TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC DUY VẬT CHẤT PHÁC VÀ TRIẾT HỌC DUY TÂM Ở HY LẠP THỜI CỔ ĐẠI

19 1K 3
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC  DUY VẬT CHẤT PHÁC VÀ TRIẾT HỌC DUY TÂM  Ở HY LẠP THỜI CỔ ĐẠI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC DUY VẬT CHẤT PHÁC VÀ TRIẾT HỌC DUY TÂM Ở HY LẠP THỜI CỔ ĐẠI Sau hơn 2500 năm tồn tại và phát triển, khởi nguồn từ các hệ thống tư duy lý luận ở các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp cổ đại vào khoảng thế kỷ VIIIVI trước CN, triết học ngày càng đóng vai trò to lớn trong đời sống xã hội loài người. Triết học không chỉ có vai trò to lớn đối với các nhà khoa học mà còn có vai trò to lớn đối với rèn luyện năng lực tư duy của con người.

   ô    !"#$%& '()$'(* +(,- ./0$ 1%23 /" 45'(  67 8" 7 9 (: 8 77 ;$6737<67 Tiểu luận triết học GVPT: TS. Bùi Văn Mưa +4 Sau hơn 2500 năm tồn tại và phát triển, khởi nguồn từ các hệ thống tư duy lý luận ở các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp cổ đại vào khoảng thế kỷ VIII-VI trước CN, triết học ngày càng đóng vai trò to lớn trong đời sống xã hội loài người. Triết học không chỉ có vai trò to lớn đối với các nhà khoa học mà còn có vai trò to lớn đối với rèn luyện năng lực tư duy của con người. Nền triết học Hy Lạp cổ đại là khúc dạo đầu cho một bản nhạc giao hưởng, bản hợp xướng của triết học phương Tây. Một giai đoạn lịch sử khởi nguyên tiềm tàng của triết học nhân loại làm tiền đề cho toàn bộ hệ thống triết học phương Tây sau này. Chính vì vậy mà Ăngghen đã nhận xét: “Không có cơ sở văn minh Hy Lạp và đế quốc La Mã thì cũng không có Châu Âu hiện đại được”. Trong đó, cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng nhất nguyên duy vật và nhất nguyên duy tâm của giai đoạn cực thịnh đã để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại. Trong cuộc đấu tranh này, chủ nghĩa duy tâm ngày càng thông minh, càng siêu hình tinh vi hơn, còn chủ nghĩa duy vật ngày càng thực tiễn hơn, càng biện chứng mềm dẻo hơn. Nhờ vào cuộc đấu tranh không ngừng giữa hai trường phái triết học này mà tư duy lý luận ngày càng được phát triển hoàn thiện hơn. Tuy có nhiều điểm khác biệt, hệ thống tư duy lý luận đấu tranh không ngừng nhưng xét trên nhiều khía cạnh, chúng ta vẫn thấy tồn tại những điểm tương đồng giữa hai trường phái triết học này do chúng có điều kiện ra đời, quá trình hình thành và phát triển tương đối giống nhau. Vì vậy, nhóm 2 chúng tôi đã chọn đề tài: “Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại” để tìm hiểu nhằm có cái nhìn sâu sắc hơn về hai trường phái triết học này. Việc nghiên cứu đề tài này giúp chúng ta lý giải được nguồn gốc, điều kiện ra đời, quá trình hình thành và xu hướng phát triển của hai trường phái triết học này, hiểu được lịch sử tư tưởng từ các học thuyết nổi tiếng của các nhà Triết học Hy Lạp vĩ đại tiêu biểu cho từng trường phái cũng như sự tương quan giữa hai trường phái trên. HVTH: Trần Đình Duy Page | 1 Tiểu luận triết học GVPT: TS. Bùi Văn Mưa #6 .=>5;$ $?#%.@(, 616ABCDAEFGHIJKLJMFJNJOFJ;PJQNNRASFITUNRAVNJWIXGYPIZ[YA Triết học Hy Lạp cổ đại ra đời trong bối cảnh diễn ra sự chuyển biến lâu dài và sâu sắc của các quan hệ xã hội. Hy Lạp cổ đại trước đây là một vùng lãnh thổ có khí hậu ôn hòa và rộng lớn bao gồm khu vực miền Nam bán đảo Bancăng, miền ven biển phía Tây Tiểu Á và vô số hòn đảo lớn nhỏ trên biển Êgiê. Sự thuận lợi về thiên nhiên, địa lý đã tạo điều kiện cho Hy Lạp nhanh chóng phát triển tất cả các lĩnh vực nông nghiệp – thủ công nghiệp – thương nghiệp, mở rộng bang giao, tiếp nhận nhiều giá trị văn hoá. Vì vậy, nơi đây đã hội tụ đầy đủ những điều kiện để Hy Lạp trở thành một quốc gia chiếm hữu nô lệ có một nền công – thương nghiệp phát triển, một nền văn hóa tinh thần phong phú, đa dạng. Sự hình thành triết học Hy Lạp không diễn ra một cách ngẫu nhiên mà là kết quả tất yếu của việc kế thừa những di sản tinh tuý của truyền thống trong sáng tác dân gian, trong thần thoại, trong các mầm mống của tri thức khoa học (khoa học tự nhiên). Chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp cổ đại ra đời từ thế kỷ VI trước CN và kéo dài đến thế kỷ thứ IV. Sự phát triển của nó đã mở rộng sự phân công xã hội, tách lao động trí óc khỏi lao động chân tay, điều này thúc đẩy sự hình thành tầng lớp trí thức biết xây dựng và sử dụng hiệu quả tư duy lý luận để nghiên cứu triết học, khoa học và sáng tạo văn học nghệ thuật. Sự xuất hiện của những trí thức khoa học và triết học trong thời kỳ này đã tạo nên một bước ngoặt lớn về nhận thức của con người, phá vỡ ý thức hệ thần thoại và tôn giáo nguyên thuỷ. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của nền sản xuất, những tri thức về khoa học tự nhiên phát triển mạnh, được trình bày trong hệ thống triết học – tự nhiên của các nhà triết học cổ đại. Trong thời đại này, người Hy Lạp đã xây dựng một nền văn minh vô cùng xán lạn với những thành tựu rực rỡ thuộc các lĩnh vực khác nhau. Về văn học, người Hy Lạp đã để lại một kho tàng thần thoại rất phong phú, những tập thơ chứa chan HVTH: Trần Đình Duy Page | 2 Tiểu luận triết học GVPT: TS. Bùi Văn Mưa tình cảm, những vở kịch hấp dẫn Thần thoại là nơi để con người tưởng tượng, diễn giải về các hiện tượng thiên nhiên kỳ bí mà còn là nơi thể hiện đời sống tâm linh, sự hình thành số phận cũng như muôn mặt của đời sống thường ngày. Thần thoại là nơi đầu tiên để tư duy triết học ra đời và từng bước triết học tách khỏi thần thoại, tự mình tư duy về tự nhiên, đạo đức, về xã hội, về lẽ sống, về chân lý, về con người… Về nghệ thuật, người Hy Lạp đã để lại các công trình kiến trúc, điêu khắc, hội họa có giá trị. Về luật pháp, người Hy Lạp đã sớm xây dựng một nền pháp luật và thực hiện khá nghiêm tại thành bang Aten. Về khoa học tự nhiên, các thành tựu toán học, thiên văn, vật lý được các nhà khoa học tên tuổi như Talét, Pytago, Ácximét, Ơclít sớm phát hiện ra. Đặc biệt, người Hy Lạp cổ đại đã để lại một di sản triết học đồ sộ và sâu sắc. Chúng là cơ sở hình thành nên nền văn minh phương Tây hiện đại. Như vậy, có thể thấy rằng sự ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại là một tất yếu – đó là kết quả nội sinh của cả một dân tộc, một thời đại. Mác viết: “Các nhà triết học không phải những cây nấm mọc trên đất. Họ là sản phẩm của thời đại mình, dân tộc mình mà những tinh lực tinh tế nhất, quý giá nhất và khó nhìn thấy nhất đã được suy tư trong các khái niệm triết học”. 617QI\AUA[]YFITUNRAVNJWIXYPIZ[YA Triết học Hy Lạp cổ đại gắn liền với lịch sử ra đời của nền chính trị Hy lạp cổ đại, mà đỉnh cao là nền dân chủ Aten và phản ánh lịch sử của đất nước này. Do vậy, lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại có thể chia làm ba giai đoạn:  AUA[]YFJMFJNJOFJ^NJVD_` Đây là thời kỳ chế độ chiếm hữu nô lệ mới hình thành. Do sự phát triển của sản xuất, thế giới quan cũ có tính chất tôn giáo, thần thoại dần dần nhường chỗ cho những hiểu biết khoa học về con người, về vũ trụ. Trên cơ sở đó, triết học với tư cách là một khoa học bao quát mọi tri thức (khoa học của khoa học) ra đời.  AUA[]YFIaINJHFJ^bcN[dCNeNJVD_` HVTH: Trần Đình Duy Page | 3 Tiểu luận triết học GVPT: TS. Bùi Văn Mưa Đây là thời kỳ chế độ chiếm hữu nô lệ phát triển đến hình thức cao và cũng là thời kỳ phồn vinh của triết học cổ đại Hy Lạp. Thời kỳ này, đối tượng nghiên cứu của triết học được mở rộng sang các vấn đề về kết cấu của vật chất, nhận thức luận và đời sống chính trị. Trong đó sự đấu tranh giữa hai khuynh hướng nhất nguyên duy vật và nhất nguyên duy tâm ở giai đoạn cực thịnh đã để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại.  AUA[]YFKCXNOF^NeNJVD_NJf` Đây là thời kỳ khủng hoảng và suy vong của chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp. Cùng với sự suy tàn đó, nền văn hoá mà nó sản sinh ra cũng suy tàn theo. Chiến tranh, bạo lực, khó khăn ngập tràn đã đưa các nhà triết học giai đoạn này rời xa các vấn đề siêu hình, phổ quát để đi vào các vấn đề thuộc về đời sống tình cảm, nội tâm, ham muốn, dục vọng, họ chìm đắm trong suy tư về định mệnh, về sự hòa đồng huyền diệu giữa con người và thần linh 61gQI[hI[ASiIjbkFITUNRAVNJWIXYPIZ[YA Một là, triết học Hy Lạp cổ đại thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan, ý thức hệ và phương pháp luận của giai cấp chủ nô thống trị. Hai là, trong nền triết học Hy Lạp cổ đại có sự phân chia và đối lập rõ ràng giữa các trào lưu, trường phái duy vật – duy tâm, vô thần – hữu thần và gắn liền với sự đấu tranh chính trị - tư tưởng; trong đó, điển hình là cuộc đấu tranh giữa trào lưu duy vật của Đêmôcrít và trào lưu duy tâm của Platông Ba là, trong nền triết học Hy Lạp cổ đại đã xuất hiện phép biện chứng chất phác. Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại nghiên cứu và sử dụng phép biện chứng để nâng cao nghệ thuật hùng biện, để bảo vệ quan điểm triết học của mình. Bốn là, triết học Hy Lạp cổ đại gắn bó mật thiết với khoa học tự nhiên để tổng hợp mọi hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau nhằm xây dựng bức tranh về thế giới như một hình ảnh chỉnh thể thống nhất mọi sự vật, hiện tượng xảy ra trong nó. HVTH: Trần Đình Duy Page | 4 Tiểu luận triết học GVPT: TS. Bùi Văn Mưa Năm là, triết học Hy Lạp coi trọng vấn đề con người, tìm cách mang lại cho con người cuộc sống hạnh phúc. Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về con người, cố lí giải vấn đề quan hệ giữa linh hồn và thể xác, về đời sống đạo đức – chính trị - xã hội của họ. #7 $l$'()$ '(* 716RAVNJWImCXnoNIJpNPJQI Chủ nghĩa duy vật được hình thành từ trường phái Milê – trường phái Hêraclít, trường phái đa nguyên Empêđốc – Anaxago và đạt được đỉnh cao trong trường phái nguyên tử luận Lơxíp – Đêmôcrít. 71616RqrF\PJQAAGs Trường phái triết học Milê do ba nhà triết học: Talét, Anaximăngđrơ và Anaximen xây dựng nên nhằm làm sáng rõ bản nguyên vật chất của thế giới. Đặc điểm của trường phái này là đặt vấn đề: thực chất của thế giới là gì? Đóng góp quan trọng nhất của trường phái này là đã đặt nền móng cho sự hình thành các khái niệm triết học để các triết gia sau này tiếp tục bổ sung và làm phong phú thêm những khái niệm đó như khái niệm chất, không gian, sự đấu tranh của các mặt đối lập… Talét (624 – 547 TCN) xuất thân trong một gia đình thương gia giàu có, ông không chỉ là nhà triết học mà còn là nhà toán học, nhà thiên văn học… Talét đặt vấn đề thực chất của thế giới là một thứ vật chất: nước . Nước là yếu tố đầu tiên, là bản nguyên của vạn vật; vạn vật bắt đầu từ nước và luôn quay trở về với nước; không có nước thì không có gì cả. Về phương pháp tư tưởng, Talét đã quan niệm được sự vật trong cái biến chuyển của nó: nước là chất động, chuyển thành các chất khác. Theo Anaximăngđrơ, apeiron là cái vô định hình, bởi vì nó chứa trong mình những lực lượng đối lập nhau; chính sự đấu tranh của những lực lượng đối lập HVTH: Trần Đình Duy Page | 5 Tiểu luận triết học GVPT: TS. Bùi Văn Mưa này mà vạn vật có hình thể, tính chất khác nhau được sinh ra, và sau đó, các vật đối lập nhau sẽ hủy diệt nhau để trở về với apeiron. Về sau Anaximen cho vật chất là khí, khí có hai đặc điểm: phổ biến hơn nước, nhưng nó vẫn có tính chất cụ thể. Do có năng lực tụ và tán mà không khí có thể biến thành nước, đất, đá hay lửa. 71617RqrF\PJQAsRUIGtN Do nhà ẩn dật Hêraclít sáng lập. Hêraclít (530 – 470 TCN) là một nhà biện chứng nổi tiếng ở Hy Lạp cổ đại, ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình quý tộc chủ nô ở thành phố Êphétdơ. Ông sớm trở thành một nhà triết học duy vật thể hiện rõ các tư tưởng biện chứng chất phác từ thời cổ Hy Lạp. Ông coi bản nguyên của thế giới là lửa. Ông xem thế giới “vừa tồn tại vừa không tồn tại”, “không ai tắm hai lần trong một dòng sông”, thế giới vật chất “vừa đa dạng vừa thống nhất, vừa mang tính hài hòa vừa xung đột”. Hêraclít đã xây dựng những khái niệm căn bản của biện chứng pháp: khái niệm vạn vật biến chuyển, mâu thuẫn nội bộ trong mỗi vật, không phải là mâu thuẫn giữa cái này và cái kia, mà là trong sự đồng nhất có mâu thuẫn mà chính nó đồng nhất là vì nó mâu thuẫn với nó. 7161gRqrF\PJQA[UF\CXsFuiPs[vIwFUxU\] Để giải thích tính đa dạng của vạn vật trong thế giới theo tinh thần duy vật, Empêđốc (490 – 430 TCN) và Anaxago (500 – 428 TCN) cố vượt qua quan niệm đơn nguyên sơ khai của các trường phái như Milê – trường phái Hêraclít, xây dựng quan niệm đa nguyên về bản chất của thế giới vật chất đa dạng. Theo Empêđốc, có 4 nhân tố: lửa - khí - nước - đất, chịu sự tác động của hai loại lực là tình yêu và thù hận. Yêu thì hợp nhau, ghét thì xa nhau do vậy các nhân tố tổng hợp và giải tán tùy theo yêu và ghét. Dựa trên quan điểm này, Empêđốc cho rằng vũ trụ vận động phát triển với quy trình gồm bốn giai đoạn: + Giai đoạn 1: Tình yêu chiến thắng và ngự ở tâm vũ trụ, đẩy hận thù ra ngoài biên, vũ trụ như quả cầu duy nhất, đồng nhất, thống nhất, không phân chia. HVTH: Trần Đình Duy Page | 6 Tiểu luận triết học GVPT: TS. Bùi Văn Mưa + Giai đoạn 2: Hận thù tiến vào tâm vũ trụ, đẩy tình yêu ra khỏi tâm, vũ trụ bắt đầu phân hóa. + Giai đoạn 3: Hận thù chiến thắng và ngự ở tâm vũ trụ, đẩy tình yêu ra ngoài biên, vũ trụ hoàn toàn bị phân hóa thành bốn yếu tố lửa - khí - nước - đất. + Giai đoạn 4: Tình yêu tiến dần vào vũ trụ, đẩy hận thù khỏi tâm và kết hợp với bốn yếu tố lửa - khí - nước - đất tạo nên hay làm mất đi sự vật. Cũng theo trường phái đa nguyên nhưng Anaxago cho rằng vạn vật được sinh ra từ những cái tương tự như chúng mà ông gọi là hạt giống, cực nhỏ và có thể phân chia đến vô tận. Sự biến hóa về chất của vạn vật là kết quả thay thế phần lớn các hạt giống trong chúng. Dưới tác động của Nus – trí tuệ thuần túy hay linh hồn của thế giới mà các hạt giống sinh sôi, nảy nở và thay thế cho nhau. Theo Anaxago, mầm nào sẽ sinh giống nấy, nhưng mỗi hạt giống sẽ chứa tất cả các hạt giống khác ở liều lượng nhỏ hơn. 7161:RqrF\PJQAF\CXsFNLGCoFjxtPwsiyIRtN Trường phái này là đỉnh cao của triết học duy vật Hy lạp cổ đại với Lơxíp là người sáng lập và Đêmôcrít là người kế thừa và phát triển. Theo Lơxíp và Đêmôcrít, cơ sở biến chuyển bất sinh bất tử là nguyên tử. Lần đầu tiên tư tưởng duy vật Hy Lạp đạt tới một khái niệm vật chất thoát khỏi cảm tính trực quan, quy định vật chất một cách khoa học, chính xác, bằng khối và hình. Lơxíp (500 – 440 TCN) cho rằng cái tồn tại (nguyên tử) tồn tại nhưng cái không tồn tại (chân không) cũng tồn tại. Nguyên tử và chân không cùng là khởi nguyên của thế giới. Kế thừa tư tưởng của người thầy Lơxíp, Đêmôcrít (460 – 370 TCN) đã phát triển học thuyết nguyên tử lên một trình độ mới. Là một trong những nhà duy vật lớn nhất thời cổ đại, Đêmôcrít cho rằng tất cả mọi vật đều hình thành từ những nguyên tử, đó là phần tử vật chất bé nhỏ, là cơ sở của mọi vật, không phân chia được nữa và không thể cảm nhận được bằng trực quan. Tính đa dạng của các nguyên tử giải thích tính đa dạng muôn vẻ của các sự vật trong thế giới vật chất. Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa duy vật Đêmôcrít là quyết định luận (thừa nhận HVTH: Trần Đình Duy Page | 7 Tiểu luận triết học GVPT: TS. Bùi Văn Mưa nguyên tử vận động trong chân không theo luật nhân quả và tính quy luật của các hiện tượng tự nhiên). 717RAVNJWImCXNzi Giai đoạn Hy Lạp cổ đại, chủ nghĩa duy tâm được hình thành trong trường phái triết học Pytago, trải qua trường phái duy lý Êlê và đạt được đỉnh cao trong trường phái duy tâm khách quan của Xôcrát – Platông, tức thế giới ý niệm. 71716RqrF\PJQAXNU\] Xuất phát từ quan điểm đạo đức phải phục tùng tôn giáo để cùng thống trị thiên hạ và qua đó lý giải tính thống nhất của thế giới mà Pytago đã đặt nền móng cho chủ nghĩa duy tâm thời cổ Hy Lạp. Pytago (571 – 497 TCN) là nhà triết học, toán học uyên bác, sinh ra và lớn lên ở vùng Tiểu Á. Do ảnh hưởng của toán học, ông cho rằng “con số” là bản nguyên của thế giới, là bản chất của vạn vật. Một vật tương ứng với một con số nhất định, con số có trước vạn vật. Pytago coi linh hồn bất tử tồn tại độc lập với thể xác và chịu sự chi phối bởi luật luân hồi. 71717RqrF\PJQA/Gs Trường phái Êlê do Xênôphan thành lập theo tinh thần duy vật, nhưng sau đó được Pácmênic phát triển theo tinh thần duy lý ngả về khuynh hướng duy tâm khi dựa trên khái niệm nền tảng – tồn tại. Điều này đã mở ra một giai đoạn mới trong sự phát triển tư tưởng triết học Hy Lạp cổ đại coi cái khởi nguyên của thế giới không phải là một sự vật cụ thể mà là tồn tại. Xênôphan (570 – 478 TCN) là bạn của Talét nên chịu ảnh hưởng của nhà triết học này. Ông cho rằng mọi cái đều từ đất mà ra, và cuối cùng cũng trở về với đất. Đất là cơ sở của vạn vật. Cùng với nước, đất tạo nên sự sống của muôn loài. Ông cho rằng, nhận thức cảm tính nếu không sai lầm thì cũng không đầy đủ. Bằng cảm tính, chúng ta không thể nhận thức được bản chất sự vật. Muốn nhận thức được bản chất sự vật phải dựa vào tư duy, lý tính. HVTH: Trần Đình Duy Page | 8 Tiểu luận triết học GVPT: TS. Bùi Văn Mưa Pácmênic (500 – 449 TCN) xuất thân trong một gia đình trí thức giàu có ở Êlê. Ông cho rằng, tồn tại là bản chất chung thể hiện tính thống nhất của vạn vật trong thế giới, bản chất của sự tồn tại là bất biến, vĩnh hằng, đơn nhất và tồn tại – bản chất của vạn vật chỉ có thể được nhận thức bởi tư duy lý tính. Theo Pácmênic, có hai cách nhận thức thế giới là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Tồn tại là một phạm trù triết học mang tính khái quát cao, và nhận thức bởi tư duy lý tính. Quan niệm tồn tại đã đánh dấu một giai đoạn mới trong phát triển triết học Hy Lạp cổ đại. Dênông (490 – 430 TCN) là người bảo vệ nhiệt thành trường phái Êlê. Ông đưa ra những apôri nghĩa là tình trạng không có lối thoát hay nghịch lý. Thông qua chúng, ông chứng minh rằng, “tồn tại là đồng nhất, duy nhất là bất biến”, còn tính phức tạp, đa dạng và vận động của thế giới là không thực, không thể dùng trực quan cảm tính để nhận thức sự vật, mà phải dùng tư duy trừu tượng mới thấy được thực chất sự vật là gì. 7171gRqrF\PJQAmCXNziDJQIJ{CUFITU|yIRQNwGUNyF\ Trường phái này thể hiện lập trường chính trị của tầng lớp chủ nô bảo thủ chống lại nền dân chủ Athen và hệ thống triết học duy vật của trường phái nguyên tử luận. Được xây dựng bởi Xôcrát và Platông, học trò của ông, hoàn thiện. Xôcrát (469 – 399 TCN), khác với nhiều nhà triết học khác, không chủ trương nghiên cứu về giới tự nhiên, ông dành phần lớn thời gian nghiên cứu về con người, đạo đức. Xuất phát từ đạo đức học duy lý, ông cho rằng, hiểu biết là cơ sở của điều thiện, ngu dốt là cội nguồn của cái ác, và chỉ có cái thiện phổ biến mới là cơ sở của đạo đức, mới là tiêu chuẩn của đức hạnh. Platông (427 – 347 TCN), xuất thân trong một gia đình chủ nô quý tộc ở Athen. Ông trở thành nhà triết học kiệt xuất nhất thời cổ đại Hy Lạp bởi quan niệm triết học duy tâm khách quan. Ông đã xây dựng chủ nghĩa duy tâm khách quan với nội dung chính là “thuyết ý niệm”, với giá trị bên trong là phép biện chứng của khái niệm và nhiều tư tưởng sâu sắc khác về đạo đức, chính trị, xã hội. HVTH: Trần Đình Duy Page | 9 [...]... nét sự khác biệt giữa hai trường phái chủ nghĩa duy vật chất phác và chủ nghĩa duy tâm trong thời đại này  Về vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại: Khi bàn về mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa ý thức và vật chất đã thể hiện sự khác biệt cơ bản giữa hai trường phái triết học Hy Lạp cổ đại: duy vật chất phác và duy tâm; nếu như các nhà triết học duy vật cho rằng bản chất của thế giới là vật chất, ... khách quan của Xôcrát – Platông .9 HVTH: Trần Đình Duy Page | 16 Tiểu luận triết học GVPT: TS Bùi Văn Mưa CHƯƠNG 3: SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HOC DUY VẬT CHÂT PHÁC VÀ TRIẾT HỌC DUY TÂM Ở HY LẠP THỜI CỔ ĐẠI .10 3.1 Sự tương đồng 10 3.2 Sự khác biệt 12 KẾT LUẬN 15 Triết học Hy Lạp cổ đại được xem là thành tựu rực rỡ của văn minh phương... nền triết học Hy Lạp luôn tồn tại sự phân chia và đối lập rõ ràng giữa các trào lưu, trường phái duy vật – duy tâm, vô thần – hữu thần và gắn liền với sự đấu tranh chính trị - tư tưởng; trong đó, đặc biệt là cuộc đấu tranh giữa hai trường phái triết học duy vật chất phác và triết học duy tâm đã để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong lịch sử triết học Hy HVTH: Trần Đình Duy Page | 15 Tiểu luận triết học GVPT:... MỞ ĐẦU .1 CHƯƠNG 1: HOÀN CẢNH LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CÁC ĐẶC ĐIỀM CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI 2 1.1 Điều kiện lịch sử hình thành, phát triển của triết học Hy lạp cổ đại 2 1.2 Các giai đoạn của triết học Hy Lạp cổ đại 3 1.3 Các đặc điểm cơ bản của triết học Hy Lạp cổ đại 4 CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC DUY VẬT CHẤT PHÁC VÀ TRIẾT HỌC... nhận, ý chí và lý trí Hoạt động cơ bản của con người là nhận thức Nhận thức chân lý là cơ sở để con người có được hành vi đạo đức, và hành vi đạo đức của con người là chỗ dựa cho các hoạt động chính trị - xã hội CHƯƠNG 3: SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HOC DUY VẬT CHÂT PHÁC VÀ TRIẾT HỌC DUY TÂM Ở HY LẠP THỜI CỔ ĐẠI 3.1 Sự tương đồng Trong lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại luôn có sự đấu tranh... thần thoại và tôn giáo nguyên thuỷ, triết học Hy Lạp cổ đại ngay từ khi ra đời đã có sự gắn bó với nhu cầu thực tiễn và gắn với khoa học Các nhà triết học sau này đã nhìn thấy ở triết học Hy Lạp cổ đại mầm mống của tất cả các kiểu thế giới quan sau này và xem nó là một đỉnh cao của triết học nhân loại Triết học Hy Lạp cổ đại gắn liền với nền chính trị và chế độ chiếm hữu nô lệ tồn tại ở Hy Lạp lúc bấy... 11 Tiểu luận triết học GVPT: TS Bùi Văn Mưa tâm lại đề cao nhận thức lý tính, coi thường nhận thức cảm tính, vì họ cho rằng nhận thức cảm tính chỉ mang lại những kiến giải sai lầm, ảo giả về thế giới sự vật 3.2 Sự khác biệt Cuộc đấu tranh giữa hai trường phái triết học duy vật của Đêmôcrít và triết học duy tâm của Platông đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại, đồng thời. .. con người, cả hai trường phái triết học duy vật chất phác và triết học duy tâm ở Hy Lạp cổ đại đều rất coi trọng vấn đề con người Các nhà triết học duy vật và duy tâm đã đưa ra rất nhiều quan điểm khác nhau về con người, cố lí giải vấn đề quan hệ giữa linh hồn và thể xác, về đời sống đạo đức – chính trị - xã hội của con người Dù vẫn còn nhiều bất đồng, song nhìn chung, các triết gia đều khẳng định con... đã mở rộng sự phân công xã hội, tách lao động trí óc khỏi lao động chân tay, tạo điều kiện cho tầng lớp trí thức chủ nô nghiên cứu triết học, khoa học và sáng tạo văn học nghệ thuật Vì vậy, cả hai trường phái triết học duy vật và duy tâm ở Hy Lap cổ đại đều gắn liền với lịch sử ra đời của HVTH: Trần Đình Duy Page | 10 Tiểu luận triết học GVPT: TS Bùi Văn Mưa nền chính trị Hy Lạp cổ đại và phản ánh... thịnh và giai đoạn suy tàn Do triết học thời kỳ Hy Lạp cổ đại được nghiên cứu bởi tầng lớp trí thức chủ nô nên trường phái triết học duy vật chất phác và triết học duy tâm đều giống nhau ở chỗ nó thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan, ý thức hệ và phương pháp luận của giai cấp chủ nô thống trị Nó là công cụ lý luận để giai cấp này duy trì trật tự xã hội, là công cụ nô dịch, đàn áp các giai cấp khác . Khi bàn về vấn đề con người, cả hai trường phái triết học duy vật chất phác và triết học duy tâm ở Hy Lạp cổ đại đều rất coi trọng vấn đề con người. Các nhà triết học duy vật và duy tâm đã đưa. học nghệ thuật. Vì vậy, cả hai trường phái triết học duy vật và duy tâm ở Hy Lap cổ đại đều gắn liền với lịch sử ra đời của HVTH: Trần Đình Duy Page | 10 Tiểu luận triết học GVPT: TS. Bùi Văn. trên. HVTH: Trần Đình Duy Page | 1 Tiểu luận triết học GVPT: TS. Bùi Văn Mưa # 6 .=>5;$ $?#%.@(, 61 6ABCDAEFGHIJKLJMFJNJOFJ;PJQNNRASFITUNRAVNJWIXGYPIZ[YA Triết

Ngày đăng: 18/11/2014, 10:58

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: HOÀN CẢNH LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CÁC ĐẶC ĐIỀM CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI

    • 1.1 Điều kiện lịch sử hình thành, phát triển của triết học Hy lạp cổ đại

    • 1.2 Các giai đoạn của triết học Hy Lạp cổ đại

    • 1.3 Các đặc điểm cơ bản của triết học Hy Lạp cổ đại

    • CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC DUY VẬT CHẤT PHÁC VÀ TRIẾT HỌC DUY TÂM

      • 2.1 Triết học duy vật chất phác

        • 2.1.1 Trường phái Milê

        • 2.1.3 Trường phái đa nguyên Empêđốc – Anaxago

        • 2.1.4 Trường phái nguyên tử luận Lơxíp – Đêmôcrít

        • 2.2 Triết học duy tâm

          • 2.2.1 Trường phái Pytago

          • 2.2.2 Trường phái Êlê

          • 2.2.3 Trường phái duy tâm khách quan của Xôcrát – Platông

          • CHƯƠNG 3: SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HOC DUY VẬT CHÂT PHÁC VÀ TRIẾT HỌC DUY TÂM Ở HY LẠP THỜI CỔ ĐẠI

            • 3.1 Sự tương đồng

            • 3.2 Sự khác biệt

            • KẾT LUẬN

            • Triết học Hy Lạp cổ đại được xem là thành tựu rực rỡ của văn minh phương Tây, là những viên gạch đầu tiên xây nên toàn bộ ngôi nhà văn minh của Châu Âu ngày nay. Sự xuất hiện của những tri thức khoa học và triết học trong thời kỳ này đã tạo nên một bước ngoặt lớn về nhận thức của con người, phá vỡ ý thức hệ thần thoại và tôn giáo nguyên thuỷ, triết học Hy Lạp cổ đại ngay từ khi ra đời đã có sự gắn bó với nhu cầu thực tiễn và gắn với khoa học. Các nhà triết học sau này đã nhìn thấy ở triết học Hy Lạp cổ đại mầm mống của tất cả các kiểu thế giới quan sau này và xem nó là một đỉnh cao của triết học nhân loại.

            • MỤC LỤC

            • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan