1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn triết học SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC DUY VẬT VÀ TRIẾT HỌC DUY TÂM Ở HY LẠP THỜI CỔ ĐẠI

16 640 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 163 KB

Nội dung

Là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại thời cổ đại với những thành tựu rực rỡ về cả kinh tế, văn hóa xã hội, triết học Hy Lạp thời kỳ này cũng được đánh giá là đỉnh cao cự

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

Viện Đào Tạo Sau Đại Học



TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC

Đề tài:

"

SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC DUY VẬT VÀ

TRIẾT HỌC DUY TÂM Ở HY LẠP THỜI CỔ ĐẠI "

Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Bích Thủy STT: 103

Nhóm 5 - Lớp Đêm 1 - Khóa 23 Giảng viên phụ trách: TS Bùi Văn Mưa

TP.HCM, tháng 12/2014

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Triết học là môn khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất của thế giới Triết học ra đời từ rất lâu đời qua một quá trình lịch sử lâu dài Lịch sử triết học

đó là một vấn đề rất quan trọng của triết học Khi chúng ta nghiên cứu lịch sử triết học nói chung thì vấn đề cơ bản nhất của lịch sử triết học đó là cuộc đấu tranh giữa Chủ nghĩa duy vật và Chủ nghĩa duy tâm Vấn đề này được xem là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử triết học Cuộc đấu tranh này cũng chính là sự phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội đã phân chia thành các giai cấp đối kháng

Là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại thời cổ đại với những thành tựu rực rỡ về cả kinh tế, văn hóa xã hội, triết học Hy Lạp thời kỳ này cũng được đánh giá là đỉnh cao cực thịnh tạo tiền đề phát triển cho một nền triết học cận hiện đại sau này Triết học Hy Lạp cổ đại đã đặt ra hầu hết các vấn đề triết học và có

sự phân chia và đối lập rõ ràng giữa các trào lưu, trường phái duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình, vô thần và hữu thần Thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu về đề tài “Sự tương đồng và khác biệt giữa Chủ nghĩa triết học duy vật và Chủ nghĩa triết học duy tâm của triết học Hy Lạp cổ đại”, chúng ta sẽ thấy được rõ hơn

sự phân chia và đối lập giữa các trường phái này

Để thực hiện bài tiểu luận này, nhóm 5 đã dựa vào:

1 Tài liệu dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên

nghành triết học của trường Đại học Kinh tế Tp HCM do Thầy Bùi Văn Mưa (Chủ

biên) - 2011

2 Đại cương lịch sử triết học, NXB Tổng hợp Tp HCM – Nguyễn Ngọc Thu -2003

3 Lịch sử triết học, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội – Nguyễn Hữu Vui -2002

4 Triết học II, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội – 1993

5 Tổng hợp từ một số website

Trang 3

I HOÀN CẢNH RA ĐỜI, ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ

1 Hoàn cảnh lịch sử:

I.1 Về tự nhiên:

Hy Lạp là một quốc gia rộng lớn có khí hậu ôn hòa bao gồm miền Nam bán đảo Ban Căng (Balcans), miền ven biển phía Tây Tiểu Á và nhiều hòn đảo ở miền Egee Hy Lạp được chia làm ba khu vực: Bắc, Nam và Trung bộ

Trung bộ có nhiều dãy núi ngang dọc và những đồng bằng trú phú, có thành phố lớn như Athen Nam bộ là bán đảo Pelopongnedơ với nhiều đồng bằng rộng lớn phì nhiêu thuận lợi cho việc trồng trọt Vùng bờ biển phía Đông của bán đảo Balcan khúc khuỷu nhiều vịnh, hải cảng thuận lợi cho nghành hàng hải phát triển Các đảo trên biển Egiê (Egée) là nơi trung chuyển cho việc đi lại, buôn bán giữa Hy Lạp với các nước ở Tiểu Á và Bắc Phi Vùng ven biển Tiểu Á là đầu mối giao thương giữa

Hy Lạp và các nước phương Đông Với điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy nên Hy Lạp cổ đại sớm trở thành một quốc gia chiếm hữu nô lệ có một nền công thương nghiệp phát triển, một nền văn hóa tinh thần phong phú đa dạng Nơi có nhiều triết gia mà triết lý của họ trở nên bất hủ

I.2 Về kinh tế

Hy Lạp cổ đại nằm ở một vị trí vô cùng thuận lợi về khí hậu, đất đai, biển cả

và lòng nhiệt thành của con người là những tài vật, tài lực vô giá để cho tư duy bay bổng, mở rộng các mối bang giao và phát triển kinh tế

Thế kỷ VIII – VI BC, đây là thời kỳ quan trọng nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại là thời kỳ nhân loại chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt Lúc bấy giờ,

đồ sắt được dùng phổ biến, năng suất lao động tăng nhanh, sản phẩm dồi dào, chế độ

sở hữu tư nhân được củng cố Sự phát triển này đã kéo theo phân công lao động trong nông nghiệp, giữa nghành trồng trọt và ngành chăn nuôi Sự phát triển mạnh

mẽ của công nghiệp, thủ công nghiệp từ cuối thế kỷ VIII BC là lực đẩy quan trọng

cho trao đổi, buôn bán, giao lưu với các vùng lân cận Engels đã nhận xét: “Phải có

Trang 4

những khả năng của chế độ nô lệ mới xây dựng được một quy mô phân công lao động lớn lao hơn trong công nghiệp và nông nghiệp, mới xây dựng được đất nước

Hy Lạp giàu có Nếu không có chế độ nô lệ thì cũng không có quốc gia Hy Lạp, không có khoa học và công nghiệp Hy Lạp”.

I.3 Về chính trị - xã hội:

Từ điều kiện kinh tế đã dẫn đến sự hình thành chính trị - xã hội, xã hội phân hóa ra làm hai giai cấp xung đột nhau là chủ nô và nô lệ Lao động bị phân hóa thành lao động chân tay và lao động trí óc Đất nước bị chia phân thành nhiều nước nhỏ Mỗi nước lấy một thành phố làm trung tâm Trong đó, Sparte và Athen là hai thành phố cổ hùng mạnh nhất, nòng cốt cho lịch sử Hy Lạp cổ đại

Thành bang Athen nằm ở vùng đồng bằng thuộc Trung bộ Hy Lạp, có điều kiện đại lý thuận lợi nên đã trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa của Hy Lạp cổ đại và là cái nôi của triết học Châu Âu Tương ứng với sự phát triển kinh tế, văn hóa

là thiết chế nhà nước chủ nô dân chủ Athen

Thành Sparte nằm ở vùng bình nguyên, đất đai rất thích hợp với sự phát triển nông nghiệp Chủ nô quý tộc thực hiện theo lối cha truyền con nối Chính vì thế Sparte đã xây dựng một thiết chế nhà nước quân chủ, thực hiện sự áp bức rất tàn khốc đối với nô lệ

Do sự tranh giành quyền bá chủ Hy Lạp, nên hai thành phố trên tiến hành cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài hàng chục năm và cuối cùng dẫn đến sự thất bại của thành Athen Cuộc chiến tàn khốc đã lưu lại sự suy yếu nghiêm trọng về kinh tế, chính trị và quân sự của đất nước Hy Lạp Chiến tranh, nghèo đói đã nảy sinh các cuộc nổi dậy của tầng lớp nô lệ Nhưng lại thất bại vì họ xuất phát từ nhiều bộ lạc khác nhau, không có ngôn ngữ chung, không có quyền hạn, không được tham gia vào các hoạt động xã hội, chính trị Chớp lấy thời cơ, Vua Philíp ở Bắc Hy Lạp đã đem quân xâm chiếm toàn bộ bán đảo Hy Lạp thế kỷ thứ II BC, Hy Lạp một lần nữa

Trang 5

lại rơi vào tay của đế quốc La Mã Tuy đế quốc La Mã chinh phục được Hy Lạp, nhưng lại bị Hy Lạp chinh phục về văn hóa

Engels đã nhận xét “không có cơ sở văn minh Hy Lạp và đế quốc La Mã thì không có Châu Âu hiện đại được” Vì điều kiện kinh tế, nhu cầu buôn bán, trao đổi hàng hóa mà các chuyến vượt biển đến với các nước phương Đông trở nên thường xuyên Chính vì thế tầm nhìn của họ cũng được mở rộng, những thành tựu văn hòa của Ai Cập, Babilon đã làm cho người Hy Lạp ngạc nhiên Tất cả các lĩnh vực, những yếu tố của nước bạn đều được Hy Lạp đón nhận “Những người Hy Lạp mãi mãi là đứa trẻ nếu không hiểu biết gì về Ai Cập”

Trong thời đại này Hy Lạp đã xây dựng được một nền văn minh vô cùng xán lạn với những thành tựu rực rỡ thuộc các lĩnh vực khác nhau Chúng là cơ sở hình thành nên nền văn minh phương Tây hiện đại

2 Sự phát triển của triết học Hy Lạp thời cổ đại

Triết học Hy Lạp cổ đại ra đời trong bối cảnh diễn ra sự chuyển biến lâu dài

và sâu sắc các quan hệ xã hội Đó là sự ra đời của xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử – chế độ chiếm hữu nô lệ

Chế độ chiếm hữu nô lệ đã tạo cơ sở cho sự phân hóa lao động và đề cao đề cao lao động trí óc, coi thường lao động chân tay Điều này thúc đẩy sự hình thành tầng lớp trí thức biết xây dựng và sử dụng hiệu quả tư duy lý luận để nghiên cứu triết học và khoa học Triết học và khoa học đã ra đời và phát triển mạnh mẽ Triết học Hy Lạp cổ đại rất đa dạng; song nhìn chung, chúng thể hiện rõ khuynh hướng nhất nguyên (chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm) hay khuynh hướng nhị nguyên một cách rõ ràng vá khá nhất quán

Triết học Hy Lạp cổ đại gắn liền với lịch sử ra đời của nền chính trị Hy Lạp

cổ đại (mà đỉnh cao của nó là nền dân chủ Athen) và phản ánh lịch sử của đất nước này Do vậy, nó trải qua ba giai đoạn: giai đoạn hình thành, giai đoạn cực thịnh và giai đoạn suy tàn

Trang 6

Giai đoạn hình thành (thế kỷ VI tr CN): đây là thời kỳ chế độ chiếm hữu nô

lệ mới hình thành,Do sự phát triển của sản xuất, thế giới quan cũ có tính chất tôn giáo, thần thoại dần dần nhường chỗ cho những hiểu biết khoa học về con người, về

vũ trụ Trên cơ sở đó, triết học với tư cách là một khoa học bao quát mọi tri thức (khoa học của khoa học) ra đời

Giai đoạn cực thịnh: (bắt đầu từ thế kỷ thứ V tr.CN): Đây là thời kỳ chế độ chiếm hữu nô lệ phát triển đến hình thức cao và cũng là thời kỳ phồn vinh của triết học Hy Lạp cổ đại Thời kỳ này, đối tượng nghiên cứu của triết học được rộng sang các vấn đề về kết cấu của vật chất, nhận thức luận và đời sống chính trị Trong đó, kết cấu của vật chất là vấn đề trung tâm của nhiều trướng phái triết học

Giai đoạn suy tàn (từ thế kỷ thứ II TCN): Đây là thời kỳ khủng hoảng và suy vong của chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp Cùng với sự suy tàn đó, nền văn hóa mà

nó sản sinh ra cũng suy tàn theo Chiến tranh, bạo lực, khó khăn ngập tràn đã đưa các nhà triết học giai đoạn này rời xa các vấn đề siêu hình,phổ quát để đi vào các vấn đề thuộc về đời sống tình cảm, nội tâm, ham muốn, dục vọng;

Để lại dấu ân sâu đậm nhất trong lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại chính là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm ở giai đoạn cực thịnh Chủ nghĩa duy vật được hình thành từ trường phái Mi-lê, trường phái Hêraclít, trải qua trường phái đa nguyên và đạt được đỉnh cao trong trường phái nguyên tử luận Chủ nghĩa duy tâm được hình thành trong trong trường phái Pythago, trải qua trường phái duy lý Êle, phái Ngụy biện và đạt được đỉnh cao trong trường phái duy tâm khách quan của Platông Arítốt đã cố gắng khắc phục sự đối lập giữa hai khuynh hướng nhất nguyên duy vật và nhất nguyên duy tâm, tiến hành phê phán và tổng kết triết học và khoa học thời này Do vậy, ông đã đưa triết học Hy Lạp cổ đại lên đỉnh cao cực thịnh và trở thành “bộ óc bách khoa toàn thư” vĩ đại nhất trong nền triết học

và khoa học Hy Lạp cổ đại

Trang 7

II KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA DUY

TÂM TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI

1 Chủ nghĩa duy vật:

1.1 Trường phái Mi-lê:

Milê là một vùng đất nổi tiếng của Hy Lạp nằm chạy dài trên miền duyên hải Tiểu Á, giữa các huyết mạch giao thông, là một trung tâm thương mại hàng hải lớn

Sự giao thương kinh tế, trao đổi văn hóa đã mở rộng tầm nhìn của con người, kích thích phát triển khoa học, văn hóa, nghệ thuật và từ đây trường phái triết học Milê ra đời Thales, Anaximandros, Anaximenes (thế kỷ 6 TCN) là ba nhà triết học tiêu biểu lập nên trường phái triết học Milê Từ quan sát của mình, Thales cho rằng nước, Anaximenes thì cho là không khí là các vật thể xác định có tính vô tận, tồn tại vĩnh viễn có tuần hoàn Còn Anaximandros thì cho rằng apeiron là một chất vô định hình chứa trong mình những mặt đối lập luôn vận động, đấu tranh với nhau sinh ra rồi lại hủy diệt hình thể, tính chất khác nhau của vạn vật

Đóng góp quan trọng nhất của trường phái này là họ đã đưa ra cái bản nguyên

để lý giải sự tồn tại trong tính thống nhất của vạn vật trong thế giới, đặt nền móng cho sụ hình thành các khái niệm triết học để các triết gia sau này tiếp tục bổ sung và làm phong phú thêm các khái niệm đó như khái niệm chất, không gian, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập…v…v…

1.2 Trường phái Hêraclite (540 – 575 BC)

Do Hêracrít sáng lập và xây dựng vào thế kỷ thứ 6 TCN Ông đã thể hiện rõ các tư tưởng biện chứng chất phác thời cổ Hy Lạp thông qua các phỏng đoán thiên tài về quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mắt đối lập Ông coi bản nguyên của thế giới là vật chất là lửa Vạn vật (kể cả linh hồn) được sinh ra từ lửa, tồn tại đến khi mất đi lại quay về lửa Vũ trụ là ngọn lửa vĩnh hằng không ngừng bùng cháy và lụi tàn theo cái logos (quy luật) nội tại của chính mình Ngọn lửa vũ trụ sản sinh ra

sự vật vật chất, hiện tượng tinh thần và tạo ra các linh hồn Ông xem vạn vật trong

Trang 8

thế giới vừa tồn tại vừa không tồn tại, luôn luôn vận động và nàm trong quá trình sinh thành - biến đổi chuyển hóa, “không ai tắm được hai lần trên cùng một dòng sông” Thế giới vật chất chứa trong mình các mặt đối lập luôn thống nhất và đấu tranh với nhau Vạn vật “vừa đa dạng vừa thống nhất” vừa mang tính hài hòa vừa xung đột Ngoài ra, khi nhận thức thế giới, theo quy luật của logos, ông cho rằng nhận thức bắt đầu từ cảm tính Sau đó, sử dụng tư duy, lý tính để nhận thức thấu suốt hơn Nhưng do tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh khác nhau nên quá trình tìm đến chân lý chỉ là tương đối

1.3 Trường phái đa nguyên Empêđốc - Anaxogoras:

Vượt qua quan niệm đơn nguyên sơ khai của các trường phái Miles và Hêraclite, Empêđốc (490 – 430 TCN) và Anaxagoras (500 – 428 TCN) xây dựng quan niệm đa nguyên về bản chất thế giới vật chất đa dạng

Empêđốc thừa nhận khởi nguyên của thế giối là bốn yếu tố độc lập, bất biến: đất, nước, lửa và không khí Dưới sự tác động của hai loại lực tình yêu và hận thù

mà chúng được kết hợp lại hình thành lên vạn vật đa dạng hay bị chia tách ra làm cho vạn vật bị mất đi Và vũ trụ tồn tại, phát triển qua bốn giai đoạn vận động, biến đổi tuần hoàn của tình yêu và hận thù

Amaxogoras cho rằng cơ sở đầu tiên của tất cả mọi sự vật là “những hạt giống” cực nhỏ, có thể phân chia vấn vô tận Dù “mỗi cái chứa mọi cái”, nhưng

“mầm nào sinh ra giống nấy”, vật chất chỉ bị quy định bởi tính chất hạt giống của chính nó

Như vậy, trường phái đa nguyên là một sự tìm tòi mới của CNDV nhằm khắc phục hạn chế của quan điểm duy vật đơn nguyên để lý giải tính thống nhất trong sự

đa dạng của thế giới

Trang 9

1.4 Trường phái nguyên tử luận Lơxíp – Đêmôcrít:

Trường phái này là đỉnh cao của triết học duy vật Hy Lạp cổ đại được thể hiện trong trường phái nguyên tử luận thế kỷ V-II BC Lơxíp là người sáng lập và Đêmôcrít là người thừa kế và phát triển

Theo trường phái này, nguyên tử và chân không cùng tồn tại và là căn nguyên của các sự vật, hiện tượng Nguyên tử vận động trong chân không kết tụ lại hình thành nên sự vật và khi chúng tách rời nhau thì sự vật tan rã, biến mất Đêmôcrít đã

kế thừa và phát triển các quan niệm này thành một hệ thống chặt chẽ đưa triết học duy vật Hy Lạp lên đỉnh cao, làm cho nó đủ sức đương đầu chống lại các trào lưu duy tâm đang thịnh hành cùng thời

2 Chủ nghĩa duy tâm:

2.1 Trường phái Pythagore:

Là một nhà toán học uyên bác, tư tưởng triết học của ông luôn gắn liền với các con số Ông cho rằng con số là bản chất của vạn vật trong thế giới Mỗi con số khác nhau, theo thứ tự của nó tương ứng với một sự vật Trật tự của vạn vật trong tự nhiên được xắp đặt theo trật tự các con số (trật tự thần thánh) Nếu cãi lại quy luật này, điều ác trong xã hội nhất định sẽ xảy ra Ông cũng thừa nhận linh hồn là bất tử, độc lập với thể xác và bị chi phối bởi luật luân hồi Mục đích của cuộc sống là giải thoát linh hồn ra khỏi ràng buộc thể xác Chức năng của linh hồn là nhận thức chân

lý bằng hình thức chiêm nghiệm tâm linh Trường phái Pythagore đã đặc nền móng ban đầu cho trào lưu duy tâm thời cổ đại của triết học Hy Lạp

2.2 Trường phái Elée:

Trường phái Elée (V – IV BC) do Xénophane thành lập theo chủ nghĩa duy vật, nhưng sau đó Parménide phát triển theo chủ nghĩa duy tâm và được Zeno nhiệt thành bảo vệ và phát huy

Chịu ảnh hưởng bởi Thales, Xénophane cho rằng mọi cái đều từ đất mà ra, và cuối cùng trở về với đất Cùng với nước, đất tạo nên sự sống của muôn loài

Trang 10

Parménide lại cho rằng “tồn tại” là bản chất chung thể hiện tính thống nhất của vạn vật trong thế giới “Tồn tại” là một phạm trù triết học mang tính khái quát cao, và được nhận thức bởi tư duy lý tính Zeno là người bảo vệ nhiệt thành trường phái Êlê Ông đưa ra các apôri để chứng minh rằng không thể dùng trực quan cảm tính để nhận thức sự vật mà phải dùng tư duy trừu tương Tuy nhiên, sai lầm của ông là ở chỗ tuyệt đối hóa và tách tính gián đoạn ra khỏi tính liên tục của vận động

2.3 Trường phái duy tâm khách quan:

Trường phái này thể hiện lập trường chính trị của tầng lớp chủ nô quý tộc bảo thủ chống lại nền dân chủ Athen hệ thống triết học duy vật của trường phái nguyên

tử luận Được xây dựng bởi Socrate và được hoàn thiện bởi Platon Khác với những nhà triết học khác, Xôcrát không nghiên cứu về giới tự nhiên mà ông dành phần lớn nghiên cứu về con người, đạo đức Platôn xuất thân trong một gia đình chủ nô quý tộc ở Athen Ông đã xây dựng chủ nghĩa duy tâm khách quan với nội dung chính là thuyết ý niệm, với giá trị bên trong là phép biện chứng của khái niệm và nhiều tư tưởng sâu sắc về đạo đức, chính trị, xã hội,…

III. SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA CHỦ NGHĨA DUY VẬT

VÀ CHỦ NGHĨA DUY TÂM

1 Sự tương đồng:

Tuy là hai trường phái triết học khác nhau, Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm vẫn có một số các đặc điểm tương đồng như sau:

- Cả hai trường phái đều đi sâu vào những vấn đề bản thể luận, nhận thức luận để phát triển khoa học tự nhiên

- Thể hiện thế giới quan, ý thức hệ và phương pháp luận của giai cấp chủ nô thống trị nhằm bảo vệ quyền lợi cho mình và duy trì trật tự xã hội, coi thường giai cấp

nô lệ

Ngày đăng: 13/04/2015, 21:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w