Phương pháp tiếp cận hệ thống và khung phân tích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 34 - 38)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.4.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống và khung phân tích

2.4.1.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống

Phương pháp tiếp cận hệ thống có nghĩa là khi tiếp cận một đối tượng nghiên cứu cụ thể phải xem xét và đặt nó trong mối quan hệ tác động qua lại với các đối tượng khác một cách có hệ thống. Trong tiếp cận hệ thống tín dụng được chia ra hai cách sau:

Tiếp cận hệ thống theo chiều dọc: tiếp cận theo hệ thống dọc ở đây chủ yếu theo quản lý đơn vị hành chính và quản lý xã hội gồm: Trung ương - tỉnh - huyện -

xã - thôn - hộ gia đình,…; Theo hệ thống chính sách có: hệ thống các chủ trương chính sách vĩ mô của Nhà nước và các quy định của tổ chức có liên quan đến phát triển hệ thống tín dụng ở nông thôn.

Tiếp cận hệ thống theo chiều ngang: chủ yếu là hệ thống tổ chức tín dụng hiện đang tồn tại ở một thời điểm và hiện đang hoạt động ở khu vực nông thôn.

Phương pháp truyền thống tiếp cận hệ thống tín dụng nông thôn chú trọng vào việc các tổ chức TDCT hoặc các tổ chức tín dụng khác quyết định cách thức cho người nông dân vay vốn, hoặc ngược lại người dân có thể hỏi các tổ chức tín dụng cách thức họ có thể xin được vay vốn và cách thức sử dụng vốn.

Theo quan điểm mới, các tổ chức tín dụng được coi là các tổ chức môi giới tín dụng trong xã hội. Các đơn vị tín dụng này thông qua thị trường huy động vốn từ các đơn vị thừa vốn (bằng thu hút các khoản tiết kiệm và các khoản tiền gửi hay dưới các hình thức khác), sau đó tìm kiếm khách hàng đáng tín cậy và cho vay. Các khoản vay phải được trả sau một thời gian nhất định để thực hiện vòng quay vốn tiếp theo. Toàn bộ dòng luân chuyển vốn trong đó các đơn vị thừa vốn, các đơn vị thiếu vốn và các tổ chức tín dụng môi giới được gọi là các hệ thống tín dụng. Từ đó, quá trình phân tích tín dụng bao gồm phân tích hoạt động thu hút vốn của các tổ chức tín dụng, hoạt động cho vay và thu hồi vốn của các tổ chức đó. Toàn bộ vòng luân chuyển vốn của hệ thống cần được xem xét để thấy được hoạt động của hệ thống.

Phương pháp tiếp cận có hệ thống nguồn tín dụng nông thôn bao gồm rất nhiều nội dung, trong đó có 4 nội dung chính.

Thứ nhất: Huy động các khoản tiết kiệm hoặc tiền gửi.

Thứ hai: Cho vay, môi giới tài chính hiệu quả được xác định bằng chi phí giao dịch, chi phí môi giới tài chính (Izumida, 1995) [24] .

Thứ ba: Chúng ta cần phải thay đổi tư duy có tính chiến lược đối với tín dụng nông thôn. Tín dụng nông thôn nếu giải thích một cách cặn kẽ là nguồn tài chính dành cho hoạt động hữu ích có tên “nông nghiệp”.

Thứ tư: Là đề cập đến thị trường. Đánh giá tính tích cực chức năng của thị trường trong việc điều phối mức cung và mức cầu, đồng thời xác định các mức tỷ lệ lãi suất trên thị trường, thì việc phân bổ vốn sẽ không có hiệu quả và ngược lại

nếu chúng ta tin tưởng tuyệt đối vào chức năng của thị trường thì sự phân bổ vốn sẽ thiếu thực tiễn.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ tập trung vào đối tượng nghiên cứu là các tổ chức tín dụng chính thống và các hộ nông dân ở huyện Thạch Hà, phương pháp tiếp cận được sử dụng trong nghiên cứu theo các hướng sau:

- Tiếp cận theo sự quản lý sử dụng vốn tín dụng: nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của cơ chế tín dụng của các tổ chức tín dụng đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu.

- Tiếp cận theo loại hình sản xuất của hộ: hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ, hộ nông nghiệp và hộ kiêm.

- Tiếp cận theo phương thức vay vốn của hộ: các hộ tiếp cận nguồn vốn vay từ các tổ chức TDCT.

2.4.1.2. Khung phân tích

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thống bền vững, chúng tôi tiến hành tổng hợp, hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến tín dụng nông thôn và khả năng tiếp cận TDCT của hộ làm cơ sở chắc chắn cho mục tiêu nâng cao khả năng tiếp cận TDCT của hộ nông dân huyện Thạch Hà.

Từ nguồn số liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành sử dụng phương pháp thống kê tổng hợp, xử lý và phân tích các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra. Thông qua kết quả phân tích sẽ giúp chúng tôi mô tả được thực trạng HTTDCT huyện Thạch Hà, từ đó chỉ ra được các ưu và nhược điểm của các tổ chức TDCT hiện hành. Qua kết quả xử lý số liệu, chúng tôi sẽ xác định được sự ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận nguồn vốn chính thức của hộ nông dân, được chia thành các nhóm:

(1) Nhóm nhân tố đặc điểm của hộ nông dân; (2) Nhóm nhân tố thuộc các tổ chức tín dụng; (3) Nhóm nhân tố chính sách Nhà nước.

Kết quả còn chỉ ra được các nhân tố tác động đến sự phát triển của HTTDNT huyện Thạch Hà.

Kết quả nghiên cứu thực trạng, kết hợp với tư duy lý luận về HTTD chính thống giúp cho chúng tôi đề ra được các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng chính thống có khả thi cao.

Nghiên cứu giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của các hộ nông dân huyện Thạch Hà được xem xét trên các cơ sở:

(i) Thực trạng hoạt động của các tổ chức tín dụng chính thống, được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: Tình hình huy động vốn, hoạt động cho vay, tình hình dư nợ (bao gồm dư nợ và dư nợ xấu) và hoạt động của các tổ chức;

(ii) Khả năng nhận được các khoản vay và lượng vốn vay tín dụng mà hộ nhận được từ các tổ chức tín dụng chính thống;

(iii) Nhu cầu vay vốn tín dụng từ khu vực chính thống của hộ điều tra,… Khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nông dân chịu tác động của nhiều yếu tố: lãi suất, thủ tục cho vay, nhu cầu vay vốn, mục đích vay, chính sách lãi suất ưu đãi… các yếu tố này có mối quan hệ qua lại với nhau.

Từ đánh giá được thực trạng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của hộ nông dân huyện Thạch Hà, chúng tôi phát hiện ra được các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng chính thống của hộ từ đó làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của hộ nông dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển hệ thống tín dụng chính thống huyện Thạch Hà, được thể hiện qua hình 2.1.

Hình 2.1. Khung phân tích nghiên cứu hệ thống tín dụng chính thống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)