năng động tự sinh sôi, tự biến hóa
Trong khi đó, Đức là phạm trù triết học thể hiện sức mạnh tiềm ẩn của đạo, là hình thức để vạn vật được định hình, phân biệt, là cái lý để nhận biết vạn vật, phân biệt chúng với nhau Lão Tử quan niệm rằng "Thượng Đức bất Đức thị dĩ hữu Đức" Khi dùng hai chữ “đạo đức”, tức là vừa nói tới mặt bản thể của “đạo” nói chung vừa nhấn mạnh thêm mặt dụng của đạo Khi Đạo ở dạng “thể” thì không có tên, nhưng đến “dụng” (đức) thì có tên Vạn vật nhờ “đức” mà có tên, phân biệt, lễ nghĩa…
Trang 7Quan điểm “Vô vi” - nhân sinh quan của Lão Tử
Khái niệm vô vi trong Đạo Đức kinh không có nghĩa là không làm gì mà là phải tiến hành các hoạt động một cách tự nhiên, thuần phác, không làm trái với Đạo, không cố gắng hoạt động mang tính giả tạo, gượng ép, thái quá, bất cập, làm mà như không làm Vô vi là hành động theo tự nhiên, là làm mà không có tâm riêng, cũng như đói thì phải ăn, khát thì phải uống Nói chung vô vi là sống, hành động hợp lẽ tự nhiên, thuần phác
Ngược lại, hữu vi là thói tư lợi, tham lam, ích kỷ, nó sẽ chỉ làm cho mọi vật xáo trộn, làm cho tự nhiên hiền hòa mất đi Điều này dẫn đến làm mất bản tính tự nhiên của con người từ đó mất luôn cả đạo Khi nào từ bỏ được hữu vi thì mới nhận thấy đạo, chỉ khi nhận thấy đạo thì mới có thể vô vi được
Từ quan niệm vô vi, ô cho rằng khi bỏ tư lợi, sẽ thấy đạo, và còn người từ đó
có thể sống vô vi, tức là từ ái, cần kiệm, khiêm nhường, khoan dung Lão Tử khuyên tri nhân giả trí, tự tri giả minh, nghĩa là biết người khác chỉ mới là trí, nhưng tự biết mình thì mới là sáng Như vậy ông chú trọng đến việc tự chinh phục bản thân hơn là chinh phục kẻ khác, nên bằng lòng với cái mình có, biết đủ thì đủ và lúc nào cũng đầy đủ cả, biết nhàn thì nhàn và lúc nào cũng nhàn cả
Quan niệm biện chứng về thế giới
Thứ nhất, nhờ đức, tức là dụng hay thể hiện của đạo, mà đạo trong vạn vật luôn biến hóa, vạn vật được sinh ra từ đạo, mất đi thì lại quay trở về với đạo Đạo
là cái vô, từ cái vô sinh ra cái hữu, từ hữu sinh ra van vật, vạn vật mất đi thì quay
về với đạo
Thứ hai, vạn vật vũ trụ luôn vận động biến đổi theo hai quy luật chính là luật quân bình và luật phản phục Luật quân bình (luật bù trừ), nói về thế cân bằng, trung dung trong trời đất, là trạng thái trời đất giao hòa, vũ trụ vạn vật vận động biến đổi theo một trật tự điều hòa, tự nhiên, không có gì thái quá hay bất cập như
“gãy thì liền, cong thì thẳng, trống thì đầy, cũ thì mới, ít thì được, nhiều thì mất” Nếu vi phạm luật quân bình, phá vỡ trạng thái vận động cân bằng của vũ trụ, thì vạn vật sẽ rối loạn, trì trệ và có nguy cơ bị phá hoại Trong khi đó, Luật phản phục quan niệm cái gì phát triển đến tột đỉnh thì tất sẽ trở thành cái đối lập với
Trang 8chính nó Quy định này cũng khá máy móc, sự vật tuần hoàn bất tận, không tạo
ra cái mới mà lặp lại một cách buồn tẻ như hết ngày đến đêm, hết đêm sang ngày, trăng tròn lại khuyết, trăng khuyết lại tròn
Thứ ba, do sự thống nhất, đấu tranh, chuyển hóa lẫn nhau của 2 mặt đối lập
mà sự vật trong vũ trụ tồn tại và biến hóa Có xấu thì mới có đẹp, có thấp thì mới
có cao, dài và ngắn tựa vào nhau thì mới có hình thể Các mặt đối lập này không những thống nhất mà còn đấu tranh, xung đột với nhau, từ đó tạo ra sự thay đổi trong vạn vật Tuy nhiên, sự biến hoá, thay đổi này không làm xuất hiện cái mới,
mà là theo vòng tuần hoàn khép kín
Quan điểm về chính trị - xã hội
Đối với xã hội, nếu ngày càng xa đạo thì xã hội càng có nhiều mâu thuẫn, mà mâu thuẩn là tai họa của xã hội Để xóa bỏ tai họa thì cần phải thủ tiêu mâu thuẩn Để thủ tiêu mâu thuẫn trong xã hội thì chỉ có cách hoặc là đẩy mạnh một trong hai mặt đối lập để tạo ra sự chuyển hóa (dựa theo luật phản phục) hay cắt
bỏ một trong hai mặt đối lập để làm cho mặt kia tự mất đi (dựa theo luật quân bình) Trong đời sống xã hội, trí tuệ sinh ra giả dối, nước loạn mới xuất hiện tôi trung, nếu dẹp bỏ trí tuệ thì dân chất phát, nếu không coi trọng của cải thì không còn trộm cướp Vì thế Đạo gia chủ trương thực hiện triệt để chính sách ngu dân Bởi hiểu biết càng nhiều thì trí xảo càng nhiều, trí xảo càng nhiều thì ham muốn càng nhiều, càng muốn tranh đoạt và xâm phạm lẫn nhau, làm trái với đạo tự nhiên
Về cách trị nước trị dân, hành động hay nhất là không can thiệp đến việc đời, nhưng nếu phải làm thì hãy làm cái không làm một cách kín đáo, khéo léo Nếu
bộ máy cai trị vô vi, yên tĩnh thì dân chất phát, hiền lành, còn nếu chính phủ tích cực làm việc thì dân đầy tai họa Nước nào chính sự lờ mờ thì dân thuần thục, nước nào chính sự rành rọt thì dân lao đao
Với Đạo gia, pháp luật và chuẩn mực đạo đức là nguyên nhân gây ra điều ác
và bất ổn Mọi chuẩn mực đạo đức và thể chế pháp luật là sự áp đặt, cưỡng chế, can thiệp vào bản tính tự nhiên của con người Vì thế, cần xóa bỏ mọi ràng buộc
Trang 9về đạo đức, pháp luật đối với con người để trả họ về với tự nhiên, bản chất chất phát hiền lành của họ Khi đó, xã hội sẽ trở về thời đại mà con người nguyên thủy chất phát, không tham lam, không ích kỷ, sống vô vi Do đó, cần phải xóa
bỏ mọi lễ giáo, pháp luật, văn hóa, kỹ thuật, nghệ thuật… Nói chung, bỏ tất cả những gì do con người sáng tạo ra trái với bản tính tự nhiên thuần phác
Xã hội lý tưởng của Đạo gia là xã hội nguyên thủy chất phác, tự nhiên Mẫu hình xã hội lý tưởng của Lão Tử là “nước nhỏ, dân ít, có gươm giáo nhưng không dùng, bỏ văn tự, chỉ nên chăm chú vào việc ăn no, mặc ấm, ở yên, vui với phong tục của mình, nước này không qua lại với nước kia, sống khép kín, biệt lập” Xã hội đó phải được cai trị bằng cách không cai trị, không cai trị mà coi như đã được cai trị
Con người trong xã hội lý tưởng của Đạo gia sống tự nhiên thuần phác, bỏ mọi ham muốn dục vọng, không cần đến cả tri thức, văn hóa hay bất cứ sự tiến bộ xã hội nào Mẫu người lý tưởng là người tinh tế, nghiêm kính, không ham sống, không sợ chết, ra không vui, vào không sợ, thản nhiên đến, thản nhiên đi
Quan điểm trong phương châm xử thế
Sau đây là một số quan điểm trong phương châm xử thế của đạo gia:
Xây dựng xã hội bình đẳng, không phân biệt người với ta, không xích mích với ai, không làm thiệt hại ai
Con người cần có 3 đức: Từ, Kiệm, Khiêm, đề cao sự dung dị trong con người Nếu bỏ Từ, Kiệm, Khiêm và theo con đường cậy mạnh tranh khôn,
xa hoa phù phiếm, hống hách kiêu căng, chắc sẽ đi đến tử vong
Có khuynh hướng về đạo xuất thế, lấy đạo làm chủ thể cả vũ trụ dạy ta nên lấy thanh tĩnh vô vi nơi yên lặng
Trang 102 NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ
1.3 Những giá trị của Đạo gia
Giá trị trong hoạt động nhận thức
Thứ nhất, Đạo gia đã cung cấp cho chúng ta một số quan điểm cơ bản khá hợp
lý về sự tồn tại, vận động và biến đổi không ngừng của thế giới khách quan, độc lập với ý thức con người Tư tưởng biện chứng của Đạo gia một phần nào đó đã
vẽ lên bức tranh muôn hình vạn trạng, đa dạng và phong phú về vũ trụ vạn vật, với các mặt đối lập, vô vàn các mối liên hệ phổ biến và sự vận hành thống nhất của Đạo Thế giới trong quan điểm của Đạo gia tự sinh thành và hoạt động theo những quy luật tự nhiên vốn có Nhờ vậy, trong hoạt động nhận thức, con người cần tránh lối tư duy gán ghép, máy móc, siêu hình, áp đặt chủ quan đối với mọi
sự vật hiện tượng tự nhiên, mà phải nhận thức cái khách quan, cái bản tính tự nhiên thuần phác, vốn có của nó
Thứ hai, thông qua luật quân bình và luật phản phục, Đạo gia đã cung cấp nhân sinh quan và nghệ thuật sống mang tính nhân văn sâu sắc, có tác dụng an ủi con người hài lòng và hạnh phúc với những gì mình có trong cuộc sống, không nên ham muốn, mơ tưởng hão huyền
Thứ ba, Đạo gia đã hé lộ cho chúng ta những khát vọng chân chính về một xã hội công bằng, bình đẳng, xóa bỏ mọi bất công, áp bức, bóc lột, không còn chế
độ tư hữu và nhà nước, con người được sống tự do Nó khiến chúng ta liên tưởng tới và rất có thể nó chính là nguồn gốc lịch sử gián tiếp cho những tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng ở Tây Âu xuất hiện sau này
Cuối cùng, trong nhận thức, nếu chúng ta biết rút ra bài học từ những hạt nhân
tư tưởng tích cực và tiến bộ của Đạo gia thì nó sẽ cung cấp cho chúng ta những
cơ sở quan trọng để xây dựng và phát triển quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, chống lại chủ nghĩa duy tâm, quan điểm siêu hình