0
Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Hiểu biết về bệnh gút là do tăng acid uric máu

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT KIẾN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN PHƯỜNG PHÚ HOÀ THÀNH PHỐ HUẾ VỀ BỆNH GÚT (Trang 35 -37 )

Kết quả khảo sát từ bảng 3.6 cho thấy sự hiểu biết của người dân về bệnh gút có tăng acid uric máu chiếm 56,82%, không biết 43,18%.

Nhìn chung, tỷ lệ số người chưa hiểu biết bệnh gút là do tăng uric máu vẫn còn cao điều này cũng dễ hiểu, bởi vì gút là một bệnh còn tương đối mới đối với một số người, hơn nữa cần phải làm xét nghiệm máu mới biết được... Vấn đề ở đây là chúng ta cần phải hướng dẫn cho người dân nhận biết về các yếu tố nguy cơ, hoàn cảnh thuận lợi, lứa tuổi thường mắc bệnh gút, các dấu hiệu như sưng, đau khớp... cần đến các cơ quan y tế khám bệnh để phát hiện sớm dấu hiệu tăng nồng độ acid uric trong máu.

Có thể nói nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gút là acid uric. Bình thường quá trình tổng hợp và bài tiết acid uric ở trạng thái cân bằng. Khi nồng độ acid uric máu vượt quá 420 µmol/l (đối với nam) và 360 µmol/l (đối với nữ) được xem là tăng acid máu. Khi nồng độ aicd uric máu quá cao sẽ lắng đọng tại các cơ quan, tổ chức và gây nên cơn gút cấp. Tuy nhiên, bệnh gút thường chỉ xảy ra ở người trưởng thành và điều này có thể được lý giải là do sự tích tụ và lắng đọng các tinh thể urat diễn ra trong nhiều năm [3].

Thời gian từ khi bị tăng acid uric máu đến khi bị cơn gút đầu tiên thường từ 20 - 30 năm [29].

Qua phân tích bảng 3.7 cho thấy sự hiểu biết của người dân về thức ăn có thể làm dễ xuất hiện cơn đau gút, có 64,45% người dân cho rằng thịt là thức ăn dễ gây khởi phát cơn đau gút, phủ tạng động vật cũng chiếm tỷ lệ tương đương là 64,32%, tôm, cua, nghêu sò chiếm tỷ lệ 59,55%, trứng lộn và tiết canh lần lượt là 24,77% và 20%.

Theo Bác sỹ Mai Thị Tâm ( Khoa cơ xương khớp - Bệnh viện E Hà Nội) cũng như nhiều tài liệu, Y văn khác thì khi ăn nhiều sản phẩm giàu purin phủ tạng động vật, tôm, cua, cá béo... dễ làm xuất hiện cơn đau gút [22]. Thịt và các thức ăn có chứa nhiều đạm rất tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên phải ăn điều độ và thích hợp, đặc biệt là đối với những người đã và đang mắc bệnh gút ăn không quá 150 g/ ngày [16].

Cơn đau gút có thể xảy ra khi nồng độ acid uric máu tăng cao làm tăng lắng đọng tại các mô và tổ chức và gây nên cơn đau gút cấp. Vì vậy khi đã bị gút cần phải có chế độ thức ăn thích hợp cho mỗi người, ăn các loại thức ăn bổ dưỡng, giàu vitamin, tránh những thức ăn như các loại phủ tạng động vật, các loại hải sản ( tôm, cua, cá, béo ) sẽ làm dễ xuất hiện cơn đau gút.

4.2.5. Hiểu biết về thói quen uống rượu, bia dễ xuất hiện cơn đau gút

Từ bảng 3.8 cho thấy 72,73%, hiểu biết rằng uống nhiều bia là yếu tố thuận lợi làm dễ xuất hiện cơn đau gút, có 49,09% uống rượu và 16,36% không biết.

Theo tác giả Trần Ngọc Ân thì uống nhiều rựợu, bia là một trong những nguyên nhân làm dễ xuất hiện cơn đau gút [20].

Phú Hòa là một trong những phường có nền kinh tế phát triển của thành phố Huế, đời sống vật chất của người dân tương đối cao, ổn định, với thu nhập chủ yếu dựa vào buôn bán lớn, nhỏ. Vì vậy đối với nhiều người uống quá nhiều rượu, bia đã trở thành thói quen. Vấn đề quan trọng là giúp cho

người dân hiểu biết được rượu, bia là một trong những nguyên nhân làm dễ xuất hiện cơn đau gút.

Vì vậy, vấn đề tuyên truyền bằng các phương tiện truyền thông đến mọi người dân nhằm góp phần làm thay đổi thói quen uống quá nhiều rượu, bia là điều cần thiết, đặc biệt đối với những người đã và đang mắc bệnh gút.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT KIẾN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN PHƯỜNG PHÚ HOÀ THÀNH PHỐ HUẾ VỀ BỆNH GÚT (Trang 35 -37 )

×