Các xét nghiệm chẩn đoán nhiễm cúm A(H1N1):

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhi mắc cúm a(h1n1) chủng mới 2009 tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 26 - 27)

Hiện nay, vì tính chất lây lan nhanh của dịch cúm, Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã đưa ra nhiều khuyến cáo cho việc làm các xét nghiệm giúp chẩn đoán nhanh và không bỏ sót bệnh nhân mang nguồn bệnh vào cộng đồng, tăng cường khả năng kiểm soát bệnh dịch.

Bệnh phẩm lấy làm xét nghiệm sẽ là dịch tiết đường hô hấp bằng cách dùng dung dịch sinh lý rửa và lấy bệnh phẩm ở những vùng sâu như tỵ hầu, phế quản....

Bệnh phẩm sau khi lấy phải được chuyển ngay đến phòng xét nghiệm trong vòng 1 giờ.

Không lấy bất kỳ loại bệnh phẩm ở cơ quan nào khác ngoài đường hô hấp [8],[18],[23],[31],[50].

Test nhanh

Trong điều kiện dịch bệnh lây lan nhanh, với qui mô lớn như hiện nay thì Test nhanh cũng là biện pháp cần cân nhắc sử dụng nhằm sàng lọc đối tượng cho việc làm các xét nghiệm sâu hơn và không có giá trị nhiều trong việc chẩn đoán người nhiễm cúm A(H1N1) của vụ dịch năm 2009 này.

Độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm này đang được đánh giá và so sánh với các phương pháp khác [3],[4],[8],[23], [27].

Real time RT- PCR

Xét nghiệm phân tử là phương pháp được lựa chọn vì có độ chính xác cao và đặc hiệu cho kháng nguyên Haemagglutinin và kháng nguyên này giúp cho chẩn đoán nhiễm cúm A/H1 và H3.

Realtime RT- PCR là phương pháp khuyếch đại chuỗi gen và cho phép nhận dạng các đặc điểm đặc hiệu của vi rút cúm A(H1N1) trong vụ dịch năm 2009 [5],[6],[20], [23], [27],[46].

Các xét nghiệm khác

 Phương pháp phân lập vi rút hoặc ức chế Haemagglutination hoặc miễn dịc huỳnh quang.

 Phương pháp sử dụng kháng thể đa dòng trong chẩn đoán nhiễm cúm A/H1.

 Giải phẫu bệnh: bệnh phẩm ở những bệnh nhân nặng, tử vong cho việc xét nghiệm sâu hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhi mắc cúm a(h1n1) chủng mới 2009 tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 26 - 27)