Nhận xét: Đặc điểm triệu chứng sốt ở2 nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa.
4.1.4 Tiền sử tiếp xúc nguồn lây
Tỷ lệ trẻ có khẳng định tiếp xúc với nguồn lây trước khi khởi phát bệnh không nhiều. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tạm thời phân chia làm 2 nhóm là nhóm có “Tiếp xúc gần” với nguồn lây (nguồn bệnh trong gia đình, lớp học) là những trẻ có biểu hiện ho, sốt hoặc đã được chẩn đoán nhiễm cúm A(H1N1) trong thời gian trước đó. Nhóm “Tiếp xúc xa” là những trẻ sinh sống, học tập trong cộng đồng ( trong khu vực trẻ sinh sống như trường học, khu phố) nơi có những người có biểu hiện ho, sốt hoặc đã được chẩn đoán nhiễm cúm A(H1N1).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chỉ có một số ít trẻ (21,31%) là có khẳng định có tiền sử tiếp xúc với nguồn lây. Trong đó, 18,39% có khẳng định có tiếp xúc gần và 2,92% có tiếp xúc xa với nguồn lây, có 3 trường hợp trẻ nhỏ dưới 1 tuổi mắc bệnh thì đều có yếu
tố tiếp xúc với người chăm sóc hoặc người trong gia đình đã khẳng định mắc bệnh.
Kết quả này thấp hơn kết quả của một số tác giả khác nghiên cứu ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới.
Nghiên cứu của trong 87 gia đình và những người cùng sống trong gia đình (262 người) có ít nhất 1 người trong gia đình có xét nghiệm khẳng định nhiễm cúm A(H1N1) thì thấy 28,7% gia đình có thêm trên 1 người mắc và 22,9% gia đình có thêm 2 người mắc [39]. Theo WHO thì tỷ lệ mắc bệnh sau
khi có tiếp xúc trong gia đình là 4-28% và cao nhất là trẻ em [53]. Một nghiên cứu khác thực hiện trên 41 bang của nước Mỹ có 642 trường hợp khẳng định nhiễm thì có 18% đã từng du lịch đến Mexico, 16% trường hợp trong khu vực sinh sống có người khẳng định nhiễm cúm A(H1N1) [16].
Tại Việt nam, khi có dịch cúm xảy ra thì người dân đã được tiếp cận nhanh nhất với các thông tin và ý thức được khả năng lây truyền nên có thể hạn chế khả năng lây truyền cho người khác. Cũng có thể do không điều tra được toàn bộ cộng đồng và việc xác định nguồn bệnh cũng chưa được khẳng định nên có thể tỷ lệ này còn cao hơn..