2. Tính chất vật lý
5.14. Tôi thép
Dung dịch loãng của PVA loại thủy phân một phần có độ nhớt cao cho tốc độ làm mát trung bình giữa dầu và nước. Khi được trộn tới nồng độ 0.05 – 0.3% khối lượng, dung dịch tôi PVA loại bỏ sự nứt gãy diễn ra do nước và làm cứng hiệu quả (yếu tố còn thiếu khi sử dụng dầu). Cả quá trình tôi phun và tôi trong bể đều được thỏa mãn.
KẾT LUẬN
PVA không thể tổng hợp trực tiếp từ monomer vinyl alcohol vì hợp chất vinyl alcohol không bền, ngay khi được tạo ra, vinyl alcohol đã chuyển về dạng đồng phân bền hơn là acetandehyde. Vì vậy, trong thực tế, PVA được tổng hợp từ quá trình thủy phân polyvinyl acetate. Phản ứng thủy phân polyvinyl acetate có thể được xúc tác bằng acid vô cơ hay kiềm, thông thường sử dụng kiềm trong dung môi methanol.
PVA được đặc trưng bởi mức độ thủy phân và mức độ trùng hợp (hay khối lượng phân tử) của polyvinyl acetate ban đầu. Nhờ sự kết hợp 2 yếu tố này mà một loạt các hợp chất PVA có thành phần khác nhau có thể được tổng hợp nên. Tính chất của các polymer này cũng thay đổi tùy thuộc vào khối lượng phân tử và phần trăm alcol phân. Chẳng hạn như khi khối lượng PVA giảm, độ nhạy nước hay khả năng dễ tan trong nước tăng. Khi tăng khối lượng phân tử thì thu được độ bền kéo, độ bền xé, độ dãn dài và độ mềm dẻo cao hơn. Khi phần trăm alcol phân tăng, độ bền kéo, độ bền xé và độ dãn dài cũng tăng…
PVA là một polymer chứa nhiều nhóm OH. Do đó, nó có tính chất của một rượu đa chức. Nó có thể tham gia vào các phản ứng như: ester hóa, ether hóa, acetal hóa…
PVA có rất nhiều ứng dụng trong công nghiệp cũng như trong đời sống. PVA có thể được dùng làm keo dán, làm chất kết dính hay chất tạo nhũ, được sử dụng trong sản xuất bao gói, trong mỹ phẩm hay được dùng làm xơ sợi trong dệt may…
Với mục đích đi tìm hiểu về polyvinyl alcohol, bài tiểu luận này đã cơ bản giải quyết được những vấn đề đã nêu ra ở phần mở đầu và giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quát về PVA.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Văn Khôi, Polymer ưa nước – Hóa học và ứng dụng, NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội, 2007.
[2] Thái Doãn Tĩnh, Hóa học các hợp chất cao phân tử, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2000.
[3] Huỳnh Văn Trí, Công nghệ gia công sợi hóa học, NXB Đại học Bách Khoa TP.HCM, 2006.
[4] F. L .Marten, Encyclopedia of polymer science and technology, vol 8 – Polyvinyl