Triệu chứng lâmsàng chung của nhóm nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhi mắc cúm a(h1n1) chủng mới 2009 tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 61 - 63)

Nhận xét: Đặc điểm triệu chứng sốt ở2 nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa.

4.2.1 Triệu chứng lâmsàng chung của nhóm nghiên cứu.

Triệu chứng thường gặp trên lâm sàng không đặc hiệu, chủ yếu vẫn là các triệu chứng của viêm long đường hô hấp trên do vi rút như: Sốt: 443 (99,33 %); Ho: 419 (93,95 %); Đau họng: 291 (95,41 %); Chảy nước mũi: 271 (60,76 %); Đau cơ: 85 (27,87 %). Một số triệu chứng khác ít

gặp hơn là: Tiêu chảy: 16 ( 3,59 %); Rale phổi: 39 ( 8,74 %); Ban đỏ: 18 (4,04 %); Viêm kết mạc: 14 ( 3,14 %); Nôn: 33 (7,40 %).

Tỷ lệ các triệu chứng lâm sàng cũng không khác nhiều so với các nghiên cứu khác trên thế giới.

Nghiên cứu của Daniel J và cộng sự tại CDC cũng cho thấy biểu hiện chủ yếu của bệnh cũng là các dấu hiệu viêm long đường hô hấp trên [13]. Theo thì tỷ lệ các triệu chứng là: Sốt: 94%; Ho: 89%; Chảy mũi: 36,5%; đau họng: 19,6%; nôn 24%; ... các triệu chứng khác ít gặp hơn[57].

Nhưn khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện nhi Shenzhen tại Trung quốc đã gặp nhiều bệnh nhân nặng có diễn biến lâm sàng rất nhanh với hội chứng suy hô hấp cấp ARDS [56].

Tại ấn độ,

thấy rằng triệu chứng chủ yếu là: sốt, ho và chảy mũi [14]. Nghiên cứu 386 trẻ em có xét nghiệm dương tính với vi rút cúm A(H1N1) tại Mỹ thì triệu chứng chủ yếu cũng vẫn là: sốt (94%), ho (92%), chảy mũi (66%), tiêu chảy (25%), nôn (25%), chỉ có 36 (9%) trường hợp cần phải nhập viện và trong số đó 8 bệnh nhi phải điều trị tại khoa Hồi sức [16].

Tuy nhiên, trên thực tế thì diễn biến lâm sàng rất đa dạng, có những bệnh nhi chỉ có triệu chứng sốt hoặc ho hoặc không có triệu chứng gì mà chỉ làm xét nghiệm khi có yếu tố phơi nhiễm nhưng vẫn cho kết quả dương tính và tự khỏi sau vài ngày sốt, ho. Ngược lại có những bệnh nhi có triệu chứng khởi đầu rất rầm rộ như sốt cao liên tục, thở nhanh, tím môi và diễn biến nặng lên rất nhanh hoặc triệu chứng không rầm rộ nhưng diễn biến từ từ nặng lên và phải có những can thiệp tích cực tại đơn vị hồi sức. Trong số bệnh nhi có suy hô hấp của chúng tôi thì có 1

trẻ trai quốc tịch Nhật bản sinh sống tại Hà nội từ 6 tháng trước có các biểu hiện lâm sàng rất ầm rộ như sốt cao liên tục, thở nhanh, mệt mỏi, chụp phổi thì có hình ảnh viêm phế quản.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhi mắc cúm a(h1n1) chủng mới 2009 tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)