0
Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Hiểu biết về vị trí khớp viêm khi xuất hiện cơn gút cấp

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT KIẾN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN PHƯỜNG PHÚ HOÀ THÀNH PHỐ HUẾ VỀ BỆNH GÚT (Trang 37 -50 )

Từ kết quả của bảng 3.9 cho thấy sự hiểu biết về vị trí khớp viêm khi xuất hiện cơn gút cấp, 70,45% người dân cho rằng khớp cổ chân là vị trí khớp viêm thường gặp nhất, 68,86% là khớp gối, khớp bàn chân 65%, khớp bàn ngón chân cái 55,68%, khớp khuỷu là 37,05% và có 16,59%, không biết.

Theo Trần Ngọc Ân, thống kê trên 121 bệnh nhân ở bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm về vị trí tổn thương trong bệnh gút, thứ tự các khớp thường gặp như sau: - Khớp bàn ngón chân cái : 66,1% - Khớp cổ chân : 53,7% - Khớp gối : 32,3% - Khớp các ngón chân : 18,2% - Vị trí khác : 13,6%

Như vậy, theo Trần Ngọc Ân cũng như nhiều tài liệu, Y văn khác thì vị trí khớp viêm trong bệnh gút chủ yếu là các khớp ở chi dưới, trong đó khớp bàn ngón chân cái là hay gặp nhất. Ngoài ra còn gặp ở các khớp khác như khớp các ngón chân khớp cổ chân, khớp gối, khớp khuỷu, hiếm thấy ở khớp háng, khớp vai và cột sống [30].

Qua khảo sát sự hiểu biết của người dân về vị trí khớp viêm khi xuất hiện cơn gút cấp thì có 16,59% không biết. Vì thế, cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ cho nhân dân về bệnh gút cũng như vị trí các khớp viêm thường gặp khi xuất hiện cơn đau gút cấp.

4.2.7. Hiểu biết các yếu tố thuận lợi làm dễ xuất hiện cơn đau gút cấp

Kết quả từ bảng 3.10 cho thấy có 87,50% biết được rằng cơn đau gút cấp thường xuất hiện sau bữa ăn có nhiều rượu, thịt, 35,23% cho rằng sau nhiễm trùng, 22,73% sau làm việc gắng sức và 10,68% không biết.

Đa số người dân được phỏng vấn đều hiểu được rượu, thịt là yếu tố thuận lợi làm dễ xuất hiện cơn đau gút. Đó chính là một phần nhờ vào các phương tiện truyền thông, sách báo... đã giúp cho người dân phần nào hiểu được cơ bản về các yếu tố thuận lợi dễ làm xuất hiện cơn đau gút.

Theo Trần Ngọc Ân và nhiều tài liệu khác cơn đau gút thường xuất hiện sau một số hoàn cảnh thuận lợi như:

- Sau bữa ăn nhiều rượu, thịt. - Sau gắng sức.

- Sau nhiễm trùng cấp...

Cơn đau gút thường dễ xuất hiện khi nồng độ acid uric máu tăng do ăn các thức ăn chứa nhiều purin, đặc biệt là bia rượu, thịt [3].

Hiểu được các yếu tố thuận lợi làm dễ xuất hiện cơn đau gút người dân sẽ biết cách phòng tốt hơn cũng như có chế độ ăn điều độ, hợp lý khi mắc bệnh gút.

Gút là “ bệnh của Vua và là Vua của bệnh”, vì bệnh gút hay gặp ở tầng lớp người có mức sống cao, thường khởi phát sau bữa ăn có nhiều bia, rượu, thịt... vì thế còn gọi là “ bệnh của Vua” hay “ bệnh của nhà giàu”. Những cơn đau do gút rất dữ dội, vì thế còn được gọi là “ Vua của bệnh” [29].

Qua khảo sát của chúng tôi, 10,68% người dân không hiểu biết các yếu tố thuận lợi làm dễ xuất hiện cơn đau gút cấp, tuy với một tỷ lệ không cao nhưng chúng ta cần có những biện pháp thiết thực để giúp cho người dân hiểu được các yếu tố thuận lợi dễ làm xuất hiện cơn đau gút cấp như phối hợp các ban ngành, lựa chọn phương tiện truyền thông thích hợp cho từng đối tượng,

từng địa bàn, để từ đó giúp cho người dân có thể hiểu và phòng có hiệu quả những cơn đau gút cấp có thể xảy ra, đặc biệt những người bị gút.

4.2.8. Hiểu biết về các biểu hiện ở khớp khi xuất hiện cơn đau gút

Từ bảng 3.11, cho thấy hiểu biết về các biểu hiện ở khớp khi xuất hiện cơn đau gút như sau:

+ Đau chiếm tỷ lệ 88,41%. + Sưng chiếm tỷ lệ 83,41%. + Đỏ chiếm tỷ lệ 66,14%. + Nóng chiếm tỷ lệ 53,86%. + Bầm tím là 30,23%.

Đa số người dân được phỏng vấn cho rằng đau là dấu hiệu thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ 88,41%, có 7,50% không biết về các biểu hiện ở khớp khi xuất hiện cơn đau gút cấp.

Hiện tượng viêm xảy ra khi các tinh thể urat lắng đọng ở màng hoạt dịch, hoạt tác yếu tố Hageman tại chỗ, kích thích các tiền chất gây viêm Kininogen và Kallicreinogen trở thành Kinin và Kallicrein, gây phản ứng viêm ở màng hoạt dịch. Từ phản ứng viêm, các bạch cầu tập trung đến thực bào và làm giải phóng các men tiêu thể (lysozym) và các chất này gây ra tình trạng viêm. Ngoài ra chúng còn hoạt hóa các bổ thể và plasminogen tạo nên các sản phẩm cuối cùng gây nên viêm và đau khớp [21].

4.2.9. Hiểu biết về yếu tố nguy cơ mắc bệnh gút

Từ bảng 3.12 cho thấy

52,27%, ý kiến người dân cho rằng đái tháo đường là yếu tố nguy cơ cao nhất, 48,64% béo phì, 42,95% tăng huyết áp và 26,14% cho rằng gia đình có người bệnh gút thì có nguy cơ dễ mắc bệnh gút.

Bên cạnh đó cũng có phần lớn ý kiến của người dân không hiểu về các yếu tố nguy cơ trên sẽ làm dễ mắc bệnh gút.

Phú Hoà là một trong những phường có mức sống cao, đời sống người dân phát triển, vì vậy hiểu được các yếu tố nguy cơ dễ làm mắc bệnh gút là điều cần thiết.

Đái tháo đường gây nhiễm toan chuyển hoá, làm giảm thải acid uric qua đường tiểu do ức chế acid betabutyric [2].

Béo phì có liên quan giữa trọng lượng cơ thể và nồng độ acid uric máu. Tỷ lệ bệnh gút tăng lên rõ rệt ở những người có trọng lượng cơ thể tăng trên 10% [36]. Khi béo phì sẽ làm tăng tổng hợp acid uric máu và giảm bài tiết acid uric niệu. Theo thống kê gần đây, có 50% bệnh nhân gút có dư trên 20% trọng lượng cơ thể.

Tăng acid uric máu cũng được phát hiện ở 22 - 38% bệnh nhân tăng huyết áp không được điều trị. Có 25 - 50% bệnh nhân gút kèm tăng huyết áp, chủ yếu gặp ở những người béo phì [12].

Qua khảo sát, chúng tôi thấy đa số người dân chưa hiểu biết được các yếu tố nguy cơ làm dễ mắc bệnh gút, vì vậy cần tăng cường hơn nữa công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ cho nhân dân thông qua các phương tiện truyền thông là cần thiết và phải lựa chọn các phương tiện phù hợp cho từng đối tượng, khi đã hiểu biết được các yếu tố nguy cơ làm dễ mắc bệnh gút thì người dân sẽ có nhận thức đúng, từ đó sẽ có cách phòng bệnh tốt hơn, đặc biệt là đối với nam giới ở độ tuổi trung niên trở lên.

4.2.10. Phương tiện thông tin từ đó người dân hiểu biết về bệnh gút

Từ bảng 3.13 cho thấy sách báo là phương tiện truyền thông được người dân tìm hiểu và sử dụng nhiều nhất, chiếm 83,18%, phát thanh và truyền hình lần lượt là 67,27% và 55,91%, đây cũng là những phương tiện thông tin giúp cung cấp kiến thức về bệnh gút cũng như các yếu tố nguy cơ mắc bệnh gút cho người dân. Điều này phù hợp với một phường nội thành, trung tâm thương mại - dịch vụ của thành phố Huế, các thông tin về truyền thanh, truyền

hình, sách báo... sẽ được cập nhật thường xuyên, đầy đủ hơn. Mặt khác, đa số người dân có trình độ học vấn tương đối cao và đồng đều, từ đó vấn đề tiếp cận, cập nhật các kiến thức về bệnh tật nói chung, bệnh gút nói riêng sẽ có phần thuận lợi hơn. Các kiến thức về bệnh gút của người dân tiếp thu được từ cán bộ y tế chiếm 23,64%, qua đó cho thấy vấn đề tuyên truyền những kiến thức về bệnh gút cho người dân từ cán bộ y tế còn hạn chế. Vì vậy cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền từ cán bộ y tế, đặc biệt là cán bộ y tế cơ sở. Đồng thời cần phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ cho nhân dân và lồng ghép vào các chương trình ở tuyến y tế cơ sở như công tác khám quản lý các bệnh mạn tính, khám quản lý sức khoẻ người cao tuổi....

KẾT LUẬN

Qua khảo sát kiến thức của 440 các nam giới ≥ 30 tuổi của phường Phú Hoà - Thành phố Huế về bệnh gút. Chúng tôi có các kết quả sau:

I/ ĐẶC ĐIỂM CHUNG

- Độ tuổi của đối tượng khảo sát từ 30 - 50 tuổi, chiếm tỷ lệ 68,18%, độ tuổi trung bình là 58,04 ± 6,53.

- Trình độ học vấn trung học phổ thông chiếm tỷ lệ 49,77%. - Nghề nghiệp buôn bán chiếm 60,45%.

II/ SỰ HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI DÂN VỀ BỆNH GÚT

- 52,27% hiểu biết tuổi thường mắc bệnh gút là từ 30 – 50 tuổi. - 80,91% hiểu biết bệnh gút chủ yếu gặp ở nam giới.

- 56,82% cho rằng bệnh gút là do tăng acid uric máu.

- 65,45% cho rằng ăn nhiều thịt dễ làm xuất hiện cơn đau gút.

- 72,73% cho rằng thói quen uống bia dễ làm xuất hiện cơn đau gút, 49,09% do uống rượu.

- 70,45% biết rằng khớp cổ chân là vị trí thường gặp khi xuất hiện cơn gút cấp.

- 87,50% cho rằng cơn đau gút thường xuất hiện sau bữa ăn nhiều rượu, thịt.

- 88,41% biết được đau là dấu hiệu thường gặp khi xuất hiện cơn đau gút.

- 26,14% biết được rằng bệnh gút có yếu tố gia đình, 52,27% cho rằng đái tháo đường, 48,64% béo phì.

- Sách báo là kênh thông tin chủ yếu giúp người dân hiểu biết về bệnh gút, chiếm tỷ lệ 83,18%.

KIẾN NGHỊ

Từ khảo sát kiến thức của người dân phường Phú Hoà - Thành phố Huế về bệnh gút, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau:

- Cần tuyên truyền cho người dân hiểu biết cơ bản về bệnh gút cũng như các yếu tố nguy cơ gây nên.

- Tăng cường phối hợp các ban ngành, đoàn thể về công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ cho nhân dân.

- Cần vận động nam giới ≥ 30 theo dõi và khám sức khoẻ định kỳ nhằm kiểm tra nồng độ acid uric máu, đặc biệt những người có yếu tố nguy cơ ( gia đình có người mắc bệnh gút, béo phì, tăng huyết áp, đái đường…)

- Đối với người đã và đang mắc bệnh gút cần tuân thủ nguyên tắc điều trị, tránh các yếu tố thuận lợi làm dễ xuất hiện cơn đau gút cấp, dự phòng những biến chứng do bệnh gút gây nên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Tăng Hà Nam Anh (01/2010), Bệnh gút đến từ đâu?, htt://benhgout.net. 2. Thái Thị Hồng Ánh (01/2010), Gút thứ phát, htt://benhgout.net.

3. Trần Ngọc Ân (1999), “ Bệnh gút ”, Bệnh thấp khớp, Nhà xuất bản Y học, tr. 278 – 297.

4. Trần Ngọc Ân (2000), “ Bệnh gút ”, Bách khoa thư bệnh học 3, Nhà xuất bản từ điển bách khoa Hà Nội, tr. 24 – 26.

5. Trần Ngọc Ân (2001), “ Điều trị các bệnh khớp”, Bài giảng bệnh học nội

khoa sau đại học, tập I, Nhà xuất bản quân đội nhân dân, tr. 325

6. Trần Ngọc Ân và Nguyễn Thị Ngọc Lan (2004), “ Bệnh gút” , Bài giảng

bệnh học nội khoa, sau đại học, tập I, Nhà xuất bản Y học, tr. 412 – 421.

7. Trần Ngọc Ân (2007), “Bệnh gút”, Bệnh thấp khớp, Nhà xuất bản Y học, tr. 278 – 296.

8. Ngô Đình Châu (2001), Nghiên cứu nồng độ acid uric máu ở người tăng

cân và béo phì, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại Học Y Dược Huế.

9. Phạm Quang Cử (2009), “ Nghiên cứu các biến chứng của bệnh gout ”, Y

học thực hành, (số 09//2009).

10. Hoàng Văn Dũng (2009), “Chẩn đoán và điều trị bệnh gút”, Chẩn đoán và điều trị những bệnh cơ xương khớp thường gặp, Nhà xuất bản Y học,

tr.110 – 113.

11. Đoàn Văn Đệ (2008), “Bệnh học nội khoa”, tập II, Giáo trình giảng dạy

đại học và sau đại học, Nhà xuất bản quân đội nhân dân, tr. 43 – 52.

13. Đặng Hồng Hoa (2009), “ Tình hình bệnh gút mạn tính tại bệnh viện E trong năm 2008”, Nội khoa, Hội Thấp Khớp Học Việt Nam, Hội nghị khoa

học toàn quốc lần thứ VIII, tr. 83 – 85

14. Nguyễn Thế Khánh và Phạm Tử Dương (2005), “ Xét nghiệm sử dụng

trong lâm sàng”, Nhà xuất bản Y học, tr. 40.

15. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2005), “ Nghiên cứu tổn thương cơ xương khớp do gút mạn tính”, Tạp chí nghiên cứu Y học, tập 38. số 5, tr.58 – 59.

16. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2008), “Bệnh gút”, Bài giảng bệnh học nội khoa, tập II, Nhà xuất bản Y học, tr. 320 – 331.

17. J. M. H. Moll (2000), “ Bệnh gút”, Các bệnh về khớp, Nhà xuất bản Y học, tr. 85 – 89.

18. Nguyễn Vĩnh Ngọc (2007), “ Điều trị bệnh gút”, Điều trị học nội khoa, tập I, Nhà xuất bản Y học, tr. 301 – 309.

19. Nguyễn Vĩnh Ngọc (2009), Thực phẩm cho người bị gút, htt://dantri.com. 20. Phạm Song – Nguyễn Hữu Quỳnh (2008), “ Bách khoa thư Bệnh học”, tập 3, Nhà xuất bản giáo dục, tr. 24 – 26.

21. Ngụy Hữu Tâm (2006), “ Phòng, điều trị và chế độ dinh dưỡng cho người

bệnh gút”, Nhà xuất bản Y học, tr. 7 – 44.

22. Mai Thị Minh Tâm (2009), Bệnh gút và Colchicin, htt://benhgout.net. 23. Trần Hiếu Thiện (2006), Nghiên cứu mức lọc cầu thận ở người cao tuổi

có tăng acid uric máu tại bệnh viện Trung Ương Huế, Luận văn tốt nghiệp

Bác sỹ y khoa, Trường Đại Học Y Dược Huế.

24. Nguyễn Hồng Thu (2009), Giải pháp điều trị toàn diện cho bệnh nhân

gút, www.benhgout.com.vn

25. Nguyễn Hồng Thu (01/2010), Gout, cần điều trị sớm, htt://benhgout.net. 26. Lê Anh Thư (02/2010), Chế độ ăn uống của người tăng acid uric máu, htt://benhgout.net.

27. Hoàng Khánh Toàn (2008), Phương thuốc chữa trị bệnh gút rất đơn giản

và rẻ tiền, htt://benhgout.net.

28. Nguyễn Tấn Trung (2006), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm

sàng bệnh gút tại bệnh viện Trung Ương Huế, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ y

khoa, Trường Đại Học Y Dược Huế.

29. Trường Đại Học Y Dược Huế (2007), “ Bài giảng bệnh học nội khoa”, tập 2, Nhà xuất bản Y học, tr.116 – 120.

30. Trường Đại Học Y Dược Huế (2009), “Bài giảng sau đại học Bệnh cơ

xương khớp”, Bộ môn Nội, Nhà xuất bản Y học.

31. Nguyễn Hoàng Thanh Vân ( 2007), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận

lâm sàng và điều trị bệnh gút, Luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại Học Y

Dược Huế.

TIẾNG ANH

32. Arthritis Foundation (2001), “ Gout : Epidemiology, Pathology and Pathogenesis ”, Primer on the rheumatic deseases, Edition 12, pp. 307 – 324.

33. Gene V.Ball, MD&William. J.Koopman, MD (1986 ), “ Gout and similar disorders ”, Clinical Rheumalogy, pp. 257 – 267.

34. Hyon K.Choi et al (2005), “ Pathogenesis of gout”, Arthritis Foundation, pp. 499 – 516.

35. Hyon K.Choi et al (2004), “ Purin – Rich Foods, Dairy and Protein Intake, and the Risk of gout in Men”, The new England of Medicine, pp. 1093 – 1103.

36. Choi HK et al (2005), “Obesity, Wight change, hypertension, diuretic use, and risk of gout in men: the health professionals follow-up study”, Archives

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC.

PHIẾU ĐIỀU TRA

KHẢO SÁT KIẾN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN PHƯỜNG PHÚ HÒA - THÀNH PHỐ HUẾ VỀ BỆNH GÚT

I/ PHẦN HÀNH CHÍNH:

1/ Họ và tên : ……… Tuổi: ……… 2/ Trình độ văn hóa: 2.1.cấp I 2.2.cấp II 2.3.cấp III

2.4.Cao đẳng, đại học 3/ Dân tộc : ………..

4/ Tôn giáo : ………..

5/ Nghề nghiệp: 5.1.CBCC 5.2. Làm nông 5.3. Buôn bán 5.4. Nội trợ 5.5. khác:

………. ...

6/ Địa chỉ : Số nhà ……… Đường ………... Phường Phú Hòa - Thành phố Huế.

II/ NỘI DUNG :

1/ Lứa tuổi nào thường mắc bệnh gút?

< 30 tuổi 30 - 50 tuổi > 50 tuổi Không biết

2/ Theo anh bệnh gút thường gặp ở :

2.3. Không biết

3/ Anh đã từng nghe nói về bệnh gút là do tăng acide uric máu hay chưa?

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT KIẾN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN PHƯỜNG PHÚ HOÀ THÀNH PHỐ HUẾ VỀ BỆNH GÚT (Trang 37 -50 )

×