Triết học Hy Lạp cổ đại đã có sự phân chia và đối lập rõ ràng giữa các trào lưu, trường phái, duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình, vô thần và hữu thần.. Để có thể phân tích, n
Trang 1ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Tiểu luận triết học
SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC DUY VẬT VÀ DUY TÂM Ở HY LẠP THỜI CỔ ĐẠI
Giảng viên: TS Bùi Văn Mưa Học viên: Đinh Văn An STT 1, Nhóm 5 Lớp Đêm 1 Khóa K22
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
1 Hoàn cảnh ra đời và phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại 2
1.1 Hoàn cảnh ra đời 2
1.1.1 Về tự nhiên 2
1.1.2 Về kinh tế 2
1.1.3 Về chính trị - xã hội 3
1.2 Quá trình hình thành và phát triển: 4
2 Các tư tưởng, trường phái triết học 5
2.1 Chủ nghĩa duy vật 5
2.1.1 Trường phái Milê: 5
2.1.2 Trường phái Hêraclít: 5
2.1.3 Trường phái đa nguyên Empêđốc – Anaxago 6
2.1.4 Trường phái nguyên tử luận Lơxíp – Đêmôcrít 6
2.2 Chủ nghĩa duy tâm 7
2.2.1 Trường phái Pytago 7
2.2.2 Trường phái Êlê 7
2.2.3 Trường phái duy tâm khách quan của Xôcrát – Platôn 7
2.3 Chủ nghĩa nhị nguyên của Arixtốt 8
3 Sự tương đồng và khác biệt giữa Chủ Nghĩa Duy Vật và Chủ Nghĩa Duy Tâm 9
3.1 Sự tương đồng 9
3.2 Sự khác biệt: 10
KẾT LUẬN 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Hy Lạp cổ đại được xem là cái nôi của nền văn minh phương Tây Ăng-ghen đã từng nhận xét rằng: “Không có sơ sở văn minh Hy Lạp và đế quốc La Mã thì cũng không có châu Âu hiện đại được” Người Hy Lạp đã đạt được những thành tựu rực
rỡ trong các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là một nền triết học đồ sộ và sâu sắc
Triết học Hy Lạp cổ đại đã có sự phân chia và đối lập rõ ràng giữa các trào lưu, trường phái, duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình, vô thần và hữu thần Toàn
bộ nền triết học thế giới sau này cũng dựa trên những nền tảng cơ bản đó
Nhiệm vụ của tiểu luận này là chỉ ra, phân tích sự tương đồng và khác biệt giữa hai chủ nghĩa chủ đạo: duy vật và duy tâm Để có thể phân tích, người thực hiện tiểu luận sẽ bắt đầu bằng các điều kiện lịch sử ra đời và phát triển của triết học Hy Lạp
cổ đại.Sau đó nêu lên những gương mặt, những trường phái tiêu biểu của từng chủ nghĩa để phác họa lên những nét chính của triết học Hy Lạp cổ đại.Rồi từ đó rút ra những kết luận mà đề tài đã đặt ra
Quá trình hoàn thành tiểu luận không những đem lại cho người thực hiện những hiểu biết về (triết học) Hy Lạp cổ đại, mà còn mang lại kiến thức căn bản về triết học, giúp tiếp thu những tư tưởng triết học khác nhau trong những thời kỳ khác nhau tốt hơn
Giáo trình Triết học và các bài giảng của TS.Bùi Văn Mưa được sử dụng làm tài liệu tham khảo chính Đồng thời người thực hiện tham khảo thêm một số tài liệu khác từ thư viện và Internet (xem phần tài liệu tham khảo)
Trang 51 Hoàn cảnh ra đời và phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại
1.1 Hoàn cảnh ra đời
1.1.1 Về tự nhiên
Hy Lạp cổ đại là một quốc gia có khí hậu ôn hòa và rộng lớn bao gồm miền nam bán đảo Bancăng, miền ven biển phía tây Tiểu Á và nhiều hòn đảo ở miền Êgiê Hy Lạp được chia làm ba khu vực: Bắc, Nam và Trung bộ
Trung bộ có nhiều dãy núi ngang dọc và những đồng bằng trù phú, có những thành phố lớn như Aten.Nam bộ là bán đảo Pêlôpôngnedơ với nhiều đồng bằng rộng lớn phì nhiêu thuận lợi cho việc trồng trọt.Vùng bờ biển phía Đông của bán đảo Bancăng khúc khuỷu nhiều vịnh, hải cảng thuận lợi cho ngành hàng hải phát triển,
mở rộng giao thương với các khu vực khác.Các đảo trên biển Êgiê là nơi trung chuyển cho việc đi lại, buôn bán giữa Hy Lạp với các nước ở Tiểu Á và Bắc Phi.Vùng ven biển Tiểu Á là đầu mối giao thương giữa Hy Lạp và các nước phương Đông Với điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy, Hy Lạp cổ đại sớm trở thành một quốc gia chiếm hữu nô lệ có một nền công – thương nghiệp phát triển, một nền văn hóa tinh thần phong phú, đa dạng Nơi có nhiều triết gia mà triết lý của họ trở nên bất hủ
1.1.2 Về kinh tế
Thế kỷ VIII – VI trước công nguyên là thời kỳ nhân loại chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt Lúc bấy giờ đồ sắt được dùng phổ biến, năng suất lao động tăng nhanh, sản phẩm dồi dào, chế độ sở hữu tư nhân được cũng cố Sự phát triển này đã kéo theo phân công lao động trong nông nghiệp, giữa nghành trồng trọt và ngành chăn nuôi Xu hướng chuyển sang chế độ chiếm hữu nô lệ đã thể hiện ngày càng rõ nét Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, thủ công nghiệp từ cuối thế kỷ VIII trước công nguyên là lực đẩy quan trọng cho trao đổi, buôn bán, giao lưu với các vùng lân cận Engels đã nhận xét: “Phải có những khả năng của chế độ nô lệ mới
Trang 6xây dựng được một quy mô phân công lao động lớn lao hơn trong công nghiệp và nông nghiệp, mới xây dựng được đất nước Hy Lạp giàu có Nếu không có chế độ nô
lệ thì cũng không có quốc gia Hy Lạp, không có khoa học và công nghiệp Hy Lạp”
1.1.3 Về chính trị - xã hội
Từ điều kiện kinh tế đã dẫn đến sự hình thành chính trị - xã hội, xã hội phân hóa ra làm hai giai cấp xung đột nhau là chủ nô và nô lệ Lao động bị phân hóa thành lao động chân tay và lao động trí óc Đất nước bị chia phân thành nhiều nước nhỏ.Mỗi nước lấy một thành phố làm trung tâm.Trong đó, Sparte và Aten là hai thành phố cổ hùng mạnh nhất, nòng cốt cho lịch sử Hy Lạp cổ đại
Do sự tranh giành quyền bá chủ Hy Lạp, nên hai thành phố trên tiến hành cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài hàng chục năm và cuối cùng dẫn đến sự thất bại của thành Athen Chiến tranh, nghèo đói đã nảy sinh các cuộc nỗi dậy của tầng lớp nô lệ Nhưng lại thất bại vì họ xuất phát từ nhiều bộ lạc khác nhau, không có ngôn ngữ chung, không có quyền hạn, không được tham gia vào các hoạt động xã hội, chính trị Chớp lấy thời cơ, Vua Philíp ở phía Bắc Hy Lạp đã đem quân xâm chiếm toàn
bộ bán đảo Hy Lạp thế kỷ thứ II trước công nguyên, Hy Lạp một lần nữa bị rơi vào tay của đế quốc La Mã Tuy đế quốc La Mã chinh phục được Hy Lạp, nhưng lại bị
Hy Lạp chinh phục về văn hóa Engels đã nhận xét “không có cơ sở văn minh Hy Lạp và đế quốc La Mã thì không có Châu Âu hiện đại được”
Vì điều kiện kinh tế, nhu cầu buôn bán, trao đổi hàng hóa mà các chuyến vượt biển đến với các nước phương Đông trở nên thường xuyên.Chính vì thế tầm nhìn của họ cũng được mở rộng, những thành tựu văn hóa của Ai Cập, Babilon đã làm cho người
Hy Lạp ngạc nhiên Tất cả các lĩnh vực, những yếu tố của nước bạn đều được người
Hy Lạp đón nhận, như đã từng có nhận xét “Những người Hy Lạp mãi mãi là đứa trẻ nếu không hiểu biết gì về Ai Cập”
Trang 7Trang 4
Trong thời đại này, Hy Lạp đã xây dựng được một nền văn minh vô cùng xán lạn với những thành tựu rực rỡ thuộc các lĩnh vực khác nhau: văn học, nghệ thuật, luật pháp, khoa học, đặc biệt là nền triết học đồ sộ và sâu sắc Chúng là cơ sở hình thành nên nền văn minh phương Tây hiện đại
1.2 Quá trình hình thành và phát triển:
Triết học Hy Lạp cổ đại ra đời trong bối cảnh diễn ra sự chuyển biến lâu dài và sâu sắc các quan hệ xã hội Đó là sự ra đời của xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử: chế độ chiếm hữu nô lệ
Chế độ chiếm hữu nô lệ đã tạo cơ sở cho sự phân hóa lao động và đề cao lao động trí
óc, coi thường lao động chân tay Điều này đã thúc đẩy sự hình thành tầng lớp trí thức biết xây dựng và sử dụng hiệu quả tư duy lý luận để nghiên cứu triết học và khoa học
Tuy nhiên, do có cách nhìn nhận về thế giới sự vật khác nhau mà ở Hy Lạp cổ đại, triết học phát triển theo 2 khuynh hướng trái ngược nhau và đấu tranh gay gắt trong suốt cả quá trình hình thành và phát triển Đó là Chủ Nghĩa Duy Vật và Chủ Nghĩa Duy Tâm
Chủ nghĩa duy vật (CNDV) được hình thành từ trường phái Milê, trường phái Hêraclite, trải qua trường phái đa nguyên Empedocle, Anaxagore và phát triển cực thịnh trong trường phái nguyên tử luận của Democrite
Chủ nghĩa duy tâm (CNDT) được hình thành qua các trường phái Pythagore, trải qua trường phái duy lý Elee, phái Ngụy biện và đạt đỉnh cao trong trường phái duy tâm khách quan của Platon
Trang 82 Các tư tưởng, trường phái triết học
2.1 Chủ nghĩa duy vật
2.1.1 Trường phái Milê:
Đây là trường phái duy vật và biện chứng chất phát đầu tiên trong triết học Hy Lạp
cổ đại Trong thời này, Milê là một trung tâm thương mại, hàng hải lớn Chính điều này đã tạo điều kiện mở rộng tầm nhìn của con người, kích thích sự phát triển của khoa học và văn hóa Những nhà triết học tiêu biểu thuộc trường phái Milê là Talét, Anaximăngđrơ, Anaximen không tin vào thần thoại truyền thống (coi các thần linh
là nguyên nhân tạo ra thế giới), cho rằng bản nguyên của thế giới là một vật thể xác định Đóng góp quan trọng nhất của trường phái Milê là đã đặt nền móng cho sự hình thành các khái niệm triết học để các triết gia sau này tiếp tục bổ sung và làm phong phú thêm những khái niệm đó như khái niệm vật chất, không gian, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập… Một điều quan trọng nữa là các triết gia đã tìm cách giải thích thế giới một cách hợp lý từ bản thân thế giới tự nhiên chứ không phải là từ bên ngoài nó
2.1.2 Trường phái Hêraclít:
Hêraclít là một nhà triết học sớm thể hiện rõ các tư tưởng biện chứng chất phác từ thời cổ Hy Lạp Ông coi bản nguyên của thế giới là lửa Mọi sự vật luôn ở trạng thái vận động, biến đổi và phát triển không ngừng Vạn vật vừa tồn tại, vừa không tồn tại.Thế giới như một dòng chảy cứ trôi đi mãi Từ đó ông đưa ra luận điểm nổi tiếng
“Không ai có thể tắm được hai lần trên cùng một dòng sông” Sự vận động, phát triển liên tục của mọi sự vật theo Hêraclít là do tính tất yếu khách quan, logos (quy luật, trật tự) quy định Đóng góp cơ bản của Hêraclít vào kho tàng lịch sử triết học nhân loại là việc trình bày đầu tiên về quy luật thống nhất giữa các mặt đối lập
Trang 9Trang 6
2.1.3 Trường phái đa nguyên Empêđốc – Anaxago
Empêđốc – Anaxago xây dựng quan niệm đa nguyên về bản chất của thế giới vật chất đa dạng Empêđốc thừa nhận khởi nguyên của thế giới là bốn yếu tố: đất, nước, không khí, lửa; chúng chịu sự tác động của hai loại lực là tình yêu và hận thù Tùy thuộc vào liều lượng của bốn yếu tố trên và tùy thuộc vào mức độ tác động của hai loại lực mà vạn vật khác nhau xuất hiện hay biến mất
Còn Anagaxo cho rằng vạn vật sinh ra từ “những hạt giống” – cái bảo tồn và phát triển tính chất của sự vật cùng loại Những hạt giống này cực nhỏ và phân chia đến
vô tận Anagaxo xem “mỗi cái chứa mọi cái” Để các hạt giống nảy nở hay thay thế cho nhau cần phải có một động lực Đó là Nus – trí tuệ thuần túy hay linh hồn của thế giới Tuy nhiên, quan điểm của họ cũng còn mang tính sơ khai, nghĩa là còn hạn chế.Những hạn chế này được thuyết phục bởi thuyết nguyên tử luận
2.1.4 Trường phái nguyên tử luận Lơxíp – Đêmôcrít
Trường phái này là đỉnh cao của triết học duy vật Hy Lạp cổ đại giai đoạn cực thịnh.Lơxíp là người đầu tiên nêu lên các quan niệm về nguyên tử.Đêmôcrít đã kế thừa và phát triển thành một hệ thống chặt chẽ có sức thuyết phục Mặc dù còn hạn chế nhưng Đômôcrít đã nâng chủ nghĩa duy vật Hy Lạp lên đỉnh cao, làm cho nó đủ sức đương đầu chống lại các trào lưu duy tâm đang thịnh hành lúc bấy giờ, tiêu biểu
là trào lưu duy tâm của Platông
Thuyết nguyên tử cho rằng vũ trụ được cấu thành bởi 2 thực thể đầu tiên là nguyên tử và chân không.Chân không (cái không tồn tại) cũng tồn tại Nguyên tử vận động trong chân không, theo luật nhân quả mang tính tất nhiên tuyệt đối; khi chúng tụ lại thì sự vật (sự sống, linh hồn…) được tạo thành, khi chúng tách ra thì sự vật biến mất
Trang 102.2 Chủ nghĩa duy tâm
2.2.1 Trường phái Pytago
Pytago là người đặt nền móng cho chủ nghĩa duy tâm thời cổ Hy Lạp Pytago coi con số là bản nguyên của thế giới, là bản chất của vạn vật, là quy luật của vũ trụ Nhưng do quá đề cao vai trò của các con số, Pytago biến chúng thành những lực lượng siêu nhiên Pytago coi linh hồn bất tử tồn tại độc lập với thể xác và tin ở thuyết luân hồi Cho rằng linh hồn bị giam hãm trong thể xác Giải thoát linh hồn ra khỏi sự ràng buộc của thế xác là mục đích của cuộc sống Nhận thức là chức năng của linh hồn.Chân lí có được là nhờ sự mách bảo của thần linh
2.2.2 Trường phái Êlê
Do Xênôphan thành lập theo tinh thần duy vật, nhưng sau đó được Pácmêníc phát triển theo hướng duy tâm và được Dênông bảo vệ
Chịu ảnh hưởng bởi Talét, Xênôphan cho rằng mọi cái đều từ đất mà ra, và cuối cùng trở về với đất Cùng với nước, đất tạo nên sự sống của muôn loài Pácmêníc lại cho rằng “tồn tại” là bản chất chung thể hiện tính thống nhất của vạn vật trong thế giới “Tồn tại” là một phạm trù triết học mang tính khái quát cao Bản chất của tồn tại là bất biến, vĩnh hằng, đơn nhất; và tồn tại – bản chất của vạn vật chỉ có thể được nhận thức bởi tư duy lý tính.Dênông là người bảo vệ nhiệt thành trường phái Êlê.Ông đưa ra các apôri để chứng minh rằng không thể dùng trực quan cảm tính để nhận thức sự vật mà phải dùng tư duy trừu tương.Tuy nhiên, sai lầm của ông là ở chỗ tuyệt đối hóa và tách tính gián đoạn ra khỏi tính liên tục của vận động
2.2.3 Trường phái duy tâm khách quan của Xôcrát – Platôn
Trường phái này thể hiện lập trường chính trị của tầng lớp chủ nô quý tộc bảo thủ chống lại nền dân chủ Athen và hệ thống triết học duy vật của trường phái nguyên tử luận Được xây dựng bởi Xôcrát và hoàn thiện bởi Platông
Trang 11Trang 8
Khác với những nhà triết học khác, Xôcrát không nghiên cứu về giới tự nhiên mà ông dành phần lớn nghiên cứu về con người, đạo đức Platôn xuất thân trong một gia đình chủ nô quý tộc ở Athen Ông đã xây dựng chủ nghĩa duy tâm khách quan với nội dung chính là thuyết ý niệm với giá trị bên trong là phép biện chứng của khái niệm và nhiều tư tưởng sâu sắc về đạo đức – chính trị – xã hội
2.3 Chủ nghĩa nhị nguyên của Arixtốt
Arixtốt là học trò xuất sắc nhất của Platông, tuy nhiên ông lại phê phán thuyết ý niệm của thầy vì theo ông ý niệm là cái tồn tại bên ngoài và độc lập với sự vật nên
nó không thể là bản chất của sự vật Nhưng ông cũng không ủng hộ quan điểm của các trường phái duy vật khi bàn về khởi nguyên vật chất của vũ trụ Từ đó ông đưa
ra thuyết nguyên nhân – cơ sở của Siêu hình học và thuyết vận động – cơ sở của Vật
lý học Tuy triết học của ông dao động giữa chủ nghĩa duy vật và duy tâm, nhưng ông đã mở ra một chân trời mới cho sự phát triển của khoa học phương Tây
Trang 123 Sự tương đồng và khác biệt giữa Chủ Nghĩa Duy Vật và Chủ Nghĩa Duy Tâm
3.1 Sự tương đồng
Tuy có cách nhìn nhận về bản chất sự vật rất không giống nhau, tuy nhiên giữa Chủ Nghĩa Duy Vật và Chủ Nghĩa Duy Tâm vẫn có một vài điểm tương đồng, thể hiện đặc điểm chung của triết học Hy Lạp cổ đại
Thứ nhất, cả CNDV và CNDT đều thể hiện thế giới quan, ý thức hệ và phương pháp luận của giai cấp chủ nô thống trị Nó là công cụ lý luận của giai cấp này nhằm mục đích duy trì trật tự xã hội, củng cố vai trò thống trị của họ Điều này dễ dàng nhận ra được do các nhà triết học lúc bấy giờ đều thuộc tầng lớp thống trị, họ được giải thoát khỏi lao động chân tay nên tập trung vào tư duy, từ đó đưa ra những luận điểm nhằm bảo vệ cho quyền lợi của họ Họ thừa nhận sự quan trọng của nhà nước nhằm duy trì sự ổn định, sự phân công xã hội, đảm bảo xã hội trật tự và vận hành theo đúng chức năng của từng tầng lớp, giai cấp
Triết học Hy Lạp cổ đại gắn bó mật thiết với khoa học tự nhiên để tổng hợp mọi hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau nhằm xây dựng bức tranh về thế giới như một hình ảnh chỉnh thể thống nhất mọi sự vật, hiện tượng xảy ra trong
nó Do trình độ tư duy lý luận còn thấp nên khoa học tự nhiên chưa đạt đến trình độ mổ xẻ, phân tích tự nhiên để đi sâu vào bản chất sự vật, mà nó mới nghiên cứu tự nhiên trong tổng thể để dựng nên bức tranh tổng quát về thế giới Vì chưa thể nhận biết được bản chất của sự vật nên họ mới gán cho nó những bản chất, nguồn gốc khác nhau mà hình thành nên hai trường phái đối nghịch nhau là CNDV và CNDT Tuy nhiên dù có xuất phát điểm khác nhau nhưng nhìn chung, các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đều là những nhà khoa