1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN TRIẾT TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC ĐẠO GIA NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ

14 679 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 50,41 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN TRIẾT TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC ĐẠO GIA NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA TRƯỜNG PHÁI ĐẠO GIA 2

1 Giới thiệu Đạo Gia 2

2 Một số tư tưởng triết học cơ bản của Đạo gia 2

2.1 Tư tưởng triết học trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử 2

2.1.1 Lý luận về “đạo” và “đức” 2

2.1.2 Quan niệm biện chứng về thế giới 4

2.1.3 Quan niệm nhân sinh và chính trị xã hội 5

2.2 Trang Tử và sự phát triển của Đạo gia 6

CHƯƠNG II: NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI ĐẠO GIA 8

1 Những giá trị của tư tưởng triết học Đạo gia 8

2 Những hạn chế của tư tưởng triết học Đạo gia 9

KẾT LUẬN 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

Lão Tử là một đại diện xuất sắc của nền triết học cổ đại phương Đông Tư tưởng triết học của Lão Tử là một trong những tinh hoa tạo nên bản sắc độc đáo của văn hóa Trung Hoa Cùng với nền văn hóa vĩ đại này, ảnh hưởng tư tưởng triết học của Lão Tử đã lan tỏa ra nhiều nước ở khu vực Đông Á và các khu vực khác của thế giới Tiếp nối và phát triển thêm cho tư tưởng của ông còn có nhiều triết gia khác nhưng người đóng góp nhiều nhất và có ý nghĩa nhất là Trang Tử Nếu như Lão Tử có Đạo Đức Kinh thì Trang Tử có Nam Hoa Kinh để cho nhiều đời sau phải nghiên cứu

Tư tưởng triết học Đạo Gia thể hiện qua hai tác phẩm kinh điển là Đạo Đức Kinh và Nam Hoa Kinh đã được nhiều học giả từ Đông sang Tây nghiên cứu bàn luận trong nhiều thế kỷ Các chú giải và phân tích về tư tưởng triết học này rất phong phú và không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau Cùng với những

tham khảo về các vấn đề đã được tham khảo chủ yếu ở các sách giáo trình: Bùi

Văn Mưa (Chủ biên), Triết học – Phần 1 – Đại cương về lịch sử triết học,

Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM, 2011 và TS Nguyễn Ngọc Thu – TS Bùi

Văn Mưa, Giáo trình Đại cương Lịch sử Triết học, NXB Tổng hợp TP.HCM,

2003 cũng như một số báo, tạp chí và các website đáng tin cậy, tôi muốn trình bày thêm một số suy nghĩ của mình về các tư tưởng của Đạo Gia để từ đó thấy rõ hơn các giá trị mà tư tưởng này mang lại cũng như các mặt hạn chế của bản thân nó

Trang 3

CHƯƠNG I

NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA TRƯỜNG

PHÁI ĐẠO GIA

1 Giới thiệu Đạo gia

Đạo gia được Lão Tử sáng lập ra và sau đó được Trang Tử phát triển thêm vào thời Chiến quốc Kinh điển của Đạo gia chủ yếu được tập trung lại trong bộ Đạo đức kinh và bộ Nam hoa kinh Đạo đức kinh có khoảng 5000 câu do Lão Tử soạn, nó gồm hai thiên nói về Đạo và Đức Nam hoa kinh gồm các bài do Trang

Tử và một số người theo phái Đạo gia viết [1; 64]

Triết học của Lão Tử như một kim tự tháp lớn trong triết học Trung Quốc, cùng với nho giáo, nó như cái bóng bao trùm và dẫn dắt quá trình tư tưởng của Trung Hoa Với cách diễn đạt vắn tắt, thâm trầm, gợi mở bằng những châm ngôn, ngạn ngữ có tính ẩn dụ, Lão Tử đã trình bày ba vấn đề triết học căn bản là: Học thuyết về “đạo” và “đức”, tư tưởng về phép biện chứng và học thuyết “vô vi”

2 Những tư tưởng của trường phái Đạo gia

2.1 Tư tưởng triết học trong Đạo Đức Kinh của Lão tử

2.1.1 Lý luận về Đạo và Đức

- Đạo

Lão Tử là người đầu tiên coi “đạo” là phạm trù triết học vừa để chỉ bản nguyên vô hình, phi cảm tính, phi ngôn từ, sâu kín, huyền diệu của vạn vật, vừa

để chỉ con đường, quy luật chung của mọi sự sinh thành, biến hóa xảy ra trong thế giới [1; 64] và được tạm hiểu như sau:

Đạo vừa là cái có trước vừa là cái nằm trong bản thân sự vật, nhưng khi có

sự can thiệp của con người thì đạo không còn là đạo nữa [1; 65] Ông đã viết: có một vật do sự hỗn hợp mà thành; nó sinh ra trước trời đất; vừa trống không vừa yên lặng; đứng yên một mình mà không biến cải; trôi đi khắp mọi nơi mà không

Trang 4

thôi; có thể làm mẹ đẻ của thiên hạ Cái hỗn hợp đó chưa có tên nên tạm gọi là đạo Cái được gọi là đạo, một khi đã gọi được thì không phải là tự thân đạo nữa rồi

Theo Lão Tử, đạo có thể sinh ra muôn vật, nhưng đạo lại không phải là muôn vật, đạo tồn tại ở muôn vật nhưng bản than đạo lại là vô Đạo sinh ra Một (khí thống nhất), Một sinh ra Hai (âm, dương đối lập), Hai sinh ra Ba (trời, đất, người), Ba sinh ra vạn vật [4; Chương 42] Đạo là cái nói rằng không nhưng lại

có, nói rằng thực nhưng lại hư, là mập mờ thấp thoáng, nhưng trong cái mập mờ thấp thoáng ấy lại có cái hình tượng của vũ trụ, lại chứa đựng cả đất trời muôn vật Nó vừa sâu xa vừa mờ tối nhưng trong đó lại có cái nguyên lí và nguyên chất của mọi vật chất sinh mệnh

Như vậy, đạo có thể được tạm hiểu như là cái từ nhiên tĩnh mịch, yên lặng, mộc mạc, hỗn độn, mập mờ, thấp thoáng, không có đặc tính, không có hình thể;

là cái mắt không thấy, tai không nghe, tay không nắm bắt, ngôn ngữ không thể diễn đạt, tư duy không nhận thức được; là cái năng động tự sinh sôi, nảy nở, tiến hóa [1; 64]… Nhưng nó sinh ra vạn vật và là bản chất, quy luật của mọi cái đã, đang và sẽ tồn tại trong thế giới Đạo vừa mang tính khách quan (vô vi) vừa mang tính phổ biến; vì vậy, trong thế giới, không đâu không có đạo, không ai không theo đạo…

- Đức

Đức là một phạm trù triết học dùng để thể hiện sức mạnh tiềm ẩn của đạo,

là cái hình thức nhờ đó vạn vật được định hình và phân biệt được với nhau, là cái

lý sâu sắc để nhận biết vạn vật [1; 64]

Nếu như đạo sinh ra vạn vật thì đức sẽ bao bọc, bồi dưỡng, nuôi lớn tới thành thục, che chở vạn vật Vạn vật nhờ đạo mà được sinh ra, nhờ đức mà thể hiện, và khi mất đi cũng là lúc vạn vật quay trở về với đạo [1; 65] Người có đức

là người sống theo đạo Trong đời sống hằng ngày, hễ có tinh thần giúp vạn vật sinh sôi, không sát hại, biết thương yêu từ người đến vật, hiền lương, trung tín lễ

Trang 5

nghĩa… thì đó là đạo Đem những hành động thi thố và lời nói truyền bá giúp đời trên con đường chánh nghiệp đó là đức

Như vậy, quan niệm về đạo và đức của trường phái Đạo gia đã thể hiện một trình độ khái quát cao của tư duy biện chứng khi giải quyết vấn đề bản nguyên thế giới [1; 65]

2.1.2 Quan điểm biện chứng về thế giới của Lão tử

Lão Tử cho rằng vũ trụ vận động biến đổi theo hai quy luật: quy luật bình

quân và quy luật phản phục [1; 65] Vũ trụ vận hành với đạo, vạn vật đều nương

tựa vào nhau mà sinh tồn và tương tác tạo điều kiện cho nhau “có và không cùng sinh; khó và dễ cùng thành, dài và ngắn cùng hình, cao và thấp cùng nghiêng, thanh và âm cùng họa, trước và sau cùng theo”

- Quy luật bình quân

Luật bình quân làm cho vạn vật vũ trụ vận động, biến hóa trong trạng thái cân bằng theo một trật tự điều hòa tự nhiên, không có cái gì thái quá, không có cái gì bất cập [1; 65] Cái gì khuyết ắt sẽ được tròn đầy, cái gì cong sẽ được thẳng, cái gì vơi sẽ được bù đắp cho đầy, cái gì cũ sẽ được đổi mới Ông viết:

“Gãy thì liền, cong thì thẳng, trống thì đầy, cũ thì mới, ít thì được, nhiều thì mất” [4; Chương 22] Đó chính là cái “đạo của trời, chỗ cao thì ép xuống thấp, chỗ thấp thì nâng lên cao, có dư thì bớt đi, không đủ thì bù vào Đạo của trời bớt chỗ

dư bù chỗ thiếu” [4; Chương 42] Nếu vi phạm luật bình quân, phá vỡ trạng thái vận động cân bằng của vũ trụ, thì vạn vật sẽ rối loạn, trì trệ và có nguy cơ bị phá hoại: “Nhón gót lên thì không đứng vững Xoạc chân ra thì không bước được Tự xem là sáng thì không sáng Tự xem là phải thì không chói” [4; Chương 40]

- Quy luật phản phục

Cùng với luật bình quân, vũ trụ vạn vật còn tuân theo luật phản phục Theo quy luật phản phục, cái gì phát triển đến đột đỉnh sẽ trở thành các đối lập với nó;

sự vật khi phát triển đến cực điểm các tính chất của nó thì những tính chất ấy sẽ

Trang 6

đi ngược lại để trở thành tính chất tương phản Lão Tử viết: “Ít thì được, nhiều thì mất” [4; Chương 22], “vật hễ thêm nó, thì nó bớt; bớt nó thì nó thêm” [4; Chương 42] và “trong thiên hạ cái rất mềm thì làm chủ cái rất cứng” [4; Chương 43] Theo Lão Tử, phản phục có thể được hiểu theo hai nghĩa:

Nghĩa thứ nhất, phản phục là sự vận động, biến hóa có tính chất tuần hoàn, đều đặn, nhịp nhàng và tự nhiên của vạn vật Đó là quy luật bất di bất dịch của tự nhiên Vạn vật cứ “mập mờ, thấp thoáng”, khi đầy khi vơi, lúc sinh lúc tử dưới

sự chi phối tác động của luật phản phục Vòng biến đổi tuần hoàn, tự nhiên bất tận ấy của vạn vật, Lão Tử gọi là “thiên quân”

Nghĩa thứ hai, phản phục còn là sự vận động trở về với “đạo” của vạn vật, gọi là sự “phản giả đạo chi động” [4; Chương 40] Trở về với đạo tự nhiên, vô vi

là trở về với gốc rễ, cội nguồn của mình, bền bỉ, trường tồn Lão Tử viết: “Đến chỗ cùng cực hư không là giữ vững được trong cái tĩnh Vạn vật đều sinh ra, ta lại thấy nó lại trở về với gốc Ôi! mọi vật đều trùng trùng trở về với cội rễ của nó Trở về cội rễ gọi là tĩnh, thế gọi là quay về với mạng” [4; Chương 16]

Từ luật bình quân và phản phục của vũ trụ, vạn vật, Lão Tử nâng lên thành nghệ thuật sống của con người, đó là sự từ ái, khiêm nhường, tri túc, tri chỉ Ông dạy mọi người: “Sắp muốn thu lại, ắt hãy mở ra đấy; muốn làm yếu đi, ắt hãy làm cho mạnh lên đấy; muốn làm vật suy tàn hãy làm cho nó hưng lên; muốn đoạt lấy hãy cho đi ” [4; Chương 36]

2.1.3 Quan niệm nhân sinh và chính trị xã hội

- Thuyết vô vi

Vô vi là sống và hành động theo lẽ tự nhiên, thuần phát, không giả tạo, không gò ép trái với bản tính của mình và ngược với bản tính của tự nhiên; là từ

bỏ tính tham lam, vị kỷ để không làm mất đức Chỉ khi nào từ bỏ được thói tư lợi thì mới nhận thấy đạo; và chỉ khi nhận thấy đạo mới có thể vô vi được [1; 67]

Trang 7

“Vô vi” còn có nghĩa là không làm mất cái đức tự nhiên, thuần phác vốn có của vạn vật, không ý chí, dục vọng, không ham muốn những gì trái với bản tính

tự nhiên của mình và của vật Nếu để mất đức tự nhiên, ham muốn những gì trái với bản tính tự nhiên của mình, cố tình thỏa mãn những dục vọng đó, dẫn tới sự can thiệp vào guồng máy tự nhiên sẽ mang lại những tai họa: “Ngũ sắc làm cho mắt mờ, ngũ âm làm cho tai điếc, ngũ vị làm cho miệng chán, cưỡi ngựa săn bắn làm cho lòng phát cuồng, vật khó khiến làm cho lòng tà vậy” [4; Chương 12]

- Đường lối trị nước an dân

Lão Tử cho rằng hành động hay nhất là đừng can thiệp đến việc đời; nhưng nếu đời cần ta phải làm thì ta hãy làm cái không làm một cách kín đáo, khéo léo Ông coi đây là giải pháp an bang tế thế Đối với ông, chính phủ yên tĩnh vô vi thì dân sẽ biến thành chất phát, chính phủ tích cực làm việc thì dân đầy tai họa [1; 67]

Lão Tử mơ ước trở lại đời sống chất phác của thời đại công xã nguyên thủy, không thể chế, không có chế độ tư hữu và trao đổi hàng hóa, sống tự cấp tự túc

Đó là cảnh mộc mạc, “vô danh phi phác”, như đạo vô danh của ông: “Nước nhỏ, dân ít Dù có khí cụ gấp trăm gấp chục sức người cũng không dùng đến Ai nấy đều coi sự chết là hệ trọng nên không đi đâu xa Có xe thuyền mà không ai ngồi

Có gươm giáo mà không bao giờ dùng Bỏ văn tự, bắt người ta trở lại dùng lối thắt dây ghi dấu thời thượng cổ Ai nấy đều chăm chú vào việc ăn no, mặc ấm, ở yên, vui với phong tục của mình Ở nước này có thể nghe tiếng gà gáy chó sủa của nước kia, nhân dân trong những nước ấy đến già chết mà vẫn không qua lại lẫn nhau” [4; Chương 80]

2.2 Trang tử và sự phát triển của Đạo gia

Trang Tử được coi là nhà tư tưởng lớn về đạo học trong triết học cổ Trung Quốc, người có công mài dũa viên ngọc “đạo” của Lão Tử làm hiện lên đầy đủ

vẻ lấp lánh huyền hoặc của nó Vì thế, người đời xưa thường gọi trường phái triết học này là Lão – Trang

Trang 8

Sang thời Chiến Quốc, Trang Tử đã biến các yếu tố biện chứng trong triết

học của Lão Tử thành chủ nghĩa tương đối và thuyết ngụy biện Từ đó, ông xây dựng quan niệm nhân sinh thoát tục – vị ngã – toàn sinh đầy tính duy tâm, tiêu

cực trong trường phái Đạo gia [1; 68]

Trang Tử cũng có quan niệm về Đạo như Lão tử nhưng biến các yếu tố biện chứng của triết học Lão tử thành chủ nghĩa tương đối coi đúng – sai, trên – dưới, sang – hèn, sống – chết… bằng nhau, quên vật quên ta, coi đời bằng cõi mộng Ông chủ trương cần loại bỏ mọi thứ sang một bên để tiến vào vương quốc tiêu dao Muốn đạt tới sự tiêu dao thì phải xem vạn vật bình đẳng, xem rộng ra sẽ thấy sống chết như nhau, giàu nghèo không khác, xấu đẹp cũng vậy Từ đó sẽ thấy tham sống, tham giàu, tham đẹp là sai, vì mỗi hoàn cảnh, mỗi vật có một giá trị riêng của nó, tất cả đều nằm trong Đạo

Song song đó, Trang Tử cũng có khái niệm “vô vi” gồm ba nội dung chính: Thứ nhất, sống và tồn tại theo bản tính tự nhiên vốn có của mình, không cần phải có sự tham gia của hành động con người vào nó

Thứ hai, thuận theo lẽ tự nhiên mà làm, không làm gì trái với tự nhiên, hành động như thế là “làm mà không phải mình làm”, vì cái đó không còn bị ràng buột bởi ý chí, mục đích của con người nữa, cũng giống như nóng và sáng là tính tự nhiên của lửa, nó vốn như thế, không phải không thể là nó (bất đắc bất nhiên)

Và cuối cùng là làm cho mọi vật đều được tự do, bình đẳng sống, hành động theo đúng bản tính, khả năng, sở thích tự nhiên của chúng

Trang 9

CHƯƠNG II

NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TƯ TƯỞNG

TRIẾT HỌC ĐẠO GIA

1 Những giá trị của tư tưởng triết học Đạo Gia

Thể hiện một trình độ khái quát cao của tư duy biện chứng khi giải quyết vấn đề bản nguyên thế giới Như đã nói, Lão Tử cho rằng đạo là tự nhiên và ông

đã xác định tính chất quan trọng trước hết của đạo là thuần phác, chất phác [5; 41] Trên cơ sở nhận thức đó, ông đã cố gắng giải thích nguyên nhân sâu xa về sự bất ổn của xã hội và sự tha hóa của con người Ông cho rằng xã hội loạn lạc là vì con người mỗi ngày một xa đạo, không sống thuận theo đạo tức không thuận tự nhiên, đánh mất sự chất phác, quá nhiều dục vọng, càng thông minh càng nhiều dục vọng, càng xảo trá, tranh giành nhau, chém giết nhau Từ đây, ông chủ kêu gọi mọi người nên sống và làm theo lẽ tự nhiên, nghĩa là “vô vi” Mang con người đến cuộc sống gần gũi, làm bạn với thiên nhiên, không hủy hoại, làm xáo trộn trật tự tự nhiên vốn mang tính điều hòa Cũng từ thuyết vô vi, Lão Tử đã rút

ra nghệ thuật sống dành cho con người là từ ái, cần kiệm, khiêm nhường, khoan dung Tất cả chúng đều mang đến giá trị nhân bản to lớn là hướng con người vươn tới sự cao cả của thánh thiện

Trong tư tưởng về phép biện chứng, có thể nói Lão Tử căn bản đã vạch ra được quy luật, con đường vận động, biến đổi của vạn vật trong thế giới khách quan Theo ông, nguồn gốc của sự vận động, biến đổi ấy của vũ trụ, vạn vật là sự liên hệ, tác động, chuyển hóa giữa các mặt đối lập trong chính các sự vật Đây là thành quả đặc sắc nhất trong triết học của Lão Tử, biểu hiện năng lực quan sát tinh vi và trình độ tư duy sắc sảo của ông đối với sự vật khách quan

Những tư tưởng về đạo và đức, cũng như phép biện chứng về thế giới và thuyết vô vi là mạch suối nguồn làm phát sinh nhiều tư tưởng triết học đặc sắc của nền triết học phương Đông

Trang 10

Tư tưởng của Lão Tử chủ nghĩa "vô vi" là rất sâu sắc và độc đáo Với trình

độ tư duy lí luận cao, những quan điểm ấy của Lão Tử đã đóng góp đáng kể vào

sự phát triển tư tưởng triết học phương Đông Trong cái "lờ mờ", "hỗn độn" và gợi mở, Lão Tử đã làm cho người đời sau kinh ngạc, thán phục trước sức mạnh của tư duy trừu tượng

Xét về sự tiếp nối của triết học Trang Tử, phần không kém đặc sắc trong triết học của ông là phép biện chứng tự phát Trang Tử đã xem xét vũ trụ, tự nhiên bằng quan điểm biện chứng, mà nổi bật là tư tưởng về sự vận động, biến hóa không ngừng của thế giới

2 Những hạn chế của tư tưởng triết học Đạo gia

Tư tưởng biện chứng của Lão Tử tuy đã vẽ nên đúng đắn bức tranh sinh động của hiện thực, nhưng về căn bản nó vẫn mang tính chất tự phát, ngây thơ, dựa trên những kinh nghiệm có tính trực quan cảm tính và chủ yếu là mô tả sự biến chuyển của sự vật, hiện tượng xảy ra trong tự nhiên cũng như trong xã hội

Nó chưa có cơ sở để vạch ra sự hạn chế bị quy định bởi tính chất thời đại lịch sử

mà còn do sự hạn chế bởi trình độ nhận thức còn thấp kém ở Trung Quốc thời bấy giờ

Phép biện chứng của Lão Tử mang tính máy móc đơn giản Chính hai luật phổ biến trong đạo (bình quân và phản phục) đã làm cho phép biện chứng của Lão Tử mất sinh khí và có tính chất máy móc, lặp đi lặp lại có tính chất tuần hoàn

Trong học thuyết về quy luật vận động của vạn vật, Lão Tử chỉ mới thấy các mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng nương tựa nhau một cách hình thức, giản đơn Lão Tử quan niệm sự chuyển hóa của các mặt đối lập chỉ là sự thay thế, chuyển đổi vị trí cho nhau một cách tuần tự, kế tiếp, phản phục, quân bình, không

có sự đấu tranh phủ định, bài trừ, thâm nhập vào nhau một cách biện chứng Do vậy, sự vận động, biến đổi của sự vật hiện tượng không có bước nhảy vọt, không

có sự thay đổi về chất, mà chỉ là quá trình lặp đi lặp lại một cách đơn điệu

Ngày đăng: 20/11/2014, 20:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Bùi Văn Mưa (Chủ biên), Triết học – Phần 1 – Đại cương về lịch sử triết học, Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học – Phần 1 – Đại cương về lịch sử triết học
[3] TS Nguyễn Ngọc Thu – TS Bùi Văn Mưa, Giáo trình Đại cương Lịch sử Triết học, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Đại cương Lịch sử Triết học
Nhà XB: NXB Tổng hợp TP.HCM
[4] Thu Giang- Nguyễn Duy Cần, Đạo Đức Kinh, Hà Nội 8/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo Đức Kinh
[5] Lê Hồng Giang, Về vấn đề con người và xã hội con người trong Triết học Lão Tử, Tạp chí Phát triển Kh&CN, Tập 12, Số 01-2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về vấn đề con người và xã hội con người trong Triết học Lão Tử
[6] Nguyễn Ước, Lão Tử, Website www.timsach.com.vn, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lão Tử
[2] Hàn Sinh Tuyến – Lê Anh Minh, Tư tưởng Đạo gia, NXB Tam giáo đồng nguyên, 2008 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w