TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO, NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
Trang 1TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài 01:
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
NTH: Phạm Đình Ân STT: 03
Nhóm: 01 Lớp: CHKT - K21 – Đ.5 GVHD: TS Bùi Văn Mưa
Trang 3NỘI DUNG 2
Chương 1: Những tư tưởng triết học Phật giáo cơ bản 2
I Thế giới quan 2
a Vô thường, vô ngã 2
b Duyên khởi 2
c Trung đạo 3
II Nhân sinh quan 3
a Tứ diệu đế 3
b Nhân quả 5
c Thuyết luân hồi và nghiệp báo 6
d Giải thoát và phương pháp để giải thoát 7
e Từ bi 8
Chương 2: Những giá trị và hạn chế của triết học Phật giáo 9
I Những giá trị của triết học Phật giáo 9
a Thế giới quan Phật giáo mang tính vô thần, chứa đựng những tư tưởng biện chứng 9
b Giá trị thiết thực nhân bản của Phật giáo 10
c Giá trị về giáo dục 11
II Những hạn chế của triết học Phật giáo 12
a Thế giới quan Phật giáo mang tính nhị nguyên luận ngả về phía duy tâm chủ quan 12
b Thế giới quan Phật giáo chứa những tư tưởng biện chứng còn chất phác 12
c Nhân sinh quan Phật giáo còn mang tính duy tâm chủ quan 13
KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Phật giáo mang những đặc điểm tư tưởng và tôn giáo của con người, xã hội Ấn
Độ cổ đại Sự giao lưu giữa các quốc gia trong một khu vực đã phá vỡ cái thế giới riêng biệt của tư tưởng và tôn giáo trong từng dân tộc làm cho tư tưởng và tôn giáo đó hoà vào cái chung của khu vực Bằng những con đường khác nhau, Phật giáo, một tôn giáo chung của nhiều nước Nam Á và Đông Nam Á, lúc bấy giờ cũng tìm được chỗ đứng ở Việt Nam Cùng với lịch sử phát triển của dân tộc, Phật giáo đã có những tác động lớn đến tư tưởng và tôn giáo của con người Việt Nam Do vậy, việc được giao nghiên cứu tiểu luận “Tư tưởng Triết học Phật giáo
và những giá trị, hạn chế của Triết học Phật giáo” là một dịp rất có ý nghĩa để em được hiểu rõ và có nhận định chính xác hơn về Phật giáo
Quá trình phát triển triết học Phật giáo thông qua giáo lý đã hình thành hai trường phái là Đại thừa và Tiểu thừa Vì nguồn lực hạn chế, em chỉ tập trung tìm hiểu tư tưởng triết học Phật giáo nguyên thuỷ của Đức Phật Thích Ca, được thể hiện trong tạng Kinh – cơ sở lý luận của Phật giáo tiểu thừa Cụ thể tiểu luận sẽ tìm hiểu thế giới quan và nhân sinh quan Phật giáo thông qua đó làm sáng tỏ những giá trị và mặt hạn chế của nó
Để thực hiện tiểu luận này em đã tham khảo nhiều đầu tài liệu khác nhau tiêu
biểu như: Bùi Văn Mưa & ctg, Triết học phần 1 – Đại cương về lịch sử triết học,
Tiểu ban Triết học, Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Kinh tế TP HCM,
2011; Hà Thiên Sơn, Lịch sử Triết học, Nhà xuất bản Trẻ, 1998; Nguyễn Duy Cần, Phật Học Tinh Hoa, Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh, 1997 Ngoài ra, em còn
tham khảo các tiểu luận của các khoá trước và các tạp chí trên mạng Internet đính kèm tại mục tài liệu tham khảo
Trang 5NỘI DUNG
Chương 1: Những tư tưởng triết học Phật giáo cơ bản
I Thế giới quan
a Vô thường, vô ngã
Vô thường nghĩa là "không chắc chắn", "thay đổi", "không trường tồn" Vô thường là một trong ba tính chất của tất cả sự vật1 Theo Phật giáo vô thường là không có cái gì trường tồn và vĩnh cửu cả Trong thế giới, sự xuất hiện của vạn vật, kể cả con người cũng chỉ là kết quả hội tụ tạm thời giữa sắc và danh, khi sắc
và danh tan ra chúng sẽ mất đi Điều này có nghĩa là, vạn vật luôn nằm trong chu trình sinh – trụ – dị – diệt; chúng luôn bị cuốn vào dòng biến hóa hư ảo vô cùng theo luật nhân quả, nhân nhờ duyên mới sinh ra quả, quả nhờ duyên mà thành nhân mới, nhân mới lại nhờ duyên mà thành quả mới…; cứ như thế, vạn vật biến đổi, hợp – tan, tan – hợp mà không có nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối cùng nào cả
Vô ngã là không có một thực thể tối thượng tồn tại vĩnh hằng nào cả Quan điểm
vô ngã của đạo Phật, cho rằng, không có một Ngã, một cái gì trường tồn, bất biến, nhất quán, tồn tại độc lập nằm trong sự vật Trong thế giới, vạn vật và con người được cấu tạo từ ngũ uẩn (các yếu tố sắc, tức vật chất như đất, nước, lửa, gió và danh, tức tinh thần như thụ, tưởng, hành, thức) mà không có đại ngã hay tiểu ngã gì cả2
b Duyên khởi
Thuyết Duyên khởi cũng được gọi là Nhân duyên sinh và vì bao gồm 12 thành phần nên cũng có tên khác là Thập nhị nhân duyên (Vô minh-> hành->
thức->danh sắc-> lục xứ hay lục nhập-> xúc-> thụ-> ái-> thủ-> hữu-> sinh-> lão tử) được coi là cơ sở của mọi biến đổi trong thế giới hiền sinh, giải thích nguyên nhân của nỗi khổ là do nguyên nhân nhận thức, nguyên nhân tinh thần
1 Nguồn http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B4_th%C6%B0%E1%BB%9Dng truy cập ngày 25/2/2012
2 Bùi Văn Mưa & ctg, Triết học phần 1 – Đại cương về lịch sử triết học, Tiểu ban Triết học, Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Kinh tế TP HCM, 2011, trang 41.
Trang 6Duyên khởi là nói tắt câu “chư pháp do nhân duyên nhi khởi” có nghĩa là các pháp đều do nhân duyên mà có Pháp là tất cả mọi sự vật, bao gồm cả vật chất và tinh thần, kể cả giáo lý Còn nhân duyên là nguyên nhân và điều kiện Duyên giúp cho nhân biến thành quả Phật giáo cho rằng mọi sự vật, hiện tượng đều do nhân duyên hòa hợp mà thành, Duyên khởi từ tâm mà ra Tâm là cội nguồn của vạn vật Từ đây, Phật giáo nguyên thủy chủ trương vô tạo giả tức không có vị thần linh tối cao nào tạo ra thế giới Quan niệm vô tạo giả gắn liền với quan niệm
vô ngã, vô thường3
c Trung đạo 4
Trung đạo là từ được dùng chỉ chung các phương pháp giảng dạy của Phật Thích
Ca, là người tránh những cực đoan trong cách tu học - như buông thả theo dục lạc và sống khổ hạnh tuyệt đối Trong Tiểu thừa, Bát chính đạo được xem là Trung đạo vì thực hành Bát chính đạo, hành giả vừa xa lánh đời sống dục lạc và đời sống khổ hạnh, thoát khỏi Khổ Trong Duy thức tông, Trung đạo được hiểu là vừa không xem sự vật tồn tại thật sự (vì sự vật thật tế không hề tồn tại), vừa cũng không cho rằng sự vật không hề có (vì sự vật tồn tại đối với ảo giác tâm lí) Theo Thiên Thai tông, Trung đạo là sự nhận thức rằng, mọi sự vật trống rỗng, chúng không có một thật thể độc lập, nhưng đồng thời chúng có giá trị nhất định, tạm thời - vì chúng là những trình hiện nên có một thọ mệnh nhất định Sự tổng hợp giữa tính Không và thế giới hiện tượng chính là Trung đạo đích thật - theo tông này
II Nhân sinh quan
a Tứ diệu đế5
Khổ đế là lý luận về những nỗi khổ rõ ràng ở thế gian Theo Phật có 8 nỗi khổ (bát khổ) trầm luân bất tận mà bất cứ ai cũng phải gánh chịu là: sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ (yêu thương mà phải chia ly), sở cầu bất đắc
3 Bùi Văn Mưa & ctg, Triết học phần 1 – Đại cương về lịch sử triết học, Tiểu ban Triết học, Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Kinh tế TP HCM, 2011, trang 40.
4 Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Trung_%C4%91%E1%BA%A1o truy cập ngày 25/2/2012
5 Bùi Văn Mưa & ctg, Triết học phần 1 – Đại cương về lịch sử triết học, Tiểu ban Triết học, Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Kinh tế TP HCM, 2011, trang 40-41.
Trang 7khổ (muốn mà không được), oán tăng hội khổ (ghét nhau mà phải sống với nhau), ngũ uẩn khổ (sự hội tụ và xung đột của ngũ uẩn – sắc, thụ, tưởng, hành, thức)
Nhân đế là lý luận về những nguyên nhân dẫn đến nỗi khổ nơi cuộc sống con người Phật giáo cho rằng con người còn chìm đắm trong bể khổ khi không thoát
ra khỏi dòng sông luân hồi Mà luân hồi là do nghiệp tạo ra Sở dĩ có nghiệp là do lòng ham muốn, tham lam (ham sống, ham lạc thú, ham giàu sang…), do sự ngu dốt và si mê, nói ngắn gọn là do Tam độc (tham, sân, si) gây ra Ngoài ra, nhân
đế được diễn giải một cách lôgích và cụ thể trong thuyết Thập nhị nhân duyên (12 nguyên nhân dẫn đến bể khổ): vô minh, hành, thức, danh – sắc, lục nhập, xúc, thụ, ái, thủ, hữu, sinh, lão – tử Trong 12 nguyên nhân ấy thì vô minh là nguyên nhân thâu tóm tất cả, vì vậy, diệt trừ vô minh là diệt trừ tận gốc sự đau khổ nhân sinh
Diệt đế là lý luận về khả năng tiêu diệt được nỗi khổ nơi cuộc sống thế gian để đạt tới niết bàn Khi vô minh được khắc phục thì tam độc sẽ biến mất, luân hồi sẽ chấm dứt…, tâm sẽ thanh thản, thần sẽ minh mẫn, niết bàn sẽ xuất hiện… Diệt đế bộc lộ tinh thần lạc quan của Phật giáo ở chỗ nó vạch ra cho mọi người thấy cái đen tối, xấu xa của mình, để cải đổi, kiến tạo lại nó thành một cuộc sống xán lạn, tốt đẹp hơn Phật giáo thể hiện khát vọng nhân bản, muốn hướng con người đến cõi hạnh phúc “tuyệt đối”, muốn hướng khát vọng chân chính của con người tới chân – thiện – mỹ
Đạo đế là lý luận về con đường diệt khổ, giải thoát Nội dung cơ bản của nó là thể hiện trong thuyết Bát chính đạo (tám con đường đúng đắn) đưa chúng sinh đến niết bàn, đó là: chính kiến (hiểu biết đúng), chính tư duy (suy nghỉ đúng), chính ngữ (lời nói chân thật), chính nghiệp (hành động đúng đắn), chính mệnh (sống một cách chân chính), chính tinh tấn (thẳng tiến mục đích đã chọn), chính niệm (ghi nhớ những điều hay lẽ phải), chính định (tập trung tư tưởng vào một điều chính đáng) Chung quy, bát chính đạo là suy nghĩ, nói năng, hành động
Trang 8đúng đắn…; nhưng về thực chất, thực hành bát chính đạo là khắc phục tam tộc bằng cách thực hiện tam học (giới, định, tuệ) Trong đó, tham được khắc phục bằng giới (chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh); sân được khắc phục bằng định (chính tinh tấn, chính niệm, chính định); si được khắc phục bằng tuệ (chính kiến, chính tư duy)
b Nhân quả 6
Nhân là nguyên nhân; quả là kết quả Quả là cái quả do mầm mống phát sinh, Nhân là nhân lực phát động, quả là sự thành hình của năng lực phát động ấy Nhân quả là một định luật của tất cả mọi sự vật Khi chúng ta muốn có cái kết quả như thế nào đó thì phải hội đủ các nhân duyên thì kết quả mới như ý muốn Có người muốn kết quả như vậy nhưng lại không hội đủ nhân duyên như thế nên kết quả không đạt do đó họ đâm ra nghi ngờ sự đúng đắn của "luật Nhân quả”
Luật nhân quả thực ra có trước đạo Phật Tuy nhiên, khi Đức Phật thành đạo dưới cội bồ đề, ngài chứng được tam minh, lục thông, thấy được do nguyên nhân nào con người luân hồi trong sáu nẻo, thấy được vô lượng kiếp quá khứ, như người đứng trên lầu cao, nhìn xuống ngã ba, ngã tư, có đông người qua lại Do đó, luật nhân quả được giáo lý của đạo Phật hoàn chỉnh và luôn luôn được đề cập trong tam tạng kinh điển, cho nên luật nhân quả trở thành lý thuyết căn bản, là chánh kiến quan trọng trong Phật giáo Luật nhân quả là một chân lý hiển nhiên, luôn luôn đúng trong ba thời: quá khứ, hiện tại, vị lai, không lệ thuộc thời gian và không gian, áp dụng cho tất cả mọi sự sự vật vật
Nhân quả thể hiện qua ba phạm trù thời gian, gọi là hiện báo, sanh báo và hậu báo Hiện báo là kết quả trổ ngay trong hiện kiếp, có thể ngay tức khắc, hoặc một ngày, một tháng, một năm, nhiều năm…trong một đời này Sanh báo là kết quả trổ ở kiếp sau khi vừa thọ nhận một thân mới Vì vậy, có những người tạo việc lành bây giờ mà vẫn gặp điều không tốt vì nhơn ác đã tạo từ kiếp trước Hậu báo
6 Nguồn từ http://www.quangduc.com/coban/55luatnhanqua-tb.html truy cập ngày 25/2/2012
Trang 9là khi mình tạo việc lành hay việc dữ ở kiếp này, quả không trổ liền ở kiếp này hay kiếp tiếp theo mà nhiều kiếp về sau mới trổ, vì duyên chưa đủ Y cứ về lý nhân quả mà nói ba thời, ba khía cạnh của nhân quả
Nhà Phật có nói: “Phàm làm việc gì phải nghĩ đến kết quả của nó” Con người
chúng ta làm việc đôi khi do bản năng, tính háo thắng hoặc thiếu suy nghĩ mà không lường trước những hậu quả của nó Phần lớn những sự thất bại trong công việc đều do những yếu tố chủ quan trên mà ra
c Thuyết luân hồi và nghiệp báo
Luân hồi, tiếng Sanskrit là Samsara (bánh xe quay tròn) Khi một thể xác sinh vật nào đó chết thì linh hồn sẽ tách ra khỏi thể xác và đầu thai vào một sinh vật khác nhập vào một thể xác khác (có thể là con người, loài vật thậm chí cỏ cây), cứ như thế mãi do kết quả, quả báo hành động của những kiếp trước gây ra Thuyết luân hồi lý giải căn nguyên nỗi khổ ở đời con người7 Chúng sinh nào chưa được giác ngộ, đều phải luân hồi mãi mãi trong bể khổ Mỗi chúng ta đều đã trải qua hàng ngàn hàng vạn cuộc đời, chỉ những người tu hành đắc đạo, được vào cõi Phật mới thoát khỏi luân hồi
Nghiệp báo, nghiệp theo tiếng Sanskrit là Karman, là cái do hành động của ta gây
ra Nghiệp báo là sự gánh chịu hậu quả trong cuộc sống hiện tại của con người do hành vi của kiếp trước gây ra Lý giải nguyên nhân bất bình đẳng của con người tại thế gian do sức mạnh của nghiệp mà cá thể đó đã tạo ra mạnh hay yếu, tốt hay xấu trước kia nên ngày nay phải nhận lãnh quả báo không bình đẳng như vậy Nghiệp báo và Luân hồi là định luật mang tính nhân quả Nghiệp báo là sự tác ý, hay ý muốn Còn Luân hồi theo Phật giáo thì sau khi chết hoặc trước khi sinh ra không có đời sống nào nơi con người là không tuỳ thuộc vào Nghiệp, hay hành động có tác ý Nghiệp báo là hệ luận của Luân hồi, và ngược lại, Luân hồi là hệ luận của Nghiệp báo Hai giáo lý này bổ sung và gắn bó với nhau rất mật thiết8
7 Nguồn từ http://ck1ytcc-ninhthuan.forumvi.com/t28-topic topic 3, truy cập ngày 25/2/2012
8 Hà Thiên Sơn, Lịch sử Triết học, Nhà xuất bản trẻ, 1998, Trang 43-44
Trang 10d Giải thoát và phương pháp để giải thoát
Giải thoát theo Phật giáo là chấm dứt hoàn toàn các nguyên nhân dẫn đến sinh tử,
thoát ra khỏi Luân hồi và đạt Niết bàn Trong Kinh Vinaga, Phật Thích Ca nói:
“Nếu nước biển có một vị là vị mặn thì học thuyết của ta cũng có một vị là giải thoát”9 Trong Kinh Pháp Cú có ghi lời Phật dạy “Ta là người phát hiện ra chân lý chứ không phải là người sáng tạo ra chân lý, ta chỉ có thể chỉ ra con đường giải thoát chứ không có cách nào đi thay các người được”10
Niết bàn theo tiếng Sanskrit là Nirvana, gồm 2 thành tố: “ni” sự phủ định và
“vana” dục hay ái dục “Nivarna” có thể được hiểu là sự chấm dứt ái dục hay lìa
bỏ ái dục dập tắt, ám chỉ lửa phiền não đã được dập tắt, đạt được trạng thái hoàn toàn giải thoát
Đặc tính của Niết bàn: “Đối nghịch với cảnh giới hữu tình của vòng Luân hồi
trong ấy tất cả đều là những hiện tượng luôn luôn biến đổi, sanh diệt, diệt sanh, Niết bàn là vĩnh cửu (dhuva), đáng được ham muốn (subha), và hạnh phúc (sukha)”11
+Niết bàn là vĩnh cửu: sự hiện hữu của Niết bàn không phụ thuộc vào bất
kỳ nguyên nhân nào, không phải là quả, cũng không phải là nhân mà là một trạng thái siêu thế, không có sinh không có hoại nên Niết bàn là vĩnh cửu
+ Niết bàn đáng được ham muốn: Niết bàn không phụ thuộc vào các điều
kiện nên không bị vô thường chi phối, không bị vô thường chi phối nên vĩnh cửu, vì vĩnh cửu nên không thể trở thành nguyên nhân cho khổ đau, nên “đáng ham muốn”
+ Niết bàn là hạnh phúc: cái hạnh phúc của Niết bàn là hạnh phúc tối
thượng Mọi hạnh phúc của thế gian đều cần có điều kiện để sinh khởi nên hạnh phúc đó không phải là hạnh phúc đích thực
9 Bùi Văn Mưa & ctg, Triết học phần 1 – Đại cương về lịch sử triết học, Tiểu ban Triết học, Khoa Lý luận
chính trị, Trường Đại học Kinh tế TP HCM, 2011, trang 41
10 Hà Thiên Sơn, Lịch sử Triết học, Nhà xuất bản trẻ, 1998, Trang 43-44
11 Rune E.A.Jonhason, Niết bàn qua tâm lý học, Minh Thiện Dịch, NXB Phương Đông, Tp.HCM, 2007