Nhiệm vụ của triết học khi đó là lý giải và chứng minh tính “đúng đắn” của các nội dung trong Kinh thánh, củng cố niềm tin tôn giáo, hướng con người đến với Thượng đế… - Thời phục hưng –
Trang 1T R I Ế T H Ọ C H Ê G H E N – T R I Ế T
H Ọ C L À K H O A H Ọ C C Ủ A M Ọ I
K H O A H Ọ C
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH – KHCN & QHĐN
TIỂU LUẬN MÔN :
TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI:
GVHD: TS BÙI VĂN MƯA HVTH: VÕ NHỰT THANH MSHV: CH1301054
KHÓA: CH08
Trang 2Giới thiệu:
Qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển triết học có nhiều hệ tư tưởng
về triết học khác nhau Trong đó có hệ tư tưởng của Hêghen (xuất hiện vào cuối
thế kỉ XVIII) được xem là đồ sộ nhất và cuối cùng trong lịch sử về quan niệm
“triết học là khoa học của mọi khoa học”
Mục đích:
Tìm hiểu sơ qua về quá trình hình thành và phát triển của các hệ tư tưởng
về triết học Qua đó cho thấy sự đồ sộ và cuối cùng của hệ tư tưởng Hêghen về
“triết học là khoa học của mọi khoa học”
Bố cục:
I Tổng quan
1) Quan niệm về triết học
2) Các thời kỳ triết học
II Nội dung
1) Quan niệm về chủ nghĩa duy tâm
2) Quan niệm về phép biện chứng
3) Tại sao nói Triết học Hêghen – triết học là khoa học của mọi khoa
học – là đồ sộ nhất trong lịch sử?
4) Tại sao nói Triết học Hêghen – triết học là khoa học của mọi khoa
học – là cuối cùng trong lịch sử?
III Kết luận
IV Tài liệu tham khảo
Tài liệu sử dụng chính là bài giảng môn học.
Trang 3I Tổng quan
1) Quan niệm về triết học
Theo quan niệm truyền thống thì triết học là môn học giúp con người nâng
cao và sử dụng lý trí một cách hiệu quả để hiểu thấu bản chất của vạn vật và
hành động đúng đắn trong thế giới Còn theo quan niệm Mácxít thì triết học là hệ
thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về bản thân con
người và về vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó
2) Các thời kỳ triết học
- Thời cổ đại: Ở Trung Hoa, triết học gắn liền với các vấn đề chính trị - xã hội;
ở Ấn Độ, triết học gắn liền với các vấn đề tôn giáo; ở Hy Lạp, triết học gắn liền
với khoa học tự nhiên và được gọi là triết học tự nhiên Người Trung Quốc coi triết
học là sự truy tìm bản chất, là sự thấu hiểu căn nguyên của sự vật, sự việc; người
Ấn Độ coi triết học là con đường suy ngẫm dẫn dắt đến lẽ phải, đến những chân lý
siêu nhiên (darshana); còn người Hy Lạp coi triết học là sự ham hiểu biết, yêu
thích sự thông thái (philosophia), do đó nhà triết học được gọi là nhà thông thái,
-người có khả năng nhận thức được chân lý, làm sáng tỏ được bản chất của vạn
vật
- Thời trung cổ: Ở Tây Âu, dưới sự thống trị của Giáo hội Thiên chúa giáo,
triết học buộc phải trở thành một bộ môn của thần học Nhiệm vụ của triết học khi
đó là lý giải và chứng minh tính “đúng đắn” của các nội dung trong Kinh thánh,
củng cố niềm tin tôn giáo, hướng con người đến với Thượng đế…
- Thời phục hưng – cận đại: Trong lòng xã hội phong kiến ở các nước Tây Âu
sớm hình thành và phát triển mạnh mẽ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
cùng với sự hồi sinh nhanh chóng và sự phát triển rực rỡ của khoa học tự nhiên
Trang 4+ Vào thời Phục hưng: Quan niệm coi triết học như “Người mẹ” của các
ngành khoa học xuất hiện vào thời cổ đại, bị quên lãng vào thời trung cổ, bây giờ
được khôi phục lại
+ Sang đầu thời cận đại: Quan niệm coi triết học như “Người mẹ” của các
ngành khoa học đã phát triển thành quan niệm coi triết học là “khoa học của các
khoa học” Lý trí triết học và hiểu biết khoa học vượt lên trên lý lẽ thần học và
niềm tin tôn giáo Do sự ảnh hưởng về nhiều mặt (kinh tế, chính trị, xã hội, khoa
học, văn hóa, tư tưởng) của các nước Anh, Pháp… từ bên ngoài và yêu cầu của
giai cấp tư sản Đức từ bên trong mà triết học cổ điển Đức đã hình thành và phát
triển mạnh mẽ trên lập trường duy tâm Đỉnh cao của triết học cổ điển Đức là triết
học Hêghen Hêghen xem triết học của mình là “khoa học của các khoa học”.
Đây là hệ thống triết học - “khoa học của các khoa học” đồ sộ nhất và cuối
cùng trong lịch sử.
+ Cuối thời cận đại Các cuộc cách mạng tư sản đã nổ ra và thắng lợi ở các
nước Tây Âu tạo tiền đề và cơ sở hiện thực cho khoa học tự nhiên đạt được nhiều
thành tựu nổi bật và phân ra thành các ngành độc lập nhau; Quan niệm coi triết học
là “khoa học của các khoa học” trở nên lỗi thời; Chủ nghĩa thực chứng xuất hiện
kịp thời để hướng dẫn các ngành khoa học phát triển
- Sang đầu thời hiện đại Trước yêu cầu của cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản
và sự phát triển của khoa học tự nhiên, triết học mácxít đã ra đời Triết học mácxít
đã đoạn tuyệt với quan niệm coi triết học là “khoa học các của khoa học” nhưng
cũng không chấp nhận quan niệm của chủ nghĩa thực chứng về đối tượng, nội
dung và vai trò của triết học Triết học mácxít xác định đối tượng nghiên cứu của
mình là tiếp tục giải quyết vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập
trường duy vật và quan điểm thực tiễn; nghiên cứu những quy luật chung nhất của
tự nhiên, xã hội và tư duy; từ đó định hướng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn
của con người nhằm cải tạo tự nhiên - xã hội, phục vụ lợi ích cho con người
Trang 5- Ngày nay, ở các nước tư bản hiện đại nói riêng, trên toàn hành tinh của
chúng ta nói chung, bên cạnh những thành tựu to lớn do các cuộc cách mạng khoa
học - kỹ thuật trước đây (hiện nay là cách mạng khoa học - công nghệ) mang lại là
những hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt: đạo đức, xã hội, môi trường,… do
chúng gây ra Nhân loại đang đứng trước nhiều vấn đề to lớn đòi hỏi phải giải
quyết Do vậy đã xuất hiện nhiều trào lưu triết học khác nhau hướng đến giải quyết
các vấn đề không giống nhau; chúng tạo nên dòng thác tư tưởng “triết học phương
Tây hiện đại ngoài mácxít” Dù dòng triết học này rất đa dạng nhưng chúng ta dễ
nhận thấy trong nó có những trào lưu lớn như: triết học duy khoa học, triết học
nhân bản phi lý tính, triết học tôn giáo, v.v Các trào lưu triết học phương Tây
hiện đại phân tích những đối tượng khác nhau, với những mục đích không như
nhau, và thể hiện lập trường không giống nhau
II Nội dung
1) Quan niệm về chủ nghĩa duy tâm:
Chủ nghĩa duy tâm khẳng định ý thức có trước, sản sinh ra và giữ vai trò
quyết định đối với vật chất, là cơ sở tồn tại của giới tự nhiên, xã hội Chủ nghĩa
duy tâm có hai trường phái chủ yếu là chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa
duy tâm khách quan Chủ nghĩa duy tâm thường gắn liền với tôn giáo và là cơ sở
lý luận cho các giai cấp thống trị bảo thủ, phản động trong xã hội
3) Quan niệm về phép biện chứng:
Phép biện chứng cho rằng mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới (cả sự vật,
hiện tượng vật chất lẫn sự vật, hiện tượng tinh thần) không tồn tại cô lập, tách
biệt nhau mà là tồn tại trong muôn vàn mối quan hệ, liên hệ lẫn nhau, chúng
không đứng im, bất động mà là luôn vận động, phát triển, chuyển hóa lẫn nhau
Trong đó, vận động được hiểu là tự vận động, còn phát triển là phát triển tự thân
Nguồn gốc, động lực của mọi sự vận động và phát triển là mâu thuẫn, tức sự
Trang 6của mọi sự vận động và phát triển là sự chuyển hóa giữa lượng và chất Còn xu
hướng của mọi sự vận động và phát triển là phủ định của phủ định Phép biện
chứng là quan điểm xem xét sự vật trong mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau và trong
trạng thái vận động, biến đổi không ngừng, với một tư duy mềm dẻo, linh hoạt
Quan niệm coi triết học là “khoa học của các khoa học” là vì vào đầu thời kỳ
cận đại, triết học phát triển nhanh, đồng thời góp phần thúc đẩy các ngành khoa
học tự nhiên phát triển mạnh mẽ; lý trí triết học và hiểu biết khoa học vượt lên trên
lý lẽ thần học và niềm tin tôn giáo
4) Tại sao nói Triết học Hêghen – triết học là khoa học của mọi khoa học –
là đồ sộ nhất trong lịch sử?
Hêghen là nhà triết học biện chưng duy tâm khách quan - một trong những bộ
óc bách khoa toàn thư vĩ đại nhất trong lịch sử triết học của nhân loại - đã xây
dựng hệ thống triết học duy tâm khách quan biện chứng nổi tiếng Do chịu ảnh
hưởng bởi Senlinh mà Hêghen say sưa nghiên cứu triết học, và ông đã trở thành
nhà triết học - bác học vĩ đại nhất, người hoàn chỉnh nền triết học duy tâm biện
chứng cổ điển Đức, bậc tiền bối của triết học Mác Hêghen đã để lại cho nhân
loại một di sản triết học đồ sộ và rất giá trị Các tác phẩm chính của ông là Hiện
tượng luận tinh thần, Bách khoa toàn thư các khoa học triết học (gồm 3 quyển:
Khoa học lôgích, Triết học tự nhiên và Triết học tinh thần)
- Hiện tượng luận tinh thần với bốn nền tảng của triết học mới: thừa nhận
tồn tại ý niệm tuyệt đối; thừa nhận sự phát triển của ý niệm tuyệt đối; thừa nhận ý
thức con người là sản phẩm của lịch sử; triết học là học thuyết về ý niệm tuyệt
đối
- Khoa học lôgích: Khoa học lôgích nghiên cứu ý niệm tuyệt đối ở giai
đoạn sơ khai, nhưng lại là xuất phát điểm của hệ thống Khi vạch ra những hạn
chế của lôgích học cũ Hêghen khởi thảo một lôgích học mới giúp vạch ra bản
chất đích thực của tư duy, và đóng vai trò như một phương pháp luận triết học
làm cơ sở cho mọi khoa học Hêghen coi lôgích học là khoa học về những phạm
Trang 7trù và quy luật của tư duy, nhưng tư duy mà lôgích học nghiên cứu là tư duy
thuần túy, tức ý niệm tuyệt đối trong chính nó hay Thượng đế Trong tư duy mọi
cái đối lập (vật chất - tinh thần, khách thể - chủ thể, tư tưởng - hiện thực ) đều
thống nhất Phép biện chứng phải là một linh hồn uyển chuyển của lôgích học; và
lôgích học phải là một cơ thể sống động, chứ không phải là tổng những phạm trù
sơ cứng Trong học thuyết về tồn tại, Hêghen vạch ra tính quy định lẫn nhau giữa
lượng và chất Trong học thuyết về bản chất, Hêghen bàn về bản chất - hiện
tượng - hiện thực, nghĩa là bàn về sự tự vận động phát triển của các phạm trù:
đồng nhất - khác biệt - đối lập - mâu thuẫn, bản chất - hiện tượng, nội dung - hình
thức, khả năng - hiện thực, nguyên nhân - kết quả, khả năng - hiện thực Trong
học thuyết về khái niệm, Hêghen bàn về sự tự vận động phát triển của ý niệm
tuyệt đối thông qua các hình thức tồn tại chủ quan của nó như khái niệm – phán
đoán – suy luận, bàn về thực tiễn, về chân lý hay ý niệm – sự thống nhất giữa
khái niệm và thực tiễn Hêghen hiểu sự phát triển của lôgích học nói chung, tư
duy - đối tượng của nó nói riêng, là một quá trình biện chứng
- Triết học tự nhiên: Đây là học thuyết về giới tự nhiên với tính cách là
một dạng tồn tại khác của ý niệm tuyệt đối dưới dạng các sự vật vật chất Hêghen
cho rằng, quá trình hình thành giới tự nhiên từ ý niệm tuyệt đối đồng thời cũng là
quá trình ý niệm tuyệt đối ngày càng biểu hiện ra thành giới tự nhiên Những
hình thức chủ yếu của ý niệm tuyệt đối tồn tại dưới dạng giới tự nhiên là cơ học,
vật lý học, sinh thể học
- Triết học tinh thần: Hêghen xem xét ý niệm tuyệt đối ở giai đoạn cuối
cùng trên con đường diễu hành nơi trần gian, từ bỏ giới tự nhiên, khắc phục sự
tha hóa, quay về lại chính mình như thế nào Triết học tinh thần bao gồm học
thuyết về tinh thần chủ quan, học thuyết về tinh thần khách quan và học thuyết về
tinh thần tuyệt đối Hêghen cho rằng, triết học của ông (học thuyết về tinh thần
tuyệt đối) là sự tổng hợp toàn bộ giá trị của mọi học thuyết có giá trị trước đó,
Trang 8quá trình nhận thức của mình, đã khám phá ra chính mình, và quay trở về với
mình trong học thuyết về tinh thần tuyệt đối Vì vậy, tinh thần tuyệt đối là kết
quả tối cao, toàn diện và triệt để của toàn bộ lịch sử thế giới Nếu Triết học tự
nhiên có nhiều điểm yếu thì Triết học tinh thần là một thành tựu to lớn của triết
học Hêghen Xét về thực chất, đây là học thuyết duy tâm bàn về sự phát triển ý
thức cá nhân và ý thức xã hội; bàn về sự phát triển trí tuệ, lý tính con người Ở
đây, ông đã lý giải tiến trình phát triển xã hội theo tinh thần duy tâm
Nhận xét chung về hệ thống triết học Hêghen: thế giới quan duy tâm là thế
giới quan xuyên suốt toàn bộ nội dung triết học Hêghen: Mọi sự vật, quá trình dù
là vật chất hay tinh thần đều là hiện thân của ý niệm tuyệt đối Phép biện chứng
là linh hồn sống động của hệ thống triết học Hêghen thể hiện ở tư tưởng về mối
liên hệ phổ biến và tư tưởng về sự phát triển Dù có nhiều hạn chế không nhỏ
nhưng thành tựu mà triết học Hêghen mang lại - phép biện chứng tư duy - một
cống hiến vĩ đại cho kho tàng tư tưởng của nhân loại Triết học Hêghen là một
cội nguồn của triết học Mác Cứu lấy phép biện chứng, giải phóng hạt nhân biện
chứng ra khỏi lớp vỏ duy tâm thần bí của Hệ thống Hêghen là một yêu cầu cấp
bách của triết học mà sau này Mác đã thực hiện Khi cải tạo phép biện chứng duy
tâm Hêghen theo tinh thần duy vật của triết học Phoiơbắc, Mác đã xây dựng phép
biện chứng duy vật – phép biện chứng của sự vật - thế giới khách quan, mà phép
biện chứng của ý niệm chỉ là hình ảnh biện chứng trong bộ óc con người phản
ánh phép biện chứng của sự vật - thế giới khách quan
5) Tại sao nói Triết học Hêghen – triết học là khoa học của mọi khoa học –
là cuối cùng trong lịch sử?
- Quan niệm truyền thống trong lịch sử triết học trước C.Mác đã coi “triết
học là khoa học của mọi khoa học” Hệ thống triết học là khoa học của mọi khoa
học đồ sộ nhất, chặt chẽ nhất, hợp lý nhất và cuối cùng trong lịch sử là hệ thống
triết học Hêghen đã bị phê phán mạnh mẽ
- Sự ra đời triết học Mác đã đoạn tuyệt với quan niệm coi triết học là khoa
học của mọi khoa học, nhưng đồng thời cũng không cho phép chủ nghĩa thực
Trang 9chứng cô lập, tách triết học ra khỏi khoa học cụ thể Khi xác định đúng đối tượng
của triết học là nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư
duy, triết học Mác không những không tách rời, mà trái lại, nó đòi hỏi phải thực
hiện mối liên hệ mật thiết, đúng đắn giữa triết học với các khoa học chuyên ngành
Bởi vì, sự phát triển của các lĩnh vực khoa học khác nhau trong việc nghiên cứu
thế giới tự nhiên và xã hội đặt cơ sở cho những khái quát mang tính phổ biến của
triết học Mặt khác, những kết luận của triết học trở thành cơ sở thế giới quan khoa
học và phương pháp luận chung nhất cho sự phát triển của các lĩnh vực khoa học
Thực tiễn khoa học đã chứng minh rằng, những thành tựu nghiên cứu của các khoa
học về tự nhiên và xã hội là tiền đề, cơ sở khoa học cho hệ thống phạm trù, quy
luật triết học; đồng thời, ngược lại, hệ thống phạm trù, quy luật triết học định
hướng cho sự phát triển hợp quy luật của các lĩnh vực khoa học khác nhau
- Không có triết học duy vật biện chứng khoa học hiện đại không thể có
những bước tiến dài và vững chắc Sự phát triển của khoa học hiện đại ngày nay
càng chứng minh cho mối liên hệ thống nhất giữa khoa học với triết học Mác trên
con đường nhận thức và cải tạo thế giới
Trang 10III Kết luận:
Với một hệ thống triết học tương đối hoàn chỉnh, với tri thức bách khoa,
kiến thức uyên bác và thiên tài của mình, Hêghen trở thành nhà triết học lớn nhất
thời bấy giờ Học thuyết của ông khép lại một giai đoạn phát triển triết học đầy sôi
động, đồng thời mở ra một giai đoạn cách mạng mới trong lịch sử triết học - giai
đoạn gắn tư tưởng triết học với thực tiễn cách mạng
IV Tài liệu tham khảo:
[1] Các slide bài giảng của Thầy
[2] Tài liệu về “Đại cương lịch sử Triết học”