Mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng chính thống với hộ nông dân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 73 - 74)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.3.1. Mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng chính thống với hộ nông dân

3.3.1. Mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng chính thống với hộ nông dân Thạch Hà Thạch Hà

Qua sơ đồ 3.4 chúng ta có thể thấy được mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với các hộ nông dân. Trong đó, QTDND là tổ chức tín dụng giao dịch trực tiếp với hộ nông dân. Agribank là tổ chức vừa giao dịch trực tiếp với hộ nông dân, vừa thông qua kênh gián tiếp là các tổ chức Đoàn thể nhằm tăng cường mạng lưới hoạt động của mình đến với hộ nông dân. Riêng Ngân hàng CSXH là giao dịch gián tiếp với hộ nông dân thông qua các tổ chức Đoàn thể vì đối tượng vay chủ yếu là các đối tượng chính sách.

Hình 3.7. Sơ đồ mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng chính thống với hộ nông dân Thạch Hà

Trong đó: Vay trực tiếp Vay gián tiếp Hợp tác 2 chiều

Các tổ chức Đoàn thể như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên. Trong đó, hai tổ chức Đoàn thể có vai trò quan trọng và quyết định là Hội Nông dân và Hội Phụ nữ xã.

Agribank NHCSXH QTDND Phòng giám đốc Khách hàng Các tổ chức Đoàn thể Hộ chính sách Hội viên

Hộp 1: Người dân dễ vay vốn hơn

Ông N.V.H: chủ tịch hội Nông dân xã Thạch Tiến, chủ tài khoản tại Ngân hàng Agribank, nói:

“Trước đây các hộ trong xã muốn đi vay còn phải lên tận ngân hàng Agribank huyện, hơn nữa thủ tục phức tạp. Từ khi huyện để xã phụ trách việc vay vốn, thì các hộ trong xã không phải đi xa, lại là người quen với nhau nên dễ dàng khi đi vay vốn”.

(Nguồn: Phỏng vấn cán bộ tín dụng, 2014).

Như vậy, việc để các tổ chức Đoàn thể tham gia vào công tác tổ chức, phụ trách các hoạt động của các tổ chức tín dụng chính thống tại xã đã làm cho công việc gần như mang lại hiệu quả cao hơn. Bởi sự giao dịch gián tiếp thông qua các tổ chức Đoàn thể làm tăng cường sự tiếp cận cũng như mở rộng mạng lưới của mình tới người dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thống của các hộ nông dân huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)