TIỂU LUẬN NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO, NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
Trang 1TIỂU LU N TRIẾT HỌC ẬN TRIẾT HỌC
Đề tài 01:
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PH T GIÁO VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ ẬN TRIẾT HỌC
CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
NTH: NGUYỄN ĐỨC BÌNH STT: 10
Nhóm: 01 Lớp: CHKT - K21 – Đ.5 GVHD: TS BÙI VĂN MƯA
TP Hồ Chí Minh, 2012
Trang 2MỤC LỤC
A Mở đầu Trang 1
B Chương 1 : Những tư tưởng triết học cơ bản của phật giáo
I Thế giới quan của triết học phật giáo Trang 2
1 Vô thường, vô ngã Trang 3
2 Duyên khởi Trang 3
3 Duy thức Trang 4
4 Trung đạo Trang 4
II Về nhân sinh quan Trang 5
1 Tứ diệu đế Trang 5
2 Nhân quả Trang 7
3 Nghiệp báo và luân hồi Trang 8
4 Giải thoát và phương pháp để giải thoát Trang 8
5 Từ bi Trang 9
C Chương 2 : Những giá trị và hạn chế của Phật giáo
I Những giá trị của Phật giáo Trang 10
1 Giá trị giáo dục Trang 10
2 Tính hướng thiện của tư tưởng triết học Phật giáo Trang 10
3 Giá trị hòa bình Trang 11
4 Phật giáo và văn hóa con người Việt Nam Trang 12
II Những hạn chế của Phật giáo Trang 13
1 Duy vật biện chứng nhưng còn chất phác Trang 13
2 Nhân sinh quan mang tính duy tâm chủ quan thần bí Trang 13
3 Tiếp cận thế giới, con người với cách nhìn bi quan, thương cảm
Trang 14
D Tổng kết Trang 15
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
rong cuộc sống khi con người ta cảm thấy bế tắc, khó khăn, người ta thường muốn tìm một chỗ dựa cho bản thân, có thể là bạn bè, gia đình, hoặc tôn giáo (hay nói cách khác là niềm tin)
TỞ Sài gòn vào các ngày đầu năm, đầu tháng âm lịch, ngày rằm, ngày lễ có rất
nhiều người đi đến chùa dâng hương Họ đến đó để làm gì ? Thường là để cầu xin những thứ nằm ngoài khả năng của họ trong cuộc sống, sức khỏe, tiền bạc, quyền lực, tình cảm… Vậy điều gì khiến con người ta đến chùa để cầu xin những thứ đó
mà không phải là một nơi nào khác Trong triết lý phật giáo lúc nào cũng đề cao hướng thiện, giải phóng con người khỏi nhục dục trần gian Còn con người bây giờ
đa phần tìm đến Phật chỉ để cầu xin những dục vọng của bản thân, hoặc là chạy trốn hiện thực, chứ không phải là giải phóng bản thân khỏi nhục dục như những triết lý ban đầu của Phật Từ một tôn giáo vô thần giờ đây đạo Phật ở Việt nam có xu hướng thần hóa Nhưng dù có bị biến đổi theo thời thế, hoàn cảnh, tính ngưỡng bản địa thì những tinh hoa của triết học Phật giáo vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển tạo nên những giá trị riêng biệt của Phật giáo trong xã hội ngày nay
Thông qua những tài liệu chính như : Triết học (phần I) – Bùi Văn Mưa, Phật học tinh hoa – Nguyễn Huy Cần, Lịch sử triết học – Hà Thiên Sơn,những vài viết trên các website… từ đó có thể thấy được những tư tưởng triết học, giá trị của Phật giáo nguyên thủy
Để nắm bắt được tinh hoa trong triết lý Phật giáo, cũng như giá trị và hạn chế của Phật giáo đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức Vì thế trong bài tiểu luận này chỉ xét những triết lý cơ bản nhất của Phật giáo ở tầm thấp nhất, chủ yếu là trình bày lại những cái đã có sẵn, ngoài ra do tham khảo nhiều nguồn tài liệu trên các website nên mức độ chính xác, khách quan của nhiều nhận định còn chưa được kiểm chứng
Trang 5CHƯƠNG 1 : NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CƠ BẢN CỦA PHẬT GIÁO
Phật giáo xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ V TCN (có tài liệu cho rằng vào khoảng năm 544 TCN) Do Siddhartha Gautama sáng lập và truyền bá ở miền Bắc Ấn độ [6]
Ra đời sau và chịu ảnh hưởng của các trường phái triết học, tôn giáo của Ấn Độ xuất hiện trước đó như Thánh Kinh Veda, kinh Upanishad, sử hi Ramayana, sử thi Mahabharata, Hinduism Nhưng khác với những tôn giáo xuất hiện trước đó ở Ấn
Độ, Phật giáo không coi trọng vật chất, những nghi lễ hiến tế… mà chú trọng vào con người, dập tắt những dục vọng để giải phóng con người
Để chấn chỉnh giáo lý, giáo luật và tổ chức, từ thế kỷ V – III TCN, đạo Phật đã triệu tập ba cuộc đại hội ở nước Magada, từ nửa sau thế kỷ III TCN, đạo Phật truyền bá sang Xrilanca, Myanma, Thailand… Đầu thế kỷ I TCN, đạo phật triệu tập đại hội ở
4 nước Cusan để thong qua giáo lý của đạo Phật cải cách gọi là Đại thừa, còn giáo lý của đạo phật cũ gọi là Tiểu thừa Kinh điển của phật giáo có khoảng 5000 quyển chia thành Tam tạng (Kinh, Luật, Luận) Tam tạng lại chia làm hai loại là Đại thừa
và Tiểu thừa Ngày nay sự chia rẽ giao lý tiểu thừa và đại thừa đã được Phật giáo thống nhất ra sức khắc phục, Tư tưởng triết học Phật giáo phát triển mạnh mẽ, chuyển từ những vấn đề nhân sinh sang những vấn đề bản thể từ những vấn đề đời sống hiện thực sang những vấn đề siêu hình rất phức tạp Chúng ta chỉ tìm hiểu tư tưởng triết học của Đức Phật Thích Ca được thể hiện trong tạng Kinh – cơ sở lý luận của Phật giáo tiểu thừa.[1.38]
Người ta cho rằng Phật giáo không hẳn là một tôn giáo vì nó không thờ một vị thần nào cả Đúng hơn Phật giáo là một hệ thống triết học và những qui tắc đạo đức [4.28]
Trang 6I Thế giới quan của triết học phật giáo
Thế giới quan của Phật giáo nguyên thủy mang tính vô thần, nhị nguyên luận ngả
về phía duy tâm chủ quan và có chứa những tư tưởng biện chứng chất phác, được trình bày trong thuyết duyên khởi thông qua phụ trù vô ngã và vô thường
1 Vô thường, vô ngã :
a Vô thường : là không có cái gì trường tồn vĩnh cửu cả Trong thế giới, sự
xuất hiện của vạn vật, kể cả con người cũng chỉ là kết quả hội tụ tạm thời giữa sắc
và danh; khi sắc và danh tan ra, chúng sẽ mất đi Điều này cũng có nghĩa là, vạn vật luôn nằm trong chu trình sinh – trụ - dị - diệt; chúng luôn bị cuốn vào dòng biến hóa
hư ảo vô cùng theo luật nhân quả Nhân nhờ duyên mới sinh ra quả, quả nhờ duyên mới thành nhân mới, nhân mới lại nhờ duyên mà thành quả mới…; cứ như thế, vạn vật biến đổi hợp – tan, tan – hợp mà không có nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối cùng nào cả, [1, 40]
b Vô ngã : Là không có một thực thể tối thượng tồn tại vĩnh hằng nào cả trong
thế giới, vạn vật là con người được cấu tạo từ các yếu tố sắc, tức vật chất như đất, nước, lửa, gió và danh tức tinh thần như thụ, tưởng, hành, thức mà không có đại ngã hay tiểu ngã gì cả [1, 40]
2 Duyên khởi : cũng được gọi là Nhân duyên sinh, và vì bao gồm 12 thành
phần nên cũng có tên khác là Thập nhị nhân duyên – là 12 nguyên nhân tương thuộc gây ra kiếp luân hồi, nó nằm trong hai đế đầu của Tứ diệu đế (Khổ đế và Tập đế) [2, 146] Duyên khởi là một trong những tư tưởng, giáo lý cơ bản nhất của Phật giáo, thể hiện quan điểm của Phật giáo đối với đời người, với tồn tại và sinh mệnh, là cơ
sở triết học của giáo thuyết cụ thể và tư tưởng quan trọng của Phật giáo, như nhân quả, không hữu, trung đạo, bình đẳng, từ bi, giải thoát [6]
Duyên khởi cũng là nói tắt câu “Chư pháp do nhân duyên nhi khởi” có nghĩa là
là các pháp đều do nhân duyên mà có Pháp là tất cả mọi sự vật, bao gồm cả vật chất
và tinh thần, kể cả giáo lý Còn nhân duyên là nguyên nhân và điều kiện Duyên
Trang 7giúp cho nhân biến thành quả Phật giáo cho rằng mọi sự vật thiện tượng đều do nhân đuyên hòa hợp mà thành vạn pháp vũ trụ đều dựa theo nhân duyên mà sinh diệt, kể cả ngoại cảnh mặt vật chất và tâm thức mặt tinh thần, đều do “duyên” mà sinh ra, tức sự hòa hợp nguyên nhân hoặc điều kiện, duyên đến (“tập”) thì pháp sinh, duyên đi (“khứ”) thì pháp diệt Đây là tư tưởng cơ bản của thuyết Duyên Khởi Duyên khởi từa tâm mà ra Tâm là cội nguồn của vạn vật, Từ đây, Phật giáo nguyên thủy chủ trương vô tạo giả tức không có vị thần linh tối cao nào tạo ra thế giới Quan niệm vô tạo giả gắn liền với quan niệm vô ngã, vô thường [1, 40]
3 Duy thức : đồng nghĩa với danh từ Duy tâm, nghĩa là "chỉ có thức", các pháp
đều từ Thức mà sinh ra, không có gì nằm ngoài thức Giáo lí này chủ trương tất cả mọi sự hiện hữu đều do tâm, và vì vậy, không một hiện tượng nào tồn tại ngoài tâm Duy thức là một tư tưởng chủ đạo của Duy thức tông Các học giả Duy thức giải thích quy luật và sự liên kết của các giác quan nhờ vào thức ẩn tàng A-lại-da và từ tập hợp của năm giác quan trước (tiền ngũ thức) Chúng hoạt động, tạo nên chủng tử tương ưng với chúng, theo quy luật thông thường như hạt giống phát triển thành cây Mỗi chúng sinh đều có chỗ chứa những cảm nhận và những chúng sinh giống nhau
sẽ tạo ra những nghiệp thức giống nhau phát xuất từ tàng thức vào cùng một thời gian như nhau Giáo lí Duy thức quy gọn các hiện tượng trong 100 pháp thành 5 nhóm: Sắc pháp, Tâm pháp, Tâm sở hữu pháp, Tâm bất tương ưng hành pháp và,Vô
vi pháp [7]
4 Trung đạo : Trung Đạo là lập trường căn bản và đặc sắc cơ bản của Phật
giáo Là con đường chính giữa không lệch về bên nào, vượt trên sự cực đoan, lệch
về hai bên hữu vô (“không”), nhất dị, khổ lạc, yêu ghét
Trong thực tiễn, Thích Ca Mâu Ni đề xuất “Bát Chính Đạo”, vừa phản đối chủ nghĩa khoái lạc lại phản đối chủ nghĩa khổ hạnh, đề xướng Trung Đạo Hạnh bất khổ
Trang 8bất lạc, tức tư duy, lời nói, hành vi, ý chí, đời sống … của con người đều nên vừa phải, giữ ở mức ở giữa không lệch bên nào
Trong Tiểu thừa, Bát chính đạo được xem là Trung đạo vì thực hành Bát chính đạo, hành giả vừa xa lánh đời sống dục lạc và đời sống khổ hạnh, thoát khỏi Khổ Thái độ này được Phật miêu tả như sau trong kinh Chuyển pháp luân
Trung đạo cũng được dùng để chỉ giáo pháp Trung quán của Long Thụ, là môn phái không chấp nhận một đối cực nào của mọi phân cực Trung đạo ở đây là thái độ
từ bỏ hai quan điểm cực đoan thế giới là trường tồn hay hoại diệt, thế giới là có (hữu) hay không có (vô) Trong Trung quán tông, Trung đạo được trình bày rõ nhất với quan điểm tám phủ nhận (bát bất) của Long Thụ: Không diệt, không sinh, không đứt đoạn, không thường còn, không là một, không đa dạng, không đến, không đi Trong Duy thức tông, Trung đạo được hiểu là vừa không xem sự vật tồn tại thật
sự (vì sự vật thật tế không hề tồn tại), vừa cũng không cho rằng sự vật không hề có (vì sự vật tồn tại đối với ảo giác tâm lí) Theo Thiên Thai tông, Trung đạo là sự nhận thức rằng, mọi sự vật trống rỗng, chúng không có một thật thể độc lập, nhưng đồng thời chúng có giá trị nhất định, tạm thời vì chúng là những trình hiện nên có một thọ mệnh nhất định Sự tổng hợp giữa tính Không và thế giới hiện tượng chính là Trung đạo đích thật theo tông này [7]
II Về Nhân Sinh quan
1 Tứ diệu đế : Là nội dung chủ yếu của phật giáo nguyên thủy, nó mang tính
nhân bản sâu sắc nhưng cũng chứa đầy tính chất duy tâm chủ quan, bi quan yếm thế Không tưởng về đời sống xã hội và thần bí về đời sống con người, được thể hiện cô đọng trong câu nói của Phật Thích Ca : Hỡi chúng sinh, ta chỉ dạy cho các người chỉ
có một điều, đó là điều khổ vè điệt khổ; Nếu nước biển có một vị là vị mặn thì học thuyết của ta cũng có một vị là vị giải thoát Nhân sinh quan của Phật giáo nguyên thủy tiếp tục kế thừa những tư tưởng truyền thống được hình thành từ trong thời kì Veda như tư tưởng nhân quả, nghiệp báo, tái sinh – luân hồi… Tuy nhiên, tư tưởng
Trang 9nội bật tạo nên cốt lõi của quan điểm nhân sinh quan của phật giáo nguyên thủy là
Tứ diệu dế với bốn bộ phận là khổ đế, tập dế, diệt đế và đạo đức
a) Khổ đế : là lý luận về những nỗi khổ rõ ràng ở thế gian Theo Phật thì có 8
nỗi khổ (bát khổ) trầm luân bất tận mà bất cứ ai cũng phải gánh chịu là : Sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ (yêu thương mà phải chi ly), sở cầu bất đắc khổ (muốn mà không được), oán tăng hội khổ (ghét nhau mà phải sống với nhau), Ngũ uẩn khổ (sự hội tụ và xung đột của ngũ uẩn - sắc, thụ, tưởng, thành, thức)[1, 41]
b) Nhân đế : là lý luận về những nguyên nhân dẫn đến nỗi khổ nơi cuộc sống
con người Phật giáo cho rằng con người còn chìm đắm trong bể khổ thì không thoát
ra khỏi dòng sông luân hồi Mà luân hồi là do nghiệp tạo ra Sở dĩ có nghiệp là do lòng ham muốn, tham lam, (ham sống, ham lạc thú, ham giàu sang ) do sự ngu dốt
và si mê, nói ngắn là do Tam độc (Tham, sân, si) gây ra Ngoài ra, nhân đế được diễn giải một cách logic và cụ thể trong thuyết Thập nhị nhân duyên Trong 12 nguyên nhân ất thì vô minh là nguyên nhân thâu tóm tất cả, vì vậy, diệt trừ vô minh
là diệt trừ tận gốc sự đau khổ nhân sinh [1, 41]
c) Diệt đế : là lý luận về khả năng tiêu diệt được nỗi khổ nơi cuộc sống thế gian
để đạt tới niết bàn Khi vô minh được khắc phục thì tam độc sẽ biến mất, luân hồi sẽ chấm dứt , tâm sẽ thanh thản, thần sẽ minh mẫn, niết bàn sẽ xuất hiện Diệt đế bộc
lộ tinh thần lạc quan của phật giáo ở chỗ nó vạch ra cho mọi người thấy cái hiện tại đen tối, xấu xa của mình, để cải đổi, kiến tạo lại nó thành một cuộc sống xán lạn, tốt đẹp hơn Phật giáo thể hiện khát vọng nhân bản, muốn hướng con người đến cõi hạnh phúc “tuyệt đối”, muốn hướng khát vọng chân chính của con người tới chân – thiện – mỹ [1, 42]
d) Đạo đế : là lý luận về con đườn diệt khổ, giải thoát, Nội dung cơ bản của nó
thể hiện trong thuyết Bát chính đạo (tám con đường đúng đắn) đưa chúng sinh đến niết bàn, đó chính là : chính kiến (hiểu biết đúng), chính tư duy (suy nghĩ đúng), chính ngữ (lời nói chân thật), chính nghiệp (hành động đúng đắn), chính mệnh (sống
Trang 10một cách chân chính), chính tinh tấn (thẳng tiến mục đích đã chọn), chính niệm (ghi nhớ những điều hay lẽ phải), chính định (tập chung tư tưởng vào một điều chính đáng), Chung quy, Bát chính đạo là suy nghĩ, nói năng, hành động đúng đắn…; Nhưng về thực chất, thực hành bát chính đọa là khắc phục được tam độc bằng cách thực hiện tam học (giới, định, tuệ) [1, 42]
2. Nhân Quả
Duyên Khởi nói nhân duyên hòa hợp mà sinh ra “Quả” Cái có thể sinh kết quả
là Nhân, cái do nguyên nhân mà sinh là kết quả Nhân Quả tồn tại trong diễn biến trước sau nối nhau, trong sự hòa hợp liên quan đến nhau Có nguyên nhân thì tất có kết quả; có kết quả tất có nguyên nhân Mọi sự vật đều biến đổi sinh diệt theo phép Nhân Quả Luật Nhân Quả là lý luận cơ bản Phật giáo dùng để giải thích mối quan
hệ tương hỗ của mọi sự vật
Dựa vào phép Duyên Khởi, Phật giáo tiến thêm một bước đưa ra tư tưởng Nhân Quả Báo Ứng nhằm giải thích mối quan hệ giữa hoạt động thân tâm (thể xác và tinh thần) của các chúng sinh với kết quả Về luân lý, nó trình bày thuyết thiện có thiện báo, ác có ác báo, tức thiện Nhân lạc Quả, ác Nhân khổ Quả, cho ta cơ sở tư tưởng vững chắc và hữu hiệu để quảng đại tín đồ tu trì đạo đức bỏ ác theo thiện
Phật giáo cho rằng hoạt động thân tâm của chúng sinh không những đem lại quả báo cho chính mình mà còn mang lại quả báo cho không gian, môi trường sinh tồn của sinh mệnh; từ đó lại chia quả báo ra làm hai loại “Chính Báo” và “Y Báo” (“y” : dựa vào, theo) Chính Báo chỉ chúng sinh, chúng sinh thế gian, Y Báo chỉ nơi chốn chúng sinh dựa vào, tức quốc thổ thế gian Phật giáo còn cho rằng bối cảnh thời đại, môi trường sống, quốc thổ, núi sông đều là quả báo do đa số chúng sinh cùng chiêu cảm được, gọi là “Cộng Báo”
Các tư tưởng quả báo này của Phật giáo thể hiện sự hiểu rõ mối quan hệ Duyên Khởi đối với mối quan hệ tương hỗ giữa thế giới chủ thể và thế giới khách thể, thế giới chủ quan và thế giới khách quan, thể hiện sự quan tâm đối với kết quả hoạt
Trang 11động của các loại chúng sinh, sự quan tâm đối với môi trường tự nhiên, môi trường sống [6]
3 Nghiệp báo và luân hồi
a) Thuyết luân hồi: tiếng Sanskrit là Samsara (bánh xe quay tròn Khi một thể
xác sinh vật nào đó chết thì linh hồn sẽ tách ra khỏi thể xác và đầu thai vào một sinh vật khác nhập vào một thể xác khác (có thể là con người, loài vật thậm chí cỏ cây),
cứ như thế mãi do kết quả, quả báo hành động của những kiếp trước gây ra lý giải căn nguyên nỗi khổ ở đời con người Chúng sinh nào chưa được giác ngộ, đều phải luân hồi mãi mãi trong bể khổ mỗi chúng ta đều đã trải qua hàng ngàn hàng vạn cuộc đời, chỉ những người tu hành đắc đạo, được vào cõi Phật mới thoát khỏi luân hồi
b) Nghiệp báo :
- Nghiệp theo tiếng Sanskrit là Karman, tiếng Pāli là Kamma, là cái do hành động của ta gây ra
- Nghiệp báo là sự gánh chịu hậu quả trong cuộc sống hiện tại của con người
do hành vi của kiếp trước gây ra
4 Giải thoát và phương pháp để giải thoát
Phật giáo lấy giải thoát làm lý tưởng cuối cùng cho chúng sinh Giải thoát là không có ô nhiễm, không có chấp trước, là được “Đại tự tại”, tức cõi tự do tự tại, cũng gọi là cõi Niết Bàn Phật giáo cho rằng chúng sinh có nhiều phiền muộn, như
ba cái độc “tham” (tham dục), “sân” (sân huệ), “si” (ngu si), chúng trở ngại cho sự thành trưởng thiện căn, làm cho chúng sinh lưu chuyển trong nỗi khổ sinh tử không bao giờ hết Giải thoát là thoát ra khỏi nỗi khổ phiền muộn và sự trói buộc của lưu chuyển sinh tử, được giải phóng, được siêu việt, được tự do, tiến lên cõi lý tưởng Phật giáo cao độ coi trọng đạo giải thoát Phật giáo thời kỳ đầu lấy Bát Chính Đạo, thời kỳ sau lấy sự lĩnh hội chân lý làm con đường giải thoát Phật giáo còn đề