1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO & TRIẾT HỌC VÊĐANTA Ở ẤN ĐỘ THỜI CỔ ĐẠI

15 925 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 783,39 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO & TRIẾT HỌC VÊĐANTA Ở ẤN ĐỘ THỜI CỔ ĐẠI - Giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về triết học Ấn Độ cổ đại nói chung cùng hai trường phái triết học Phật giáo và triết học Vêđanta nói riêng. - Làm rõ những nét tương đồng và khác biệt giữa hai trường phái này.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

- - -

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO & TRIẾT HỌC VÊĐANTA

Ở ẤN ĐỘ THỜI CỔ ĐẠI

GVHD: TS.BÙI VĂN MƯA HVTH: TRẦN THỊ ÁNH NGUYỆT STT: 48

Nhóm: 5 Lớp: Tài chính doanh nghiệp Ngày 4 Khóa: K22

TP HCM: 12/2012

Trang 2

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 1

3 Phương pháp nghiên cứu 1

Chương I: Khái quát về triết học Ấn Độ thời cổ đại 2

1 Bối cảnh Ấn Độ thời cổ đại 2

2 Triết học Ấn Độ cổ đại 2

2.1 Đặc điểm triết học Ấn Độ cổ đại 2

2.2 Các trường phái triết học Ấn Độ cổ đại 2

Chương II: Khái quát về triết học Phật giáo và triết học Veđanta 5

1 Triết học Phật giáo 5

1.1 Điều kiện ra đời 5

1.2 Quá trình phát triển 5

1.3 Các nét đặc thù 6

2 Triết học Veđanta 8

2.1 Điều kiện ra đời 8

2.2 Quá trình phát triển 8

2.3 Các nét đặc thù 8

Chương III: So sánh triết học Phật giáo và triết học Veđanta 9

1 Những điểm tương đồng 9

2 Những điểm khác biệt 9

KẾT LUẬN 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Khi nhắc đến cái nôi của nền triết học nhân loại, chúng ta không thể không nói đến nền triết học Ấn Độ cổ đại Bao gồm 9 hệ thống tư tưởng lớn, được chia làm 2 phái: chính thống và không chính thống, triết học Ấn Độ cổ đại có nhiều nét đặc thù về tư tưởng So với các nền triết học cổ đại khác, nền triết học Ấn Độ biểu hiện ra là một nền triết học chịu ảnh hưởng lớn của những tư tưởng tôn giáo Hầu hết các trường

phái triết học Ấn Độ cổ đại đều có sự thống nhất giữa tư tưởng triết học và tư tưởng tôn giáo (trừ trường phái Lokayata) Hai trường phái theo tư tưởng triết học còn lại

là Jaina và Phật giáo, tuy tuyên bố đoạn tuyệt với truyền thống văn hóa Veda (truyền thống tôn giáo) nhưng trong thực tế vẫn không thể vượt qua truyền thống ấy Do đó

tư tưởng giữa hai trường phái triết học này so với các trường phái theo tư tưởng tôn giáo tuy có những điểm khác biệt nhưng vẫn tồn tại nhiều điểm tương đồng Để làm

rõ những điểm tương đồng và khác biệt này, nhóm chúng tôi đã chọn hai trường phái đại diện cho hai nhóm tư tưởng này là trường phái Phật giáo và trường phái

Vêđanta để thực hiện nghiên cứu với tên đề tài: “Sự tương đồng và khác biệt giữa

triết học Phật giáo & triết học Vêđanta ở Ấn Độ thời cổ đại”

2 Mục đích nghiên cứu

- Giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về triết học Ấn Độ cổ đại nói chung

cùng hai trường phái triết học Phật giáo và triết học Vêđanta nói riêng

- Làm rõ những nét tương đồng và khác biệt giữa hai trường phái này

3 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài tôi đã sử dụng phương pháp luận theo chủ nghĩa duy vật biện

chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử Đồng thời sử dụng tài liệu tham khảo từ giáo trình, bài giảng, báo đài và các trang mạng internet

Trang 4

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ THỜI CỔ ĐẠI

1 Bối cảnh Ấn Độ thời cổ đại

Điều kiện kinh tế - xã hội

Xã hội Ấn Độ cổ đại có kết cấu kinh tế xã hội theo mô hình đặc biệt mà Các Mác gọi là “Công xã nông thôn” Với kết cấu này, toàn bộ ruộng đất thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, sự phân chia đẳng cấp hết sức khắc nghiệt Xã hội có 4 đẳng cấp lớn: Tăng lữ (Bà la môn), Đẳng cấp quý tộc, Đẳng cấp bình dân tự do, Đẳng cấp tiện nô (nô lệ) Thêm vào đó, xã hội Ấn Độ cũng có nhiều tôn giáo: Đạo Ấn (Thờ bò) (HinDu), Đạo Hồi (không ăn thịt heo), Đạo Thiên chúa, Đạo Cơ Đốc…

Điều kiện về khoa học và văn hóa

- Về tri thức khoa học, người Ấn Độ đã có những tri thức rất sớm và phong phú về nhiều lĩnh vực như: thiên văn, lịch pháp, toán học, y học, nông nghiệp …

- Về văn hóa, Ấn Độ thời cổ đại có một nền văn hóa mang đậm nét tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh có pha trộn sự thần bí

2 Triết học Ấn Độ cổ đại

2.1 Đặc điểm triết học Ấn Độ cổ đại

- Thứ nhất, triết học Ấn Độ cổ đại phát triển rất phong phú nhưng không mang

tính cách mạng; các nhà triết học thường kế tục mà không gạt bỏ hệ thống triết

học có trước, không đặt cho mình nhiệm vụ phải sáng tạo ra một hệ thống triết

học mới Điều đó phản ánh sự trì trệ của xã hội Ấn Độ cổ đại

- Thứ hai, triết học Ấn Độ cổ đại gắn bó chặt chẽ với tôn giáo, trên cơ sở tín ngưỡng tôn giáo hình thành nên các hệ thống triết học - tôn giáo

- Thứ ba, các hệ thống triết học - tôn giáo ở Ấn Độ cổ đại đều quan tâm tới vấn đề nhân sinh quan, đặc biệt là vấn đề luân hồi, nghiệp báo

2.2 Các trường phái triết học Ấn Độ cổ đại

Tư tưởng triết học trong Upanisát

Trang 5

Sự xuất hiện của Upanishad được coi là “bước nhảy” hoàn toàn từ thế giới quan thần thoại , tôn giáo sang tư duy triết học Tư tưởng triết học cơ bản của Upanishad có thể khái quát như sau:

- Thế giới quan: Brahman- "Tinhthần vũ trụ tối cao" - là thực thể duy nhất, có trước nhất, tồn tại vĩnh viễn, bất diệt, là cái từ đó tất cả thế giới này đều nảy sinh ra và nhập về với nó sau khi chết Atman- Linh hồn con người chỉ là sự biểu hiện, là một bộ phận của "Tinh thần vũ trụ tối cao"

- Nhận thức luận: Nhận thức của con người được chia thành hai trình độ khác

nhau là hạ trí (aparâ -vidây) và thượng trí (parâ - vidây)

- Nhân sinh quan: Những cảm giác, ham muốn dục vọng và hành động của con

người nhằm thỏa mãn những hammuốn đó trong đời sống trần tục đã gây ra những hậu quả, gieo đau khổ ở kiếp này và cả kiếp sau,gọi là "nghiệp báo" (Karma) Do vậy, linh hồn bất tử cứ bị giam hãm vào hết thể xác này đến thểxác khác, bị che lấp, ràng buộc bởi thế giới hiện tượng như ảo ảnh, gọi là

sự "luân hồi" (Samsara)

Các trường phái triết học chính thống

Trang 6

- Nguyên nhân dẫn đến sự luân hồi của mỗi cá nhân là vì linh hồn cá biệt nơi mỗi người thường bị những ham muốn dục vọng che lấp, nên linh hồn rơi vào vòng

ám muội của thế giới vật chất, thường biến, hữu hình, hữu hạn, không giữ được bản lai thanh tịnh của mình

- Theo trường phái này, không thể giải thoát bằng cách lễ bái, tích lũy khổ hạnh

hay tin tưởng vào sự cứu rõi của đấng tối cao Đối với họ, phương pháp đưa đến

sự giải thoát là phải chế dục theo pháp Yoga, diệt trừ nghiệp lực và phải thấu

triệt sáu nguyên lý tạo thành vũ trụ Nếu thực hiện được như thế thì linh hồn cá biệt mới đạt đến sự giải thoát hoàn toàn

Các trường phái triết học không chính thống

Bác bỏ uy thế tối cao của kinh Véđa, đạo Bàlamôn Gồm 3 trường phái chính:

- Trường phái Lokayata (Carvaka): mang tính duy vật chủ nghĩa và vô thần tương đối triệt để

- Trường phái Jaina (Kỳ na giáo): mang đượm màu sắc tôn giáo

- Trường phái Phật giáo: Những tư tưởng cơ bản được thể hiện là thế giới quan (phản ánh trong ba pham trù : vô ngã, vô thường, duyên khởi ) & nhân sinh quan tập trung vào tứ diệu ( 4 chân lý tuyệt diệu): khổ đế, nhân đế, diệt đế,

đạo đế

Trang 7

CHƯƠNG II KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO & VÊĐANTA

1 Triết học Phật giáo

1.1 Điều kiện ra đời

Triết học Phật giáo ra đời trong bối cảnh xã hội Ấn độ rơi vào cuộc khủng

hoảng trầm trọng về mọi mặt của đời sống xã hội Thời kỳ này tầng lớp Bà

La Môn được kính trọng, tôn sùng tuyệt đối Còn giai cấp Sát Đế lợi (vua

chúa, tướng lĩnh….) thống trị quốc gia, thâu tóm gần như toàn bộ đất đai Trong khi đó, các giai cấp dưới phải lao động vất vả, chịu mọi sự khổ cực để cung phụng cho các giai cấp trên Điều này khiến cho đời sống xã hội ngày

càng nảy sinh mâu thuẫn sâu sắc và dẫn đến sự phản kháng của đông đảo quần chúng nhân dân lao động Cũng chính vào thời điểm này ánh sáng từ bi trí tuệ của Phật giáo đã xuất hiện Như vậy có thể thấy sự xuất hiện của triết

học Phật giáo là cần thiết, đáp ứng nhu cầu tinh thần phản kháng xã hội

1.2 Quá trình phát triển

- Trong quá trình phát triển, để phù hợp với từng thời đại, thích nghi với từng

dân tộc, Phật giáo dần dần phân hóa thành hai bộ phái lớn đó là tiểu thừa và

đại thừa hay còn gọi là Phật giáo nam truyền và Phật giáo bắc truyền Mặc dù trên hình thức họ không đồng nhất với nhau về giáo lý cũng như về quan điểm…nhưng mục đích cứu cánh của hai truyền phái này là xiển dương thánh giáo nhằm đem lại lợi ích cho bản thân, tha nhân và xã hội

- Phật giáo nam truyền được truyền bá qua hầu hết các nước Đông Nam Á như Tích lan, Miến điện, Thái lan, Lào, Campuchia, Việt nam….còn Phật giáo bắc truyền thì được truyền bá qua các nước như Trung Quốc, Nhật bản, Triều Tiên….trong đó có Việt Nam

- Ngày nay, do sự nhiệt tình hoằng pháp của các vị tổ sư nên Phật giáo cũng đã được truyền bá sang các nước như Mỹ, Pháp, Anh, Đức…

Trang 8

1.3 Các nét đặc thù

 Thứ nhất: Thế giới quan Phật giáo là một thế giới quan có tính duy vật

và vô thần, đồng thời có chứa đựng nhiều yếu tố biện chứng sâu sắc

 Thứ hai: Nhân sinh quan Phật giáo là phần trọng tâm của triết học này

Nội dung triết học nhân sinh của Phật giáo tập trung ở bốn luận điểm (gọi là “tứ diệu đế”) Bốn luận điểm này được Phật giáo coi là bốn chân lý vĩ đại về cuộc sống nhân sinh cho bất cứ cuộc sống nhân sinh nào thuộc đẳng cấp nào

 Khổ đế: Sự thật nơi cuộc sống nhân sinh không có gì khác ngoài sự đau khổ, ràng buộc hệ luỵ, không có tự do Có 8 nỗi khổ trầm lâm bất tận mà bất cứ ai cũng phải gánh chịu

Trang 9

 Nhân đế: là luận điểm giải thích những nguyên nhân sự thật đau khổ nơi cuộc sống nhân sinh

 Diệt đế: Là luận điểm về khả năng có thể tiêu diệt được sự khổ nơi cuộc sống nhân sinh, đạt tới trạng thái Niết bàn, cứu cánh của hành động tự do, thể hiện khát vọng nhân bản muốn hướng con người đến niềm hạnh phúc “tuyệt đối”; khát vọng chân chính của con người tới Chân – Thiện – Mỹ

 Đao đế: là luận điểm về con đường thể hiện sự diệt khổ, đạt tới giải thoát Đó là con đường hoàn thiện đạo đức cá nhân Con đường “giải phóng cá nhân” này gồm 8 nguyên tắc:

Trang 10

2 Triết học Vêđanta

2.1 Điều kiện ra đời

Trường phái triết học Vêđanta được hình thành vào khoảng thế kỷ IV đến thế

kỷ III trước Công nguyên qua hình thức chú giải, tường thuật Veda và Upanishad của Badayarana trong bộ kinh Brahman-sutras nổi tiếng gồm 555 cách ngôn Bộ chú giải sau cùng và nổi tiếng nhất có tên là Vêđanta, của Sankara

2.2 Quá trình phát triển

Trường phái Vêđanta chịu sự phê phán mạnh mẽ của các trường phái khác, vì vậy, nó đã không đứng vững trước lập trường duy tâm nhất nguyên của mình Sang thời trung đại, nó đã chuyển dần sang lập trường nhị nguyên

Từ thế kỷ thứ 8 Sau công nguyen tới thế kỷ 15, có triển khai các hệ phái Vedanta khác nhau Có ba truyền thống chính là:

- Phi nhị nguyên chính thống (Advaita-vedanta)

- Phi nhị nguyên có phẩm tính (Visistadvaita-vedanta)

- Nhị nguyên luận (Dvaita-vedanta)

Dù vậy, trường phái triết học Vêđanta vẫn là cơ sở triết học của giáo lý đạo

Bàlamôn – Hinđu

2.3 Các nét đặc thù

- Một là, thừa nhận sự tồn tại của Brátman – linh hồn vũ trụ là thực tại tinh

thần tối cao, là bản chất, là nguồn sống vĩnh hằng, là cội nguồn chi phối mọi

sự sinh thành và hủy diệt của mọi cái trong thế giới

- Hai là, coi Átman – linh hồn cá nhân – là hiện thân của Brátman nơi thể xác

trần tục của con người và bị vây hãm, ràng buộc bởi những ham muốn nhục

dục của thể xác Để giải thoát Átman khỏi sự vây hãm ràng buộc này, con

người (Átman) phải dốc lòng tu luyện, suy tư, chiêm nghiệm tâm linh để nhận ra bản tính thần thánh của mình mà quay về với Brátman

- Ba là, coi thế giới vật chất chỉ là ảo ảnh do vô minh của con người mang lại

Trang 11

CHƯƠNG III

SO SÁNH TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO & VÊĐANTA

1 Những điểm tương đồng

Trường phái triết học Phật giáo tuy siêu việt tư tưởng triết học Vêđanta nhưng xét về bối cảnh ra đời, cả hai trường phái này đều phát sinh ở Ấn Độ thời cổ đại cho nên cũng có rất nhiều điểm tương đồng giữa triết học Phật giáo và Vêđanta như sau:

- Công nhận cuộc đời là đau khổ và đưa ra những phương pháp để hỗ trợ chúng nhân được giải thoát khỏi những đau khổ ấy

- Lấy con người làm trung tâm để khảo sát mặc dù triết học Vêđanta vẫn cho rằng con người là một phần thuộc về cái Tuyệt đối

- Điểm quan sát cơ bản là “Bản ngã” Bản ngã là trung tâm của vũ trụ, là cuốn sách chứa đầy ý nghĩa thâm áo và có một giá trị vô cùng cao cả

- Đều lấy sự phát triển trí tuệ làm cơ sở để diệt trừ vô minh ái dục, là những

nguyên nhân đưa con người vào vòng sinh tử luân hồi

- Đối với hiện tượng và nhân sinh, cả hai đều chấp nhận quy luật nhân duyên nghiệp báo chi phối cuộc sống con người

- Sự nhất trí về nhân sinh quan và vũ trụ quan Con người là tiểu vũ trụ trong cái đại vũ trụ Vũ trụ chẳng qua chỉ là sản phẩm do tâm biến hiện

2 Những điểm khác biệt

Mặc dù có nhiều điểm tương đồng, nhưng về mặt tư tưởng và quan điểm, triết học Phật giáo thuộc trường phái không chính thống, còn triết học Vêđanta thuộc trường phái chính thống, do đó, giữa hai trường phái triết học này vẫn có nhiều điểm khác biệt như sau:

Trang 12

10

Quan niệm về thế giới

Thế giới về bản chất chỉ là một dòng biến ảo vô thường, không do một vị thần nào sáng tạo ra cả

Thừa nhận sự tồn tại của một thực thể siêu nhiên sáng tạo và chi phối vũ trụ vạn vật – đó là Brahman

Quan niệm về giá trị con người

Giá trị thật của con người, không phải

do sanh ra hay nguồn gốc xuất thân

mà phụ thuộc vào hành động, nhân cách của con người

Thân phận con người không được tôn trọng như nhau, những người thuộc giai cấp trên thì được tôn trọng tuyệt đối, còn những người thuộc giai cấp dưới được coi là những kẻ nô lệ

Quan niệm về nghiệp báo

Nghiệp là bất định nghiệp Nghiệp do hành động thiện hay bất thiện, cố ý hay không cố ý, qua thân, khẩu, ý để thõa mãn những ham muốn mà thành

Nghiệp như là Nghiệp do hành động của con người nhằm thỏa mãn ý chí dục vọng của mình mà thành

Quan niệm về luân hồi

Không thừa nhận linh hồn bất tử Mọi thứ chỉ tồn tại tương đối trong khoảnh

Cho rằng linh hồn là bất tử, trú ngụ trong các thể xác tinh thần khác nhau

Trang 13

11

khắc của dòng biến chuyển vô thường, vô định, vụt mất, vụt còn

Dù thân xác có bị tiêu hủy nhưng linh hồn vẫn tồn tại qua các kiếp

Quan điểm về sự giải thoát

Giải thoát là quá trình tu tập, thực nghiệm để xóa bỏ mọi tham ái, chấp trước… hướng con người đến một trạng thái thanh tịnh, vắng lặng, an lạc vĩnh cửu (Niết bàn)

Con đường Trung đạo là con đường

tu tập dẫn đến giải thoát

Phải trải qua một quá trình tu luyện, hành giả phải chứng được sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền sắc giới và từ đệ ngũ thiền cho tới đệ cửu thiền vô sắc giới trước khi đạt quả vị Phật

Giải thoát “chính là vứt bỏ mọi sự ràng buộc của thể xác, nhục dục đối với linh hồn, đưa linh hồn bất tử trở

về đồng nhất với linh hồn vũ trụ tối cao”

Khổ hạnh và con đường thiền định là con đường tu tập dẫn đến giải thoát

Hoàn tất của bốn Thức(Vishva) - Mộng(Taijasa) - Ngủ say không mộng(Pràjna) - Ý thức tâm linh(Turiya) có thể được đồng nhất Atman với Brahman

hưởng hạnh phúc của sự vĩnh hằng

Ngày đăng: 18/11/2014, 14:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w