3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.3.2. Thực trạng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thống của các hộ
nông dân tại huyện Thạch Hà
Để đánh giá được thực trạng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thống của hộ nông dân trên địa bàn huyện Thạch Hà, chúng tôi tiến hành phân tích theo hai tiêu chí sau: (1) Khả năng nhận được các khoản vay và (2) Tổng tiền vay mà một hộ nông dân nhận được.
3.3.2.1. Phân tích khả năng nhận được các khoản vay của hộ nông dân từ khu vực tín dụng chính thống 20.4% 18.2% 47.2% 13.5% Cán bộ tín dụng ngân hàng Phương tiện thông tin Các cuộc hội họp đoàn thể Khác
Hình 3.8. Biểu đồ cơ cấu tiếp cận thông tin vốn vay của hộ nông dân
Đánh giá cho thấy quá trình tiếp cận thông tin về vốn vay của các hộ còn chưa thực sự hiệu quả. Trên 90% số hộ vay vốn biết các phương thức vay vốn thông thường như: vay vốn từng lần, phương thức vay trả góp, phương thức vay theo hạn
mức tín dụng, phương thức vay theo dự án. Tuy nhiên, nông dân còn có sự nhầm lẫn giữa cho vay theo dự án với phương thức cho vay trả góp theo từng lần. Điều này chứng tỏ các hộ chưa hiểu hết bản chất phương thức cho vay. Các hộ biết các phương thức vay trên là qua các cán bộ tín dụng ngân hàng giới thiệu, các phương tiện thông tin đại chúng, các buổi sinh hoạt tại các hội nhóm như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh,… Việc chọn phương thức cho vay thông thường tùy thuộc vào điều kiện sản xuất kinh doanh của hộ, nhưng thực tế, đa số các hộ lựa chọn phương thức cho vay nhờ vào sự gợi ý của cán bộ tín dụng trên cơ sở xem xét phương án sản xuất và điều kiện vay vốn của hộ.
Kết quả điều tra tại 3 xã điểm của huyện Thạch Hà về khả năng nhận được các khoản vay TDCT với 90 hộ nông dân tham gia trả lời, cho thấy:
Bảng 3.15. Thực trạng khả năng nhận được khoản vay tín dụng chính thống của hộ nông dân huyện Thạch Hà
Số hộ có nhu cầu vay vốn Số hộ được vay vốn Chỉ tiêu Số hộ điều tra (Hộ) Số lượng (Hộ) % Số lượng (Hộ) % Số khoản vay Mức vay trung bình (Tr.đ) Xã Thạch Việt 30 23 76,67 17 56,67 25 19.7 T.tr Thạch Hà 30 20 66,67 15 60,0 21 31.3 Xã Thạch Tiến 30 24 80,0 18 60,0 26 20.2 Tổng 90 67 74,44 50 55,56 72 23.3
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, n=90, 2014).
Số liệu phân tích kết quả điều tra khả năng nhận được các khoản vay tín dụng từ 3 tổ chức TDCT trên địa bàn huyện Thạch Hà cho thấy:
(i) Trong tổng số 90 hộ điều tra tại 3 xã, có 67 hộ có nhu cầu vay tiếp vốn sản xuất, kinh doanh chiếm tỷ lệ 74,44%. Điều đó chứng tỏ rằng, hiện nay nhu cầu TDCT cho phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn huyện Thạch Hà là rất lớn. Xét trên từng xã, nhu cầu vay vốn tại các xã Thạch Tiến và xã Thạch Việt là tương đối cao với lần lượt là 24/30, 23/30 hộ điều tra, và nhu cầu thấp nhất là thị trấn Thạch
Hà với 20/30 hộ điều tra.
(ii) Tỷ lệ hộ nhận được các khoản vay tín dụng từ khu vực chính thống chiếm tỷ lệ khá cao 55,56%/tổng hộ điều tra, 50 hộ với 72 khoản vay. Xét trên từng xã, xã Thạch Việt có 17 hộ nhận được 25 khoản vay, xã Thạch Tiến 18 hộ nhận 26 khoản vay và thị trấn Thạch Hà là 21 khoản vay mà 15 hộ nhận được. Chứng tỏ rằng, hiện nay với nhiều chương trình, chính sách ưu đãi đối với khu vực nông thôn đặc biệt là hộ nghèo thì mỗi hộ nông dân có khả năng tiếp cận được với nhiều nguồn tín dụng chính thống.
(iii) Mức vốn tín dụng bình quân của mỗi khoản vay từ khu vực chính thống là 23.3 triệu đồng. Phần lớn vốn vay tín dụng của các khoản vay tương đối nhỏ và giá trị khoản vay thực tế tại các địa phương có sự khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng vùng. Xét trên từng xã điều tra, tại Thị trấn Thạch Hà tỷ lệ khoản vay cho mục đích kinh doanh, buôn bán là cao hơn các xã khác, với 10/21 khoản điều tra, chiếm tỷ lệ 47,62%. Trong khi đó tại 2 xã còn lại không có khoản vay nào sử dụng cho kinh doanh, tất cả đều phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như mua phân bón, thuê nhân công, thu hoạch lúa. Vì vậy, giá trị khoản vay tại Thị trấn Thạch Hà cao hơn nhiều so với 2 xã còn lại.
Để hiểu rõ hơn về các khoản vay tín dụng mà hộ nông dân nhận được, chúng ta tiến hành phân tích cơ cấu tỷ lệ phần trăm khoản vay TDCT phân theo nguồn vay trên tổng các khoản vay điều tra. Kết quả nghiên cứu tại 3 xã cho thấy, cơ cấu tỷ lệ khoản vay nhận được từ Agribank chiếm tỷ lệ cao trên tổng các khoản vay của hộ và có xu hướng giảm dần qua các năm, chiếm tỷ lệ 64,0%. Điều này là hợp lý, bởi tham gia cho vay nông nghiệp nông thôn thì Agribank vẫn là ngân hàng đóng vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, các khoản vay từ Agribank trở nên ít quan trọng hơn theo thời gian với các nông hộ, điều này phù hợp với thương mại hóa đang diễn ra của ngân hàng. Trong khi đó, tỷ lệ khoản vay từ NHCSXH tăng lên đáng kể so với vài năm trước đây cùng lúc với những nỗ lực của Chính phủ trong việc cung cấp tín dụng với lãi suất thấp, chiếm tỷ lệ 52,0%. Dù tầm quan trọng của NHCSXH tăng lên nhưng các hộ nông dân, đặc biệt là hộ nghèo vẫn tiếp tục dựa vào nguồn vốn chính thống, đó là QTDND, chiếm tỷ lệ 28,0%.
64.71% 56.25% 66.67% 52.94% 53.33% 50,0% 29.41% 25.0% 27.78% 0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 Thạch Việt T.tr Thạch Hà Thạch Tiến QTDND NHCSXH Agribank Tỷ lệ %
Hình 3.9. Biểu đồ tỷ lệ % khoản vay/tổng khoản vay TDCT
Ghi chú: Vì các hộ nông dân có thể vay tiền từ nhiều nguồn nên tổng các tỷ lệ sẽ nhiều hơn 100%.
Để đánh giá được khả năng nhận được các khoản vay của hộ nông dân tại từng tổ chức TDCT, nghiên cứu này đi sâu phân tích các khoản vay TDCT phân theo tổ chức cho vay. Kết quả điều tra tại 3 xã cho thấy, tham gia cho vay vào lĩnh vực NNNT bao gồm 3 tổ chức chính. Thứ nhất, là Agribank, thứ hai là NHCSXH, và hệ thống QTDND địa phương. Cụ thể:
Bảng 3.16. Tổng hợp các khoản vay TDCT phân theo tổ chức cho vay
Chỉ tiêu Đơn
vị Agribank NHCSXH QTDND
Số hộ điều tra có nhu cầu vay vốn Hộ 38 37 25
- Số hộ /tổng điều tra có nhu cầu % 56,72 55,23 52,24 - Số hộ làm đơn vay vốn/nhu cầu vay % 89,47 75,67 72,0 - Số hộ làm đơn vay có đủ điều kiện
vay
%
94,11 92,86 77,8
Số hộ được vay Hộ 32 26 14
- Số hộ được vay trực tiếp % 28,1 0,0 100,0
- Số hộ được vay gián tiếp % 71,9 100,0 0,0
Mức vay bình quân/lượt vay Tr.đ 36.3 15.8 7.3
Số liệu phân tích cho thấy kết quả khả năng nhận được các khoản vay tại từng tổ chức TDCT của hộ trên một số mặt cơ bản sau:
(i) Số hộ có nhu cầu vay tại Agribank và NHCSXH chiếm tỷ lệ cao. Cụ thể, trong 67 hộ điều tra có nhu cầu vay vốn, có 38 hộ (chiếm 56,72%) có nhu cầu vay vốn tại Agribank nhưng thực tế chỉ có 34 hộ làm đơn vay vốn và có 32 hộ nhận được khoản vay. Tại Ngân hàng CSXH có 37 hộ có nhu cầu vay (chiếm tỷ lệ 55,23%) nhưng chỉ có 28 hộ làm đơn xin vay vốn và 26 hộ nhận được khoản vay. Sỡ dĩ nhiều hộ muốn vay tại Ngân hàng CSXH hơn vì họ được hưởng lãi suất ưu đãi cho dù là vay cho mục đích sản xuất nông nghiệp hay vay cho con đi học Đại học hoặc Cao đẳng. Mặt khác, NHCSXH cho các đối tượng vay lại là hộ nghèo, gia đình chính sách, các gia đình gặp khó khăn. QTDND chỉ có 18 hộ làm đơn xin vay (14 hộ không có tài sản thế chấp để vay) trong số 25 hộ có nhu cầu vay.
(ii) Trong tổng cơ cấu tỷ lệ khoản vay mà hộ nhận được tại khu vực chính thống, có 100% khoản vay tại NHCSXH và 71,9% khoản vay tại Agribank là hộ vay gián tiếp thông qua tổ chức Đoàn thể. Tại Agribank, các hộ có thể tực tiếp tới ngân hàng làm đơn xin vay vốn nếu họ đáp ứng đầy đủ các điều kiện về tài sản thế chấp và dự án sản xuất, trong trường hợp hộ không có tài sản thế chấp thì hộ có thể vay thông qua sự bảo lãnh của các tổ chức Đoàn thể như HPN, HND, HCCB. Kết quả điều tra 32 khoản vay tại Agribank, có 22 khoản vay hộ vay gián tiếp và 10 khoản vay trực tiếp tại ngân hàng. Khác với NHCSXH, QTDND lại cho các hộ vay trực tiếp không thông qua tổ chức Đoàn thể nào nên 100% các khoản vay được nhận trực tiếp, với 14 khoản vay.
(iii) Kết quả cho thấy Agribank là tổ chức có độ sâu tín dụng cao nhất trong 3 tổ chức cho vay, bình quân 36 triệu đồng/khoản vay trong khi đó QTDND là thấp nhất, chỉ vào khoảng 7 triệu đồng/khoản vay và NHCSXH là gần 16 triệu đồng/khoản vay. Điều này chứng tỏ Agribank vẫn là đơn vị tín dụng mạnh trong việc cung cấp khoản vay cho các đối tượng có nhu cầu vốn.
Bảng 3.17. Mức độ tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính thống của hộ nông dân trên địa bàn huyện Thạch Hà
Agribank NHCSXH QTDND
Chỉ tiêu
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 1 Nhóm 2
Tỷ lệ hộ điều tra từng
vay vốn 36,0 78,5 72,0 69,2 60,0 58,5
- Vay thường xuyên 16,0 56,9 52,0 52,3 16,0 23,1 Tỷ lệ hộ điều tra chưa
từng vay vốn 64,0 21,5 28,0 30,8 40,0 41,5
Ghi chú: Nhóm 1 là hộ nghèo và cận nghèo, nhóm 2 là hộ trung bình và khá. (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, n=90, 2014).
Qua số liệu tại bảng 3.17, chúng ta thấy, trong tổng số hộ điều tra tại 3 xã thì tỷ lệ hộ điều tra từng vay vốn chiếm tỷ lệ cao và mỗi đối tượng có khả năng tiếp cận nhiều nguồn tín dụng chính thống. Cụ thể, tỷ lệ hộ điều tra từng vay vốn tại NHCSXH cao nhất với 70,0% trong đó có 52,4% hộ vay thường xuyên. Tại Agribank có 66,7% hộ từng vay vốn trong đó có 45% vay thường xuyên. Tỷ lệ này tại QTDND là nhỏ nhất với lần lượt là 58,9% và 21,1% hộ vay thường xuyên. Tuy nhiên, số liệu cũng chỉ ra những bất cập sau:
Thứ nhất, sự mất cân đối về khả năng tiếp cận tín dụng giữa các đối tượng với các tổ chức TDCT. Cụ thể, nhóm 1 bao gồm hộ nghèo và cận nghèo là đối tượng tiếp cận được ít nhất với tỷ lệ 23,9% trong tổng cơ cấu hộ điều tra từng vay vốn và 19,6% hộ vay thường xuyên. Xét tại 3 tổ chức TDCT, ta thấy, NHCSXH có tỷ lệ hộ điều tra từng vay vốn là cao nhất với 72,0% trong đó có 52,0% hộ vay thường xuyên. Tại Agribank là nhỏ nhất với tỷ lệ lần lượt là 36,0% hộ điều tra từng vay vốn trong đó có 16,0% hộ vay thường xuyên. Vậy, lý do nào khiến cho các đối tượng này gặp khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng. Qua trao đổi với các tổ chức tín dụng tại 3 xã cho thấy, có hai nguyên nhân chính khiến ngân hàng từ chối nhóm đối tượng này. Thứ nhất, nhóm đối tượng này không có tài sản (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản khác,..). Thứ hai, thu nhập bình quân thấp và hiệu quả
sản xuất còn nhiều hạn chế. Đây là nguyên nhân chính khiến các ngân hàng không tiếp cận do sợ rủi ro cao. Cụ thể, tại xã Thạch Tiến, có 7 đối tượng hộ nghèo có đủ điều kiện vay vốn thì 3 hộ không có nhu cầu do không có kế hoạch sản xuất. Những bất cập này không phải do hạn chế về chính sách tín dụng, các ngân hàng có lý do từ chối đầu tư khi không thu được lợi nhuận. Vì thế, để nhóm đối tượng này tiếp cận được vốn, Chính phủ cần có các chính sách đồng bộ khác giúp họ phát triển sản xuất mang lại hiệu quả cao.
Thứ hai, trong những hộ chưa từng tiếp cận vốn vay tại các tổ chức TDCT nào, có đến 67% hộ vay từ anh em, bạn bè hoặc mua chịu (phân bón, giống, thức ăn gia súc) sau đó đến khi thu hoạch sản phẩm mới sẽ trả nợ. Trong số hộ có nhu cầu vay, đối tượng cận nghèo và vừa thoát nghèo có 4 hộ không được tiếp cận với nguồn vốn chính sách phục vụ sản xuất tại NHCSXH. Ngân hàng CSXH hiện nay cho vay theo nhiều kênh chương trình như: cho vay hộ nghèo, cho vay HSSV, nước sạch,… Tuy nhiên, qua thực tế, tại 3 xã điều tra, phần lớn hộ nghèo nằm trong diện được vay vốn, nhưng không có nhu cầu vay vốn do không có khả năng sản xuất hoặc hộ neo đơn,… trong khi đó, đối tượng cận nghèo và thoát nghèo lại rất cần vốn để sản xuất, nhưng lại không nằm trong diện được vay. Một thực tế trái ngược tại địa phương hiện nay là hàng năm vốn dành cho hộ nghèo vay không giải ngân hết dưới địa phương phải trả về trung ương, trong khi đó nhiều đối tượng cận nghèo, thoát nghèo thiếu vốn lại không được tiếp cận. Vì vậy, cần có những kiến nghị để mở rộng đối tượng cho vay.
Như vậy, có thể kết luận rằng, hiện nay, khả năng nhận được các khoản vay tín dụng của hộ nông dân trên địa bàn huyện Thạch Hà khá cao so với mặt bằng chung của cả nước với trên một nửa hộ tiếp cận được với các nguồn chính thống. Trong số những hộ có nhu cầu vay vốn, dưới 5% số hộ cho rằng họ đã làm thủ tục xin vay nhưng không được chấp nhận. Cũng có tỷ lệ hộ cận nghèo và vừa thoát nghèo có nhu cầu tiếp cận nguồn vốn chính sách phục vụ sản xuất tại NHCSXH nhưng không nằm trong diện được vay. Tuy nhiên, trong cuộc điều tra này, những câu hỏi này chỉ hỏi các hộ có vay vốn. Vì vậy, không thể nói rằng dưới 50% hộ trong diện điều tra không vay vốn là do bị hạn chế về tín dụng chính thống hay không.
Đối tượng NHCSXH cung cấp thường là những đối tượng “không có khả năng vay vốn ngân hàng”, do đó cần phải làm rõ tại sao các hộ không tiếp cận tín dụng, nếu xét về nguồn lực, là luôn sẵn sàng để hộ có thể tiếp cận. Nói cách khác, các hộ này bị giới hạn tín dụng do NHCSXH không tiếp cận đến họ hay đơn giản chỉ vì họ không chọn giải pháp vay mượn? Để hiểu rõ hơn về điều này chúng ta cần đánh giá xem đặc điểm nào khác biệt giữa các hộ tiếp cận với nguồn TDCT với các hộ không tiếp cận vớn TDCT (ví dụ: có hay không vay từ các nguồn phi chính thống). Kết quả được trình bày tại bảng 3.18:
Bảng 3.18. Đặc điểm của các hộ có/không vay vốn từ nguồn vốn tín dụng chính thống Thạch Việt T.tr Thạch Hà Thạch Tiến Đặc điểm ĐVT Có vay TDCT Không vay TDCT Có vay TDCT Không vay TDCT Có vay TDCT Không vay TDCT Thu nhập Tr.đ 28.443 25.889 47.570 38.750 29.411 27.031 Quy mô hộ % 4,72 4,36 4,58 4,20 4,81 4,41 Nhận chuyển tiền % 29,41 38,46 20,0 33,33 22,22 41,67 Tín dụng PCT % 11,76 30,80 13,33 26,67 16,67 33,33 Chủ hộ là nam % 82,35 69,23 80,00 73,33 83,33 75,00 Đã kết hôn % 88,23 76,92 86,67 80,00 88,89 83,33 Tuổi % 31,51 35,78 30,92 34,62 33,59 38,05 Giáo dục 1 % 11,76 23,08 6,67 13,33 5,56 16,67 Giáo dục 2 % 17,65 15,38 20,0 15,38 27,78 25,0 Giáo dục 3 % 35,29 30,77 33,33 26,67 33,33 25,0 Giáo dục 4 % 23,53 17,65 26,67 26,67 22,22 25,0 Giáo dục 5 % 11,76 7,69 13,33 6,67 11,11 8,3 Hộ nghèo, cận nghèo % 35,29 23,08 26,67 33,33 38,89 50,0 Hộ trung bình % 61,54 53,85 46,67 40,0 38,89 33,33 Hộ khá % 17,65 23,07 26,67 26,67 22,22 16,67 Sổ đỏ % 88,24 84,62 93,33 80,00 83,33 75,00 Thành viên HPN % 70,59 61,54 60,00 53,33 66,67 58,33 Thành viên HND % 52,94 38,46 40,0 33,33 44,44 33,33