Tính cấp thiết của đề tài Chất lượng luận văn chưa tương xứng với thời gian, công sức của học viên Tiềm năng các đề tài phát triển và ứng dụng thực tiễn Đối tượng nghiên cứu Chất lượng các luận văn thạc sĩ Khoa học máy tính
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA SAU ĐẠI HỌC
- -TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP LUẬN & NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài:
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH TẠI
ĐẠI HỌC DUY TÂN
GV hướng dẫn : TS Nguyễn Văn Hùng
Nhóm thực hiện: Lê Đình Phúc Phạm Xuân Thu
Trần Đình Hoàng Huy Nguyễn Đức Hoàng Tùng Lớp: K7MCS
Khoá: 2012 - 2014
Đà Nẵng, 08/2014
Trang 2MỤC LỤC
Chương 1 MỞ ĐẦU 3
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 3
1.2 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3 Mục đích nghiên cứu 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu 3
15 Kết cấu của luận văn 3
Chương 2 TỔNG QUAN 4
2.1 Giới thiệu khái quát về Đại học Duy Tân 4
2.2 Giới thiệu khái quát về Khoa sau Đại học 4
2.3 Giới thiệu chương trình thạc sĩ Khoa học Máy tính tại Đại học Duy Tân 4
2.3.1 Phương thức đào tạo 5
2.3.2 Điều kiện tốt nghiệp thạc sĩ Khoa học Máy tính 5
2.4 Các thuận lợi và khó khăn của chương trình thạc sĩ Khoa học Máy tính tại Đại học Duy Tân 5
2.4.1 Thuận lợi 5
2.4.2 Khó khăn 5
2.5 Đặc điểm quá trình thực hiện luận văn Thạc sĩ Khoa học Máy tính 5
Chương 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
3.1 Khái niệm luận văn thạc sĩ 6
3.1.1 Khái niệm luận văn thạc sĩ 6
3.1.2 Ý nghĩa của việc thực hiện luận văn thạc sĩ 6
3.2 Chất lượng luận văn thạc sĩ Khoa học máy tính 6
3.3 Phương pháp nghiên cứu 6
3.3.1 Nghiên cứu định tính 6
3.3.2 Mô hình nghiên cứu 7
3.3.3 Mẫu nghiên cứu 8
3.4 Thu thập dữ liệu 8
Trang 3Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 8
4.1 Kết quả nghiên cứu 8
4.2 Một số nhận xét về kết quả nghiên cứu 8
Chượng 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 8
5.1 Kết luận 8
5.2 Một số gợi ý chính sách cho cấp quản lý của Đại học Duy Tân nhằm nâng cao chất lượng luận văn thạc sĩ Khoa học máy tính 8
5.3 Một số gợi ý chiến lược thực hiện cho học viên cao học để nâng cao chất lượng luận văn thạc sĩ Khoa học máy tính 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
Trang 4Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Với tính chất quan trọng của luận văn trong quá trình học cao học, khả năng áp dụng thực tiễn, cộng với ý nghĩa về mặt khoa học, các luận văn ngày càng bị đòi hỏi cao hơn
về chất lượng Do đó, để các học viên cao học hoàn thành luận văn với chất lượng tốt thì khoa Sau đại học phải không ngừng cải tiến các chính sách, quy trình đào tạo, các học viên cũng phải có chiến lược thực hiện luận văn hợp lý Việc tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng luận văn, cụ thể là luận văn ngành Khoa học máy tính, sẽ giúp khoa Sau đại học đưa ra các giải pháp đúng đắn, các học viên cao học có được chiến lược thực hiện một cách hiệu quả nhằm cho ra các luận văn thạc sĩ Khoa học máy tính có chất lượng Chính vì lí do đó, nhóm quyết định thực hiện đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng luận văn thạc sĩ Khoa học máy tính tại Đại học Duy Tân”
1.2 Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng các luận văn thạc sĩ Khoa học máy tính tại Đại học Duy Tân
1.3 Mục đích nghiên cứu
Xác định các tiêu thức đo lường chất lượng luận văn Khoa học máy tính
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng luận văn Khoa học máy tính tại Đại học Duy Tân
Đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng luận văn Khoa học máy tính tại Đại học Duy Tân
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Các học viên đã và đang thực hiện luận văn thạc sĩ Khoa học máy tính
Các giảng viên ngành Khoa học máy tính tại Đại học Duy Tân
15 Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 05 chương
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Tổng quan
Chương 3: Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
Trang 5Chương 2 TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu khái quát về Đại học Duy Tân
Tọa lạc giữa trung tâm Tp Đà Nẵng, bên bờ biển Thái Bình Dương quanh năm đầy nắng ấm, Đại học (ĐH) Duy Tân đang từng ngày vươn lên cùng thành phố với khát vọng đổi mới theo hướng hiện đại Ra đời từ ngày 11/11/1994 theo Quyết định Số 666/TTg của Thủ tưởng Chính phủ, Đại học Duy Tân là trường Đại học Tư thục Đầu tiên và Lớn nhất miền Trung đào tạo đa bậc, đa ngành, đa lĩnh vực
Với những bước đi thiết thực và hiệu quả trong công tác dạy và học, Đại học Duy Tân đã tuyển sinh được 8 khóa Thạc sĩ với hơn 700 học viên; 19 khóa Đại học, Cao đẳng với trên 56.000 sinh viên; 3 khóa Cao đẳng Nghề với gần 1.000 sinh viên và 11 khóa Trung cấp chuyên nghiệp với gần 12.000 sinh viên
Với phương châm "kết nối với người khổng lồ" để nâng tầm bản thân, Đại học Duy Tân đã liên kết hợp tác với các trường đại học danh tiếng ở Mỹ như ĐH Carnegie Mellon (CMU) - 1 trong 4 đại học hàng đầu về Công nghệ Thông tin ở Mỹ, ĐH Bang Pennsylvania (PSU) và ĐH Bang California (CSU Fullerton và Cal Poly) Không dừng lại ở việc “nhập khẩu” chương trình tiên tiến, Duy Tân còn tạo ra những bước ngoặt mới trong tiến trình hợp tác khi đưa sinh viên du học nước ngoài và lấy bằng quốc tế
2.2 Giới thiệu khái quát về Khoa sau Đại học
Hiện nay, Đại học Duy Tân có 4 mã ngành đào tạo thạc sĩ và 2 mã ngành đào tạo tiến
sĩ Với phương châm Nghiêm túc – Hiện đại – Hội nhập, Đại học Duy Tân luôn nghiêm túc trong qúa trình đào tạo trình độ Sau đại học để đáp ứng tốt nhất các chuẩn mực của nghề nghiệp; chương trình đào tạo tiếp cận từ những Trường Đại học hàng đầu của Hoa Kỳ; đội ngũ giảng viên có uy tín trong và ngoài nước, đặc biệt là các giảng viên được mời từ các Trường hợp tác như Carnegie Mellon University, Seattle Pacific University, Penn State University, California State University, Singapore Polytechnic, Seattle University…
Hiện tại Khoa Sau đại học có 7 cán bộ và 40 giảng viên cơ hữu Tất cả giảng viên đều có học vị Tiến sĩ và học hàm Phó giáo sư
2.3 Giới thiệu chương trình thạc sĩ Khoa học Máy tính tại Đại học Duy Tân
Trang 6Chương trình đào tạo thạc sĩ Khoa học máy tính được xây dựng dựa trên chương trình thạc sĩ của Trường Đại học Carnegie Mellon (Hoa Kỳ) Carnegie Mellon là một trong các trường đại học hàng đầu thế giới về đào tạo và nghiên cứu về CNTT
Mục tiêu của chương trình là sau khi tốt nghiệp, các thạc sĩ KHMT có năng lực tự nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu, có khả năng tiếp tục nghiên cứu ở bậc tiến sĩ; có khả năng tiếp cận một cách khoa học đối với các vấn đề mới trong CNTT; có năng lực giao tiếp về chuyên môn bằng tiếng Anh
2.3.1 Phương thức đào tạo
Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ Khoa học máy tính thuộc loại hình đào tạo chính quy tập trung, học ngoài giờ hành chính
Chương trình đào tạo được thực hiện theo khóa đào tạo, năm học và học kỳ Một năm học có hai học kỳ, mỗi học kỳ có ít nhất 15 tuần thực học
2.3.2 Điều kiện tốt nghiệp thạc sĩ Khoa học Máy tính
Hoàn thành chương trình đào tạo theo quy định, tham dự đầy đủ các môn học bắt buộc cũng như tự chọn và bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ
Đủ điều kiện ngoại ngữ quy định (Vượt qua kỳ thi khảo sát B1 khung Châu Âu)
2.4 Các thuận lợi và khó khăn của chương trình thạc sĩ Khoa học Máy tính tại Đại học Duy Tân
2.4.1 Thuận lợi
Đại học Duy tân là trường đào tạo trình độ Thạc sỹ chính qui, tập trung, học ngoài giờ hành chính Nhà trường luôn tạo điều kiện để cho học viên có thời gian đến lớp
Cơ sở đào tạo của nhà trường đều nằm ở các địa điểm thuận lợi cho việc học tập, đi lại, sinh hoạt cũng như giao lưu văn hoá của học viên
Đội ngũ giảng viên giỏi, giàu tâm huyết, luôn nhiệt tình hỗ trợ học viên
2.4.2 Khó khăn
Đa số các học viên đều vừa học vừa làm nên ít có thời gian dành cho việc học Các buổi học thường buổi tối sau giờ hành chính, nên khả năng tiếp thu của học viên hạn chế
2.5 Đặc điểm quá trình thực hiện luận văn Thạc sĩ Khoa học Máy tính
Trang 7Thời gian thực hiện theo quy định là 6 tháng.
Các học viên được khuyến khích tự chọn đề tài và chủ động liên hệ với người hướng dẫn khoa học
Chương 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Khái niệm luận văn thạc sĩ
3.1.1 Khái niệm luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ là chuyên khảo sâu về một vấn đề khoa học, công nghệ, kỹ thuật hoặc quản lý cụ thể, chứng tỏ học viên đã nắm vững kiến thức đã học, nắm được phương pháp nghiên cứu và có kỹ năng thực hành về vấn đề nghiên cứu, có độ dài khoảng 100 trang và được bảo vệ trước Hội đồng để lấy học vị thạc sỹ.[1]
3.1.2 Ý nghĩa của việc thực hiện luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ được thực hiện với ý nghĩa:
- Rèn luyện về phương pháp và kỹ năng nghiên cứu khoa học
- Thể nghiệm kết quả của một giai đoạn học tập hay một vấn đề khoa học quan tâm
- Bảo vệ công khai trước Hội đồng hoặc được chấm để lấy học vị thạc sĩ
3.2 Chất lượng luận văn thạc sĩ Khoa học máy tính
Chất lượng luận văn thạc sĩ Khoa học máy tính được hiểu là mức độ thỏa mãn của luận văn đối với những yêu cầu đề ra và được hội đồng bảo vệ đánh giá cao
Trên thế giới, một số nhà nghiên cứu đã đưa ra các yêu cầu của một luận văn thạc
sĩ Khoa học máy tính chất lượng Theo Tā te Ākonga (2012) thì một luận văn có chất lượng phải thỏa mãn 4 yếu tố[2]: định nghĩa vấn đề nghiên cứu rõ ràng; có thiết kế nghiên cứu tốt; có cấu trúc và lập luận chặt chẽ; văn phong trình bày khoa học, logic Theo Menno Witter (2010) thì một luận văn có chất lượng phải thỏa mãn 3 yếu tố[3]: định nghĩa vấn đề nghiên cứu rõ ràng; dữ liệu thực nghiệm mô tả rõ ràng; có đóng góp mới cho tri thức nhân loại
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Nghiên cứu định tính
Bằng phương pháp thảo luận nhóm tập trung Nhóm thảo luận 6 người, gồm 4 học viên đang thực hiện luận văn thạc sĩ Khoa học máy tính và 2 giảng viên có kinh nghiệm đứng hội đồng bảo vệ - những người am hiểu về quy trình cũng như yêu cầu về chất
Trang 8Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng Luận văn Thạc sỹ Khoa học Máy tính tại Đại học Duy Tân
lượng luận văn nhằm trao đổi về các yếu tố ảnh hưởng quyết định đến chất lượng luận văn thạc sĩ Khoa học máy tính tại Đại học Duy Tân Kết quả xác định được 6 yếu tố: (1) Được huấn luyện đầy đủ về quy trình, kĩ thuật viết luận văn;
(2) Có phương pháp liên lạc với người hướng dẫn hiệu quả
(3) Kỹ năng quản lý thời gian
(4) Kỹ năng chọn tài liệu tham khảo
(5) Kiến thức nền tảng vững chắc
(6) Đam mê đề tài nghiên cứu
3.3.2 Mô hình nghiên cứu
Từ mô hình nghiên cứu được đề nghị, đưa ra các giả thuyết nghiên cứu:
H1: Khi học viên được trang bị đầy đủ về quy trình, kĩ thuật viết luận văn thì chất lượng luận văn sẽ được tăng
H2: Khi học viên thống nhất được cách liên lạc với người hướng dẫn khoa học một cách hiệu quả thì chất lượng luận văn sẽ được tăng
H3: Kỹ năng quản lý thời gian của học viên cao hay thấp thì chất lượng luận văn sẽ
H H H
H H
H
kĩ thuật viết
Phương pháp liên lạc với người
hướng dẫn hiệu quả
Kỹ năng quản lý thời gian
Kỹ năng chọn tài liệu tham
khảo
Kiến thức nền tảng vững chắc
Đam mê đề tài nghiên cứu
CHẤT LƯỢNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHMT
Trang 9H4: Kỹ năng chọn tài liệu tham khảo của học viên cao hay thấp thì chất lượng luận văn sẽ được tăng hay giảm tương ứng
H5: Khi học viên có kiến thức nền tảng liên quan đến đề tài nghiên cứu vững chắc thì chất lượng luận văn sẽ được tăng
H6: Khi học viên có niềm đam mê với đề tài nghiên cứu thì chất lượng luận văn sẽ được tăng
3.3.3 Mẫu nghiên cứu
3.4 Thu thập dữ liệu
3.5 Xử lý dữ liệu
3.5.1 Làm sạch dữ liệu
3.5.2 Xử lý và phân tích dữ liệu đã làm sạch
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả nghiên cứu
4.2 Một số nhận xét về kết quả nghiên cứu
Chượng 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
5.2 Một số gợi ý chính sách cho cấp quản lý của Đại học Duy Tân nhằm nâng cao chất lượng luận văn thạc sĩ Khoa học máy tính
5.3 Một số gợi ý chiến lược thực hiện cho học viên cao học để nâng cao chất lượng luận văn thạc sĩ Khoa học máy tính
Trang 10TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 GS.TS Hoàng Văn Châu (2007), “Làm thế nào để viết tốt một luận văn khoa học” (online)
http://qtkd.ftu.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=352:lam-th-nao-vit-tt-mt-lun-vn-khoa-hc-gsts-hoang-vn-chau&catid=140:thong-bao&Itemid=256
2 Tā te Ākonga (2012), “What makes a good master thesis?”
http://www.library.auckland.ac.nz/student-learning/index.php?p=a_good_thesis
3 Menno Witter (2010), “How to write a good master thesis”
http://folk.ntnu.no/agyei/SOMA2010/how%20to%20write%20a%20good%20master's
%20thesis-lecture%20notes.pdf