Tiểu luận triết SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC DUY VẬT CHẤT PHÁC VÀ TRIẾT HỌC DUY TÂM Ở HY LẠP THỜI CỔ ĐẠI Hy Lạp là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, đã trải qua những thời kỳ phát triển rực rỡ của xã hội loài người. Nơi đây hội tụ những điều kiện hết sức thuận lợi cho nền văn hóa tinh thần, trong đó triết học là một lĩnh vực phát triển mạnh mẽ, trở thành đỉnh cao của nền văn minh Hy Lạp.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài nhóm 02:
SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC DUY VẬT CHẤT PHÁC VÀ TRIẾT HỌC DUY TÂM Ở HY LẠP THỜI CỔ ĐẠI
HVTH : Mai Hoàng Hạnh
MSHV : 7701220334 GVHD : TS.Bùi Văn Mưa
TP.HCM, Ngày 15 tháng 12 năm 2012
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Hy Lạp là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, đã trải qua những thời kỳ phát triển rực rỡ của xã hội loài người Nơi đây hội tụ những điều kiện hết sức thuận lợi cho nền văn hóa tinh thần, trong đó triết học là một lĩnh vực phát triển mạnh mẽ, trở thành đỉnh cao của nền văn minh Hy Lạp
Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy vật thời kỳ cổ đại Đó là sự nhận thức mang tính trực quan và tiến bộ, không dựa trên những yếu tố thần thánh, lực lượng siêu nhiên để giải thích sự vật, hiện tượng, mà lấy bản thân giới tự nhiên để giải thích giới tự nhiên, đồng nhất vật chất với những dạng tồn tại cụ thể của vật chất
Còn chủ nghĩa duy tâm Hy Lạp cổ đại ra đời như một đơn đặt hàng của lịch sử nhân loại Chủ nghĩa duy tâm Hy Lạp cổ đại cho rằng ý thức, tinh thần nói chung như
“ý niệm”, “ý niệm tuyệt đối”, “tinh thần thế giới” là cái có trước, tồn tại khách quan bên ngoài con người Nó thể hiện thế giới quan, ý thức hệ và phương pháp luận của giai cấp chủ nô thống trị Nó là công cụ lý luận để giai cấp này duy trì trật tự xã hội, củng cố vai trò thống trị của mình, chống lại nền dân chủ Aten và hệ thống triết học triết học của trường phái ngụy biện, trường phái nguyên tử luận
Để tìm hiểu sâu hơn về chủ nghĩa duy vật chất phác và chủ nghĩa duy tâm, người
viết chọn đề tài: “Những tương đồng và khác biệt của triết học duy vật chất phác
và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại” Với tài liệu tham khảo chính là Bùi
Văn Mưa chủ biên, Triết học – Phần 1 – Đại cương về lịch sử triết học.
Tuy nhiên, với vốn kiến thức còn hạn hẹp cũng như trong phạm vi là một bài tiểu luận khó có thể đi sâu cũng như tổng quát hết các vấn đề cần nghiên cứu nên chắc chắn không thể trình bày một cách đầy đủ và chi tiết như ý muốn Mong thầy cũng như các bạn tham khảo và đánh giá để những đề tài nghiên cứu sau được tốt hơn.Xin chân thành cám ơn!
Trang 3Chương 1: HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN
CỦA TRIẾT HỌC HY LẠP THỜI CỔ ĐẠI
1.1.Hoàn cảnh lịch sử
Trong những nền văn minh cổ đại rực rỡ mà ngày nay người ta biết được thì nền văn minh Hy Lạp - La Mã xuất hiện muộn hơn cả, nhưng nó lại rất phong phú,
đặc biệt là về triết học Ở Hy Lạp, thuật ngữ triết học có ngôn ngữ gốc là Philosophia
– yêu mến sự thông thái [5] Triết học Hy Lạp cổ đại ra đời trong bối cảnh diễn ra sự
chuyển biến lâu dài và sâu sắc các mối quan hệ xã hội Đó là sự ra đời của xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử - chế độ chiếm hữu nô lệ Hy Lạp cổ đại chính là cái nôi của nền triết học phương Tây
Hy Lạp cổ đại là một quốc gia có khí hậu ôn hòa và rộng lớn bao gồm miền Nam bán đảo Bancăng, miền ven biển phía tây Tiểu Á và nhiều hòn đảo ở biển Êgiê [1, trang 89]
Sự thuận lợi về thiên nhiên, địa lý đã tạo điều kiện cho Hy Lạp nhanh chóng phát triển tất cả các lĩnh vực, mở rộng ban giao, tiếp nhận nhiều giá trị văn hoá
F.Enghen nhận xét: “Không có chế độ nô lệ thì không có quốc gia Hy-lạp, không có
nghệ thuật và khoa học Hy-lạp; không có chế độ nô lệ thì không có chế Rô-ma Mà không có cái cơ sở của nền văn minh Hy-lạp và đế chế Rô-ma thì không có Châu Âu hiện đại”[6].
Sự hình thành triết học Hy Lạp không diễn ra một cách ngẫu nhiên mà là kết quả tất yếu từ việc kế thừa những di sản tinh tuý của truyền thống trong sáng tác dân gian, trong thần thoại, trong các mầm mống của tri thức khoa học (khoa học tự nhiên)
Như vậy, có thể thấy rằng sự ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại là một tất yếu
-đó là kết quả nội sinh của cả một dân tộc, một thời đại C.Mác viết: “Các nhà triết
học không phải những cây nấm mọc trên đất Họ là sản phẩm của thời đại mình, dân tộc mình mà những tinh lực tinh tế nhất, quý giá nhất và khó nhìn thấy nhất đã được suy tư trong các khái niệm triết học”[7].
1.2.Đặc điểm cơ bản
Trang 4Đỉnh cao của nền văn minh cổ đại đó chính là triết học Hy Lạp cổ đại, và cũng
là điểm xuất phác của lịch sử thế giới Từ những nét đặc thù về kinh tế, chính trị xã hội, triết học Hy Lạp đã ra đời và mang những đặc điểm cơ bản sao đây:
Thể hiện thế giới quan, ý thức hệ và phương pháp luận của giai cấp chủ
nô thống trị [1, trang 92]
Có sự phân chia và đối lập rõ ràng giữa các trào lưu, trường phái, duy vật – duy tâm, biện chứng – siêu hình, vô thần – hữu thần [1,trang 92]
Các trường phái triết học nói chung đều có xu hướng đi sâu giải quyết các vấn đề về bản thổ và nhận thức luận triết học là những vấn đề của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Triết học Hy Lạp cổ đại nói chung (cũng như triết học cổ đại của nhiều nước khác) còn ở trình độ trực quan chất phác đặc biệt là đối với các hệ thống triết học duy vật và biện chứng, nhưng đã gắn bó với khoa học Tuy có những ý kiến khác nhau, nhưng đã đề cập tới vấn đề con người, coi con người là tinh hoa của tạo hoá và con người cần chinh phục thiên nhiên để phục vụ mình
Vai trò của triết học Hy Lạp cổ đại rất quan trọng nó không chỉ đơn thuần là sự phân biệt giữa hai nền triết học Đông Tây cổ đại mà còn nói lên vai trò của triết học
Hy Lạp cổ đại đối với lịch sử triết học thế giới nó là nền tảng cho sự phát triển của triết học Tây Âu trên 2000 năm sau
Có thể nói rằng từ khi ra đời triết học Hy Lạp cổ đại đã xảy ra những cuộc đấu tranh mạnh mẽ giữa hai trường phái triết học Duy Vật và Duy Tâm Điển hình của thời kỳ này ở Hy Lạp đó là cuộc đấu tranh giữa đường lối Duy Vật của Đemocrit và Duy Tâm của Platon
Trang 5Chương 2: KHÁT QUÁT VỀ CÁC HỌC THUYẾT HY LẠP THỜI
CỔ ĐẠI
2.1.Các trường phái của triết học duy vật chất phác
2.1.1.Trường phái Milê
Trường phái duy vật đơn nguyên do ba nhà triết học duy vật là Talet, Anaximăngđrơ, Anaximen xây dựng nhằm làm sáng rõ bản nguyên vật chất của thế
giới Nếu bản nguyên vật chất của thế giới được Talet cho là nước, thì Anaximăngđrơ cho là apeiron, còn Anaximăngđrơ cho là không khí [1,trang 93] Bản nguyên vật chất
của thế giới có nguồn gốc từ yếu tố đơn nhất (nhất nguyên) đầu tiên và do có sự vận động biến đổi trên nền tảng của nhất nguyên mà thành vạn vật của thế giới Những quan niệm triết học duy vật của trường phái Milê tuy còn mộc mạc thô sơ nhưng có ý nghĩa vô thần chống lại thế giới quan thần thoại đương thời và đã chứa đựng những yếu tố biện chứng chất phác [1,trang 93]
2.1.2.Trường phái Hêraclit
Trường phái duy vật đơn nguyên do Hêraclit xây dựng, thể hiện rõ các tư tưởng
biện chứng chất phác thời cổ Hy Lạp thông qua các phỏng đoán thiên tài về quy luật
thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập Dù chưa trình bày các quan niệm biện chứng như một hệ thống, nhưng hầu hết các luận điểm cốt lỗi của phép biện chứng đều đã được ông đề cập đến dưới dạng danh ngôn, tỷ dụ, hay những phát biểu mang tính triết lý sâu sắc Phép biện chứng duy vật chất phác là đóng góp của triết học Hêraclit vào kho tàng tư tưởng của nhân loại [1,trang 94]
2.1.3.Trường phái đa nguyên Empedoc – Anaxago
Để lý giải tính đa dạng của vạn vật trong thế giới theo tinh thần duy vật, Empedoc và Anaxago cố vượt qua quan niệm đơn nguyên sơ khai của trường phái Milê và trường phái Hêraclit, xây dựng quan niệm đa nguyên về bản chất của thế giới vật chất đa dạng [1,trang 95]
2.1.4.Trường phái nguyên tử luận của Loxip - Đemocrit
Trang 6Trường phái này có đại diện là Lơxip và Đemocrit đạt đỉnh cao của triết học Hy Lạp cổ đại trong giai đoạn cực thịnh Lơxip là người đầu tiên nêu lên các quan niệm
về nguyên tử, Đemocrit phát triển các quan niệm này thành một hệ thống chặt chẽ và
có sức thuyết phục Trường phái nguyên tử luận với quan điểm duy vật, vô thần đã giải quyết vấn đề cơ bản của triết học chống lại cái vô thần, thoát khỏi sự ảnh hưởng của tôn giáo Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế nhưng với những thành tựu đạt được, Đemocrit đã nâng chủ nghĩa duy vật Hy Lạp cổ đại lên đỉnh cao, làm cho nó có đủ sức đương đầu chống lại các trào lưu duy tâm đang thịnh hành lúc bấy giờ, mà trước hết là trào lưu duy tâm nổi tiếng của Platon [1,trang 97]
2.2.Các trường phái của triết học duy tâm
2.2.1.Trường phái Pytago
Xuất phát từ quan điểm cho rằng đạo đức phải phục tùng tôn giáo để cùng thống trị thiên hạ và quan đó lý giải tính thống nhất của thế giới mà Pytago đã đặt nền móng cho chủ nghĩa duy tâm thời cổ Hy Lạp [1,trang 101]
2.2.2.Trường phái Êlê
Do Xênôphan thành lập theo tinh thần duy vật, nhưng sau đó nó được Pacmênic phát triển theo tinh thần duy lý ngả về khuynh hướng duy tâm khi dựa trên khái niệm
nền tảng – tồn tại Điều này đã mở ra một giai đoạn mới trong sự phát triển tư tưởng
triết học Hy Lạp cổ đại coi cái khởi nguyên của thế giới không phải là một sự vật cụ
thể (như các nhà triết học duy vật, duy cảm trước đó quan niệm) mà là tồn tại – một
phạm trù triết học mang tính khái quát cao, và chỉ được nhận thức bởi tư duy – lý tính Quan điểm này của Pacmênic đã được Dênông bảo vệ nhiệt thành Nhà hùng biện đã
đưa ra những apôri để đào sâu tư duy lý luận, và thông qua chúng, ông muốn chứng minh, tồn tại là đồng nhất, duy nhất và bất biến; còn tính phức tạp, đa dạng và vận
động của thế giới là không có thực [1,trang 102]
2.2.3.Trường phái duy tâm khách quan của Xôcrát – Platông
Trường phái này do Xôcrát đặt nền mống và Platông, học trò của ông, hoàn thiện Nó thể hiện lập trường chính trị của tầng lớp chủ nô quý tộc bảo thủ chống lại
Trang 7nền dân chủ Aten và hệ thống triết học duy vật của trường phái nguyên tử luận [1,trang 105]
2.3.Vài ưu điểm và hạn chế của triết học Hy Lạp thời cổ đại
2.3.1.Ưu điểm
Triết học cổ Hy Lạp như hồi chuông thức tỉnh giấc mộng thần thánh muôn đời của người dân Hy Lạp Tách ly vai trò của thần thánh ra khỏi ý thức
hệ của con người
Vai trò của tự nhiên và con người được đề cập một cách khách quan, nhằm đi đến tìm hiểu con người và tự nhiên từ đâu mà có và đi về đâu
Đạo đức lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại được đề cập
Là nền tảng cho các trường phái triết học sau này
Khoa học duy nghiệm và duy lý manh nha hình thành
Trả lời phần nào câu hỏi: Con người có khả năng nhận thức thế giới không?
Nét nổi bật của triết học Hy Lạp cổ đại là đã đặt ra hầu hết các vấn đề cỏ bản của triết học mà sau này các học thuyết triết học khác sẽ từng bước giải quyết theo nội dung của thời đại mình, nó bao chứa mầm mống của tất cả thế giới quan về sau này Cuộc đấu tranh giữa triết học duy vật và triết học duy tâm, giữa phép biện chứng và phép siêu hình được thể hiện rất rõ Những thành tựu triết học cơ bản của nó xứng đáng ghi một mốc son trong lịch sử triết học của loài người
2.3.2.Hạn chế
Triết học cổ Hy Lạp còn nằm trên tư duy trừu tượng là chủ yếu
Các vấn đề triết học còn chưa rõ rang, còn rời rạc chưa hệ thống hóa
Tuy có đặt vai trò của con người, nhưng chưa hoàn toàn tách khỏi yếu tố thần linh
Trang 8Chương 3: ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT CỦA TRIẾT
HỌC DUY VẬT VÀ TRIẾT HỌC DUY TÂM
Đemocrit và Platon là hai nhà triết học được coi là bậc nhất đại diện cho trào lưu triết học Hy Lạp cổ đại Vì vậy trong giới hạn của đề tài chỉ tìm hiểu và phân tích điểm tương đồng và khác biệt của quan điểm triết học của Đemorit và Platon
3.1.Tương đồng
Mặc dù đại diện cho hai trường phái triết học khác nhau, song triết học của hai ông vẫn có những điểm tương tự nhau, thể hiện:
3.1.1.Triết học của hai ông đều đi sâu vào những vấn đề bản thể luận, nhận thức
luận Đặc trưng đầu tiên của triết học Hy Lạp cổ đại, mà hai ông là một trong những
người đại diện, đó là triết học gắn chặt với yêu cầu phát triển của khoa học tự nhiên, đi sâu vào vào những vấn đề bản thể luận, nhận thức luận để phát triển khoa học tự nhiên
3.1.2.Triết học của hai ông đều quan điểm bảo vệ nhà nước thống trị và coi
thường người lao động nô lệ, là công cụ lý luận bảo vệ sự thống trị của giai cấp chủ
nô Triết học là thế giới quan của của 1 giai cấp nhất định Cả hai ông đều là đại diện cho tầng lớp chủ nô vì vậy triết học của hai ông đều bảo vệ nhà nước, bảo vệ sự thống trị và coi thường người lao động, nô lệ Đây thực sự là những hạn chế trong nhận thức của cả hai ông về vai trò của nhà nước và quần chúng trong lịch sử phát triển của xã hội loài người Điều này cũng thể hiện triết học cổ Hy Lạp mang tính giai cấp sâu sắc 3.1.3.Triết học của cả hai ông còn mang tính trực quan, tự phát, ngây thơ Tuy hai ông đều là những nhà triết học lớn, vĩ đại nhất thời cổ đại, nhưng do trình độ khoa học-kỹ thuật thời cổ đại còn thấp, do lợi ích giai cấp, nên các quan niệm triết học của hai ông còn nhiều hạn chế, chưa thể giải thích hết ngọn nguồn các các sự vật hiện tượng và vẫn còn mang nhiều tính trực quan, tự phát, ngây thơ Đemocrit còn quy bản nguyên thế giới vào một vật chất cụ thể, chưa lý giải được nguồn gốc nguyên tử, nguồn gốc của sự vận động, còn thừa nhận trong con người có một phần bản chất thiên thần, chưa hiểu hết đặc trưng của tư duy, ý thức con người so với các sự vật khác, phủ nhận hiện tượng ngẫu nhiên Còn Platon tuyệt đối hoá một mặt của quá
Trang 9tính nhận thức, tách ý thức, nhận thức ra khỏi thế giới vật chất, ông cũng chưa làm rõ được mối quan hệ giữa thế giới ý niệm và thế giới các sự vật, ông còn buộc phải thừa nhận là còn tồn tại một “thế giới thứ ba” giống như hai thế giới kia và đứng ở trên chúng
3.2.Khác biệt
3.2.1.Về vấn đề khởi nguyên của thế giới:
Đemocrit cho rằng thế giới xung quanh ta là thế giới vật chất, vật chất
do nguyên tử tạo thành, nguyên tử là dạng phần tử nhỏ nhất không thể phân chia được nữa và tồn tại vĩnh viễn Thế giới vật chất đa dạng phong phú, vận động không ngừng; ông là nhà triết học đầu tiên cho rằng không gian là khoảng trống mà
ở đó các nguyên tử vận động liên kết lại với nhau; vũ trụ do vô số thế giới tạo nên
và vận động theo quy luật của tự nhiên
Còn Platon cho rằng ý niệm là nguồn gốc sinh ra thế giới Ý niệm tồn
tại ngoài con người, ngoài cảm giác của con người; “ý niệm tồn tại vĩnh viễn bất
biến, bất động” [8] Các sự vật cụ thể có thể cảm thụ được bằng cảm giác chỉ là bản
sao của các ý niệm dựa vào ý niệm hay đúng hơn là thế giới ý niệm Platon thừa nhận
có hai thế giới tồn tại: thế giới ý niệm, là thế giới tồn tại vĩnh viễn, bất biến, bất động, tuyệt đối chân thực cơ sở tồn tại của thế giới sự vật cảm tính Còn thế giới sự vật cảm tính là thế giới tồn tại không chân thực, luôn luôn biến đổi, là cái bóng của ý niệm, do
ý niệm sản sinh ra, phụ thuộc vào ý niệm loài người cũng thuộc về thế giới này
3.2.2.Về vũ trụ: Đemocrit cho rằng vũ trụ là vô tận vĩnh cửu; có vô số thế giới
phất sinh phát triển và tiêu diệt Còn Platon thì ngược lại ông cho rằng vũ trụ này không tồn tại thực, tất cả chỉ là sự phức hợp của ý niệm do ý niệm quy định do thượng
đế quyết định và không tồn tại
3.2.3.Về vấn đề linh hồn:
Theo Đemocrit, ông đã bác bỏ quan niệm về sự sản sinh ra sự sống và con người của thần thánh Theo ông sự sống là kết quả biến đổi dần dần từ thấp đến cao của tự nhiên Sinh vật đầu tiên xuất hiện ở môi trường nước và dưới tác động của nhiệt độ Sinh vật đó sống dưới nước, sau đó dần dần xuất hiện sinh vật có vú sống
Trang 10trên cạn Cuối cùng là con người ra đời trên quả đất Ông đã phân biệt rõ ràng sự vật
và sinh vật chúng khác nhau ở chỗ sự vật không có linh hồn,còn sinh vật có linh hồn: linh hồn được cấu tạo bởi các nguyên tử hình cầu, giống như nguyên tử của lửa vận động với vận tốc cao Nguyên tử linh hồn sinh ra nhiệt, nhiệt làm cho cơ thể hưng phấn và vận động Ông coi cái chết là sự phân tán của các nguyên tử cấu tạo nên thể xác và các nguyên tử cấu tạo nên linh hồn chứ không phải là linh hồn ra khỏi thể xác Tuy quan niệm của Đemocrit về linh hồn còn mang tính mộc mạc, song nó giữ vai trò rất quan trọng trong việc chống lại quan điểm duy tâm, tôn giáo về tính bất tử của linh hồn
Platon cho rằng con người bao gồm linh hồn và thể xác tồn tại độc lập
với nhau “Linh hồn của con người là một bộ phận của linh hồn vũ trụ do thượng đế
sáng tạo ra do đó nó bất tử và tồn tại vĩnh hằng”[9] Khi con người chết linh hồn sẽ
thoát ra thể xác con người và bay lên trú ngụ ở một vì sao Khi thể xác mới ra đời, linh hồn bay xuống nhập vào thể xác đó và tạo ra con người hoàn chỉnh bao gồm cả linh hồn và thể xác Trong khi bay xuống nhập vào thể xác con người linh hồn đã lãng quên những điều quan sát được ở thế giới những ý niệm Vì thế, nhận thức của con người thực chất là sự hồi tưởng, sự nhớ lại của linh hồn về những điều mà nó đã lãng quên
3.2.4.Về vấn đề nhận thức:
“Đemocrit là người có công lao to lớn trong lịch sử triết học về vấn đề xây dựng lý luận nhận thức vai trò của cảm giác với tính cách là điểm khởi đầu của nhận thức và vai trò của tư duy trong việc nhận thức thế giới xung quanh”[8] Theo
Đemocrit sở dĩ con người có những cảm giác khác nhau về màu sắc mùi vị, âm thanh nóng lạnh là do những nguyên tử khối hợp tạo nên chủ thể nhận thức Điều đó có nghĩa là đối tượng của nhận thức là vật chất thế giới xung quanh con người và nhờ sự tác động của đối tượng nhận thức vào con người nên con người mới nhận thức được Ông chia ra nhận thức thành nhận thức mờ tối và nhận thức chân lý Nhận thức mờ tối
là nhận thức do các giác quan đem lại Nhận thức chân lý là nhận thức do sự phân tích sâu sắc sự vật để nắm chắc bẳn chất bên trong của nó Ông quan niệm rằng hai dạng nhận thức đó có liên quan với nhau chặt chẽ Trong đó cảm giác là bước đầu của nhận