TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC ĐẠO GIA NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ
Trang 1VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
- -TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Tên đề tài:
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC ĐẠO GIA NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ
GVHD : TS BÙI VĂN MƯA SVTH : PHAN KIM CƯƠNG – STT: 21 LỚP : Cao học Đêm 5 – Khóa 21
TP.Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2012
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU Trang 1
PHẦN NỘI DUNG 2
Chương 1: NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC TRƯỜNG PHÁI ĐẠO GIA 2
1 Sơ lược sự hình thành và phát triển Đạo gia 2
2 Một số tư tưởng triết học cơ bản của Đạo gia 3
2.1 Tư tưởng triết học trong Đạo đức kinh của Lão Tử 3
2.1.1Lý luận về đạo và đức 3
2.1.2Quan niệm niệm biện chứng về thế giới của Lão Tử 4
2.1.3Quan niệm nhân sinh và chính trị xã hội 5
a Thuyết vô vi 5
b Về đường lối trị nước an dân 7
2.2 Trang Tử và sự phát triển của Đạo gia 8
Chương 2: NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ TRƯỜNG PHÁI ĐẠO GIA 9
1 Những giá trị của tư tưởng triết học trường phái Đạo gia 9
1.1 Tư tưởng Đạo gia thể hiện một trình độ khái quát cao của tư duy biện chứng khi giải quyết vấn đề 9
1.2 Tư tưởng Đạo gia giải thích nguyên nhân sâu xa về sự bất ổn của xã hội và nhận thấy sự tha hóa của con người 10
1.3 Tư tưởng Đạo gia đề ra những điểm căn bản trong nghệ thuật sống của con người 11
2 Những hạn chế của tư tưởng triết học trường phái Đạo gia 12
2.1 Phép biện chứng của Lão Tử mang tính máy móc 12
2.2 Tư tưởng của Đạo gia chủ trương đưa xã hội quay về thời kỳ xã hội nguyên thủy 12
2.3 Tư tưởng của Đạo gia không nhận thấy nguyên nhân sự tha hóa của con người 13
Trang 32.4 Quan niệm nhân sinh và chính trị xã hội của Trang Tử mang tính duy tâm tiêu cực 14
KẾT LUẬN 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
- -hời Xuân Thu của Trung Hoa kéo dài khoảng năm 722 đến năm 481 trước công nguyên Trong tình trạng triền miên bạo loạn của Trung Hoa, xuất hiện nhiều triết gia với nhiều lý thuyết khác nhau, được gọi là Bách gia chư tử Vượt lên trên các triết gia ấy, Lão Tử - cùng Khổng Tử - là hai nhân vật nổi bật nhất
T
Với cuốn Đạo Đức Kinh, Lão Tử là người đầu tiên tại Trung Hoa đưa ra quan niệm về vũ trụ Đạo Đức Kinh được khai triển bởi các danh gia tự xem là môn đệ của Lão Tử, về sau trở thành một nền học thuật rồi dần biến thành một tôn giáo Quan niệm vô vi của Lão Tử tuy còn có những hạn chế nhưng cũng đã góp phần làm cho xã hội ngày nay tốt đẹp hơn Lão Tử ngày càng có mặt trong phạm vi nghiên cứu của nhiều học giả thuộc bộ môn triết ở các đại học, cho tới các trí thức muốn tìm cho mình một lối suy tư và sống thanh thoát giữa xã hội bị
cơ khí hóa và mê thích tiêu thụ
Tiểu luận triết học này dựa trên cơ sở tìm hiểu những tư tưởng cơ bản của triết học Đạo gia, ý kiến phân tích của các Triết gia trên các báo, tạp chí chuyên ngành Do hạn chế về nguồn thông tin và kiến thức chuyên ngành nên tiểu luận này một phần dựa trên thực tế cảm nhận của người thực hiện về các tư tưởng của Đạo gia Từ đó, người thực hiện có thể nhận thấy được những giá trị tinh túy và những hạn chế của tư tưởng Đạo gia
Trang 5NỘI DUNG Chương I: NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC TRƯỜNG PHÁI ĐẠO GIA
1 Sơ lược sự hình thành và phát triển Đạo gia:
Trường phái Đạo gia xuất hiện vào Thời Xuân Thu (khoảng 722 – 481 trước Công nguyên) còn gọi là thời Đông Chu
Về kinh tế: đây là thời kỳ nền sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh mẽ Sự phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất ngày càng cao Sự phát triển của lực lượng sản xuất có tác động mạnh đến hình thức sở hữu ruộng đất, kết cấu và địa vị kinh tế của các giai tầng trong xã hội
Về chính trị: đây là thời kỳ tranh giành địa vị của các thế lực cát cứ, đẩy
xã hội Trung hoa cổ đại vào tình trạng chiến tranh liên miên, xã hội chuyển biến
từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến
Về tư tưởng triết học: triết học tư duy trực giác; nhấn mạnh tinh thần nhân văn; tập trung vào lĩnh vực luân lý đạo đức; nhấn mạnh sự hài hòa, thống nhất giữa các mặt đối lập
Sự biến chuyển sôi động của thời đại đã đặt ra và làm xuất hiện những tụ điểm, những trung tâm các “kẻ sĩ” luôn tranh luận về trật tự xã hội cũ và đề ra những hình mẫu của một xã hội tương lai Lịch sử gọi thời kỳ này là thời kỳ
“Bách gia chư tử” (trăm nhà trăm thầy), “Bách gia minh tranh” (trăm nhà đua tiếng) Chính trong quá trình ấy đã sản sinh các tư tưởng lớn và hình thành nên các trường phái triết học khá hoàn chỉnh, trong đó có Đạo gia
Đạo gia được Lão Tử (khoảng thế kỷ VI TCN), còn gọi là Lão Đam, tên
Lỹ Nhĩ, người nước Sở, có thời gian làm quan sử giữ kho sách ở Lạc Ấp, sáng lập ra và sau đó Trang Tử (369-286 TCN) người nước Tống phát triển thêm vào thời Chiến quốc
Kinh điển của Đạo gia chủ yếu được tập trung lại trong bộ Đạo đức kinh
và bộ Nam hoa kinh Đạo đức kinh có khoảng 5000 từ do Lão Tử biên soạn, nó gồm hai thiên nói về Đạo và Đức Nam hoa Kinh gồm các bài do Trang Tử và
Trang 6một số người theo phái Đạo gia viết Những tư tưởng triết học cơ bản của trường phái Đạo gia được thể hiện chủ yếu trong lý luận về đạo và đức, và là cơ sở để Lão Tử xây dựng thuyết vô vi
2 Một số tư tưởng triết học cơ bản của Đạo gia
Những tư tưởng chính của Đạo gia được thể hiện qua các phương diện sau
2.1 Tư tưởng triết học trong Đạo đức kinh của Lão Tử
2.1.1 Lý luận về đạo và đức
Đạo là phạm trù triết học vừa để chỉ bản nguyên vô hình, phi cảm tính, phi ngôn từ, sâu kín, huyền diệu của vạn vật, vừa để chỉ con đường, quy luật chung của mọi sự sinh thành, biến hóa xảy ra trong thế giới Đạo được tạm hiểu như là cái tự nhiên tĩnh mịch, yên lặng, mộc mạc, hỗn độn, mập mờ, thấp thoáng, không
có đặc tính, không có hình thể, là cái mắt không thấy, tai không nghe, tay không nắm bắt, ngôn ngữ không thể diễn đạt, tư duy không nhận thức được, là cái năng động tự sinh sôi, nảy nở, biến hóa, 1
Đức là phạm trù triết học dùng để thể hiện sức mạnh tiềm ẩn của đạo, là cái hình thức nhờ đó vạn vật được định hình và phân biệt được với nhau, có tên
là mẹ của vạn vật,
Cái Đạo “phi thường Đạo” được Lão Tử nói đến là thiên nhiên, năng lượng sức sống và sự vận hành của thiên nhiên Cũng có thể gọi là tự nhiên hoặc thiên lý Và Đức là cứ theo tự nhiên mà sống, thuận theo thiên lý mà lưu hành Trong cái Đạo của vũ trụ ấy, thiên nhiên và những qui luật của chúng tập hợp thành cái trụ cốt, cái bản thể, còn đất trời và sinh linh, v.v là những thực thể có
vị trí thích hợp và chức năng thích hợp, thao tác theo một thể thức tự nhiên Đạo
ấy chỉ được biết bằng trực quan, không bằng lý trí
Theo Lão Tử, đạo vừa là cái có trước vừa là cái nằm trong bản thân sự vật, nhưng khi có sự can thiệp của con người thì đạo không còn là đạo nữa Ông viết:
1 TS Nguyễn Ngọc Thu – TS Bùi Văn Mưa (2003) Giáo trình Đại cương
Lịch sử Triết học, TP.HCM NXB Tổng hợp TP.HCM.
Trang 7có một vật hỗn mang thành tựu trước trời đất, yên lặng, mênh mông, một mình độc lập, tản mác khắp nơi, không ngừng ở đâu, coi như mẹ của thế gian Cái hỗn mang chưa có tên nên tạm gọi là đạo Đạo mà ta có thể gọi được không phải là đạo; Danh mà ta có thể gọi được không phải là danh Không tên là gốc của trời đất, có tên là mẹ của vạn vật
Theo Lão Tử, đạo sinh ra vạn vật, đức nuôi nấng, bảo tồn vạn vật Vạn vật nhờ đạo mà được sinh ra, nhờ đức mà thể hiện và khi mất đi là lúc vạn vật quay trở về với đạo Đạo sinh ra Một (khí thống nhất), Một sinh ra Hai (âm, dương đối lập), hai sinh ra Ba (trời, đất, người), Ba sinh ra vạn vật Lão Tử đếm vài con số rồi phán như thế và ta hiểu ý của ông cho rằng không thể định nghĩa Đạo, nhưng Đạo có trước vũ trụ và Đạo là nguồn gốc của vũ trụ
Tóm lại, đạo không chỉ là nguồn gốc, bản chất mà còn là quy luật của mọi cái đã, đang và sẽ tồn tại trong thế giới Điều này cho phép hiểu đạo như nguyên
lý thống nhất – vận hành của vạn vật – nguyên lý Đạo pháp tự nhiên (Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên) Đạo vừa mang tính khách quan (vô vi) vừa mang tính phổ biến; vì vậy, trong thế giới, không đâu không có đạo, không ai không có đạo
2.1.2 Quan điểm biện chứng về thế giới của Lão Tử
Trong triết học của Lão Tử, quan niệm biện chứng về thế giới gắn liền với quan niệm về đạo –đức Nhờ đức mà đạo nằm trong vạn vật luôn biến hóa Đạo
là cái vô Cái vô sinh ra cái hữu Cái hữu sinh ra vạn vật Mọi hiện hữu đều biến dịch theo nguyên tắc “bình quân” và “phản phục” (cân bằng và quay trở lại cái ban đầu)
Lão Tử cho rằng bất cứ sự vật nào cũng đều là thể thống nhất của hai mặt đối lập Chúng ràng buộc, bao hàm lẫn nhau Ông viết: Ai cũng biết đẹp là đẹp tức là có xấu; hai mặt dài ngắn tựa vào nhau, mới có hình thể; hai mặt cao thấp liên hệ với nhau, mới có chênh lệch; và trong vạn vật, không vật nào không cõng
âm, bồng dương Ông còn nhận ra luật phản phục ở bên trong vũ trụ, “vật gì phát tới cực điểm thì phản hồi, hễ tăng rồi thì phải hao giảm - trăng tròn rồi khuyết,
Trang 8hết mùa đông tới mùa xuân Cùng tắc biến, biến tắc thông ” Trong cùng một lúc, bị chi phối bởi luật mâu thuẫn và luật phản phục, vũ trụ vận hành với Đạo, vạn vật đều nương tựa vào nhau mà sinh tồn và tương tác tạo điều kiện cho nhau
“có và không cùng sinh; khó và dễ cùng thành, dài và ngắn cùng hình, cao và thấp cùng nghiêng, thanh và âm cùng họa, trước và sau cùng theo” Trong vạn vật, các mặt đối lập không chỉ thống nhất mà chúng còn xung đột, đấu tranh, chuyển hóa lẫn nhau tạo ra sự thay đổi, biến hóa không ngừng của vạn vật trong
vũ trụ Tuy nhiên, theo Lão Tử, sự đấu tranh, chuyển hóa của các mặt đối lập này không làm xuất hiện cái mới, mà là theo vòng tuần hoàn khép kín Ông nói, họa
là chỗ dựa của phúc, phúc là chỗ náu của họa; cái gì cong thì lại thẳng, trũng lại đầy, cũ thì lại mới
Lão Tử khẳng định càng tách xa đạo, xã hội càng chứa nhiều mâu thuẫn Mâu thuẫn là tai họa của xã hội Ông viết: Khi đạo lớn bị phá bỏ thì xuất hiện nhân – nghĩa; khi trí tuệ ra đời thì sinh ra giả dối; khi nước loạn mới xuất hiện tôi trung Vì vậy, để xóa bỏ tai họa cho xã hội, phải thủ tiêu mâu thuẫn trong xã hội
Theo Lão tử, mâu thuẫn trong xã hội được thủ tiêu bằng cách đẩy mạnh một trong hai mặt đối lập để tạo ra sự chuyển hóa theo quy luật phản phục (quay trở lại cái ban đầu), hay cắt bỏ một trong hai mặt đối lập để là cho mặt đối lập kia
tự mất đi theo quy luật quy bình (cân bằng nhau)
2.1.3 Quan niệm nhân sinh và chính trị xã hội
a Thuyết vô vi
Khi xuất phát từ nguyên lý Đạo pháp tự nhiên và mở rộng quan niệm về đạo và lĩnh vực đời sống xã hội, Lão Tử xây dựng thuyết vô vi để trình bày quan điểm của mình về các vấn đề nhân sinh và chính trị xã hội Mặc dù Lão Tử đề cao mặt tự nhiên của con người, phủ nhận mặt xã hội, nhưng quan điểm “vô vi” của Lão Tử vẫn biểu hiện sâu sắc nghệ thuật sống, thái độ ứng xử của con người, phương pháp trị nước của vua chúa hay bộ máy nhà nước, và đây cũng chính là chỗ tập trung giá trị hệ thống triết học của ông
Trang 9“Vô vi” là một khái niệm triết học đạo đức của người Trung Hoa cổ đại.
Đó là phương pháp sống tự nhiên, mộc mạc, thuần phác, không bị cưỡng chế, gò
ép Vô vi là sống và hành động theo lẽ tự nhiên, thuần phác, không giả tạo, không gò ép trái với bản tính của mình và ngược với bản tính của tự nhiên; là từ
bỏ tính tham lam, vị kỷ để không làm mất đức Chỉ khi nào từ bỏ được thói tư lợi thì mới nhận thấy đạo; và chỉ khi nhận thấy đạo thì mới có thể vô vi được
Đối lập với vô vi là hữu vi Hữu vi là sống và hành động không theo lẽ tự nhiên, là đem áp đặt ý chí của mình vào sự vật, là can thiệp vào đất trời Lão Tử phản đối mọi chủ trương hữu vi vì ông cho rằng hữu vi chỉ làm xáo trộn trật tự tự nhiên vốn mang tính điều hòa, làm mất bản tính tự nhiên của con người, dẫn đến
sự xa lánh và làm mất đạo
Khái niệm “vô vi” ở Lão Tử cũng xuất phát từ ý nghĩa này, nhưng cốt lõi thực sự của nó là nghệ thuật sống của con người trong sự hoà nhập với tự nhiên, thuận theo bản tính tự nhiên của con người “Vô vi” trong “Đạo Đức kinh” có ba
ý nghĩa chính: Một là vạn vật đều có bản tính tự nhiên của mình, chúng tồn tại, vận động, biến hoá theo lẽ tự nhiên, không cần biết đến ý nghĩa, mục đích của bản thân chúng, ví dụ như cá, bản tính tự nhiên của nó là lội dưới nước, chim là bay trên trời Nghĩa là sống với cái vốn có tự nhiên, không can thiệp vào quá trình vận hành của các vật khác, biết chấp nhận và thích ứng với mọi hoàn cảnh, môi trường Từ đó Lão Tử phản đối trường phái hữu vi, cho rằng hành vi của họ chỉ làm xáo trộn trật tự, điều hoà tự nhiên của tạo hoá
Hai là “Vô vi” còn có nghĩa tự do “tuyệt đối”, không bị ràng buộc bởi bất
cứ ý tưởng, dục vọng, đam mê, ham muốn nào Nếu trong đời sống người ta cố chạy theo những nhu cầu, ham muốn trái với khả năng, bản tính tự nhiên của mình thì sẽ đánh mất chính bản thân mình Lão Tử viết : “Ngũ sắc làm cho mắt
mờ, ngũ âm làm cho tai điếc, ngũ vị làm cho miệng chán Cưỡi ngựa săn bắn làm cho phát cuồng, vật khó kiếm khiến cho lòng tà vậy”
Ba là “Vô vi” còn có nghĩa là luôn bảo vệ, giữ kín bản tính tự nhiên của vạn vật mà trước hết là chống lại mọi hành động của con người xã hội Lão Tử
Trang 10nói “Thiên hạ nhiều kị huý thì dân càng nghèo, dân nhiều khí giới thì nước càng loạn Người nhiều tài khéo, vật xảo càng thêm Pháp lệnh càng tăng, trộm cắp càng nhiều” Theo đạo vô vi người ta “có ba của báu hòng nắm giữ và bảo vệ : một là tự ái, hai là tiết kiệm và ba là không dám đứng trước thiên hạ”
Từ thuyết vô vi, Lão Tử đã rút ra nghệ thuật sống dành cho con người là:
từ ái, cần kiệm, khiêm nhường, khoan dung, sống theo các chuẩn mực ứng xử như giảm thiểu dục vọng, tránh cực đoan thái quá, luôn khiêm nhu, không nóng nảy hiếu thắng, không ganh đua, Họ luôn giữ được đồng nhất với đạo, họ hoà mình vào khoảng không Họ biết dành cho người khác chỗ mà không làm mất chỗ của mình Họ biết giảm ánh sáng của mình để có thể làm mất chỗ của mình vào bóng tối của kẻ khác Họ ngập ngừng như kẻ phải lội qua sông trong mùa đông, lưỡng lự như kẻ e ngại láng giềng run rẩy như tuyết sắp tan, giản dị như miếng gỗ chưa đẽo gọt, trống trải như thung lũng và bất dạng như nước đục
b Về đường lối trị nước an dân
Về đường lối trị nước an dân, quan điểm của Lão Tử hoàn toàn đối lập với quan điểm của Khổng Tử Lão Tử sinh trưởng trong giai đoạn chiến tranh triền miên cho nên rất ưu tư về vấn đề quốc trị Ông thấy là “dân đói vì người trên lấy thuế nhiều cho nên dân đói, dân khó trị vì người trên theo hữu vi cho nên dân khó trị”, “thiên hạ nhiều kiêng kỵ thì dân càng nghèo; dân nhiều lợi khí thì quốc gia thêm mờ tối, người càng nhiều xảo thuật thì vật kỳ lạ càng xuất hiện, pháp luật càng sáng tỏ thì trộm cướp càng nhiều.” Lão Tử cho rằng hành động hay nhất là đừng can thiệp đến việc đời; nhưng nếu đời cần ta phải làm thì ta hãy làm cái không làm một cách kín đáo, khéo léo Ông coi đây là giải pháp an bang tế thế Ông viết: Chính phủ yên tĩnh vô vi thì dân sẽ biến thành chất phác, chính phủ tích cực làm việc thì dân đầy tai họa
Nếu Khổng tử đòi hỏi người trị vì thiên hạ phải là bậc Thánh nhân với các phẩm chất đạo đức như nhân, lễ, nghĩa, trí ; thì Lão Tử chủ trương bậc Thánh nhân trị vì thiên hạ bằng lẽ tự nhiên của đạo vô vi Nếu Khổng Tử chủ trương xây dựng xã hội đại đồng, thì Lão Tử chủ trương xóa bỏ hết mọi ràng buộc về