Thuốc kháng vi rút: trước đây có thể dùng Amantadin,
Rimantadin, Ribavirin. Hiện nay có Oseltamivir là thuốc kháng vi rút đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị bệnh nhân nhiễm cúm với liệu trình là 5 ngày điều trị [17],[18],[50].
Hiện nay Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa kỳ (CDC) và Tổ chức y tế thế giới (WHO) đều khuyến cáo dùng Oseltamivir điều trị cho bệnh nhân nhiễm cúm A(H1N1). Mặc dù gần đây đã nhận thấy một số chủng vi rút có biểu hiện kháng thuốc với tỷ lệ cao.
Do đó, chúng ta cần theo dõi sát diễn biến lâm sàng và các xét nghiệm khác của bệnh nhân.
Gamaglobulin (Huyết thanh khô) chống cúm lấy từ huyết thanh người cũng cho kết quả tốt. Chỉ định cho những bệnh nhân nặng và cần dùng sớm.
Interferon: đã có những nghiên cứu sử dụng và cho thấy có tác dụng bảo vệ những tế bào chưa bị vi rút phá hủy [9],[14],[17],[21],[44],[43],[50].
Phòng bệnh
Sau vụ dịch năm 1918 gây nên cái chết cho 25-50 triệu người trên thế giới. Hiện nay, hàng năm, tại Mỹ có khoảng 200.000 người nằm viện và khoảng 36.000 người chết vì bệnh có liên quan đến vi rút cúm thì vấn đề phòng bệnh được đặt ra và là một thách thức lớn cho những người làm công tác y tế.
Nguồn bệnh gây cúm là vi rút cúm có khả năng biến đổi gen thường xuyên trong quá trình tái tổ hợp và thường nằm ẩn trong cộng đồng, chúng ta không dự đoán được khi nào thì dịch bùng phát và do chủng vi rút nào gây nên. Đây là khó khăn rất lớn cho việc tạo ra vac xin đặc hiệu và lâu dài.
Hiện nay chúng ta đã có vac xin phòng cúm A chủng: H3N2, H1N1, cúm B, vi rút hoang dại và một số chủng khác.
Đáp ứng miễn dịch mạnh xuất hiện sau 8-10 ngày kể từ khi tiêm vac xin được thấy ở khoảng trên 75% số trẻ được tiêm.
2.1.71Vac xin
2.1.71.1 Các loại vac xin
Đến thời điểm hiện tại, chúng ta có 2 loại vac xin là:
TIV (Trivalent Inactivated Vaccines – vac xin chết): vac xin này dạng tiêm, có hiệu quả cao hơn ở trẻ em, có tác dụng phòng ngừa 2 loại cúm A là: H3N2, H1N1 và cúm B.
LAIV (Live Attenuated Influenza Vaccine – vac xin sống giảm độc lực): dạng khí dung (hít), vac xin này không chỉ định cho trẻ dưới 2 tuổi.
2.1.71.2 Chỉ định (theo khuyến cáo của TCYTTG-WHO)
Trẻ em tuổi từ 6 tháng - 59 tháng.
Nhóm trẻ có yếu tố nguy cơ.
Trẻ có tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh.
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Mỹ, ủy ban an toàn sức khỏe Châu Âu thì có thể sử dụng cho trẻ từ 6 tháng đến 18 tuổi, đặc biệt là nhóm trẻ có yếu tố nguy cơ như: dùng Aspirin kéo dài, suy giảm miễn dịch, mắc bệnh mãn tính, chấn thương cột sống, dị tật các cơ quan làm giảm choc năng cơ quan đó….
2.1.71.3 Tác dụng phụ Rất hay gặp: Tỷ lệ trên 1/10
Đau đầu. Mệt mỏi.
Đau mình mẩy, phát ban, sưng tấy nơi tiêm, hạch to
Sốt
Đau cơ, khớp.
Hay gặp: Tỷ lệ ít nhất 1/100
Sưng nóng, bầm tím nơi tiêm.
Vã mồ hôi, run tay chân, hội chứng cúm. Sưng các tuyến vùng nách, cánh tay.
ít gặp: Tỷ lệ ít nhất 1/1000
Phù cứng tay, chân.
Mệt mỏi toàn thân, mất ngủ Tiêu chảy, nôn, đau bụng. Phản ứng ngứa trên da.
Hiếm gặp: Tỷ lệ 1/10.000
Tình trạng toàn thân nặng, phản ứng dị ứng
Ngất
Giảm tiểu cầu
Rất hiếm:
Viêm cơ.
Biến chứng thần kinh: viêm não myeline, hội chứng Guillain- Barre cũng đã được báo cáo.
2.1.71.4 Chống chỉ định
Dị ứng với thành phần có trong thành phần vac xin.
Tùy theo từng chế phẩm mà có một số chống chỉ định đặc biệt.
2.1.72Phòng lây nhiễm trong cộng đồng.
Khi có dịch xảy ra thì cần có biện pháp cách ly phù hợp nhằm tránh phát tán mầm bệnh cho gia đình, cộng đồng bằng các biện pháp cá nhân và tập thể.
Báo cáo cơ quan chức năng để có chính sách y tế phù hợp cho toàn xã hội
Thông báo tình trạng bệnh tật cá nhân cho các cán bộ y tế để có biện pháp xử trí phù hợp.
2.1.73Thuốc dự phòng
Nhìn chung, TCYTTG khuyến cáo là không dùng thuốc kháng vi rút cho việc dự phòng.
Dùng thuốc dự phòng khi nhóm bệnh nhi có YTNC tiếp xúc trực tiếp với nguuồn bệnh.
Chương 2