Nhận xét: Đặc điểm triệu chứng sốt ở2 nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa.
4.1.5 Các yếu tố nguy cơ trong nhóm nghiên cứu
Các yếu tố nguy cơ ở đây chúng tôi dựa theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO) bao gồm [50]:
Trẻ em dưới 2 tuổi.
Có bệnh khác kèm theo như:
Hen phế quản, bệnh phổi mãn tính.
Đái tháo đường.
Bệnh máu, bệnh thận, bệnh gan, bệnh rối loạn chuyển hóa. Suy giảm miễn dịch.
Dùng Aspirin kéo dài.
Sốt cao và kèm theo phát ban. Mắc bệnh lần thứ 2 trong 1 tháng.
Trẻ mắc cúm và có kèm theo yếu tố nguy cơ nặng thì thường diễn biến nặng hơn, nhanh hơn và cần chế độ chăm sóc y tế tích cực hơn, đôi khi cần theo dõi và điều trị tại đơn vị hồi sức và tỷ lệ tử vong cũng cao hơn.
Chúng tôi nhận thấy có một số bệnh nhi có yếu tố nguy cơ trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi nhưng với tỷ lệ thấp 12,33% (55/446).
Trong nghiên cứu này, bệnh nhi có các yếu tố nguy cơ nặng chủ yếu là nhóm tuổi dưới 2 tuổi 47/55, tiền sử hen phế quản là 8/55, đang mắc bệnh thận là 2/55 (1 bệnh nhi viêm cầu thận cấp và 1 bệnh nhi mắc hội chứng thận hư) , bệnh hệ thần kinh là 1/5(5 1 trẻ bại não), không có bệnh nhi nào mắc bệnh hệ miễn dịch hay đái tháo đường.
Các nghiên cứu khác cũng cho thấy có một tỷ lệ nhất định trẻ có các yếu tố nguy cơ nặng như đã nêu trên nhưng với tỷ lệ khác nhau. Theo Thổ nhĩ kỳ thì mức độ mắc bệnh nặng hay nhẹ ở những trẻ trước đây khỏe mạnh hay có bệnh là như nhau [44]. cộng sự khi nghiên cứu 46 trẻ nhập viện tại Nhật bản, thì thấy rằng trẻ ở lứa tuổi đến trường mắc bệnh mà có tiền sử hen phế quản thì bệnh nặng hơn [33]. Trong một nghiên cứu khác của nhập viện tại Trung quốc thì các bệnh nhi tử vong đều có mắc bệnh mãn tính ( 3 trường hợp mắc bệnh não, 1 trường hợp nhiễm nấm) và 85% trẻ
trong nhóm nghiên cứu trước đó hoàn toàn khỏe mạnh [57]. Còn tạiấn độ thì thấy trong số 85 bệnh nhi nhập viện thì 34% có tình trạng sức khỏe yếu [14].
Tuy nhiên, tỷ lệ này có khác nhau cao hay thấp hơn ở những nghiên cứu khác nhau, những quốc gia khác nhau. Điều này có thể do các nghiên cứu tại những quốc gia khác nhau có những tiêu chuẩn, chỉ định nhập viện khác nhau hoặc do vấn đề chủng tộc, mô hình bệnh tật tại nơi nghiên cứu [2], [24], [32], [39], [44].