1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO, NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO

18 3K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 121,81 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO, NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

***

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

Đề tài 01:

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ

CỦA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO

Người thực hiện: NGÔ THỊ VÂN ANH STT: 06

Nhóm: 01 Lớp, khóa: CHKT - K21 - Đêm 5 GVHD: TS BÙI VĂN MƯA

TP Hồ Chí Minh, 2012

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương 1: Những tư tưởng triết học cơ bản của Phật giáo 2

1.1 Về thế giới quan: 2

1.1.1 Vô ngã, vô thường 2

1.1.2 Duyên khởi 3

1.1.3 Duy thức 4

1.1.4 Trung đạo - Bình đẳng quan 4

1.2 Về nhân sinh quan: 5

1.2.1 Tứ diệu đế 5

1.2.2 Nhân quả 5

1.2.3 Nghiệp báo và luân hồi 6

1.2.4 Giải thoát và phương pháp để giải thoát 6

1.2.5 Từ bi 7

Chương 2: Những giá trị và hạn chế của Phật giáo 8

2.1 Những giá trị của Phật giáo: 8

2.1.1 Giá trị về giáo dục 8

2.1.2 Giá trị thiết thực nhân bản 8

2.1.3 Phật giáo và văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam 10

2.1.4 Khác 10

2.2 Những hạn chế của Phật giáo: 12

2.2.1 Phật giáo chứa đựng những yếu tố biện chứng chất phác 12

2.2.2 Phật giáo mang tính duy tâm chủ quan, thần bí 12

2.2.3 Phật giáo chú trọng phát triển tinh thần mà không chú trọng phát triển vật chất 13

2.2.4 Khác 13

KẾT LUẬN 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

Phật giáo xuất hiện vào khoảng thế kỷ V TCN và đã trải qua quá trình tồn tại lâu dài Việt Nam là một trong những nước du nhập Phật giáo từ rất sớm, do đó cũng tiếp thu nhiều đặc trưng từ hệ thống giáo lý Phật giáo rất đồ sộ và số lượng phật tử ngày càng đông đảo phân bố rộng khắp cả nước Đối với một số đông tầng lớp bình dân Việt Nam, Phật giáo được xem là tôn giáo mang tính truyền thống Nhiều tư tưởng triết lý Phật giáo được đời thường hóa, dân gian hóa để dễ thâm nhập vào tầng lớp bình dân Nhưng không chỉ là một tôn giáo lớn, Phật giáo còn là một trong những học thuyết triết học lớn của nền văn hóa Ấn Độ cổ đại Tôn Trung Sơn đã từng nói: “Phật học là mẹ của triết học” Tư tưởng triết học Phật giáo phát triển mạnh mẽ và đa dạng, từ những vấn đề nhân sinh sang những vấn đề bản thể, từ những vấn đề đời sống hiện thực sang những vấn đề siêu hình phức tạp [6,39] Tuy nhiên do ra đời trong giai đoạn mà phần lớn các trường phái triết học cùng thời mang nặng tính chất duy tâm chủ quan thần bí nên Phật giáo có những mặt hạn chế không phù hợp với thời đại Dù có những khuyết điểm, hạn chế song chúng ta cũng không thể phủ nhận những giá trị đạo đức to lớn mà Phật giáo đã mang lại

Vậy những tư tưởng triết học Phật giáo ảnh hưởng như thế nào đến tư duy và đời sống tinh thần của con người trong thời đại hiện nay nói chung và người Việt

Nam nói riêng Việc nghiên cứu “Tư tưởng triết học Phật giáo và những giá trị, hạn chế của nó” giúp ích rất nhiều trong việc khai thác những hạt nhân tích cực hợp

lý của Phật giáo nhằm xây dựng một thế hệ trẻ Việt Nam phát triển cả về thể chất và tinh thần, góp phần xây dựng một xã hội văn minh và phát triển

Khi nghiên cứu những tư tưởng triết học của Phật giáo, bài tiểu luận sử dụng hai tài liệu chính là: Triết học - Phần I: Đại cương về lịch sử triết học (Tiểu ban Triết học, Khoa Lý luận chính trị , Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh) và Lịch sử triết học (Hà Thiên Sơn)

Trang 4

CHƯƠNG 1 NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CƠ BẢN CỦA PHẬT GIÁO

Theo truyền thuyết, người sáng lập ra Phật giáo là Xítđácta Gôtama, hiệu là Thích Ca Mâuni Người rời bỏ hoàng cung và cuộc sống phú quý, xuất gia đi tu để tìm kiếm con đường cứu vớt những nỗi khổ của nhân loại Trải qua nhiều lần tu tập, Người giác ngộ được con đường giải thoát trong lúc ngồi suy tư dưới gốc cây bồ đề

Từ đó, Người đi khắp nơi truyền bá đạo của mình Những lời giảng giải, bàn luận của Người đều được ghi lại và sau này phát triển thành một hệ thống tư tưởng triết học - tôn giáo lớn của Ấn Độ và lan truyền sang những nước khác Kinh điển Phật giáo hiện nay rất đồ sộ chia thành Tam tạng, gồm Kinh, Luật và Luận, chứa đựng những tư tưởng triết học nhân sinh quan và thế giới quan sâu sắc

1.1 Về thế giới quan:

1.1.1 Vô ngã, vô thường:

Vô ngã là không tồn tại đại ngã Brátman và tiểu ngã Átman, được thể hiện trong

câu nói của Phật Thích Ca với các đệ tử trong Trung Bộ Kinh: “Hỡi các Tỳ Kheo, khi mà Ngã hay bất cứ cái gì thuộc về Ngã không có, thì quan điểm tư duy này: Vũ trụ là linh hồn, ta sẽ là linh hồn sau khi chết, sẽ trường cửu, tồn tại, vĩnh viễn bất biến, và ta sẽ hiện hữu như thế cho đến vô tận thời gian - quan điểm ấy có phải là

hoàn toàn điên rồ chăng?" [7] Vạn vật kể cả con người được tạo thành từ sắc, tức vật

chất như đất, nước, lửa, gió và danh, và tinh thần như thụ, tưởng, hành, thức Danh

và sắc được chia làm năm yếu tố, còn gọi là ngũ uẩn: sắc (vật chất), thụ (cảm giác), tưởng (ấn tượng), hành (suy lý) và thức (ý thức) Danh và sắc chỉ hội tụ với nhau trong thời gian ngắn rồi lại chuyển sang trạng thái khác

Vô thường nghĩa là không có cái gì trường tồn và vĩnh cửu, vạn vật có sự biến

đổi ràng buộc lẫn nhau, vận động không ngừng Sự xuất hiện của vạn vật, kể cả con người trong thế giới chỉ là kết quả hội tụ tạm thời giữa sắc và danh Khi sắc và danh tan ra, chúng sẽ mất đi Vạn vật luôn biến đổi theo chu trình sinh-trụ-dị-diệt: sinh là nảy sinh ra, trụ là tồn tại phát triển trong một thời gian, dị là biến đổi, diệt là tiêu mất

Trang 5

[1,93] Như vòng đời con người, lúc chào đời thì gọi là sinh, khi con người trưởng thành gọi là trụ, lúc già suy yếu thì gọi là dị, và chấm dứt một kiếp sống gọi là diệt Vạn vật luôn bị cuốn vào dòng biến hóa hư ảo vô cùng theo luật nhân quả Nhân nhờ duyên mới sinh ra quả, quả nhờ duyên mà thanh nhân mới, nhân mới lại nhờ duyên

mà thành quả mới…; cứ như thế, vạn vật biến đổi, hợp - tan, tan - hợp mà không có nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối cùng nào cả [6,41]

Phật giáo đã bác bỏ quan niệm về sự tồn tại tuyệt đối, vĩnh viễn và bất diệt của Brátman và Átman trong kinh Upanishad Con người sở dĩ đau khổ là vì đã nhận thức sai lầm rằng sự vật luôn luôn thường trụ bất biến, cái sống sẽ không bao giờ chết Vì vậy, con người muốn kéo dài những sự thỏa mãn dục vọng trong cuộc sống 1.1.2 Duyên khởi:

Duyên khởi là quan điểm của Phật giáo về đời người, về sự tồn tại và sinh mệnh Đây là cơ sở của những tư tưởng quan trọng trong Phật giáo, Hòa thượng Thích Nhất Hạnh đã viết: “Tất cả các giáo lý của Phật giáo là dựa trên lý Duyên khởi, nếu một sự giảng dạy không phù hợp với nguyên tắc Duyên khởi, nó không phải là lời dạy của Đức Phật " [8]

Phật giáo cho rằng “Chư pháp do nhân duyên nhi khởi”, nghĩa là các “pháp”, tất

cả mọi sự vật, bao gồm cả vật chất, tinh thần và kể cả giáo lý, đều do nhân duyên hòa hợp tạo thành Do con người không hiểu rõ các pháp đều do nhân duyên tạo thành và lầm tin rằng các pháp là tồn tại vĩnh cửu nên khư khư ôm giữ mà không chịu buông bỏ, Phật giáo gọi là “chấp” (nắm) và “xá” (bỏ) Duyên xuất phát từ tâm

mà ra, tâm là nguồn gốc của vạn vật Qua đó, Phật giáo nguyên thủy chủ trương vô tạo giả, tức không có vị thần linh tối cao nào tạo ra thế giới [6,40]

Phật giáo đã trình bày thuyết “ Thập Nhị Nhân Duyên” còn gọi là mười hai mắt xích liên kết nhân quả nhằm cắt nghĩa nguyên nhân sinh tử luân hồi Mười hai nhân duyên này là: Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử Đây được coi là cơ sở của mọi biến đổi trong thế giới hiền sinh, giải thích nguyên nhân của nỗi khổ là do con người mù lòa đối với hiện thực, thiếu sự hiểu

Trang 6

biết cơ bản nên bị ảnh hưởng bởi những ảo giác Vì vậy, trong mười hai nhân duyên này, khởi đầu “vô minh” là nguồn gốc của đau khổ, của sinh lão tử, là nguyên nhân thâu tóm tất cả, diệt trừ vô minh là diệt trừ tận gốc sự đau khổ nhân sinh

1.1.3 Duy thức:

Duy thức hay duy tâm nghĩa là "chỉ có thức", các pháp đều từ “thức” mà sinh ra, không có gì nằm ngoài “thức” Giáo lí này chủ trương tất cả mọi sự hiện hữu đều do tâm, và vì vậy, không một hiện tượng nào tồn tại ngoài tâm Duy thức là một tư tưởng chủ đạo của Duy thức tông Các học giả Duy thức giải thích quy luật và sự liên kết của các giác quan nhờ vào thức ẩn tàng A-lại-da và từ tập hợp của năm giác quan trước (tiền ngũ thức) Chúng hoạt động, tạo nên chủng tử tương ưng với chúng, theo quy luật thông thường như hạt giống phát triển thành cây Mỗi chúng sinh đều có chỗ chứa những cảm nhận và những chúng sinh giống nhau sẽ tạo ra những nghiệp thức giống nhau phát xuất từ tàng thức vào cùng một thời gian như nhau 1.1.4 Trung đạo - Bình đẳng quan:

Trung đạo theo nghĩa đen là con đường chính giữa không lệch về bên nào Phật giáo cho rằng Hữu và Không chẳng khác nhau: sự vật vừa không được xem là thực

sự tồn tại, vừa không được cho rằng sự vật không hề có vì sự vật tồn tại trong ảo giác tâm lý Qua đó, Phật giáo lập phép Tam quán để xem xét mọi sự vật một cách viên mãn, thể hiện điển hình qua câu nói trong Kinh Kim Cang: “Cái gọi là Phật pháp, tức chẳng phải là Phật pháp, nên gọi là Phật pháp” [1,179] Tam quán bao gồm Không, Giả và Trung Trong cái Không có cả cái Giả và cái Trung, nghĩa là không phải chỉ có cái Không tuyệt đối Trong cái Giả cũng gồm cả cái Không và cái Trung và Trung là chỗ dung hòa giữa cái Không và cái Giả tức giả hữu

Thuyết Trung đạo là một phương pháp giảng dạy của Phật giáo, trong nhận thức không thể chỉ dùng cái “tâm sai biệt” tức lý trí mà còn phải dùng đến cái “tâm bình đẳng vô sai biệt” Toàn thể pháp giới vốn là bình đẳng nhưng con người “vô minh” không rõ lý ấy nên sinh ra quan niệm sai lầm, sinh ra tham muốn, giận ghét, đam mê… gây nhiều nghiệp báo nên mãi theo con đường luân hồi không bao giờ dứt

Trang 7

Thích Ca Mâu Ni phản đối thuyết Thần Ngã của đạo Bàlamôn Trong thực tiễn, Người giảng dạy “Bát chính đạo”, vừa phản đối chủ nghĩa khoái lạc buông thả, đồng thời cũng không đồng ý chủ nghĩa khổ hạnh tuyệt đối, những cực đoan trong cách tu học Người đề xuất Trung Đạo Hạnh bất khổ bất lạc, những hành vi, lời nói, đời sống… của con người nên được giữ mức vừa phải, không lệch về bên nào

1.2 Về nhân sinh quan:

1.2.1 Tứ diệu đế:

Tứ diệu đế là tư tưởng cốt lõi trong quan niệm nhân sinh quan của Phật giáo, gồm bốn bộ phận là khổ đế, nhân đế, diệt đế và đạo đế Khổ đế là lý luận về những nỗi khổ trầm luân bất tận ở thế gian, về bản chất cuộc đời con người là bể khổ Phật giáo phân chia thanh tám loại khổ: sinh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, sở cầu bất đắc, oán tăng hội, ngũ uẩn Nhân đế là lý luận về nguyên nhân của sự khổ trong cuộc sống con người, bao hàm trong thuyết tam độc (tham, sân, si) và thuyết thập nhị nhân duyên Diệt đế là lý luận về khả năng diệt khổ và đạt tới niết bàn, bao gồm khắc phục vô minh, tam độc biến mất, luân hồi sẽ chấm dứt, niết bàn sẽ xuất hiện, hướng khát vọng chân chính của con người đến chân-thiện-mỹ Đạo đế là lý luận về con đường diệt khổ và giải thoát, thể hiện trong thuyết Bát chính đạo (chính kiến, chính

tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tấn, chính niệm, chính định) và tam học (giới, định, tuệ) nhằm khắc phục tam độc [6,42]

1.2.2 Nhân quả:

Nhân duyên quả báo, thường gọi tắt là Nhân quả, là lý luận cơ bản của Phật giáo

để lý giải mối quan hệ tương hỗ của mọi sự vật Nhân là nguyên nhân, những sự vật có năng lực phát động, sản sinh ra quả Quả là cái quả do mầm mống phát sinh, là sự thành hình của năng lực phát động ấy Nhân quả trong Phật giáo rất chú trọng đến chữ “duyên” Duyên là những sự vật bổ trợ cho nhân, giúp cho nhân biến thành quả Quy luật nhân quả cho rằng sự tồn tại đa dạng và phong phú của thế giới đều có nguyên nhân tự thân Kinh Phật viết “Phật xuất hiện trên thế gian vì một nhân duyên

Trang 8

lớn”, nhân duyên lớn đó là để chuyển mê thành ngộ, giải thoát mọi đau khổ để con người thoát khỏi kiếp luân hồi, nghiệp báo

Nhân quả thể hiện qua ba phạm trù thời gian là hiện báo, sanh báo và hậu báo Hiện báo là kết quả thể hiện ngay trong kiếp này Sanh báo là quả trổ ở kiếp sau Hậu báo là khi con người tạo việc lành hay dữ ở kiếp này, quả không trổ ở kiếp sau

mà nhiều kiếp về sau mới trổ do duyên chưa đủ Do vậy, Phật giáo có dạy “Phàm làm việc gì thì phải nghĩ đến kết quả của nó”

1.2.3 Nghiệp báo và luân hồi:

Luân hồi, theo tiếng Sanskrit là Samsara hay bánh xe quay tròn Khi một sinh vật chết đi thì linh hồn sẽ tách ra khỏi thể xác, đầu thai và nhập vào một thể xác khác Chúng sinh nào chưa được giác ngộ, đều phải luân hồi mãi mãi trong bể khổ, chỉ những người tu hành đắc đạo, được vào cõi Phật mới thoát khỏi luân hồi

Nghiệp theo tiếng Sanskrit là Karman, tiếng Pāli là Kamma, là cái do hành động của ta gây ra Nghiệp báo là sự gánh chịu hậu quả trong kiếp sống hiện tại của con người do sức mạnh của nghiệp mà con người đã tạo ra trong kiếp trước tốt hay xấu Qua đó, Phật giáo lý giải nguyên nhân bất bình đẳng của con người trong xã hội Nghiệp được phân loại thành thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp, trong đó Phật giáo dạy: “Trong ba nghiệp thân, khẩu và ý thì ý nghiệp là tối quan trọng” Nghiệp trong Phật giáo hàm chứa tinh thần trách nhiệm của cá nhân trong lộ trình đi đến bến bờ giác ngộ, dạy cho con người tự mình xây dựng kiếp mai sau chứ không trông chờ ở Ðấng sáng tạo Brahman ban phát cho một ân huệ siêu hình [11]

Nghiệp báo và Luân hồi là định luật mang tính nhân quả Theo Phật giáo, sau khi chết hoặc trước khi sinh ra không có đời sống nào nơi con người là không tuỳ thuộc vào Nghiệp Nghiệp báo là hệ luận của Luân hồi, và ngược lại Luân hồi là hệ luận của Nghiệp báo Hai lý luận này bổ sung và gắn bó với nhau rất mật thiết 1.2.4 Giải thoát và phương pháp để giải thoát:

Giải thoát là chấm dứt hoàn toàn các nguyên nhân dẫn đến sinh tử, thoát ra khỏi luân hồi và đạt niết bàn Trong Kinh Vinaga, Phật Thích Ca nói: “Nếu nước biển có

Trang 9

một vị là vị mặn thì học thuyết của ta cũng có một vị là giải thoát” [6,41] Trong Kinh Pháp Cú có ghi lời Phật dạy “Ta là người phát hiện ra chân lý chứ không phải

là người sáng tạo ra chân lý, ta chỉ có thể chỉ ra con đường giải thoát chứ không có cách nào đi thay các người được” [5,44] Người dạy rằng con người phải dày công

tu dưỡng, xoá bỏ được lửa dục, lửa sân, lửa si mê để đến được cảnh giới Niết Bàn ngay trong cõi đời hiện tại [12]

Niết bàn, theo tiếng Sanskrit là Nirvana, gồm 2 thành phần là “ni” sự phủ định

và “vana” dục hay ái dục Nirvana có thể được hiểu là sự chấm dứt hay lìa bỏ ái dục nghĩa là dập tắt lửa phiền não, đạt được trạng thái hoàn toàn giải thoát

Ba phương pháp quan trọng để giúp chúng sinh tiêu diệt được tam độc là giới, định và tuệ Giới là phải thực hiện ngũ giới để tiêu diệt tham: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không uống rượu, không nói dối Định là phải giữ trạng thái yên tĩnh tuyệt đối để diệt được sân, tách rời khỏi thế giới hữu hình, đạt tới trạng thái hoàn toàn không Tuệ là đạt tới sự trong sáng tuyệt vời để tiêu diệt si, không mê muội, không tham, sân

Ngoài ra, Phật còn khuyên chúng sinh sống theo sáu phép tu là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định và bốn đức tính là từ, bi, hỉ, xả Con đường giải thoát của Phật giáo mở rộng cho tất cả mọi người, không phân biệt đẳng cấp, chủ yếu là tu dưỡng bản thân, không lệ thuộc vào tín ngưỡng, cầu nguyện, sùng kính hay nghi lễ 1.2.5 Từ bi:

Từ bi, theo tiếng Sanskrit là Karunâ, từ là lành, hiền từ và bi là thương xót, thương hại Từ bi trong Phật giáo không có nghĩa đơn giản là xót thương kẻ khác một cách thụ động và tiêu cực, mà phải hướng đến “đồng thể đại bi” Khi chúng sinh còn bị khổ bức mê vọng chưa thể thành Phật, thì giống như sự khổ bức đó là của chính mình, công đức tự thân của mình chưa viên mãn Thực hành tâm từ bi được phân biệt thành bốn tâm là từ, bi, hỷ và xả

Trang 10

CHƯƠNG 2 NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA PHẬT GIÁO 2.1 Những giá trị của Phật giáo:

2.1.1 Giá trị về giáo dục:

Phật giáo giáo dục con người sống khoan dung và vị tha, hoàn thiện cả tài lẫn đức, tạo nên một nền đạo đức xã hội tốt đẹp Đức Phật đã dạy: “Một hạnh phúc vĩnh cửu chỉ sống mạnh trong một tâm hồn giải thoát và tâm hồn giải thoát chỉ có thể thực hiện một khi cá nhân chịu nhường bước Một bản ngã đứng tách riêng ra ngoài

là không thể tồn tại khỏe mạnh được” [15]

Phật giáo khuyên con người phải tiết chế dục vọng, không nên chạy theo danh lợi, phải biết sống vì người khác Nhiều của cải không thể tiêu biểu cho sự tốt đẹp về tinh thần của một cá nhân, công danh lợi lộc chỉ là mây khói thoáng qua, chỉ có tu dưỡng phẩm chất đạo đức mới có thể giúp con người có cuộc sống hạnh phúc

Phật giáo khuyên con người phải từ bi hỷ xả, trở thành một trong những nguồn gốc của lòng thương người, của chủ nghĩa nhân đạo Xã hội loài người thực hiện được bốn chữ từ, bi, hỷ, xả trong cuộc sống hàng ngày là một xã hội an lạc, hạnh phúc Phật giáo cho rằng “Mình muốn an lạc thì nhất định không thể thiết lập sự an lạc đó trên đau khổ của kẻ khác”, chỉ khi toàn thể chúng sinh đều được an lạc, cá nhân con người mới có được sự an lạc chân chính

Trong Phật giáo, có năm điều giới luật cơ bản (ngũ giới) mà các tín đồ Phật giáo phải nghiêm túc giữ gìn: không sát sinh, không trôm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu

2.1.2 Giá trị thiết thực nhân bản:

Kinh điển của Phật giáo không phải thể hiện quyền uy hay sự tài giỏi của đức Phật mà tập trung giải thích những vấn đề thế giới quan và nhân sinh quan cơ bản,

dễ đi vào lòng người Những tư tưởng này mang đậm giá trị nhân bản: “Khi sự trung thực hướng về con người mô tả phát hiện, soi sáng bao tình cảm khát vọng chính

Ngày đăng: 20/11/2014, 19:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
(1) Nguyễn Duy Cần, Phật học tinh hoa, Nhà xuất bản TP.Hồ Chí Minh, 1997 Khác
(2) Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đức Phật và Phật pháp, Nhà xuất bản trẻ, 2005 Khác
(4) Đào Nguyên, Kinh Phương Quảng Đại Trang Nghiêm, Tập văn Phật đản, PL 2544 Khác
(5) Hà Thiên Sơn, Lịch sử Triết học, Nhà xuất bản trẻ, 1998 Khác
(6) Tiểu ban Triết học, Triết học Phần I: Đại cương về lịch sử triết học, Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, 2011 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w