Đặc điểm hệ thống tín dụng chính thống trên địa bàn huyện Thạch Hà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 51 - 55)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.1. Đặc điểm hệ thống tín dụng chính thống trên địa bàn huyện Thạch Hà

phát triển nên hạn chế đến việc tiếp cận tín dụng của hộ nông dân, cũng như các định chế tài chính khó có thể mở rộng mạng lưới của mình. Điều đó cũng giải thích tại sao các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tại khu vực nông thôn còn nghèo nàn, chủ yếu là tín dụng truyền thống, các dịch vụ thanh toán, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm tín dụng nông nghiệp còn rất hạn chế, gần như mới phát triển ở mức thử nghiệm, sản phẩm tín dụng của ngân hàng còn chưa bao gồm các dịch vụ hỗ trợ đi kèm,… Song song với đó, các ngân hàng đa dạng hóa chiến lược kinh doanh, tăng cường quảng bá hình ảnh. Nhìn chung, hoạt động của các TCTD huyện Thạch Hà khá sôi động và là điểm thu hút sự đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp.

Thứ hai, quy trình cung cấp tín dụng còn phức tạp, chưa phù hợp với trình độ của người dân, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến tài sản thế chấp là đất đai. Các tổ chức TDCT thường yêu cầu người đi vay phải thế chấp tài sản, phổ biến là đất (sổ đỏ) hay nhà có kèm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặt ít nhất phải có giấy chứng nhận tạm thời quyền sử dụng đất do UBND huyện cấp và đôi khi yêu cầu cả bảo lãnh của chính quyền địa phương. Thủ tục phiền hà và quy trình rắc rối là một cản trở lớn đối với người dân có trình độ văn hóa thấp và làm nảy sinh những tệ nạn như cò vay vốn, phát triển hình thức tín dụng đen,… và không đáp ứng kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ ba, hộ nông dân tham gia vào cả cung và cầu vốn tín dụng. Sản xuất nông nghiệp tùy thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và quy mô đất đai, nên thu nhập không đồng nhất và mức tiết kiệm hay nhu cầu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp giữa các hộ nông dân là khác nhau. Ngoài ra, hộ nông dân đã và đang được nhận nhiều nguồn thu nhập ngoài nông nghiệp như: trợ cấp từ con cái và chính sách phúc lợi xã hội của Chính phủ,.. Tất cả các nguồn thu nhập này của hộ nông dân có thể tham gia vào thị trường vốn tín dụng khu vực chính thống huyện Thạch Hà.

Thứ tư, tín dụng chính thống huyện Thạch Hà đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho cả khu vực sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp và tiêu dùng của hộ nông dân. Sự phát triển của ngành công nghiệp, thương mại - dịch vụ và quá trình đô thị hóa kéo theo nhu cầu ngày càng tăng về vốn tín dụng ở khu vực chính thống. Ngoài nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và dịch vụ, thì vốn TDCT còn được sử dụng

vào các hoạt động tiêu dùng như chi trả cho dịch vụ y tế, giáo dục, xây dựng nhà cửa, mua sắm,… nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của hộ nông dân.

Thứ năm, tín dụng chính thống huyện Thạch Hà chủ yếu có quy mô nhỏ. Nông nghiệp là lĩnh vực luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt coi trọng, là nền tảng chiến lược trong thực hiện mục tiêu kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh lương thực. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp nói chung còn manh mún, quy mô nhỏ, lẻ, áp dụng khoa học kỹ thuật chưa nhiều, cơ giới hóa đạt thấp… Chính vì vậy, nhu cầu vốn tín dụng cho khu vực này cũng có quy mô nhỏ lẻ.

Thứ sáu, nhu cầu nâng cao kiến thức và chuyên môn kỹ thuật trong quản lý và sử dụng vốn tín dụng khu vực chính thống ngày càng cao. Nhu cầu cấp thiết của hộ nông dân huyện Thạch Hà là phát triển công nghệ chế biến nông sản và công nghiệp phục vụ nông thôn; Cải tiến và nâng cao chấp lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng sản phẩm; Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn tín dụng đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nổ lực nâng cao chất lượng cuộc sống và mục tiêu xóa đói giảm nghèo của huyện Thạch Hà.

Trên địa bàn huyện Thạch Hà hiện tại tồn tại các tổ chức tín dụng chính thống sau:

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH)

Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND)

Các tổ chức trên có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp và nông thôn, mỗi tổ chức có chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng có cùng chung một mục đích là cung cấp vốn tín dụng cho nông dân phục vụ việc phát triển kinh tế nói chung của huyện. Sau đây là một số đặc điểm hoạt động của các tổ chức tín dụng chính thống:

Bảng 3.3. Đặc điểm của các tổ chức tín dụng chính thống Tổ chức Agribank NHCSXH QTDND Điểm mạnh (Strengths) - Nằm ở trung tâm thị trấn. - Là NHTM có uy tín. - Cơ sở vật chất được trang bị khá đầy đủ. - Đội ngũ cán bộ có trình độ và chuyên môn. - Nằm ở trung tâm thị trấn.

- Được Nhà nước bảo hộ.

- Lãi suất cho vay thấp.

- Nằm tại trung tâm xã.

- Gần dân, có điều kiện theo dõi, kiểm soát được việc sử dụng vốn vay của hộ.

Điểm yếu (Weakeness)

- Hình thức và thủ tục cho vay vẫn chưa thuận lợi.

- Không có cho vay dài hạn. - Mới thành lập - Cơ sở vật chất chưa đầy đủ. - Đội ngũ cán bộ vẫn còn khá mỏng.

- Không có cho vay dài hạn.

- Chỉ có một nhóm đối tượng được vay.

- Hình thức và thủ tục cho vay vẫn chưa thuận lợi.

- Không có cho vay dài hạn.

- Lãi suất cho vay còn cao.

- Chỉ nằm ở xã

Cơ hội (Opportunitines)

- Nhu cầu vay vốn của hộ nông dân ngày càng cao.

- Nhà nước đang quan tâm đến xóa đói giảm nghèo và phát triển cân bằng xã hội. - Nhu cầu vay vốn của hộ nông dân ngày càng cao.

- Nhà nước đang quan tâm đến khu vực nông nghiệp nông thôn. - Nhu cầu vay vốn của hộ nông dân ngày càng cao.

Thách thức (Threats)

- Ngày càng có nhiều NHTM cho vay với lãi suất ưu đãi và chất lượng dịch vụ cao. - Đồng tiền có nhiều biến động nên người dân vẫn chưa yên tâm khi gửi tiền.

- Thị trường thứ cấp chưa nhiều nên việc quay vòng vốn còn nhiều hạn chế.

- Cho vay và quản lý vốn vay còn hạn chế vì hộ nghèo vẫn còn gặp khó khăn trong việc sử dụng vốn vay của mình.

- Ngày càng nhiều ngân hàng cho hộ nông dân vay với lãi suất ưu đãi.

Do điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các hộ nông dân với các tổ chức tín dụng chính thống cơ bản trên địa bàn, đó là: Ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Thạch Hà, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh huyện Thạch Hà và Quỹ tín dụng nhân dân địa phương (3 xã).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)