Nhóm nhân tố thuộc các tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 93 - 98)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.4.2. Nhóm nhân tố thuộc các tổ chức tín dụng

Hình 3.10. Biểu đồ những vấn đề quan tâm của hộ khi tham gia vay vốn

(Nguồn: Tổng hợp số liệu phỏng vấn hộ, n=90, 2014)

Qua hình 3.10 cho ta thấy, những vấn đề quan tâm nhất của hộ nông dân khi tham gia vay vốn được họ đưa ra như sau:

Lãi suất cho vay, 100% các hộ được điều tra đều cho biết lãi suất chính là vấn đề mà họ quan tâm đầu tiên khi quyết định tiếp cận vốn vay TDCT.

Thủ tục vay vốn, đây là yếu tố ảnh hưởng quyết định nhất đến khả năng tiếp cận vốn TDCT của các hộ nông dân, kết quả điều tra chỉ ra rằng thủ tục vay vốn rườm rà là cản trở lớn nhất đối với các hộ nông dân khi tham gia vay vốn tín dụng từ các tổ chức chính thống (75% ý kiến).

Thời hạn vay cũng được hộ nông dân quan tâm bởi hoạt động sản xuất chủ yếu của các hộ nông dân là sản xuất nông nghiệp có chu kỳ sản xuất dài ngắn khác nhau mà yêu cầu về vốn cũng khác nhau, bên cạnh đó, hầu hết các gia đình đều có con em đang theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng,... do đó, việc được vay vốn với thời hạn lâu hơn sẽ giúp cho các hộ nông dân chủ động nguồn vốn trong sản xuất và tiêu dùng (34,5% ý kiến).

Mức vay: 10,2% hộ điều tra quan tâm đến mức vay mà hộ mong muốn trước

10.2 34.5 100 75 0 20 40 60 80 100

Lãi suất vay Thủ tục vay Thời hạn

vay

khi đưa ra quyết định vay vốn tín dụng. Bởi vì, các hộ không thể vay vốn để đầu tư vào các dự án và sản xuất lớn thông qua các tổ chức Đoàn thể.

Hộp 2: Vay vốn ở Ngân hàng CSXH thuận lợi hơn

Bà N.T.P, ở xã Thạch Việt cho biết:

“Nhà tôi hiện có 2 cháu đang theo học đại học, lại thêm 1 đứa học cấp 3 nên kinh tế gia đình khá vất vả. Tôi cũng đang vay vốn ở NHCSXH, vay vốn ở đây rất thuận lợi vì mức lãi suất thấp và thời hạn vay dài (sau khi con tốt nghiệp đại học mới phải trả cả vốn và lãi) nên gia đình cũng đỡ được một ít khó khăn về kinh tế”.

(Nguồn: Phỏng vấn hộ điều tra, 2014).

Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá của hộ nông dân về chính sách tín dụng của các tổ chức TDCT hiện nay tại 3 xã nghiên cứu được thể hiện tại bảng 3.24 dưới đây:

Bảng 3.24. Tổng hợp ý kiến đánh giá của hộ nông dân về chính sách tín dụng tại các tổ chức tín dụng chính thống Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Agribank NHCSXH QTDND 1. Thủ tục cho vay - Dễ dàng 24,3 25,7 45,6 - Bình thường 58,5 49,2 42,8 - Phức tạp 17,2 25,1 11,6

2. Lãi suất cho vay

- Cao 71,5 3,1 86,2 - Trung bình 26,2 85,7 12,5 - Thấp 2,3 11,2 1,3 3. Thời hạn vay - Phù hợp nhu cầu 46,7 43,3 48,9 - Không phù hợp 53,3 56,7 51,1 4. Thái độ của cán bộ tín dụng - Kém nhiệt tình 33,3 22,2 32,2 - Bình thường 52,2 66,7 61,1 - Nhiệt tình 14,5 11,1 6,7

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, n=90, 2014)

Qua bảng tổng hợp ý kiến đánh giá của hộ tại 3 xã điều tra cho ta thấy:

yếu ở Ngân hàng CSXH, có tới 25,1% hộ đánh giá là thủ tục vay phức tạp. Nguyên nhân là do các hộ phải có đủ chứng nhận hộ nghèo, hoặc hộ gặp khó khăn và phải đảm bảo các điều kiện của Ngân hàng CSXH. Trong khi đó, thủ tục vay Agribank có 17,2 % hộ đánh giá là phức tạp còn 58,5% đánh giá bình thường. QTDND có thủ tục vay được xem là dễ dàng nhất (45,6% số hộ đánh giá). Cùng với đó là điều kiện được vay vốn và giấy tờ xác nhận đơn giản hơn rất nhiều so với Ngân hàng CSXH. Tuy nhiên, các QTDND vẫn được đánh giá là có thủ tục vay phức tạp ở mức 11,6%. Chính vì vậy, thủ tục cho vay chưa hẳn đã đơn giản đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nông dân. Để có thể tăng khả năng tiếp cận vốn vay tín dụng của các hộ, đặc biệt trên khía cạnh thủ tục vay vốn thì cần có giải pháp giảm thời gian xét duyện và nhận vốn vay, đồng thời giảm bớt thủ tục hành chính và các giấy tờ không liên quan.

Về lãi suất cho vay, phần lớn các hộ cho rằng QTDND là tổ chức có lãi suất cho vay cao nhất, trong khi đó, NHCSXH được cho là tổ chức có lãi suất cho vay thấp nhất. Đối với Agribank, 71,5% số hộ cho rằng lãi suất của ngân hàng này cao và 26,2% cho rằng ngân hàng có mức lãi suất trung bình, còn lại 2,3% cho rằng như vậy là ở mức thấp. NHCSXH là ngân hàng được đánh giá có lãi suất vừa phải (85,7% hộ đánh giá lãi suất của ngân hàng này ở mức trung bình). Vậy, lãi suất của các tổ chức không đồng đều và mức lãi suất NHCSXH được cho là phù hợp với nhu cầu về lãi suất của người dân. Tuy nhiên, lãi suất này là do có sự hỗ trợ và điều tiết của Nhà nước, nên để duy trì mức lãi suất như vậy đối với Agribank và QTDND là rất khó khăn.

Về hạn vay, trên 50% số hộ nông dân cho rằng thời gian cho vay tại cả 3 tổ chức TDCT còn chưa phù hợp, đặc biệt là hộ chăn nuôi đại gia súc và trồng cây lâu năm đòi hỏi phải dài ngày. Vì qua thực tế, thấy rằng, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay, các tổ chức tín dụng đều hạn chế nợ xấu, nên cho vay ngắn hạn sẽ giúp ngân hàng kiểm soát tốt hơn tình trạng nợ xấu. Chính điều này có tác động không nhỏ đến chiến lược đầu tư lâu dài sản xuất của hộ, cũng như làm tăng chi phí sản xuất cho tăng chi phí trung gian.

Bên cạnh những yếu tố trên, thái độ và sự nhiệt tình của cán bộ tín dụng

cũng được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của hộ nông dân.Thực tế, đa số các hộ tiếp cận thông tin vốn vay và lựa chọn phương thức vay là nhờ vào sự gợi ý của cán bộ tín dụng trên cơ sở xem xét phương án sản xuất và điều kiện của hộ. Tuy nhiên, các cán bộ tín dụng có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng nhưng họ lại chưa hiểu rõ đời sống của người nông dân. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến mối quan hệ giữa họ với các hộ nông dân. Kết quả điều tra cho thấy, trên 60% số hộ đánh giá cán bộ tín dụng tại cả 3 tổ chức đã làm tốt vai trò của mình. Bên cạnh đó, trên 30% số hộ đánh giá về thái độ của cán bộ tín dụng tại Agribank và QTDND là kém nhiệt tình, tỷ lệ này tại NHCSXH là thấp hơn với 22,2%.

3.4.3. Nhóm nhân tố chính sách Nhà nước

Những năm vừa qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách tín dụng cả ngắn hạn và dài hạn nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất kinh tế khu vực nông thôn. Trong đó có 2 chính sách tín dụng lớn ra đời gần đây nhất đó là: Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông thôn và Nghị định số 41NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 quy định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.

Sau 3 năm triển khai Nghị định 41 huyện Thạch Hà đã đạt được nhiều thành công. Trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị định 41 và hướng dẫn của NHNN, thời gian qua các TCTD trên địa bàn huyện đã thực hiện đẩy mạnh và đa dạng hóa các hoạt động tín dụng ở nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi để hộ nông dân và các tổ chức kinh tế ở nông thôn tiếp cận vốn tín dụng chính thống phục vụ phát triển sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Mặc dù vậy, cũng sau 3 năm triển khai, Nghị định 41 cũng bộc lộ nhiều hạn chế trong thực tiễn triển khai như sau:

Hợp tác xã, trang trại là đối tượng chưa được tiếp cận nguồn vốn theo Nghị định 41.

trú ở nông thôn và có cơ sở sản xuất ở nông thôn (trên địa bàn xã) là chưa hợp lý đối với những hộ nông dân cùng ngành nghề, cùng canh tác trên cùng một thửa ruộng nhưng lại không được tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi do cư trú tại phường, thị trấn.

Đối tượng cận nghèo, vừa thoát nghèo không tiếp cận được nguồn vốn chính sách phục vụ cho sản xuất tại NHCSXH. Thực tế, phần lớn hộ nghèo nằm trong diện được vay vốn nhưng lại không có nhu cầu vay do không có khả năng sản xuất vì mất sức lao động, hộ neo đơn,… và hàng năm vốn dành cho người nghèo không giải ngân hết phải trả về TW, trong khi đó nhiều đối tượng cận nghèo, vừa thoát nghèo thiếu vốn mà không được tiếp cận.

Về lĩnh vực cho vay tín chấp, giá trị khoản vay tín chấp trung bình còn hạn chế, thấp hơn nhiều so với ưu đãi mà Nghị định 41 mong đợi (Nghị định 41: Cá nhân, hộ sản xuất vay tối đa 50 triệu đồng; HTX, trang trại vay tối đa 200 triệu đồng). Hay nói cách khác, người dân vẫn chưa tiếp cận chính sách ưu đãi về tăng quy mô khoản vay tín chấp như nội dung của Ngị định.

Điều kiện vay tín chấp không được người dân hài lòng, khi nó là nguyên nhân hạn chế khả năng tiếp cận khoản vay thế chấp khác tại các ngân hàng do khoản vay tín chấp bị giữ giấy chứng nhận sử dụng đất.

Bên cạnh đó, chính sách lãi suất cho người nghèo ở nông thôn do NHNN đưa ra hiện nay còn gây nhiều tranh cãi, đó là chính sách lãi suất thấp của NHCSXH với mức trung bình 0,5%/tháng, tức là còn thấp hơn lãi suất huy động của các tổ chức TDCT khác. Hơn nữa, với chính sách huy động vốn không hấp hẫn, NHCSXH hạn chế rất nhiều trong huy động vốn tự nguyện (NHCSXH hiện nay còn huy động vốn do các NHNN gửi vào và một số nguồn khác). Những yếu tố này làm ảnh hưởng tới khả năng phát triển và bền vững của ngân hàng này trong tương lai.

Theo kết quả điều tra, các hộ nông dân tỏ ra khá quan tâm tới các chính sách ưu đãi tín dụng, hỗ trợ lãi suất cho vay. Số người được hỏi trả lời là rất quan tâm chiếm 28,9%, số trả lời quan tâm chiếm 52,2%, chỉ có 18,9% số người được hỏi trả lời không quan tâm tới chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay. Qua kết quả thăm dò ý kiến đánh giá của các hộ nông dân được phỏng vấn cho thấy 57,8% hộ đều khẳng định vốn tín dụng đã giúp họ tăng thu nhập và ổn định đời sống; 26,7% số hộ trả lời

là tạo thêm việc làm và 15,5% trả lời là phát triển thêm ngành nghề. Kết quả điều tra này cho thấy, những hộ có phương thức sản xuất hợp lý, quy mô sản xuất lớn hơn, nên các chính sách tín dụng hiện tại đang được triển khai tại huyện như tăng quy mô khoản vay tín chấp, hỗ trợ mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất,... sẽ có điều kiện được hưởng nhiều hơn, và có tác động rõ hơn tới thu nhập của họ.

Bảng 3.25. Ý kiến đánh giá của các hộ nông dân về chính sách ưu đãi, hỗ trợ lãi suất cho vay

Nội dung Số ý kiến Tỷ lệ (%)

1. Mức độ quan tâm 90 100

+ Rất quan tâm 26 28,9

+ Quan tâm 47 52,2

+ Không quan tâm 17 18,9

2. Tác động của các chính sách hỗ trợ lãi suất đối với hoạt động sản xuất của hộ

+ Làm tăng thu nhập 52 57,8

+ Tạo việc làm 24 26,7

+ Phát triển ngành nghề 14 15,5

Nguồn: Tính toán của tác giả sản xuất nông nghiệp là ngành đặc thù, mang tính chất mùa vụ cao và chịu nhiều rủi ro do thiên tai nên mỗi thay đổi trong chính sách của Nhà nước đều có ảnh hưởng lớn tới tình hình sản xuất cũng như các quyết định đầu tư và phương án sản xuất của các hộ nông dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)