Thời gian điều trị trung bình của nhóm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhi mắc cúm a(h1n1) chủng mới 2009 tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 69 - 70)

Nhận xét: Đặc điểm triệu chứng sốt ở2 nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa.

4.4.1 Thời gian điều trị trung bình của nhóm nghiên cứu

Thời gian nằm viện điều trị trung bình của nhóm nghiên cứu là: 3,97  0,99 ngày, ngắn nhất là 2 ngày, dài nhất là 14 ngày. Bệnh nhân điều trị 14 ngày là bệnh nhi đang viêm phổi, tiền sử hen phế quản, thở máy và tìm thấy vi khuẩn trong dịch nội khí quản trong khi nằm viện.

Nghiên cứu của Michal Stein tại Israel thì ngày nằm viện trung bình của nhóm nghiên cứu là 3,9 ngày (1-50) [26]. Số ngày nằm viện phụ thuộc và tình trạng biến chứng của bệnh nhi, đặc biệt là các biến chứng như nhiễm trùng bệnh viện, biến chứng thần kinh….Bệnh nhi có can thiệp thông khí nhân tạo (thở máy) có thời gian điều trị dài hơn, những bệnh nhi không cần can thiệp gì thì thời gian điều trị sẽ ngắng hơn.

Thời gian nằm viện trung bình của nhóm có và không có YTNC cũng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,003. Thời gian điều trị trung bình của nhóm có YTNC là: 4,21  2,03; Nhóm không có YTNC là: 3,36  1,97.

Trong các nghiên cứu khác thì cũng thấy xu hướng tương tự là những nhóm có YTNC thì thường có thời gian điều trị dài hơn nhóm không có YTNC. Theo nghiên cứu của CDC, Dass RR, Thompson WW, Torun SH khi so sánh giữa 2 nhóm có và không có YTNC , nhóm bệnh nhân nặng cũng cho thấy, thời gian điều trị của những trẻ có YTNC vẫn dài hơn so với nhóm không có YTNC [9], [14], [43], [44], [57].

Chúng tôi nhận thấy khi trẻ có các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên thì thường sẽ kéo dài hơn ở trẻ nhỏ, trẻ lớn thường hết nhanh hơn và thường có ít biến chứng hơn, ít ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó thời gian điều trị cũng sẽ ngắn hơn trẻ nhỏ.

Các kết quả nghiên cứu này đều cho thấy khi trẻ mắc bệnh thì trẻ nhỏ trẻ có YTNC bệnh thường có xu hướng nặng hơn, nhiều biến chứng hơn, thời gian điều trị dài hơn có thể do chức năng hệ thống miễn dịch ở trẻ nhỏ chưa tốt , trẻ mắc bệnh mãn tính có các chức năng cơ quan không toàn vẹn nên quá trình đáp ứng của cơ thể chống lại bệnh tật và quá trình phục hồi cũng không nhanh chóng, hiệu quả như ở trẻ lớn, khỏe mạnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhi mắc cúm a(h1n1) chủng mới 2009 tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)