1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC ĐẠO GIA NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ

16 951 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 90,68 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC ĐẠO GIA NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ

Trang 1

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

Đề tài:

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC ĐẠO GIA & NHỮNG GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA NÓ

GVHD : TS Bùi Văn Mưa

Người thực hiện : Lâm Hữu Cường

Số thứ tự : 24

Lớp : Cao học Đêm 5

Tp Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2012

Trang 2

MỤC LỤC



PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA TRƯỜNG PHÁI ĐẠO GIA 2

1 Sơ lược sự hình thành và phát triển Đạo gia 2

2 Một số tư tưởng triết học cơ bản của Đạo gia 2

2.1 Tư tưởng triết học trong Đạo đức kinh của Lão Tử 2

2.1.1 Lý luận về đạo và đức 3

2.1.2 Quan niệm niệm biện chứng về thế giới của Lão Tử 4

2.1.3 Quan niệm nhân sinh và chính trị xã hội 5

a) Thuyết vô vi 5

b) Về đường lối trị nước an dân 6

2.2 Trang Tử và sự phát triển của Đạo gia 7

CHƯƠNG 2: NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI ĐẠO GIA 9

1 Những giá trị của tư tưởng triết học trường phái Đạo gia 9

2 Những hạn chế của tư tưởng triết học trường phái Đạo gia 10

KẾT LUẬN 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

Triết học Đạo gia bắt nguồn từ Trung Quốc, phát triển từ thời Chiến Quốc xa xưa

và được xem như tôn giáo chính thống của nước này Trong thời kỳ tư tưởng con người còn lạc hậu, triết học Đạo gia như một kim tự tháp lớn trong triết học Trung Quốc, cùng với Nho gia, nó như cái bóng bao trùm và dẫn dắt quá trình tư tưởng của Trung Hoa Không chỉ là một tôn giáo dạy con người trở về với gốc đạo, Đạo gia còn đóng góp rất nhiều cho nền văn minh Trung Quốc Nhiều sinh hoạt độc đáo của người Trung Quốc đã lan truyền khắp thế giới xuất phát từ Đạo giáo:

 Khuynh hướng hội họa của dòng tranh thủy mặc hay tranh sơn thủy thể hiện

sự cân bằng tuyệt hảo giữa âm - dương

 Thuật phong thủy chỉ rõ cách chọn hướng, cách thiết kế môi trường xây dựng theo một hệ thống phối hợp các yếu tố quan trọng của không gian và thời gian nhằm mang lại sự hài hòa tối đa trong mọi tương tác giữa con người và thiên nhiên

 Võ thuật với nguyên tắc "mềm như nước" nhưng hết sức hiệu quả, giúp cho con người giải tỏa những tắt nghẽn sinh lực, đưa thân thể trở về trạng thái cân bằng, vừa hài hòa thể lý lẫn tinh thần mà ngày nay rất phổ biến Đó là môn Thái Cực Quyền

 Về y học, phương pháp châm cứu và bấm huyệt được xem là cách trị bệnh rất hiệu quả

 Về tư tưởng, Đạo gia đã chủ trương bất tử, tức là quan niệm lúc chết, sự sống con người được thay đổi chứ không bị mất đi, cho nên con người có một thái

độ tích cực đối với thân phận chính mình

Từ những giá trị mang lại từ trường phái Đạo gia, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu:

“Tư tưởng triết học Đạo gia & những giá trị, hạn chế của nó”

Trang 4

CHƯƠNG I: NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA TRƯỜNG PHÁI ĐẠO GIA

1 Sơ lược sự hình thành và phát triển Đạo gia

Đạo gia hay còn gọi là Đạo giáo là một nhánh triết học và tôn giáo Trung Quốc, được xem là tôn giáo chính thống của xứ này Nguồn gốc lịch sử của Đạo gia nằm ở thế kỉ thứ 4 trước CN, khi tác phẩm Đạo Đức kinh của Lão Tử xuất hiện

Tại Trung Quốc, Đạo giáo đã ảnh hưởng đến các lĩnh vực chính trị, kinh tế, triết học, văn chương, nghệ thuật, âm nhạc, dưỡng sinh, y khoa, hoá học, vũ thuật và địa

lí Hiện nay, Đạo giáo có khoảng 400 triệu tín đồ tập trung tại các nước Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Đài Loan và cộng đồng người Hoa hải ngoại

Tôn giáo này hình thành qua một quá trình dài, thâu nhập nhiều trào lưu thượng

cổ khác Đạo giáo tiếp thu nhiều tư tưởng đã phổ biến từ thời nhà Chu (1040-256 trước CN) Thuộc về những tư tưởng này là vũ trụ luận về thiên địa, ngũ hành, thuyết về năng lượng, chân khí, thuyết âm dương và Kinh Dịch Nhưng, ngoài chúng

ra, những truyền thống tu luyện thân tâm như điều hoà hơi thở, Thái cực quyền, Khí công, Thiền định, thiết tưởng linh ảnh, thuật luyện kim và những huyền thuật cũng được hấp thụ với mục đích đạt trường sinh bất tử Việc tu luyện đạt trường sinh có lẽ bắt nguồn từ những khái niệm rất cổ xưa, bởi vì trong Trang Tử Nam Hoa chân kinh, một tác phẩm trứ danh của Đạo giáo thế kỉ thứ 4 trước CN thì các vị tiêntrường sinh bất tử đã được nhắc đến, và đại diện tiêu biểu cho họ chính là Hoàng

Đế và Tây Vương Mẫu, những hình tượng đã có trong thời nhà Thương, thiên niên

kỉ 2 trước CN

2 Một số tư tưởng triết học cơ bản của Đạo gia

2.1 Tư tưởng triết học trong Đạo đức kinh của Lão Tử

Tương truyền Lão Tử sống thời Chiến Quốc, thế kỉ thứ 6 trước CN, một thời kì được đánh dấu bằng chiến tranh và loạn li Nhưng thời này cũng được xem là thời vàng son của triết học Trung Quốc vì nhiều nhà tư tưởng đã tìm cách giải hoá vấn đề

Trang 5

làm sao để an dân lập quốc Do đó mà người sau cũng gọi thời kì này là thời của Bách gia chư tử - "hàng trăm trường phái" Đạo Đức kinh hàm chứa những tư tưởng này, hướng đến những nhà cầm quyền và cách tạo hoà bình

Trong dạng được truyền ngày nay thì Đạo Đức kinh bao gồm hai quyển với tổng cộng 81 chương Phần thứ nhất nói về Đạo, phần hai nói về Đức Tuy nhiên, Đạo Đức kinh không là một bộ kinh có một kết cấu lôgic của một thế giới quan, mà chỉ là một tập hợp của những ngạn ngữ huyền bí, tối nghĩa, dường như nó muốn người đọc phải tự lí giải một cách chủ quan Chính vì vậy mà người ta tìm thấy hàng trăm bản chú giải, hàng trăm bản dịch của bộ Đạo Đức kinh này

2.1.1 Lý luận về đạo và đức

Đạo là phạm trù triết học vừa để chỉ bản nguyên vô hình, phi cảm tính, phi ngôn

từ, sâu kín, huyền diệu của vạn vật, vừa để chỉ con đường, quy luật chung của mọi

sự hình thành, biến hóa xảy ra trong thế giới Đức là phạm trù triết học dùng để thể hiện sức mạnh tiềm ẩn của đạo, là cái hình thức nhờ đó vạn vật được hình thành và phân biệt được với nhau, là cái lý sâu sắc để nhận biết vạn vật

Đạo được tạm hiểu như là cái tự nhiên tĩnh mịch, yên lặng, mộc mạc, hỗn độn, mập mờ, thấp thoáng, không có đặc tính, không có hình thể; là cái mắt không thấy, tai không nghe, tay không nắm bắt, ngôn ngữ không thể diễn đạt, tư duy không nhận thức được; là cái năng động tự sinh sôi, nảy nở biến hóa…

Đạo vừa là cái có trước vừa là cái nằm trong bản thân sự vật; nhưng khi có sự can thiệp của con người thì đạo không còn là đạo nữa Đạo mà ta có thể gọi được không phải là đạo,không tên là gốc của trời đất, có tên là mẹ của vạn vật…

Đạo sinh ra vạn vật, đức nuôi nấng, bảo tồn vạn vật Vạn vật xuất phát từ đạo, nghĩa là trật tự vũ trụ cũng từ đạo mà ra, nhờ đức mà thể hiện, và khi mất đi là lúc vạn vật quay về với đạo Đạo chẳng phải là một nhân vật toàn năng, mà là nguồn gốc và sự dung hoà tất cả những cặp đối đãi và như thế, không thể định nghĩa được Đạo sinh ra Một (khí thống nhất), Một sinh ra Hai (âm, dương đối lập), Hai sinh ra

Ba (trời, đất, người), Ba sinh ra vạn vật

Trang 6

Đạo gia xem đạo không chỉ là nguồn gốc, bản chất mà còn là quy luật của mọi cái đã, đang và sẽ tồn tại trong thế giới Điều này cho phép hiểu đạo như nguyên lý thống nhất - vận hành của vạn vật - nguyên lý đạo pháp tự nhiên Đạo vừa mang tính khách quan (vô vi) vừa mang tính phổ biến; vì vậy, trong thế giới, không đâu không

có đạo, không ai không theo đạo… Quan niệm về đạo, đức của trường phái Đạo gia thể hiện một trình độ khái quát cao của tư duy biện chứng khi giải quyết vấn đề bản nguyên thế giới

Về mặt triết học thì đạo có thể được xem là siêu việt vì nó là cơ sở của tồn tại, bao gồm tồn tại và phi tồn tại Trên cơ sở này thì ta không thể luận đàm, định nghĩa được đạo vì mỗi định nghĩa đều có bản chất hạn chế Nhưng Đạo lại là cả hai, là sự siêu việt mọi hạn lượng mà cũng là nguyên lí bên trong trong vũ trụ Cái Dụng của Đạo tạo ra âm dương, nhị nguyên, những cặp đối đãi và từ sự biến hoá, chuyển động của âm dương mà phát sinh thế giới thiên hình vạn trạng

2.1.2 Quan niệm niệm biện chứng về thế giới của Lão Tử

Lão Tử cho rằng vũ trụ vận động và biến đổi theo hai quy luật: quy luật bình quân và quy luật phản phục

 Quy luật bình quân là luôn giữ cho sự vật được thăng bằng theo một trật

tự điều hòa tự nhiên, không có cái gì thái quá, bất cập Trong Đạo đức kinh ông viết: ”cái gì khuyết ắt được tròn đầy, cái gì cong sẽ được thẳng, cái gì cũ thì lại mới, cái gì ít sẽ được nhiều, nhiều sẽ mất”

 Quy luật phản phục là sự phát triển đến cực điểm thì chuyển quay trở lại phương hướng cũ Lão Tử diễn đạt rằng “trở lại là cái động của Đạo” -nghĩa là “cái động của Đạo” không đi ra ngoài mà trở về gốc

Bất cứ sự vật nào cũng là thể thống nhất của hai mặt đối lập Chúng ràng buộc, bao hàm lẫn nhau Lão Tử cho rằng, ai cũng biết đẹp là đẹp tức là có xấu; hai mặt dài ngắn tựa vào nhau, mới có hình thể; hai mặt cao thấp liên hệ với nhau, mới có chênh lệch; và trong vạn vật, không vật nào không cõng âm, bồng dương Trong vạn vật, các mặt đối lập không chỉ thống nhất mà chúng còn xung đột, đấu tranh, chuyển

Trang 7

hóa nhau tạo ra sự thay đổi, biến hóa không ngừng của vạn vật trong vũ trụ Tuy nhiên theo Lão Tử sự đấu tranh, chuyển hóa của các mặt đối lập này không làm xuất hiện cái mới, mà là theo vòng tuần hoàn khép kín Đối với ông, họa là chỗ dựa của phúc, phúc là chỗ náu của họa; cái gì cong thì lại thẳng, cũ thì lại mới…

Lão Tử khẳng định càng tách xa đạo, xã hội càng chứa nhiều mâu thuẫn Mâu thuẫn là tai họa của xã hội Theo ông khi đạo lớn bị phá bỏ thì xuất hiện nhân nghĩa; khi trí tuệ ra đời sinh ra giả dối; khi nước loạn mới xuất hiện tôi trung; khi gia tộc bất hòa mới sinh ra cha nhân từ con hiếu thảo… Vì vậy, để xóa bỏ tai họa cho xã hội phải thủ tiêu mọi mâu thuẫn mang tính xã hội, có nguồn gốc chủ quan (xa đạo) trong

xã hội Theo Lão Tử, mâu thuẫn trong xã hội được thủ tiêu bằng cách đẩy mạnh một trong hai mặt đối lập để tạo ra sự chuyển hóa theo quy luật phản phục (quay trở lại cái ban đầu), hay cắt bỏ một trong hai mặt đối lập để làm cho mặt đối lập kia tự mất

đi theo quy luật bình quân (cân bằng nhau) Với quan niệm này, ông cho rằng trong đời sống xã hội, nếu dẹp bỏ trí tuệ thì dân sẽ chất phác; nếu không tôn trọng người hiền thì dân không tranh nhau; nếu không coi trọng của cải quý báu thì dân không có trộm cắp

Phép biện chứng của Lão Tử mang tính chất máy móc, đơn giản Vạn vật chỉ vận động tuần hoàn, lặp đi lặp lại một cách buồn tẻ mà không có sự ra đời của cái mới, nghĩa là không có sự phát triển

2.1.3 Quan niệm nhân sinh và chính trị xã hội

a) Thuyết vô vi

Khái niệm vô vi trong Đạo Đức kinh thường được hiểu lầm là không nên làm gì

cả, nhưng thật ra Lão Tử khuyên rằng “Làm mà như không làm, như thế có đặng không” Ông cũng viết rằng nước tuy mềm mại uyển chuyển nhưng có thể chảy đến bất cứ nơi nào, và với một khối lượng lớn thì có thể làm lở cả đất đá Như vậy vô vi

có thể ví von với cách hành xử của nước Vô vi là hành động theo tự nhiên, thuần phác, không giả tạo, là làm mà không có tâm riêng, cũng như đói thì phải ăn, khát thì phải uống Chỉ khi nào từ bỏ được thói tư lợi thì mới nhận thấy đạo, và chỉ khi

Trang 8

nhận thấy đạo mới có thể vô vi được Lão Tử phản đối mọi chủ trương hữu vi, vì ông cho rằng hữu vi chỉ làm xáo trộn trật tự tự nhiên vốn mang tính điều hòa, làm mất bản tính tự nhiên của con người, dẫn đến sự xa lánh và làm mất đạo Từ thuyết

vô vi, Lão Tử đã rút ra nghệ thuật sống dành cho con người là từ ái, cần kiệm, khiêm nhường, khoan dung

b) Về đường lối trị nước an dân

Ông khuyên tri nhân giả trí, tự tri giả minh, nghĩa là biết người khác chỉ mới là trí, nhưng tự biết mình thì mới là sáng Như vậy ông chú trọng đến việc tự chinh phục bản thân hơn là chinh phục kẻ khác Nên bằng lòng với cái mình có, tri túc chi túc hà thời túc, tri nhàn chi nhàn hà thời nhàn, nghĩa là biết đủ thì đủ và lúc nào cũng đầy đủ cả, biết nhàn thì nhàn và lúc nào cũng nhàn cả

Lão Tử cho rằng hành động hay nhất là đừng can thiệp đến việc đời; nhưng nếu đời cần ta phải làm thì ta hãy làm cái không làm một cách kín đáo, khéo léo Ông coi đây là giải pháp an bang tế thế Đối với ông chính phủ yên tĩnh vô vi thì dân sẽ biến thành chất phác, chính phủ tích cực làm việc thì dân đầy tai họa Nếu Nho gia đòi hỏi người trị vì thiên hạ phải là bậc Thánh nhân quân tử, sang ngời các phẩm chất đạo đức: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, dũng và chủ trương xây dựng xã hội đại đồng thì Lão Tử cho rằng bậc Thánh nhân trị vì thiên hạ phải bằng lẽ tự nhiên của đạo vô vi,

và chủ trương xóa bỏ hết mọi rang buộc về mặt đạo đức, pháp luật đối với con người

để trả lại cho con người cái bản tính tự nhiên vốn có của nó Lão Tử mơ ước đưa xã hội trở về thời đại nguyên thủy chất phác, mơ ước cô lập cá nhân với xã hội để hòa tan con người vào đạo (tự nhiên) Xã hội lý tưởng đối với ông là những nước nhỏ, dân ít, có thuyền xe nhưng không đi, có gươm giáo nhưng không dùng, bỏ văn tự, từ

tư lợi, không học hành…; dân hai nước ở cạnh nhau, dù cách nhau bởi một bờ dậu nhỏ hay một con mương cạn, cùng nghe tiếng chó sủa tối, tiếng gà gáy sáng… nhưng đến già, đến chết họ không bao giờ qua lại thăm nhau

2.2 Trang Tử và sự phát triển của Đạo gia

Trang 9

Trang Tử là một triết gia và tác gia Đạo giáo Tên thật của ông là Trang Chu, ông cũng sống vào thời Chiến Quốc, thời kỳ đỉnh cao của các tư tưởng triết họcTrung Hoa với Bách Gia Chư Tử

Tương truyền rằng, khi Trang Tử đến ở ẩn nơi chân núi Nam Hoa, ông đem hết tinh hoa của Đạo giáo của Lão Tử viết thành bộ sách, lấy tên núi Nam Hoa mà đặt, gọi là Nam Hoa kinh, đời sau người ta gọi là "sách Trang Tử"

Văn chương trong Nam Hoa kinh rất có tiết tấu, nhiều câu dùng phép biền ngẫu, lời văn luôn luôn bóng bẩy, trôi chảy, ảnh hưởng rất lớn đến các thi nhân đời sau như Kê Khang, Nguyễn Tịch, Sơn Đào, và ngay cả đời nhà Đường như Lý Bạch, đời nhà Tống như Tô Đông Pha

Kế thừa truyền thống của triết học cổ Trung Quốc, nguyên tắc trình bày quan điểm triết học của Trang Tử là "có lời vì ý, được ý quên lời" Vì vậy, tư tưởng triết học của ông được biểu hiện một cách đơn sơ lại huyền hoặc, nửa sáng, nửa tối, cảm nhận được nhưng không thể diễn đạt bằng lời "Nó giống như một bức tranh mộc mạc, đường nét đơn sơ, nhưng lại chứa đựng tất cả vì tất cả đang biến động, biến hóa như rồng uốn lượn, cuộn mình tan lẫn trong mây" Trang Tử - mặc dù rất có công trong việc mài dũa viên ngọc "đạo" của Lão Tử nhưng hết sức đề cao sự thực hành bằng chính bản thân cuộc sống theo "đạo" (nguồn sống, đạo sống) hơn là việc suy ngẫm nhưng triết lý thâm trầm về đạo Sự gợi mở trong cách cảm nhận về học thuyết của mình khiến cho Nam hoa chân kinh giữ được khoảng trống sáng tạo cho nhiều thế hệ độc giả Có thể hiểu một cách khái lược tư tưởng triết học của Trang Tử như sau:

 Vô danh: Ông viết: "Đạo chẳng thể nghe được, nghe được không phải là nó Đạo chẳng thể thấy được, thấy được không phải là nó Làm sao lấy trí mà hiểu được cái hình dung của cái không hình dung được? Vậy không nên đặt tên cho đạo" (Tri bắc du) Khác với học thuyết Chính danh và đường lối hữu vi của Khổng

Tử, ông cho rằng đạo không thể diễn đạt bằng lời, "Duy Kỳ vì ham mê, muốn tỏ

Trang 10

rõ nó nên suốt đời mờ tối" (Tề vật luận) còn "phần tinh túy của chí đạo thì mờ mịt, huyền ảo Chỗ rất mực của đạo thì lặng hẳn, tối ráo" (Tại hựu)

 Vô thường: Trạng thái vận động, không ngừng biến đổi của vũ trụ và vạn vật

chính là "sự sống" của đạo Thiên hạ có đoạn viết rất hay về nội dung cốt lõi

trong tư tưởng này của ông khi đem so sánh đạo với con rồng uốn lượn, luôn luôn biến đổi: "Thoắt lặng không hình, biến hóa không thường, chết chăng, sống chăng? Muôn vật la liệt, không có gì đáng là nơi để ta về" Đây cũng là chỗ khác

biệt giữa Lão và Trang Trong Đạo đức kinh của Lão Tử luôn luôn thể hiện các

mặt đối lập trong đạo: âm-dương, cương-nhu, sống-chết , với Trang Tử, tất cả chỉ có một - trong sự biến hóa không ngưng nghỉ

 Đức: Giống như đức của Mặt Trờilà sáng và nóng, đức của nước là lạnh và tuôn chảy, của gió là mát và dịch chuyển, đức của con người cũng là một trạng thái tự nhiên không ràng buộc với bất kỳ mối quan hệ xã hội nào "Đức của người thọ ở nơi đất trời, hãy biết gìn giữ nó tột cùng, đừng làm hư hại nó" (Dưỡng sinh chủ)

Vì đức tự nhiên như "bò ngựa bốn chân thì thuộc về trời, còn thòng cổ ngựa, xâu

cổ bò là thuộc về người" nên đức có đời sống độc lập, vận động theo lẽ lớn của tạo hóa và đạo

 Vô vi: Từ các quan điểm triết học nêu trên, tư tưởng nhân sinh căn bản trong

Nam hoa kinh của Trang Tử là vô vi mẫu mực sống của các bậc thánh nhân

-đứng ở chỗ khôn lường mà chơi ở miền không có Vô vi hành động theo lẽ tự nhiên nhi nhiên, vô tư, hồn nhiên như trẻ thơ "giữ tâm điềm đạm, khí điềm tĩnh, thuận theo tự nhiên mà không theo ý riêng của mình" (Ứng đế vương) Cũng giống như Vô vi của Lão Tử là "vô vi nhi vô bất vi" nhưng mới hơn ở Trang Tử

là không thái quá và biết phá bỏ những gì cản trở cho sự phát triển tự nhiên của vạn vật, làm cho mọi vật đều được tự do, bình đẳng sống theo đúng bản tính, sở thích tự nhiên của nó

Ngày đăng: 20/11/2014, 20:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w