Hiểu biết về giới thường mắc bệnh gút

Một phần của tài liệu Khảo sát kiến thức của người dân phường phú hoà thành phố huế về bệnh gút (Trang 25 - 50)

Bảng 3.5. Hiểu biết về giới thường mắc bệnh gút

Giới Số lượng Tỷ lệ %

Nam 356 80,91

Nữ 70 15,91

Không biết 14 3,18

Tổng 440 100,00

Biểu đồ 3.5. Hiểu biết về giới thường mắc bệnh gút

Nhận xét: Có 80,91% hiểu biết bệnh gút thường xảy ra ở nam giới.

3.2.3. Hiểu biết về bệnh gút là do tăng acid uric máu

Bệnh gút do tăng acid uric/ máu Số lượng Tỷ lệ %

Có biết là do tăng acid uric/ máu 250 56,82

Không biết 190 43,18

Tổng 440 100,00

Biểu đồ 3.6. Hiểu biết về bệnh gút là do tăng acid uric máu

Nhận xét:

Có 56,82% hiểu biết bệnh gút là do tăng acid uric máu, 43,18% không biết bệnh gút là do tăng acid uric máu.

3.2.4. Hiểu biết về thức ăn có thể làm dễ xuất hiện cơn đau gút

Bảng 3.7. Hiểu biết về thức ăn có thể làm dễ xuất hiện cơn đau gút

Thức ăn Số lượng Tỷ lệ %

Thịt 288 65,45

Phủ tạng động vật 283 64,32

Tiết canh 88 20,00

Trứng lộn 109 24,77

Tôm cua, nghêu sò 262 59,55

Biểu đồ 3.7. Hiểu biết về thức ăn có thể làm dễ xuất hiện cơn đau gút

Nhận xét:

Có 65,45% hiểu biết rằng khi ăn nhiều thịt sẽ làm xuất hiện cơn gút, 64,32% phủ tạng động vật.

3.2.5. Hiểu biết về thói quen uống rượu, bia dễ xuất hiện cơn đau gútBảng 3.8. Hiểu biết về thói quen uống rượu, bia dễ xuất hiện cơn Bảng 3.8. Hiểu biết về thói quen uống rượu, bia dễ xuất hiện cơn đau gút

Thói quen Số lượng Tỷ lệ %

Uống nhiều rượu 216 49,09

Uống nhiều bia 320 72,73

Không biết 72 16,36

Biểu đồ 3.8. Hiểu biết về thói quen uống rượu, bia dễ xuất hiện cơn

đau gút

Nhận xét: 72,73% hiểu biết rằng khi uống nhiều bia dễ xuất hiện cơn

đau gút.

Tỷ lệ %

Thức ăn

Tỷ lệ %

3.2.6. Hiểu biết về vị trí các khớp viêm khi xuất hiện cơn gút cấp

Bảng 3.9. Hiểu biết về vị trí các khớp viêm khi xuất hiện cơn gút cấp Vị trí Số lượng Tỷ lệ % Khớp bàn ngón chân cái 245 55,68 Khớp bàn chân 286 65,00 Khớp cổ chân 310 70,45 Khớp gối 303 68,86 Khớp khủyu 163 37,05 Không biết 73 16,59

Biểu đồ 3.9. Hiểu biết về vị trí các khớp viêm khi xuất hiện cơn gút cấp

Nhận xét:

Có 70,45% biết khớp cổ chân là vị trí thường gặp khi xuất hiện cơn gút cấp, 68,86% và 65% là vị trí các khớp gối và khớp bàn chân.

3.2.7. Hiểu biết về các yếu tố thuận lợi làm xuất hiện cơn gút cấp

Tỷ lệ %

Vị trí khớp

Bảng 3.10. Hiểu biết về các yếu tố thuận lợi làm xuất hiện cơn gút cấp

Tình huống Số lượng Tỷ lệ %

Bữa ăn nhiều rượu, thịt 385 87,50

Gắng sức 100 22,73

Nhiễm trùng 155 35,23

Không biết 47 10,68

Biểu đồ 3.10. Hiểu biết về các yếu tố thuận lợi làm xuất hiện cơn gút cấp

Nhận xét:

Có 87,50% biết được rằng cơn đau gút cấp thường xuất hiện sau bữa ăn có nhiều rượu, thịt.

3.2.8. Hiểu biết về các biểu hiện ở khớp khi xuất hiện cơn đau gút

Bảng 3.11. Hiểu biết về các biểu hiện ở khớp khi xuất hiện cơn đau gút

Biểu hiện ở khớp Số lượng Tỷ lệ %

Sưng 367 83,41 Nóng 237 53,86 Đỏ 291 66,14 Đau 389 88,41 Bầm tím 133 30,23 Không biết 33 7,50

Biểu đồ 3.11. Hiểu biết về các biểu hiện ở khớp khi xuất hiện cơn đau gút

Nhận xét:

Có 88,41% biết được đau là dấu hiệu thường gặp khi có cơn gút, 83,41% là sưng.

Tỷ lệ %

Biểu hiện ở khớp

3.2.9. Hiểu biết về các yếu tố nguy cơ mắc bệnh gút

Bảng 3.12. Hiểu biết về các yếu tố nguy cơ mắc bệnh gút

Hiểu biết về nguy cơ mắc bệnh gút Không

Số lượng % Số lượng % Gia đình có người bệnh gút 115 26,14 325 73,86

Béo phì 214 48,64 226 51,36

Tăng huyết áp 189 42,95 251 57,05

Đái tháo đường 230 52,27 210 47,73

Biểu đồ 3.12. Hiểu biết về các yếu tố nguy cơ mắc bệnh gút

Nhận xét:

- Có 26,14% hiểu rằng tiền sử gia đình: cha, mẹ, anh, chị em mắc bệnh gút sẽ là yếu tố làm dễ mắc bệnh gút.

- Có 48,64% ý kiến cho rằng béo phì, tăng huyết áp (42,95%) và bệnh đái tháo đường (52,27%) là yếu tố làm dễ mắc bệnh gút.

3.2.10. Phương tiện thông tin từ đó người dân hiểu biết về bệnh gút

Tỷ lệ %

Yếu tố nguy cơ

Bảng 3.13. Phương tiện thông tin từ đó người dân hiểu biết về bệnh gút.

Phương tiện thông tin Số lượng Tỷ lệ %

Phát thanh 296 67,27 Sách báo 366 83,18 Truyền hình 246 55,91 Cán bộ y tế 104 23,64 Truyền miệng 82 18,64 Hội họp 95 21,59 Không biết 42 9,55

Biểu đồ 3.13. Phương tiện thông tin từ đó người dân hiểu biết về bệnh

Nhận xét:

Có 83,18% người dân cho rằng sách báo là kênh thông tin giúp hiểu biết về bệnh gút, kênh thông tin về bệnh gút từ cán bộ y tế lại chỉ chiếm tỷ lệ 23,64%. Chương 4 BÀN LUẬN Phương tiện thông tin Tỷ lệ %

Kết quả khảo sát kiến thức của 440 các nam giới ≥ 30 tuổi phường Phú Hòa - Thành phố Huế về bệnh gút. Chúng tôi có một số nhận xét sau:

4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG

4.1.1. Phân bố theo tuổi của đối tượng nghiên cứu

Từ bảng 3.1 cho thấy trong 440 người được phỏng vấn. Có 300 người ở nhóm tuổi 30 - 50, chiếm tỷ lệ 68,18%, độ tuổi >50 chiếm tỷ lệ 31,82%. Độ tuổi trung bình là 58,04 ± 6,53.

Nam giới ở độ tuổi trung niên trở lên thường bắt đầu có những ảnh hưởng biến đổi về rối loạn chuyển hoá, dễ xuất hiện những yếu tố nguy cơ gây bệnh đặc biệt ở tầng lớp người có mức sống cao, do đó ở nhóm tuổi này cần quan tâm, tham vấn những thông tin về sức khỏe cũng như chăm sóc sức khoẻ cho bản thân nhiều hơn, do đó độ tuổi của chúng tôi chọn là ≥ 30 tuổi. Đặc biệt bệnh gút thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên 30 – 50 tuổi.

4.1.2. Phân bố theo trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu

Kết quả từ bảng 3.2 cho thấy trình độ học vấn của người dân, phần lớn là trung học phổ thông chiếm tỷ lệ 49,77%, sau đó lần lượt là trung học cơ sở 28,86%, tiểu học 8,42%, không có trường hợp nào mù chữ. Điều này đã góp phần quan trọng trong vấn đề nhận thức của đối tượng khảo sát. Bởi vì để hiểu và tiếp thu được những thông tin từ các phương tiện truyền thông, sách báo, tài liệu... phải có được một trình độ nhất định. Với đa phần người dân có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên thì đây là yếu tố thuận lợi để tiếp cận thông tin, góp phần hiểu biết về các bệnh tật và cách dự phòng chúng.

4.1.3. Phân bố theo nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu

Từ bảng 3.3 cho thấy nhóm đối tượng khảo sát có phân bố tỷ lệ nghề nghiệp với 60,45% nghề buôn bán, 20% là cán bộ công chức, 19,55% nghề khác. Trình độ học vấn, nghề nghiệp góp phần vào sự nhận thức về bệnh tật

nói chung và hiểu biết về bệnh gút nói riêng.

4.2. SỰ HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI DÂN VỀ BỆNH GÚT4.2.1. Hiểu biết về lứa tuổi thường mắc bệnh gút 4.2.1. Hiểu biết về lứa tuổi thường mắc bệnh gút

Từ bảng 3.4 cho thấy đa số người dân được phỏng vấn cho rằng độ tuổi thường mắc bệnh gút từ 30 - 50 tuổi, chiếm tỷ lệ 52,27%, > 50 tuổi 23,18%, < 30 tuổi là 14,77% và có 9,77% không biết về độ tuổi thường mắc bệnh gút.

Theo Trần Ngọc Ân, độ tuổi thường mắc bệnh gút là 30 - 50 tuổi [4]. Qua khảo sát, đa số người dân được phỏng vấn hiểu được độ tuổi thường mắc bệnh gút là từ 30 - 50 tuổi.

Có 9,77% người dân không biết. Về nguyên nhân có thể còn có một tỷ lệ người dân trình độ học vấn còn thấp nên khả năng tiếp cận các vấn đề về thông tin, sách báo... có phần gặp khó khăn. Mặt khác, với đa số người dân tập trung chủ yếu vào buôn bán lớn, nhỏ, bận rộn với công việc... đây cũng có thể là một hạn chế trong vấn đề cập nhật thông tin.

4.2.2. Hiểu biết về giới thường mắc bệnh gút

Từ bảng 3.5 cho thấy có 80,91% cho rằng bệnh gút thường gặp ở nam giới và 15,91% ở nữ, có 3,18% không biết.

Theo Bác sỹ Tạ Diệu Yên và Trần Ngọc Ân, Trần Đức Thọ 99,30% là nam giới và 0,70% là nữ giới [28]. Đặng Hồng Hoa (Bệnh viện E Hà Nội) có 98,40% là nam giới [13]. Phạm Quang Cử (Bệnh viện 19.8) có 92,20% là nam và 7,80% là nữ [8].

Như vậy, qua phỏng vấn đa số người dân hiểu được nam giới là đối tượng thường dễ mắc bệnh gút nhất. Sự hiểu biết này phù hợp với nhiều tài liệu của nhiều tác giả.

Ở Việt Nam, trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây bệnh gút đã trở nên phổ biến và đang là vấn đề thời sự được nhiều người trong xã hội quan tâm.

Đặc biệt đối tượng hay gặp là nam giới trong độ tuổi lao động, đang khoẻ mạnh và còn có thể là những người đang thành đạt trong sự nghiệp [13].

Do đó, nam giới cần phải hiểu biết đây là độ tuổi thường mắc bệnh gút, từ đó có một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý nhằm tránh được những yếu tố nguy cơ như béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp... có thể là những yếu tố gây nên bệnh gút.

4.2.3. Hiểu biết về bệnh gút là do tăng acid uric máu

Kết quả khảo sát từ bảng 3.6 cho thấy sự hiểu biết của người dân về bệnh gút có tăng acid uric máu chiếm 56,82%, không biết 43,18%.

Nhìn chung, tỷ lệ số người chưa hiểu biết bệnh gút là do tăng uric máu vẫn còn cao điều này cũng dễ hiểu, bởi vì gút là một bệnh còn tương đối mới đối với một số người, hơn nữa cần phải làm xét nghiệm máu mới biết được... Vấn đề ở đây là chúng ta cần phải hướng dẫn cho người dân nhận biết về các yếu tố nguy cơ, hoàn cảnh thuận lợi, lứa tuổi thường mắc bệnh gút, các dấu hiệu như sưng, đau khớp... cần đến các cơ quan y tế khám bệnh để phát hiện sớm dấu hiệu tăng nồng độ acid uric trong máu.

Có thể nói nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gút là acid uric. Bình thường quá trình tổng hợp và bài tiết acid uric ở trạng thái cân bằng. Khi nồng độ acid uric máu vượt quá 420 µmol/l (đối với nam) và 360 µmol/l (đối với nữ) được xem là tăng acid máu. Khi nồng độ aicd uric máu quá cao sẽ lắng đọng tại các cơ quan, tổ chức và gây nên cơn gút cấp. Tuy nhiên, bệnh gút thường chỉ xảy ra ở người trưởng thành và điều này có thể được lý giải là do sự tích tụ và lắng đọng các tinh thể urat diễn ra trong nhiều năm [3].

Thời gian từ khi bị tăng acid uric máu đến khi bị cơn gút đầu tiên thường từ 20 - 30 năm [29].

Qua phân tích bảng 3.7 cho thấy sự hiểu biết của người dân về thức ăn có thể làm dễ xuất hiện cơn đau gút, có 64,45% người dân cho rằng thịt là thức ăn dễ gây khởi phát cơn đau gút, phủ tạng động vật cũng chiếm tỷ lệ tương đương là 64,32%, tôm, cua, nghêu sò chiếm tỷ lệ 59,55%, trứng lộn và tiết canh lần lượt là 24,77% và 20%.

Theo Bác sỹ Mai Thị Tâm ( Khoa cơ xương khớp - Bệnh viện E Hà Nội) cũng như nhiều tài liệu, Y văn khác thì khi ăn nhiều sản phẩm giàu purin phủ tạng động vật, tôm, cua, cá béo... dễ làm xuất hiện cơn đau gút [22]. Thịt và các thức ăn có chứa nhiều đạm rất tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên phải ăn điều độ và thích hợp, đặc biệt là đối với những người đã và đang mắc bệnh gút ăn không quá 150 g/ ngày [16].

Cơn đau gút có thể xảy ra khi nồng độ acid uric máu tăng cao làm tăng lắng đọng tại các mô và tổ chức và gây nên cơn đau gút cấp. Vì vậy khi đã bị gút cần phải có chế độ thức ăn thích hợp cho mỗi người, ăn các loại thức ăn bổ dưỡng, giàu vitamin, tránh những thức ăn như các loại phủ tạng động vật, các loại hải sản ( tôm, cua, cá, béo ) sẽ làm dễ xuất hiện cơn đau gút.

4.2.5. Hiểu biết về thói quen uống rượu, bia dễ xuất hiện cơn đau gút

Từ bảng 3.8 cho thấy 72,73%, hiểu biết rằng uống nhiều bia là yếu tố thuận lợi làm dễ xuất hiện cơn đau gút, có 49,09% uống rượu và 16,36% không biết.

Theo tác giả Trần Ngọc Ân thì uống nhiều rựợu, bia là một trong những nguyên nhân làm dễ xuất hiện cơn đau gút [20].

Phú Hòa là một trong những phường có nền kinh tế phát triển của thành phố Huế, đời sống vật chất của người dân tương đối cao, ổn định, với thu nhập chủ yếu dựa vào buôn bán lớn, nhỏ. Vì vậy đối với nhiều người uống quá nhiều rượu, bia đã trở thành thói quen. Vấn đề quan trọng là giúp cho

người dân hiểu biết được rượu, bia là một trong những nguyên nhân làm dễ xuất hiện cơn đau gút.

Vì vậy, vấn đề tuyên truyền bằng các phương tiện truyền thông đến mọi người dân nhằm góp phần làm thay đổi thói quen uống quá nhiều rượu, bia là điều cần thiết, đặc biệt đối với những người đã và đang mắc bệnh gút.

4.2.6. Hiểu biết về vị trí khớp viêm khi xuất hiện cơn gút cấp

Từ kết quả của bảng 3.9 cho thấy sự hiểu biết về vị trí khớp viêm khi xuất hiện cơn gút cấp, 70,45% người dân cho rằng khớp cổ chân là vị trí khớp viêm thường gặp nhất, 68,86% là khớp gối, khớp bàn chân 65%, khớp bàn ngón chân cái 55,68%, khớp khuỷu là 37,05% và có 16,59%, không biết.

Theo Trần Ngọc Ân, thống kê trên 121 bệnh nhân ở bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm về vị trí tổn thương trong bệnh gút, thứ tự các khớp thường gặp như sau: - Khớp bàn ngón chân cái : 66,1% - Khớp cổ chân : 53,7% - Khớp gối : 32,3% - Khớp các ngón chân : 18,2% - Vị trí khác : 13,6%

Như vậy, theo Trần Ngọc Ân cũng như nhiều tài liệu, Y văn khác thì vị trí khớp viêm trong bệnh gút chủ yếu là các khớp ở chi dưới, trong đó khớp bàn ngón chân cái là hay gặp nhất. Ngoài ra còn gặp ở các khớp khác như khớp các ngón chân khớp cổ chân, khớp gối, khớp khuỷu, hiếm thấy ở khớp háng, khớp vai và cột sống [30].

Qua khảo sát sự hiểu biết của người dân về vị trí khớp viêm khi xuất hiện cơn gút cấp thì có 16,59% không biết. Vì thế, cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ cho nhân dân về bệnh gút cũng như vị trí các khớp viêm thường gặp khi xuất hiện cơn đau gút cấp.

4.2.7. Hiểu biết các yếu tố thuận lợi làm dễ xuất hiện cơn đau gút cấp

Kết quả từ bảng 3.10 cho thấy có 87,50% biết được rằng cơn đau gút cấp thường xuất hiện sau bữa ăn có nhiều rượu, thịt, 35,23% cho rằng sau nhiễm trùng, 22,73% sau làm việc gắng sức và 10,68% không biết.

Đa số người dân được phỏng vấn đều hiểu được rượu, thịt là yếu tố thuận lợi làm dễ xuất hiện cơn đau gút. Đó chính là một phần nhờ vào các phương tiện truyền thông, sách báo... đã giúp cho người dân phần nào hiểu được cơ bản về các yếu tố thuận lợi dễ làm xuất hiện cơn đau gút.

Theo Trần Ngọc Ân và nhiều tài liệu khác cơn đau gút thường xuất hiện sau một số hoàn cảnh thuận lợi như:

- Sau bữa ăn nhiều rượu, thịt. - Sau gắng sức.

- Sau nhiễm trùng cấp...

Cơn đau gút thường dễ xuất hiện khi nồng độ acid uric máu tăng do ăn các thức ăn chứa nhiều purin, đặc biệt là bia rượu, thịt [3].

Hiểu được các yếu tố thuận lợi làm dễ xuất hiện cơn đau gút người dân

Một phần của tài liệu Khảo sát kiến thức của người dân phường phú hoà thành phố huế về bệnh gút (Trang 25 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w