Tư Tưởng Triết Học Đạo Gia & Những Giá Trị, Hạn Chế Của Nó
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Tư Tưởng Triết Học Đạo Gia & Những Giá Trị, Hạn Chế Của Nó SVTH: Đặng Hồng Quý CH1001123 STT: 29 – Khóa 5 Nhóm: 3 Lớp: CH5 – Đợt 2 GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 [Type text] Tư Tưởng Triết Học Đạo Gia &Những Giá Trị, Hạn Chế Của Nó LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin cám ơn Trường ĐH Công Nghệ Thông Tin – Đại học Quốc Gia TP. HCM đã tạo điều kiện tốt nhất cho học viên có môi trường học tập và trau dồi kiến thức môn Triết học ở bậc cao học. Em xin chân thành cám ơn Tiến Sĩ Bùi Văn Mưa, người Thầy với tất cả sự nhiệt tình, tận tụy đã truyền đạt những kiến thức quý báu và những kinh nghiệm thực tế cho lớp Cao học Khóa 6. Và cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tất cả các thành viên lớp Cao học Khóa 6 và các bạn trong nhóm 3 đã tạo một không khí học tập hết sức sôi nổi và tinh thần đoàn kết, giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiên đề tài. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chắc chắn em không tránh khỏi những hạn chế, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy và các bạn. Trân trọng! SVTH: Đặng Hồng Quý - CH1001123 – CH5 Đợt 2 Trang 2 Tư Tưởng Triết Học Đạo Gia &Những Giá Trị, Hạn Chế Của Nó Mục lục LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………………………3 1 Tư tưởng triết học Đạo gia 5 2 Những giá trị, hạn chế của đạo gia 9 3 Kết Luận 13 SVTH: Đặng Hồng Quý - CH1001123 – CH5 Đợt 2 Trang 3 Tư Tưởng Triết Học Đạo Gia &Những Giá Trị, Hạn Chế Của Nó LỜI MỞ ĐẦU Trong thời kì khởi đầu của triết học cổ Trung Quốc - thời kỳ "Bách gia chư tử" đã xuất hiện nhiều nhà tư tưởng lớn và hình thành các các trường phái triết học khá hoàn chỉnh. Và trong đó có sự xuất hiện của Đạo gia với người sáng lập là Lão tử. Đạo gia lấy con người và xã hội làm trung tâm của sự nghiên cứu, và giải thích những vấn đề về thực tiễn chính trị và đạo đức của xã hội. Đạo gia có sự thu nhập nhiều tư tưởng phổ biến từ thời nhà Chu. Những tư tưởng vũ trụ luận về thiên địa, ngũ hành, thuyết về năng lượng, chân khí, thuyết âm dương và Kinh dịch. Đạo gia được khởi đầu từ Lão tử rồi sau đó được phát triển qua một quá trình dài với sự đóng góp của nhiều học giả, ẩn sĩ như Trang tử, Hoài Nam Tử, Trương Đạo Lăng,v.v… Đạo gia được liệt là tôn giáo đặc hữu chính thống của Trung Quốc là một trong tam giáo tồn tại từ thời cổ đại, song song với Nho gia ( thường gọi là Nho giáo) và Phật giáo. Đạo gia đã đóng góp và có ảnh hưởng rất lớn đến nền tảng văn hoá dân tộc Trung Quốc. Trong lĩnh vực tôn giáo và văn hoá Đạo gia còn vượt khỏi biên giới Trung Quốc và được truyền đến các nước Đông Nam á lân cận như Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản. Đạo gia con ảnh hưởng tới các lĩnh vực chính trị, kinh tế, triết học, văn chương, nghệ thuật, âm nhạc dưỡng sinh, y khoa, hoá học, võ thuật và địa lý. Hiện nay cuốn kinh của Đạo gia, Đạo Đức Kinh, đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới thể hiện sự phổ biến rộng khắp. Nó luôn luôn có sức thu hút mãnh liệt với mọi con người ở mọi tầng lớp xã hội. Nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường, mở cửa quan hệ với các nước trên thế giới, với sự du nhập của văn hoá phương Tây, ở một khía cạnh nào đó, một số giá trị đạo đức trong đời sống, gia đình, xã hội… cũng bị thay đổi. Thì những giá trị trong tư tưởng của Đạo gia có ý nghĩa rất sâu sắc và vô cùng quý giá. Nó góp phần đẩy lùi những ô nhiễm xã hội do hiện đại hóa mang lại và góp phần làm cân bằng trạng thái tinh thần của con người. Việc nghiên cứu Đạo gia là hết sức cần thiết, nhằm vận dụng những tinh hoa, những giá trị cốt lõi nhất vào đời sống hiện tại đồng thời nhận ra những điểm hạn chế trong từng tư tưởng để rút kinh nghiệm và cải thiện nó sao cho phù hợp với thời đại. SVTH: Đặng Hồng Quý - CH1001123 – CH5 Đợt 2 Trang 4 Tư Tưởng Triết Học Đạo Gia &Những Giá Trị, Hạn Chế Của Nó 1 Tư tưởng triết học Đạo gia 1.1 Lý luận đạo và đức 1.1.1 Quan niệm về đạo Đạo - bản nguyên vô hình, phi cảm tính, phi ngôn từ, sâu kín, huyền diệu của vạn vật; Con đường, quy luật chung của mọi sự sinh thành, biến hóa (thống nhất - vận hành của vạn vật). Đạo mang tính khách quan, phổ biến. Đạo là bản nguyên của vũ trụ, sáng tạo ra vạn vật, là phép tắc của vạn vật, quy luật biến hóa tự thân của vạn vật. Theo Lão Tử, trời đất muôn vật do Đạo mà sinh thành. Đạo là cái hỗn mang chưa phân, là cái nguyên thủy và là sự vận động hằng cửu mà ta không thể cảm, không thể biết. Đạo vô danh vô hình, là căn nguyên và cốt lõi của muôn vật. Muôn vật đều khởi đi từ Đạo, đi theo Đạo và quay về Đạo. 1.1.2 Quan niệm về đức Chữ Đức ở đây không phải là đức hạnh hiểu theo lối luân lý thông thường, mà là phải hiểu theo nghĩa của Lão Tử. Đức là “mầm sống ngấm ngầm” trong vạn vật. Đạo thì sinh ra còn Đức thì nuôi nấng. Người sống có Đức là sống theo Đạo. Người bắt chước đất, đất bắt chước trời, trời bắt chước Đạo, Đạo bắt chước tự nhiên. Đức - sức mạnh tiềm ẩn của đạo; hình thức để vạn vật được định hình, phân biệt; là cái lý để nhận biết vạn vật. Nói tóm lại, Đạo gia đã đề cập đến Đạo một cách phi thường, siêu việt, không đứng trên lập trường duy vật hay duy tâm thuần túy, mà ta chỉ nhận biết được điều đó khi xem xét trong quá trình đề cập đến sự vận hành, tác động của nó. Khi dùng hai chữ “đạo đức”, tức là vừa nói tới mặt bản thể của “đạo” nói chung vừa nhấn mạnh thêm mặt Dụng. Khi Đạo ở dạng “thể” thì không có tên, nhưng đến “dụng” (đức) thì có tên. Vạn vật nhờ “đức” mà có tên, phân biệt, lễ nghĩa… Cho nên: “Mất đạo rồi mới có đức, mất đức rồi sinh nhân, mất nhân sinh nghĩa, mất nghĩa sinh lễ…” (Đạo đức kinh). Nó ẩn chứa lý lẽ sống chưa hiển lộ. SVTH: Đặng Hồng Quý - CH1001123 – CH5 Đợt 2 Trang 5 Tư Tưởng Triết Học Đạo Gia &Những Giá Trị, Hạn Chế Của Nó 1.2 Thế giới quan – Nhân sinh quan 1.2.1 Thế giới quan Bản tính nhân loại đều có một tính gốc: Đạo gia cho rằng tính gốc là khuynh hướng “vô vi” : Vô vi là sống và hành động theo lẽ tự nhiên, thuần phát, không giả tạo, không gò ép , là khuynh hướng trở về nguồn gốc để sống với tự nhiên, tức hợp thể với đạo. Khái niệm vô vi trong Đạo đức kinh thường được hiểu lầm là không nên làm gì cả, nhưng thật ra Lão Tử khuyên rằng Làm mà như không làm, như thế có đặng không. Lão tử phản đối mọi chủ trương hữu vi, vì ông cho rằng hữu vi chỉ làm xáo trộn trật tự tự nhiên vốn mang tính điều hòa, làm mất bản tính tự nhiên của con người. Đức gắn chặt với Đạo, Đạo gia quan niệm Đạo là quy luật biến hóa tự thân của vạn vật. Lão Tử nói: Đạo sinh chi, Đức xúc chi, vật hình chi, thế thành chi. Nghĩa là: Đạo sinh ra vạn vật, Đức chứa đựng nó, rồi thì vật chất khiến nó thành hình, hoàn cảnh khiến nó thành vật. 1.2.2 Nhân sinh quan Đạo gia tập trung chủ yếu vào xã hội và con người, coi con người là chủ thể của đối tượng nghiên cứu: hướng vào nội tâm - luôn cố gắng tìm tòi về bản thân con người và mối quan hệ giữa con người và xã hội xung. Ý tưởng về hòa hợp tự nhiên cùng tính tương liên của mọi sự vật, và minh triết đến từ sự thừa nhận trạng thái đó, đồng thời sống hòa hợp dưới ánh sáng khôn ngoan của nó. Sống, hành động hợp lẽ tự nhiên, thuần phác, bỏ tư lợi thấy đạo sống vô vi (từ ái, cần kiệm, khiêm nhường, khoan dung). 1.3 Tư tưởng biện chứng Quan điểm biện chứng của Đạo gia được thể hiện ngay trong tư tưởng về Đạo, nơi cội nguồn của mối liên hệ phổ biến và sự vận động biến đổi của vũ trụ vạn vật, mà nguồn gốc là do các mối liên hệ, tác động, chuyển hóa giữa các mặt đối lập; cách thức là khi phát triển đến tột SVTH: Đặng Hồng Quý - CH1001123 – CH5 Đợt 2 Trang 6 Tư Tưởng Triết Học Đạo Gia &Những Giá Trị, Hạn Chế Của Nó đỉnh rồi sẽ trở thành cái đối lập, tương phản với chính nó; khuynh hướng của sự vận động biến đổi là sự trở về với Đạo. Đặc biệt, thông qua tư tưởng biện chứng đó, Đạo gia đã khái quát thành hai quy luật căn bản chi phối toàn bộ vũ trụ vạn vật, đó là luật quân bình và luật phản phục. 1.3.1 Luật quân bình (luật bù trừ) Bắt nguồn từ tư tưởng Dịch học (quẻ Thái), nói về thế cân bằng, trung dung trong trời đất; là trạng thái trời đất giao hòa, muôn vật hanh thông, vũ trụ vạn vật vận động biến đổi theo một trật tự điều hòa, tự nhiên, không có gì thái quá hay bất cập, “gãy thì liền, cong thì thẳng, trống thì đầy, cũ thì mới, ít thì được, nhiều thì mất” (Lão Tử, Đạo đức kinh, chương 22); “Đạo của trời bớt chỗ dư bù chỗ thiếu” (sđd, chương 42); “Một âm một dương”; “rắn thì nát, nhọn thì nhụt” (Trang Tử, Nam Hoa kinh). Thế quân bình của Đạo được ví như nước, mềm mại và linh hoạt, làm bằng phẳng tất cả. Nước ở chỗ thấp, là nơi chỗ cao đổ về, là “nơi thiên hạ họp về”, như biển mênh mông rộng lớn, không gì không thể chứa đựng. “Trong thiên hạ không có gì mềm yếu hơn nước, mà công phá vật rắn mạnh thì không gì hơn được nó, không lấy gì thay thế được nó” (Lão Tử, Đạo đức kinh, chương 78). Nếu vi phạm luật quân bình, phá vỡ trạng thái vận động cân bằng của vũ trụ, thì vạn vật sẽ rối loạn, trì trệ và có nguy cơ bị phá hoại, chẳng khác nào “nhón gót lên thì không đứng vững, xoạc chân ra thì không bước được…”. 1.3.2 Luật phản phục Quan niệm cái gì phát triển đến tột đỉnh thì tất sẽ trở thành cái đối lập với chính nó; sự vật khi phát triển đến cực điểm các tính chất của nó thì những tính chất ấy sẽ đi ngược lại để trở thành tính chất tương phản. Điều đó cần phải hiểu theo hai nghĩa. SVTH: Đặng Hồng Quý - CH1001123 – CH5 Đợt 2 Trang 7 Tư Tưởng Triết Học Đạo Gia &Những Giá Trị, Hạn Chế Của Nó Nghĩa thứ nhất, phản phục là sự vận động, biến hóa có tính chất tuần hoàn, đều đặn, nhịp nhàng và tự nhiên của vạn vật, như hết ngày đến đêm, hết đêm sang ngày, trăng tròn lại khuyết, trăng khuyết lại tròn… Vạn vật cứ mập mờ, thấp thoáng, khi đầy khi vơi, lúc sinh lúc tử… Đó là vòng biến đổi tuần hoàn bất tận. Nghĩa thứ hai, phản phục là sự vận động trở về với Đạo (“phản giả đạo chi động”), “đến chỗ cùng cực hư không là giữ vững được trong cái tĩnh. Vạn vật cùng đều sinh ra, ta lại thấy nó trở về với gốc. Ôi! Mọi vật đều trùng trùng trở về với cội rễ của nó. Trở về với cội rễ gọi là tĩnh, thế gọi là quay về với mạng” (Đạo đức kinh, chương 16). Sự trở về với Đạo của vạn vật chính là sự trở về với trạng thái tự nhiên, nguyên sơ, tĩnh lặng, trống rỗng… Đó là tất yếu và không thể cưỡng lại. “Đạo pháp tự nhiên” là vậy. Mọi sự can thiệp vào Đạo – luật tự nhiên – nhất định sẽ thất bại. 1.4 Quan điểm về chính trị xã hội Về mặt chính trị - xã hội, Đạo gia chủ trương đường lối trị quốc theo đạo “vô vi”, chống lại chủ trương “hữu vi” cùng mọi chuẩn mực đạo đức và thể chế pháp luật, vì coi đó là sự áp đặt, cưỡng chế, can thiệp vào bản tính tự nhiên của con người. Nó là nguyên nhân gây ra điều ác và bất ổn: “Nước nào chính sự lờ mờ thì dân thuần thục, nước nào chính sự rành rọt thì dân lao đao”; “Thiên hạ nhiều kỵ húy thì dân càng nghèo, dân nhiều khí giới nhà nước càng loạn, người nhiều tài khéo vật xảo càng thêm, pháp luật càng tăng trộm cướp càng nhiều” (Đạo đức kinh, chương 57). Lão Tử lên án mạnh mẽ giai cấp thống trị đương thời và ông gọi giới quý tộc thống trị là bọn ăn bám và đàn áp, gây ra mọi ham muốn và dục vọng nơi dân chúng. Bọn họ chẳng “vô vi”. Ngược lại: “Ta vô vi mà dân tự hóa. Ta vô tình mà dân tự chính. Ta vô dự mà dân tự giàu. Ta vô dục mà dân chất phác” (sđd, chương 57). Do đó, cần phải xóa bỏ mọi lễ giáo, pháp luật, văn hóa, kỹ thuật, nghệ thuật… Nói chung, bỏ tất cả những gì do con người sáng tạo ra trái với bản tính tự nhiên thuần phác. SVTH: Đặng Hồng Quý - CH1001123 – CH5 Đợt 2 Trang 8 Tư Tưởng Triết Học Đạo Gia &Những Giá Trị, Hạn Chế Của Nó 1.5 Quan điểm trong phương châm xử thế Đạo gia giáo huấn con người theo thuyết vô vi: sống và hành động theo lẽ tự nhiên, không giả tạo, không gò ép trái với bản tính của mình và ngược với bản tính của tự nhiên, là từ bỏ tính tham lam, vị kỷ để không làm mất đức. Nghệ thuật sống dành cho con người là từ ái, cần kiệm, khiêm nhường, khoan dung, hay nói cách khác con người cần có 3 đức: Từ, Kiệm, Khiêm. Xây dựng xã hội bình đẳng, không phân biệt người với ta, không xích mích với ai, không làm thiệt hại ai. Có khuynh hướng về đạo xuất thế, lấy đạo làm chủ thể cả vũ trụ dạy ta nên lấy thanh tĩnh vô vi nơi yên lặng. 2 Những giá trị, hạn chế của đạo gia 2.1 Giá trị Những tư tưởng triết học cơ bản của Đạo gia tuy đã được xây dựng cách đây hơn hai ngàn năm, và tất nhiên có không ít hạn chế, nhưng đến nay vẫn còn ý nghĩa thiết thực về mặt phương pháp luận, gợi mở cho chúng ta nhiều điều cả trong hoạt động nhận thức lẫn trong hoạt động thực tiễn. 2.1.1 Trong hoạt động nhận thức Giúp nhìn nhận thế giới là sự chuyển hoá, dung hoà của 2 mặt đối lập, thế giới luôn có sự chuyển hoá và bài trừ lẫn nhau và trong bản thân từng sự vật. Thông qua luật quân bình (bù trừ) và luật phản phục, Đạo gia đã cung cấp nhân sinh quan và nghệ thuật sống mang tính nhân văn sâu sắc, có tác dụng an ủi con người hài lòng và hạnh phúc với những gì mình có trong cuộc sống, không nên ham muốn, tránh được những ham muốn đua chen của dục vọng, mơ tưởng hão huyền, giúp con người hướng thiện, hướng đến tự nhiên, dung hoà với tự nhiên, tĩnh tâm và tự tại. Đạo gia đã hé lộ cho chúng ta những khát vọng chân chính về một xã hội công bằng, bình đẳng, xóa bỏ mọi bất công, áp bức, bóc lột, không còn chế độ tư hữu và nhà nước, con người được sống tự do… Nó khiến chúng ta liên tưởng tới và rất có thể là nguồn gốc lịch sử gián tiếp cho những tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng ở Tây Âu sau này. SVTH: Đặng Hồng Quý - CH1001123 – CH5 Đợt 2 Trang 9 Tư Tưởng Triết Học Đạo Gia &Những Giá Trị, Hạn Chế Của Nó Với ý nghĩa đó, nếu chúng ta biết rút ra bài học từ những hạt nhân tư tưởng tích cực và tiến bộ, thì nó sẽ cung cấp cho chúng ta những cơ sở quan trọng để xây dựng và phát triển quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; chống lại chủ nghĩa duy tâm, quan điểm siêu hình… 2.1.2 Trong hoạt động thực tiễn Với việc chỉ ra luật quân bình (bù trừ) và luật phản phục, Đạo gia đòi hỏi con người cần tránh mọi cực đoan, thái quá, nóng vội, chủ quan duy ý chí… Mà phải luôn luôn tạo dựng sự cân bằng, hợp lý, tự nhiên; khách quan nhưng không ỷ lại, thụ động trước các điều kiện khách quan, không nên “cầm đèn chạy trước ô tô”… Đạo gia còn dạy con người phải biết sống khiêm tốn, giản dị, mà vẫn ung dung, tự tại, không lo sợ, không đau buồn… trước mọi biến động xảy ra trong đời; không tham lam, vụ lợi, giả dối; không đấu tranh, giành giật; không đua đòi, bon chen, đố kỵ… Mà cần phải sống hòa nhã, trung dung, ngay thẳng, tự nhiên thuần phác, “thản nhiên mà đến, thản nhiên mà đi”… Sự thâm nhập và phát triển của Đạo gia ở Việt Nam, cũng giống như ở Trung Hoa, Đạo gia đã được người dân sử dụng làm vũ khí chống lại kẻ thống trị. Ngay khi thâm nhập nó đã là vũ khí chống lại phong kiến phương Bắc. Phong trào nông dân khởi nghĩa ở các tỉnh Nam Trung Hoa vào thế kỷ II đều có liên hệ với các cuộc khởi nghĩa nông dân hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân. Vào thời kỳ phong kiến dân tộc ở Việt Nam, Đạo gia thường được dùng để thu hút nông dân tham gia vào các cuộc bạo động chống lại cường hào ác bá địa phương và quan lại trung ương. Không chỉ dạy con người trở về với gốc Đạo, huyền đồng cùng vũ trụ, nó còn đóng góp rất nhiều cho nền văn minh Trung Quốc. Rất nhiều sinh hoạt độc đáo của người Trung Quốc đã lan truyền khắp thế giới như : Khuynh hướng hội họa của dòng tranh "Thủy mặc" hay "tranh sơn thủy" thể hiện sự cân bằng tuyệt hảo giữa Âm - Dương. SVTH: Đặng Hồng Quý - CH1001123 – CH5 Đợt 2 Trang 10 [...]... thay đổi vượt bậc, song những tư tưởng triết học của Đạo gia vẫn có sức sống và tác động đáng kể đối với đời sống con người, đặc biệt ở những nước vốn chịu sự ảnh hưởng truyền thống của nó SVTH: Đặng Hồng Quý - CH1001123 – CH5 Đợt 2 Trang 14 Tư Tưởng Triết Học Đạo Gia &Những Giá Trị, Hạn Chế Của Nó TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách tham khảo: TS Bùi Văn Mưa, “Đại Cương Về Lịch Sử Triết Học , Trường ĐH Kinh Tế... - CH1001123 – CH5 Đợt 2 Trang 13 Tư Tưởng Triết Học Đạo Gia &Những Giá Trị, Hạn Chế Của Nó vật chất đã làm cho con người ngày càng mất dần những giá trị đạo đức Quan niệm vô vi của Lão Tử đã trở nên quan trọng, đã góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn Mặc dù tư tưởng triết học cơ bản của Đạo gia về nhận thức luận và nhân sinh quan muốn ngăn cản tính năng động, sáng tạo của ý thức con người cả trong quá... - xã hội của Đạo gia mong muốn quay ngược bánh xe lịch sử để trở về chế độ công xã nguyên thủy ở giai đoạn cuối, điều này đi ngược lại với sự phát triển của lịch sử và xã hội loài người Nếu nhìn về những mặt hạn chế, tư tưởng Đạo gia sẽ dẫn chúng ta đến với chủ nghĩa duy tâm thần bí về đạo , tư tưởng biện chứng tuần hoàn thô thiển, chủ nghĩa khách quan tuyệt đối, thuyết bất khả tri… Về tư tưởng biện.. .Tư Tưởng Triết Học Đạo Gia &Những Giá Trị, Hạn Chế Của Nó Thuật Phong thủy chỉ rõ cách chọn hướng, cách thiết kế môi trường xây dựng theo một hệ thống phối hợp các yếu tố quan trọng của không gian và thời gian nhằm mang lại sự hài hòa tối đa trong mọi tư ng tác giữa con người và thiên nhiên Võ thuật với nguyên tắc "mềm như nước" nhưng hết sức hiệu quả, giúp cho con người giải tỏa những tắt... (cân bằng SVTH: Đặng Hồng Quý - CH1001123 – CH5 Đợt 2 Trang 11 Tư Tưởng Triết Học Đạo Gia &Những Giá Trị, Hạn Chế Của Nó nhau) Với quan niệm này, ông cho rằng, trong đời sống xã hội, nếu dẹp bỏ trí tuệ thì dân sẽ chất phác; nếu không coi trọng người hiền thì dân không tranh nhau; nếu không coi trọng của cải quý báu thì dân không có trộm cắp Tư tưởng biện chứng đó tuy đã vẽ lên bức tranh muôn hình vạn trạng,... hội”, Đạo gia không đạt được thành tựu đáng kể bằng, tụt xuống hàng cuối trong “bách gia 3 Kết Luận Đạo gia là một trong những trường phái triết học lớn, ra đời ngay trong buổi bình minh của lịch sử triết học Trung Quốc và nhân loại Không dừng lại ở đó, Đạo gia còn có tác động ảnh hưởng sâu rộng trên nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, nghệ thuật, tín ngưỡng tôn giáo, đạo đức, y học, ... Đạo gia đã đạt được những bước tiến bộ vượt bậc so với tư tưởng đương thời về một số quan điểm duy vật và biện chứng bao nhiêu, thì lại lạc hậu và thụt lùi về quan điểm chính trị - xã hội bấy nhiêu Hay nói cách khác, so với các trường phái triết học đương thời thì, về mặt triết học tự nhiên”, Đạo gia đã đạt được nhiều thành tựu lớn, vượt lên hàng đầu trong số “bách gia ; ngược lại, về mặt triết học. .. Quyền Về y học, phương pháp châm cứu và bấm huyệt được xem là cách trị bệnh rất hiệu quả Về tư tưởng, chủ trương bất tử, tức là quan niệm lúc chết, sự sống con người được thay đổi chứ không bị mất đi, cho nên con người có một thái độ tích cực đối với thân phận chính mình 2.2 Hạn chế 2.2.1 Trong hoạt động nhận thức Mặc dù có nhiều ưu điểm trong hoạt động nhận thức, Đạo gia cũng có những hạn chế Quan... tiễn, Đạo gia chủ trương con người không nên tăng cường các hoạt động sáng tạo, không cần mở mang trí tuệ, chấm dứt cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội, mà quay về sống như thời nguyên thủy, đúng với bản tính tự nhiên thuần phác của một loài động vật bậc cao được sinh ra từ đạo … phủ nhận mọi hoạt động thực tiễn của con người SVTH: Đặng Hồng Quý - CH1001123 – CH5 Đợt 2 Trang 12 Tư Tưởng Triết Học Đạo Gia. .. nhiên của đạo vô vi, và chủ trương xóa bỏ hết mọi ràng buộc về mặt đạo đức, pháp luật Đạo gia chủ trương xây dựng một xã hội phi thể chế, phi nhà nước, phi giáo dục, phi khoa học – kỹ thuật, chẳng cần văn hóa với văn minh; một cộng đồng ít dân ngu đần ấu trĩ, sống bằng săn bắn hái lượm gắn với trồng trọt và chăn nuôi tự cấp tự túc, khép kín hoàn toàn, không trao đổi qua lại với bên ngoài Đây là tư tưởng . Học Đạo Gia & Những Giá Trị, Hạn Chế Của Nó SVTH: Đặng Hồng Quý CH1001123 STT: 29 – Khóa 5 Nhóm: 3 Lớp: CH5 – Đợt 2 GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Thành phố. được ý kiến đóng góp của Thầy và các bạn. Trân trọng! SVTH: Đặng Hồng Quý - CH1001123 – CH5 Đợt 2 Trang 2 Tư Tưởng Triết Học Đạo Gia &Những Giá Trị,