Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 39 - 41)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu

Việc thu thập số liệu bao gồm việc sưu tầm và thu thập các số liệu thông tin liên quan đã được công bố và thu thập những số liệu mới trên phạm vi huyện, xã được chọn điểm và các hộ điều tra.

2.4.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Bao gồm các thông tin về sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn, kinh tế hộ nông dân của xã, các tài liệu liên quan đến chính sách nông nghiệp, tài chính, tín dụng, thực trạng cung vốn tín dụng cho hộ nông dân của các tổ chức tín dụng chính thống trên địa bàn huyện.

Những tài liệu này được thu thập chủ yếu từ những số liệu đã công bố của các cơ quan, tổ chức như: Ngân hàng Agribank chi nhánh Thạch Hà, Ngân hàng CSXH chi nhánh Thạch Hà; Phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp, UBND huyện, xã; các QTDND địa phương; các tổ chức hội; các bộ phận chức năng ở những xã thuộc điểm nghiên cứu.

Ngoài ra, một số thông tin được thu thập từ các cơ quan thống kê Trung ương, các viện nghiên cứu, các trường đại học và các bộ ngành liên quan cũng như từ các tạp chí chuyên ngành, báo chí liên quan, những báo cáo khoa học đã được công bố và mạng internet...

2.4.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu điều tra tại các xã và chọn một số tổ chức tín dụng đại diện. Những số liệu mới thu thập được qua chọn mẫu điều tra. Việc nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thống tại nông thôn được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau để có được những thông tin cần thiết và từ đó phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng này.

Căn cứ vào đặc điểm, nội dung hoạt động của hệ thống tín dụng, các loại hình sản phẩm tín dụng, các tác nhân tham gia cung ứng vốn và có nhu cầu sử dụng vốn tín dụng là cơ sở cho việc xác định số lượng cơ cấu các đối tượng, các tác nhân chọn nghiên cứu.

* Điều tra hộ: Thực hiện phương pháp này bao gồm các bước sau:

Bước 1: Chọn mẫu điều tra.

Trên cơ sở các điểm nghiên cứu đã được lựa chọn chúng tôi xác định số hộ cần điều tra trong mẫu là 90 hộ. Mỗi xã điều tra 30 hộ một cách ngẫu nhiên không phân biệt là hộ đó đã được vay vốn hay chưa ở các tổ chức tín dụng chính thống. Trong số các hộ này chia làm 3 loại hộ (hộ khá, hộ trung bình và hộ nghèo).

Bước 2: Xây dựng phiếu điều tra.

Phiếu điều tra được xây dựng cho hộ điều tra, nội dung của phiếu điều tra bao gồm thông tin chủ yếu sau:

- Những thông tin cơ bản về hộ điều tra như: Họ tên, tuổi chủ hộ, giới tính, trình độ văn hoá, số lao động, loại hộ, những tài sản chủ yếu dùng để thế chấp vay vốn, những ngành nghề sản xuất chủ yếu của hộ...

- Tình hình vay vốn của hộ gia đình như: Số lượng vốn, thời gian vay, lãi suất vay, mục đích vay vốn, nơi vay, kết quả sản xuất kinh doanh của hộ trước và sau khi vay vốn...

- Những thông tin về nhận thức của các hộ điều tra với đối với tín dụng như: ý kiến của hộ về thủ tục vay, lãi suất vay, cán bộ tín dụng, hiểu biết của hộ về tín dụng và tiếp cận vốn tín dụng chính thống…

Bước 3: Phương pháp điều tra.

số hộ nông dân và bổ sung, sửa đổi một số nội dung điều tra từ đó hoàn chỉnh phiếu điều tra.

- Phỏng vấn chính thức được tiến hành sau khi đã sửa đổi những nội dung ở phiếu điều tra.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)