Tình hình huy động vốn của các tổ chức tín dụng chính thống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 55 - 57)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.2. Tình hình huy động vốn của các tổ chức tín dụng chính thống

Tình hình huy động vốn giai đoạn 2011-2013 của huyện Thạch Hà phát triển mạnh, điều này thể hiện ở tỷ lệ tăng trưởng vốn huy động tại cả ba tổ chức tín dụng chính thống qua các năm đều tăng mạnh.

Đặc biệt, tăng mạnh nhất là Ngân hàng Agribank (năm 2013, tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm đạt 126,6%). Trong ba tổ chức tín dụng, Ngân hàng Agribank cũng là tổ chức đứng đầu về lượng vốn huy động (năm 2013 là 734.249 triệu đồng).

Nguồn huy động của QTDND và Agribank chủ yếu là từ tiền gửi tiết kiệm dân cư. Số lượng tiền tăng đáng kể qua các năm, bên cạnh nguồn vốn tiết kiệm huy động từ nhân dân, Agribank còn có sự tham gia của các tổ chức kinh tế vào nguồn vốn của ngân hàng ngày càng quan trọng.

Nguồn vốn huy động của NHCSXH 85,1% là nguồn vốn của ngân sách Nhà nước. Hàng năm nguồn vốn đều được tăng trưởng khá, năm 2011 được cấp 262.001 triệu đồng và năm 2013 được cấp 326.766 triệu đồng, tăng 64.765 triệu đồng tương đương với tăng 24,7%. Nhìn chung, hộ nghèo ở đây cũng đã và đang được tiếp cận ngày một tốt hơn với các hoạt động tín dụng.

Nguồn vốn huy động của QTDND 3 xã chủ yếu từ nguồn đóng góp của các thành viên cổ đông trong hội đồng quản trị; vốn đi vay của các tổ chức tín dụng; huy động tiền gửi ngắn hạn của nhân dân trong xã bao gồm tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn. Nguồn vốn huy động tăng đều qua các năm, năm 2011 là 15.450 triệu đồng đến năm 2013 là 20.125 triệu đồng, tăng 4.675 triệu đồng tương đương với tăng 30,3%.

Bảng 3.4. Tình hình huy động vốn của các tổ chức tín dụng chính thống huyện Thạch Hà năm 2011-2013 2011 2012 2013 So với năm 2011 Chỉ tiêu Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Số (+) Số Tương đối (%) 1. Agribank 580.173 100 626.254 100 734.249 100 154.076 126,6

- Tiền gửi tiết kiệm 256.641 44,58 272.483 43,51 334.010 45,49 77.369 130,1 - Tiền gửi kho bạc 147.190 25,37 161.386 25,77 177.321 24,15 30.131 120,5 - Tiền gửi tổ chức kinh tế 86.446 14,90 89.366 14,27 105.805 14,41 19.359 122,4 - Tiền gửi bảo hiểm xã hội 55.813 9,62 61.122 9,76 73.645 10,03 17.832 131,9 - Vốn ủy thác đầu tư 34.083 5,53 41.897 6,68 43.468 5,92 9.385 127,5

2. NHCSXH 262.001 100 298.585 100 326.766 100 64.765 124,7

- Tiền gửi tiết kiệm 36.732 14,02 40.607 13,60 48.688 14,90 11.956 132,5 - Nguồn vốn ngân sách nhà nước 225.269 85,98 257.978 86,40 278.078 85,10 52.809 123,4

3. QTDND 15.450 100 17.627 100 20.125 100 4.675 130,3

- Vốn tự có 3.084 19,96 3.229 18,32 3.373 16,76 289 109,4 - Vay từ quỹ trung ương 4.845 31,36 5.000,8 28,37 5.439,8 27,03 594,8 112,1 - Tiền gửi tiết kiệm 7.521 48,68 9.397,2 53,31 11.312,2 56,21 3.791,2 150,4

Đối với hoạt động huy động vốn thì các ngân hàng đã có những nổ lực rất lớn để tăng mức vốn huy động đáp ứng cho nhu cầu vay tín dụng. Tuy nhiên, khoản huy động như trên vẫn còn chưa đáp ứng được về khối lượng vốn cần thiết cho các đối tượng vay tại vùng nông thôn huyện Thạch Hà khi kinh tế khu vực này đang trên đà phát triển.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)