1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN Đề tài SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI

28 505 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

TIỂU LUẬN Đề tài SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

GV : TS BÙI VĂN MƯA

HCM, Tháng 5/2011

Trang 2

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Chương I: Khái quát chung về triết học Hy Lạp cổ đại và Ấn Độ cổ đại 3

1 Khái quát chung về triết học Hy Lạp cổ đại 3

1.1 Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của triết học Hy Lạp cổ đại 3

1.2 Những tư tưởng và những nhà triết học tiêu biểu 4

2 Khái quát chung về triết học Ấn Độ cổ đại 8

2.1 Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của triết học Ấn Độ cổ đại 8

2.2 Những tư tưởng và những nhà triết học tiêu biểu 9

Chương II: So sánh triết học Hy Lạp cổ đại và Ấn Độ cổ đại 12

1 Sự tương đồng của triết học Hy Lạp cổ đại và Ấn Độ cổ đại 12

2 Sự khác biệt của triết học Hy Lạp cổ đại và Ấn Độ cổ đại 16

Kết luận 25

Trang 3

Nét nổi bật của triết học Hy Lạp cổ đại là đã đặt ra hầu hết các vấn đề cơbản của triết học mà sau này các học thuyết triết học khác từng bước giải quyếttheo nội dung của thời đại mình Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủnghĩa duy tâm, giữa phép biện chứng và phép siêu hình được thể hiện rất rõ.Những thành tựu triết học của Hy Lạp cổ đại xứng đáng ghi một mốc son tronglịch sử triết học loài người.

Trong khi đó, triết học Ấn Độ cổ đại đã đặt ra và giải quyết những vấn đềcủa tư duy triết học Đó là những vấn đề thuộc về bản thể luận, nhận thức luận vànhân sinh quan nhằm tìm kiếm con đường giải thoát chúng sinh ra khỏi thực tế

xã hội luôn xung đột đẳng cấp và chủng tộc khắc nghiệt Đặc biệt, triết học Ấn

Độ cổ đại đã giải quyết những vấn đề nhân sinh dưới góc độ tâm linh tôn giáo

Sự phản tỉnh nhân sinh là một ưu thế của nền triết học này, là một giá trị triết học

mà con người hiện đại không thể bỏ qua

Tuy xuất phát từ hai nền văn hoá khác nhau nhưng cả triết học Hy Lạp cổđại và Ấn Độ cổ đại đều nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản của triết học, nângcao khả năng tư duy lý luận của loài người, là hai mặt của một vấn đề, chúng tồntại và bổ sung hoàn hảo cho nhau

Trang 4

Việc tìm hiểu sự tương đồng và khác nhau của triết học Hy Lạp cổ đại và

Ấn Độ cổ đại giúp chúng ta có khái niệm gần như hoàn chỉnh về triết học phươngTây và triết học phương Đông, những ảnh hưởng của nó đến thế giới nói chung

và Việt Nam nói riêng, từ đó chúng ta biết cách vận dụng những tinh hoa của hainền triết học này, nâng cao khả năng tư duy, nhận thức thế giới, con người và xãhội Vì vậy, việc tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt của hai nền triết học này làvấn đề cần thiết, rất cấp bách trong điều kiện thế giới đổi thay nhanh chóng nhưhiện nay Đó cũng chính là lý do chúng tôi chọn đề tài này làm đề tài tiểu luận

Tuy nhiên với lượng kiến thức tìm hiểu còn chưa đầy đủ và quỹ thời gian

có hạn nên bài viết của chúng tôi khó tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, kínhmong sự giúp đỡ và đóng góp của thầy và các bạn để bài viết được hoàn chỉnhhơn

2 Mục đích nghiên cứu:

Bài viết không chỉ nêu lên hoàn cảnh ra đời, đặc điểm, những tư tưởng cùngnhững trường phái của hai nền triết học Hy Lạp cổ đại và Ấn Độ cổ đại, mà mụcđích chính của bài viết là làm rõ nét được những tương đồng và khác biệt giữahai nền triết học cổ đại này

3 Phương pháp nghiên cứu:

Bài viết hình thành trên cơ sở phương pháp nghiên cứu lịch sử, phươngpháp phân tích tổng hợp và so sánh các nguồn tư liệu tham khảo với nhau để cóđược kết quả chính xác nhất, tránh cách nhìn phiến diện

Trang 5

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRIẾT HỘC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ

ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI

1 KHÁI QUÁT TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI

1.1 Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của triết học Hy Lạp cổ đại

Triết học Hy Lạp cổ đại ra đời trong bối cảnh diễn ra sự chuyển biến lâu dài

và sâu sắc các quan hệ xã hội Đó là sự ra đời của xã hội có giai cấp đầu tiêntrong lịch sử - chế độ chiếm hữu nô lệ

Hy Lạp cổ đại trước đây là một vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm phần đấtliền và vô số hòn đảo lớn nhỏ trên biển Egie, vùng duyên hải Ban căng và TiểuÁ

Sự thuận lợi về thiên nhiên, địa lý đã tạo điều kiện cho Hy Lạp nhanh chóng pháttriển tất cả các lĩnh vực, mở rộng bang giao, tiếp nhận nhiều giá trị văn hoá Vìvậy, nơi đây đã hội tụ đầy đủ những điều kiện để Hy Lạp trở thành một quốc giachiếm hữu nô lệ có một nền công – thương nghiệp phát triển, một nền văn hóatinh thần phong phú, đa dạng

Sự hình thành triết học Hy Lạp không diễn ra một cách ngẫu nhiên mà làkết quả tất yếu của việc kế thừa những di sản tinh tuý của truyền thống trongsáng tác dân gian, trong thần thoại, trong các mầm mống của tri thức khoa học.Chế độ chiếm hữu nô lệ đã tạo ra cơ sở cho sự phân hóa lao động và đề caolao động trí óc, coi thường lao động chân tay Điều này thúc đẩy sự hình thànhtầng lớp trí thức biết xây dựng và sử dụng hiệu quả tư duy lý luận để nghiên cứutriết học và khoa học.Như vậy, có thể thấy rằng sự ra đời của triết học Hy Lạp cổđại là một tất yếu - đó là kết quả nội sinh của cả một dân tộc, một thời đại

Những tư tưởng triết học thời kỳ này có những đặc điểm cơ bản là: thứnhất, nó thể hiện thế giới quan và ý thức hệ của giai cấp chủ nô thống trị; thứ hai,triết học Hy Lạp cổ đại có sự phân chia và đối lập rõ ràng giữa các trường pháiduy vật và duy tâm, vô thần và hữu thần; thứ ba, nó nổi bật bởi tính tổng hơp, đadạng, nhưng là triết học còn ở trình độ thấp; thứ tư, nó đã xây dựng nên phép

Trang 6

biện chứng tự phát; và cuối cùng, triết học Hy Lạp cổ đại coi trọng vấn đề conngười.

1.2 Những tư tưởng và những nhà triết học tiêu biểu

1.2.1 Chủ nghĩa duy vật

Chủ nghĩa duy vật được hình thành từ trường phái Milet-trường pháiHeraclite, trường phái Đa nguyên và đạt đỉnh cao trong trường phái Nguyên tửluận

1.2.1.1 Trường phái Milet

Trường phái triết học Milet do 3 nhà triết học lập nên: Thales, Anaximandre

và Anaximène nhằm làm sáng tỏ bản nguyên vật chất của thế giới

Thales là thủy tổ của khoa học và triết học Hy Lạp Ông cho rằng nước làbản chất của vạn vật, nước luôn luôn thay đổi hình thái nên mới sinh ra các vậtthể khác nhau Ông cho rằng trong thế giới "Vật chất là có mãi, không thể sángtạo ra và cũng không thể tiêu diệt đi" Ông nhận xét rằng : Nước là yếu tố đầutiên, là bản nguyên của vạn vật; vạn vật bắt đầu từ nước và luôn quay trở về vớinước; không có nước thì không có gì cả Như vậy ông cũng đã phá vỡ mê tín chorằng "Thần là kẻ sáng tạo ra vạn vật" Quan niệm của ông tuy còn mộc mạc thô

sơ nhưng đã chống lại quan điểm tôn giáo về nguồn gốc vũ trụ

Anaximandre cho rằng cơ sở vật chất đầu tiên không phải là vật cụ thể mà

là các nguyên tố khởi đầu khó nhận thức bằng giác quan Vũ trụ là một thể vậtchất vô cùng rối ren, phức tạp, luôn chia thành những mặt đối lập nhau: khô vàướt, nóng và lạnh Vũ trụ được phản ánh trừu tượng hơn và vật chất không đồngnhất với vật cụ thể và có liên hệ vĩnh viễn, có biến chuyển và ảnh hưởng lẫnnhau Đó là cái quan điểm biện chứng có tính chất nguyên thủy

Anaximène cho rằng nguồn gốc của vạn vật bắt đầu từ không khí Nhờkhông khí và sự chuyển động của nó, vạn vật trong vũ trụ được tạo ra và sau đólại quay về dạng không khí Ông là người nghiên cứu nguồn gốc vụ trụ trên quanđiểm vô thần

Trang 7

Đóng góp chính quan trọng nhất của trường phái Milet này là đã được đặtnền móng cho sự hình thành các khái niệm triết học để các triết gia sau này tiếptục bổ sung và làm phong phú thêm những khái niệm đó như khái niệm chất,không gian, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập

1.2.1.2 Trường phái Héraclite

Do nhà duy vật Héraclite (530-470 TCN) sáng lập Ông sớm trở thành mộtnhà triết học duy vật thể hiện rõ các tư tưởng biện chứng chất phát từ thời cổ HyLạp Ông cho rằng lửa là dạng vật chất đầu tiên Vũ trụ là một thể thống nhất củavạn vật, không phải do thần linh sáng tạo ra, cũng không phải do người sáng tạo

ra Trong quá khứ, trong hiện tại cũng như trong tương lai, nó là do ngọn lửavĩnh viễn, linh hoạt nhen nhóm lên theo quy luật, đồng thời cũng theo quy luật

mà tiêu vong, tàn lụi và bùng cháy theo cái logic "Quy luật trật tự" nội tại củachính mình Khi coi vận động của vật chất là vĩnh viễn, và dựa vào kinh nghiệm

mà ông xem thế giới "vừa tồn tại, vừa không tồn tại", vạn vật luôn nằm trongquá trình không ngừng sinh thành, biến đổi và chuyển hóa "Không ai tắm hai lầntrên một dòng sông" Thế giới vật chất "vừa đa dạng, vừa thống nhất, vừa mangtính hài hòa, vừa xung đột"

Như vậy Héraclite là nhà triết học đã nêu lên các phán đoán thiên tài về quyluật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập mà sau này Marx đã đề cập và

đi sâu Phép biện chứng duy vật chất phác là đóng góp của triết học Héraclite vào

tư tưởng của nhân loại “Thế giới chỉ là ngọn lửa đang bập bùng cháy suốt đêm

1.2.1.3 Trường phái đa nguyên Empédocle - Anaxago

Để giải thích tính đa dạng của vạn vật trong thế giới theo tinh thần duy vật,Empédocle và Anaxago cố vượt qua quan niệm đơn nguyên, xây dựng quan niệm

đa nguyên về bản chất của thế giới vật chất đa dạng Empédocle đề xướng thuyếtnguyên tố cho rằng thế giới do bốn nguyên tố: đất, nước, lửa và không khí tạothành, chúng chịu sự tác động của hai lọai lực là : tình yêu và hận thù Dưới sựtác dụng của lực tình yêu, đất, nước, không khí, lửa kết hợp lại tạo nên vạn vật,nhưng dưới tác dụng của lực hận thù, chúng bị chia tách ra làm vạn vật mất đi

Trang 8

Phát triển những tư tưởng của các nhà triết học trước đó, Anaxago cho rằngvạn vật trong vũ trụ do vô số các “hạt giống” tạo nên, các hạt giống trong quátrình phát triển chia thành nhiều hạt giống mới, kết hợp với nhau tạo nên vật chấttheo quy luật của vũ trụ mà Anaxago gọi là "lý tính vũ trụ"

Tuy nhiên quan điểm của họ cũng còn mang tính sơ khai, còn hạn chế vànhững hạn chế này được thuyết phục bởi thuyết nguyên tử luận

1.2.1.4 Trường phái nguyên tử luận

Trường phái này là đỉnh cao của triết học duy vật Hy lạp cổ đại được thểhiện trong trường phải nguyên tử luận thế kỷ VIII (TCN) Leucippe là người sánglập và Democrite là người kế thừa phát triển

Leucippe (500-440 TCN), ông cho rằng mọi sự vật được cấu thành từnhững nguyên tử Đó là những hạt vật chất tuyệt đối không thể phân chia được,

nó vô hạn về số lượng và vô hạn về hình thức, nó vô cùng nhỏ bé, không thểthẩm thấu được Tư tưởng của ông không được hiểu một cách đầy đủ, nhưng ông

đã để lại qua những trang viết của các học trò ông tổng hợp

Democrite (460-370 TCN) là học trò của Leucippe đã kế thừa và phát triểnthuyết nguyên tử luận trên một phương diện mới Theo ông, vũ trụ được cấuthành bởi hai thực thể là nguyên tử và chân không Hai thực thể này là cănnguyên của các sự vật hiện tượng

1.2.2 Chủ nghĩa duy tâm

Giai đoạn Hy Lạp cổ đại, chủ nghĩa duy tâm được hình thành trong trườngphái triết học Pythagore, trải qua trường phái duy lý Elee và đạt được đỉnh caotrong trường phải duy tâm khách quan của Platon, tức thế giới ý niệm

1.2.2.1 Trường phái Pythagore

Do ảnh hưởng của toán học ông cho rằng “con số” là bản nguyên của thếgiới, là bản chất của vạn vật Một vật tương ứng với một con số nhất định, con số

có trước vạn vật Ông cũng thừa nhận sự bất tử và luân hồi của linh hồn Pytogo

đã lý giải các mặt đối lập vốn có của mọi sự vật hiện tượng, ông quy về mười cặpđối lập cơ bản: hữu hạn và vô hạn, chẵn và lẻ, đơn và đa, phải và trái, đực và cái,

Trang 9

động và tĩnh, thẳng và cong, sáng và tối, tốt và xấu, tứ giác và đa diện Mười cặpđối lập này chia làm bốn lĩnh vực là: toán học, vật lý, sinh học và đạo đức Đó lànhững mặt đối lập cơ bản của tự nhiên và xã hội Chính trường phái Pytago đãđặc nền móng ban đầu cho trào lưu duy tâm thời cổ đại của triết học Hy Lạp.

1.2.2.2 Trường phái Elee

Do Elee (V-VI TCN) thành lập theo chủ nghĩa duy vật nhưng sau đóParmenede phát triển theo chủ nghĩa duy tâm và được Zeno nhiệt thành bảo vệ vàphát huy

Xenophane (570-478 TCN) chịu ảnh hưởng của Thales, ông cho rằng mọicái đều từ đất mà ra và cuối cùng trở về với đất Đất là cơ sở của vạn vật Cùngvới nước, đất tạo nên sự sống của muôn lìa Ông cho rằng, “tồn tại” là bản chấtchung thể hiện tính thống nhất của vạn vật trên thế giới Tồn tại là một phạm trùtriết học mang tính khái quát cao và nhận thức bởi tư duy, lý tính Quan niệm tồntại đánh dấu một giai đoạn mới trong phát triển triết học Hy Lạp cổ đại

Zeno (490-430 TCN) là ngưởi bảo vệ nhiệt thành trường phái Elee Ôngđưa ra những Aporic nghĩa là tình trạng không có lối thoát hay nghịch lý Thôngqua chúng ông chứng minh rằng, “tồn tại là đồng nhấ, duy nất là bất biến” Còntính phức tạp, đa dạng và vận động của thế giới là không thực

1.2.2.3 Trường phái duy tâm khách quan

Thể hiện lập trường chính trị của tầng lớp chủ nô bảo thủ chống lại nền dânchủ Athen và bảo vệ hệ thống triết học duy vật của trường phái nguyên tử luận.Được xây dựng bởi Socrate và Planton

Socrate (469-399TCN), khác với nhiều nhà bác học khác là không nghiêncứu về giới tự nhiên, ông dành phần lớn nghiên cứu về con người, đạo đức “Conngười hãy nhận thức về chính mình” Bàn về con người dưới khía cạnh đạo đức.Plantông (427-347 TCN), xuất thân trong một gia đình chủ nô quý tộc ở Athen.Ông trở thành kiệt xuất nhất thời Hy Lạp cổ đại bởi quan niệm triết học duy tâmkhách quan Ông xây dựng chỉ nghĩa duy tâm khách quan với nội dung chính là

Trang 10

“thuyết ý niệm” với giá trị bên trong là phép biện chứng của khái niệm và nhiều

tư tưởng sâu sắc về đạo đức chính trị và xã hội

1.2.2.4 Chủ nghĩa nhị nguyên

Aristote(384-322 TCN),ông sinh ra tại miền Bắc Hy lạp, là học trò xuất sắccủa Platon Nhưng đặc biệt ông phế phán học thuyết “ý niệm” của Platon vì ýniệm nó thuộc về thế giới bên kia không có lợi cho người Theo Platon, ông chorằng thuộc tính quan trọng của thế giới là “vận động” Triết học của Platon cònthể hiện ở quan điểm về thế giới tự nhiên Tự nhiên là toàn bộ của sự vật có mộtbản thể vật chất mãi mãi vận động và biến đổi Thông qua vận động mà giới tựnhiên được thể hiện ra Vận độn của thể giới tự nhiên có nhiều hìn thức, sự tăng

và giảm, sự ra đời và tiêu diệt, sự thay đổi trong không gian, sự thay đổi vềchất Tuy nhiên, triết học của ông còn hạn chế, dao động giữa chủ nghĩa duy vật

và chủ nghĩa duy tâm, nhưng ông đã mở ra một chân trời mới cho khoa họcPhương Tây phát triển

2. KHÁI QUÁT TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI

2.1 Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của triết học Ấn Độ cổ đại

Ấn Độ cổ đại là một vùng đất đai rộng lớn thuộc bán đảo Nam Á (bao gồm

cả nước Pakixtan, Banglađét và Nêpan ngày nay) có điều kiệ tự nhiên và cư dânrất đa dạng Xã hội Ấn Độ cổ đại là xã hội mang tính chất công xã nông thôn,toàn bộ ruộng đất thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, sự phân chia đẳng cấp hếtsức khắc nghiệt Xã hội có 4 đẳng cấp lớn là tăng lữ, đẳng cấp quý tộc, đẳng cấpbình đẳng tự do, đẳng cấp nô lệ Về tri thức khoa học, người Ấn Độ đã có nhữngtri thức rất sớm và phong phú về nhiều lĩnh vực

Dù cùng được hình thành và phát triển từ trong truyền thống Vêđa, nhưngcác trường phái triết học Ấn Độ cổ đại lại luôn xung đột lẫn nhau và sự xung độtnày kéo dài cho đến hết thời trung đại Tuỳ thuộc vào việc có thừa nhận haykhông quyền uy, sức mạnh của Vêđa mà các trường phái triết học Ấn Độđượcchia thành hệ thống chính thống và hệ thống không chính thống Mặc dù có

Trang 11

những trường phái, hệ thống khác nhau nhưng nhìn chung, triết học Ấn Độ cổđại

có những đặc điểm cơ bản sau:thứ nhất, triết học ấn độ cổ đại phát triển rấtphong phú nhưng không mang tính cách mạng điều này phản ánh sự trì trệ của xãhội Ấn Độ cổ đại; thứ hai, triết học Ấn Độ cổ đại gắn bó chặt chẽ với tôn giáo,trên cơ sở tín ngưỡng tôn giáo hình thành nên các hệ thống triết học-tôn giáo; thứ

ba, các hệ thống triết học-tôn giáo ở Ấn Đọ cổ đại đều quan tâm tới vấn đề nhânsinh quan, đặc biệt là vấn đề luân hồi, nghiệp báo

2.2 Những tư tưởng và những nhà triết học tiêu biểu

Tùy thuộc vào việc có thừa nhận hay không thừa nhận uy quyền và sứcmạnh của Kinh Vêđa mà triết học Ấn Độ cổ đại được chia thành hai hệ thống

2.2.1 Hệ thống triết học chính thống

Thừa nhận kinh Veda như một thánh điển thần khải, với 6 triết phái cơ bản

2.2.1.1 Triết phái Samkhya

Phái này sơ kỳ có khuynh hướng duy vật, cho rằng mọi cái đều xảy ra theonguyên nhân của mình Nếu thế giới là vật chất thì nguyên nhân của nó cũng làvật chất Dạng vật chất đầu tiên là prariti Nó là thể thống nhất của ba yếu tố(guna): Satta (nhẹ, sáng, tưới, vui), Rajas (độnh, kích thích), Tamas (nặng, khókhăn) Khi ba yếu tố trên ở trạng thái cân băngf bị phá vỡ thì vật chất bị biểu hiệnthành các sự vật, hiện tường nhờ đó có thế giới tạo ra Phái Samkhya hậu kỳchuyển sang lập trường nhị nguyên, thừa nhận rằng: ngoài Prariti thì cần phải cóPurusa truyền sinh khí vào mới sinh ra được vạn vật

2.2.1.2 Triết phái Mimansa

Trường phái này do hiền triết Jaimini viết Phái Mimansa sơ kỳ có xuhướng vô thần không thừa nhận thần linh Họ cho rằng sự tồn tại là không cóchứng cứ vì không thể tri giác được thần Không tin vào thần linh nhưng nhữngngười thuộc trường phái này lại tin vào sức mạnh của Vêđa, họ cho rằng các nghi

lễ trong Vêđa tự có sức mạnh vật chất chứ không phải do thần linh đem lại PháiMimansa hậu kỳ lại msng tính nhị nguyên luận, thừa nận cái vật chất và ý thức cảhai yếu tố cùng tồn tại song song

Trang 12

2.2.1.3 Triết phái Vedanta

Trường phái này do Badarayava viết Phái này muốn hệ thống hóa lại tưtưởng của Upanishad-bộ kinh cuối cùng trong Vêđa, Vedata có nghĩa là “kết thúcVêđa” Phái Vedanta mang lập trường nhất nguyên duy tâm Phái này cho rằng:tồn tại là ý thức thuần túy, là sự thống nhất tuyệt đối giữa Brahman (linh hồn thếgiới) với Atman (linh hồn cá thể); thế giới vật chất là ảo giả, không thực do vôminh sinh ra Phái Vedanta hậu kỳ có quan điểm duy tâm khách quan, thừa nhận

sự tồn tại khách quan của cả Brahman lẫn Atman, trong đó Atman là bộ phận củaBrahman

2.2.1.4 Triết phái Yoga

Ra đời vào khoản thế kỷ thứ II trước công nguyên, trường phái Yoga chấpnhận cơ sở triết học của Samkhya và vận dụng nó vào mặt thực hành của việc tựnhận thức mình Mục đích của Yoga là loại trừ những lệch lạc, méo mó do ý thứcgây ra để tìm về với bản chất chân thực của Tinh thần Phương thức để đạt tới là

sự suy tưởng, một điều cần nhiều sự rèn luyện và chuẩn bị về thể xác và tâm thứcqua Bát bảo tu pháp

2.2.1.5 Triết phái Nyaya và Vaisesika

Lúc đầu hai phái này độc lập những có nhiều điển tương đồng, về sau sápnhập làm một Trường phái này có hai đóng góp quan trọng là nguyên tử luận vàlogic học

Nguyên tử luận: theo thuyết này thế giới là thế giới vật chất Thế giới vậtchất vô cùng phong phú, đa dạng, nhưng tất cả đều được tạo nên từ bốn dạng vậtchất đầu tiên là đất, nước, lửa và không khí; các dạng vật chất này lại được tạonên từ các nguyên tử (Anu) Nguyên tử là những hạt vật cất bất biến, vĩnh viễn,khác nhau về khối lượng, hình dáng và tồn tại trong không gian và thời gian.Ngoài nguyên tử còn có vô số những linh hông cá thể mà đặc tính của chúng làước vọng, ý chí, buồn vui, giận hơn Để để điều khiển sự kết hợp giữa cácnguyên tử hay giữa nguyên tử và linh hồn cần phải có một lực lượng tứ ba là thầnIsvara

Trang 13

Logic học: phái này thừa nhận sự tồn tại khách quan của đối tượng nhậnthức; đề cao vai trò của nhận thức kinh nghiệm; coi thực tiễn (kinh nghiệm) làtiêu chuẩn của chân lý- “phù hợp thì thắng” Họ đưa ra phép ngữ đoạn luận-phépsuy luận gồm năm phán đoán: luận đề, nguyên nhận, minh họa, suy đoán, kếtluận

2.2.2 Hệ thống triết học không chính thống

Hệ thống không thừa nhận kinh Veda bao gồm 3 triết phái cơ bản

2.2.2.1 Triết phái Jaina

Người sáng lập trường phái này là Mahavira Trường phái này mang đượmmàu sắc tôn giáo, ra đời vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên Quan điểmcủa các nhà triết học theo trường phái này mang tính mâu thuẫn Họ là nhữngngười duy vật khi giải quyết vấn đề bản thề luận Nhưng khi giải quyết vấn đềnhận thức luận, họ rơi vào chủ nghĩa duy tâm chủ quan và tương đối luận Cácnhà triết học theo trường phái này đưa ra một hệ thống bao gồm 9 phạm trù triếthọc như: giới hữu cơ, giới vô cơ, cái thiện, tội lỗi, Asrava, Samvara, phụ thuộc,Nirjan, giải thoát và cho rằng người nào củng cố và làm chủ được 9 phạm trù kểtrên sẽ có những hành động đạo đức đúng, niềm tin vững chắc và tri thức đầyđủ.Hai phạm trù “giới hữu cơ” và “giới vô cơ” được đặt lên vị trí hàng đầu, từchúng có thể triển khai thành các phạm trù khác

2.2.2.2 Triết phái Lokayata

Triết học Lokayata hay còn gọi là Carvaka mang tính duy vật chủ nghĩa và

vô thần tương đối triệt để, nhưng chỉ tồn tại trong một thời gian tương đốingắn.Nó được trình bày trong chính kinh Veda, trong các sử thi và cả trong kinhsách của Phật giáo Thuyết ấy tuyên bố rằng chỉ có thể biết là hiện hữu những gì

ta tri giác được Không có thế giới bên kia: chết là hết Niềm tin vào những cáinhư thế bị xem là tưởng tượng kỳ quái Không có bằng chứng hợp lý luận chotính khả thi của cái không thể thấy; không thể dùng sự suy ra như một nguồn cógiá trị của tri thức mới vì không thể chứng minh nó một cách vô điều kiện Chỉnên chấp nhận sự suy ra nếu kết quả của nó ít nhất, về mặt nguyên tắc, có thể tri

Trang 14

giác được Tuy nhiên nó vỏn vẹn chỉ là một yêu cầu siêu hình, một chọn lựacách thức thông giải kinh nghiệm của mỗi người.

2.2.2.3 Triết phái Budđhsam

Là một trường phái triết học tôn giáo lớn của Ấn Độ cố đạo, ra đời vàokhoảng thế kỷ thứ VI trước công nguyên, do thái tử Siddhara (Tất đạt đa) sánglập, về sau được tôn xưng là Sakyamuni (Thích ca mâu ni) Những tư tưởng cơbản của triết học Phật giáo Ấn độ cổ đại được thể hiện:

Về thế giới quan: Thế giới quan của triết học Phật giáo được phảnh ánhtrong ba phạm trù: vô ngã, vô thường, duyên khởi

Về nhân sinh quan: Đây là nội dung chủ yếu của triết học Phật giáo và tậptrung vào tứ diệu (4 chân lý tuyệt diệu): khổ đế, nhân đế, diệt đế, đạo đế

Sau khi Siddhara mất, Phật giáo đã chia thành hai bộ phận: Thượng tọa vàĐại chúng Đến khoảng thế kỷ thứ II trước công nguyên xuất hiện nhiều tôngphái Phật giáo khác nhau, về triết học có hai tông phái đáng chú ý là pháiSarvaxtivadin và Sautrastika.Vào đầu công nguyên, Phật giáo Đại thừa xuất hiệnvới chủ trương “tự giác”, “tự tha”, với phái Phật giáo đối lập là Tiểu thừa Phậtgiáo Ấn độ bắt đầu suy yếu từ thế kỷ thứ IX và đặc biệt trước sự tấn công củaHồi giáo vào khoảng thế kỷ XII

CHƯƠNG II:SO SÁNH TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI

1 Sự tương đồng giữa triết học Ấn độ cổ đại và Hy lạp cổ đại

1.1 Tư tưởng triết học Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại đều chịu ảnh hưởng từ sự tác động của điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội

Tuy Ấn Độ và Hy lạp cổ có điều kiện tự nhiên và lịch sử không giống nhaunhưng cả hai nền triết học đều chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các thành tự rực rỡtrong lĩnh vực văn hoá, khoa học tự nhiên cũng như chính chị, tôn giáo Triết học

Ấn Độ cổ quan hệ mật thết với tôn giáo nên các quan điểm của nó cũng mangđậm màu sắc tôn giáo Chính điều tự nhiên tạo nên nền văn minh sông ấn cũn làtác nhân gây ra nhiều hiện tượng kỳ bí, nhiều thiên tai dịch họa mà con người

Ngày đăng: 20/11/2014, 17:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w